Phần 1 - Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non
lượt xem 13
download
Việc bắt nạt giữa trẻ em ở trường mầm non có tồn tại không? Câu trả lời rõ ràng là có. Một số giáo viên và phụ huynh có thể vẫn yêu cầu đưa ra bằng chứng của hiện tượng không lấy gì làm tốt đẹp này, họ nghĩ rằng trẻ con không thể và không có khả năng làm việc đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phần 1 - Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non
- Phần 1 - Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non Việc bắt nạt giữa trẻ em ở trường mầm non có tồn tại không? Câu trả lời rõ ràng là có. Một số giáo viên và phụ huynh có thể vẫn yêu cầu đưa ra bằng chứng của hiện tượng không lấy gì làm tốt đẹp này, họ nghĩ rằng trẻ con không thể và không có khả năng làm việc đó. Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi và những nghiên cứu của một số trường đại học chuyên ngành trong suốt 15 năm qua, chúng tôi có thể nói rằng "Là trẻ em không có nghĩa là không biết bắt nạt những bạn bè ngang hàng". Trẻ em cần phải học rằng: hành vi bắt nạt bạn bè cần được xem xét lại, và nếu từ nhỏ trẻ đã hung hăng thế, chúng có khả năng tiếp tục gây hấn, tấn công người khác khi lớn lên. Sẽ thế nào nếu điều này tiếp diễn trong tương lai? Nghiên cứu về việc bắt nạt ở trường mẫu giáo vẫn khá là mới mẻ. Tuy thế, hầu hết những cuộc nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau đều chứng minh: bắt nạt xảy ra tại hầu hết các cấp học, việc bắt nạt tại trường mầm non cũng nghiêm trọng như tại trường tiểu học (lớp 1,2,3). Điều gì làm nên sự khác nhau về các hình thức của sự bắt nạt giữa
- các cấp học, (bề ngoài thường lại giống nhau, đều thuộc một loại hình hành vi lệch chuẩn)? Một ví dụ: Mike rất thích chơi với Sarah, Andrew và Simon. Cậu bé thỉnh thoảng yêu cầu các bạn cho mình chơi cùng, nhưng thường xuyên nhận được câu trả lời giống nhau: Sarah, Andrew và Simon không muốn chơi cùng cậu. Chúng thường phớt lờ cậu đi, hoặc nói với cậu rằng cậu chẳng làm tốt được cái gì đâu. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng yêu cầu cậu tham gia, đó là khi chúng chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, vào tình huống một gia đình và cần một con vật cưng (chó, mèo...). Những con vật cưng thì không thể nói và phải làm bất cứ cái gì chủ yêu cầu. Sau 5 phút, Mike thường trở nên vô cùng buồn bã, và bỏ cuộc. Đây không những là một cuộc xung đột giữa trẻ em, mà còn là một tình huống không nghiêm túc, khôi hài giữa những trẻ là bạn bè, bình đẳng ngang hàng nhau. Đó là một trường hợp của bắt nạt, chủ tâm lặp đi lặp lại, và nó xảy ra trong trường mầm non, được giáo viên quan sát thấy. Sự việc này bao gồm hầu hết tất cả các yếu tố của việc bắt nạt
- mà chúng ta biết đến ở các cấp học lớn hơn: Một đứa trẻ lặp đi lặp lại mục tiêu về các hành động mang tính tiêu cực với một đứa khác; vài đứa trẻ tụ tập lại với nhau để bắt nạt nạn nhân của mình; tình huống mà các nạn nhân không có cơ hội để phòng ngự bản thân mình; và người lớn thì thực sự băn khoăn tự hỏi: không biết mình có nên can thiệp hay không. Bắt nạt ở trường mầm non là một vấn đề mang tính xã hội. Có sự thống nhất giữa các cuộc nghiên cứu, rằng bắt nạt là một vấn đề mang tính xã hội, và chúng ta có thể quan sát thấy hiện tượng trẻ con bắt nạt trẻ con giống nhau ở các cấp mầm non cũng như tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.... Xa hơn nữa, trẻ trong một nhóm có thể ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình học tập, giao tiếp xã hội bằng cách: hoặc giúp đỡ nạn nhân, hoặc hỗ trợ nhau bắt nạt, hoặc cả nhóm sẽ "phát xít" - "phớt lờ" - "cho ra rìa" những đứa trẻ mách cô, làm chứng cho hành vi không hay ho gì của bọn chúng.
- thể được miêu tả như sau: Các vai chính có Trẻ là kẻ bắt nạt: • Chúng ta có thể quan sát những đứa được gọi là những kẻ bắt nạt. Chúng tìm thấy niềm vui, sự thoải mái trong hành vi ức hiếp đứa khác, một bạn học cụ thể bằng việc sử dụng một số lượng lớn những hành động tiêu cực. Có thể từ việc giấu giầy dép, xé tranh của bạn, nói những điều khó chịu, xấu xa, từ chối ngồi cạnh đứa trẻ mục tiêu bắt nạt của mình; cho tới cắn nhau, cào cấu bạn, ném đồ vật vào bạn, kêu gọi người khác cùng trêu chọc bạn... và những việc tương tự thế. Những trẻ bắt nạt không thường sử dụng hình thức vũ lực để gây sự với nạn nhân của mình. Dường như chúng khá thông minh, biết nên làm thế nào để phần lớn bạn bè vẫn thấy chúng tốt, chúng biết cách làm sao để gây hấn mà không bị trả đũa, nơi nào bắt nạt bạn sẽ không bị quan sát, và thậm chí là làm thế nào để bạn bè giúp đỡ chúng. Chúng cảm thấy mình quyền ực, như Eric, 6 tuổi, người thường nói với bạn: "Tớ là ông chủ ở đây nhé!". • Mặc dù tỉ lệ phần trăm các trường mầm non có hiện tượng này phụ thuộc vào phương pháp đánh giá không đồng nhất mà các chuyên gia sử dụng. Tuy nhiên, trong những nghiên
- cứu ở trường mầm non của chúng tôi, phối hợp với sự đánh giá của giáo viên và các đồng nghiệp, chúng tôi tìm ra 10% trường mầm non trong tổng số trường có trẻ bắt nạt. • Trẻ là kẻ bắt nạt - thật khó tin - chúng có kiến thức tốt về các quy phạm xã hội, kỷ luật, nhưng không phải học hoặc chưa học được cách chịu trách nhiệm đúng đắn. Trẻ là các nạn nhân thụ động: • Các nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra: khoảng 6% các trường mầm non, trẻ em có thể được chia ra thành các nạn nhân thụ động (trẻ bị trêu chọc, trù dập bởi những kẻ bắt nạt và một vài số khác - những đứa trẻ hỗ trợ trẻ bắt nạt) theo cơ sở tiêu chí bị bắt nạt thường xuyên mà không dám đánh trả, phản ứng khi bị tấn công. • Giáo viên thường kể cho chúng tôi rằng: những đứa trẻ nhỏ nạn nhân này lại thường là những đứa tốt, có sự chia sẻ đồ dùng, sự giúp đỡ và an ủi bạn bè. Thậm chí chúng làm điều đó thường xuyên hơn so với những đứa trẻ không bao giờ tham gia vào việc bắt nạt. • Những nạn nhân thụ động cũng xác nhận những khó khăn của bản thân khi nói "Không, tớ chẳng thích bị bắt nạt chút nào!".
- • Xa hơn, nạn nhân thụ động thích chơi một mình nhiều hơn những đứa trẻ khác và gặp khó khăn khi kết bạn, tiếp cận những đứa trẻ khác, đề nghị được chơi cùng, v.v... Đừng ngạc nhiên, chúng tôi cũng nhận ra rằng những đứa trẻ này có ít bạn bè hơn và ít khả năng được các bạn bè khác ưa thích so với lũ trẻ thích bắt nạt hoặc những đứa trẻ hùa vào việc bắt nạt. Trong khi tầm quan trọng của những việc này là giúp đỡ trẻ mầm non đạt được thêm sự tự tin trong các mối quan hệ xã hội. Mỗi một kinh nghiệm trên đều có thể tăng khả năng tự xét đoán, đánh giá - điều hữu ích với trẻ em nhằm giảm thiểu tối đa sự bị xâm phạm, sự rơi vào các tình huống nguy hiểm khiến mình bị bắt nạt. Trẻ là các nạn hùng hổ, nhân hung hăng: • Cũng có những đứa trẻ bản thân chúng cư xử một cách thô lỗ, gay gắt với bạn bè cùng nhóm, do vậy những đứa trẻ đó trở thành mục tiêu bị trừng phạt. Chúng ta có thể gọi những nạn nhân hùng hổ. chúng là • Các cuộc nghiên cứu cho thấy đặc điểm này của các trẻ mầm non bị bắt nạt chiếm khoảng 8%. Những đứa trẻ này hành động khá bột phát, hay sử dụng bạo lực thể chất hơn so với những trẻ bắt nạt, ức hiếp chúng sử dụng. Chúng
- dường như thiếu khả năng bình tĩnh, chúng phản ứng quá nhanh nhưng thiếu suy nghĩ, phản ứng một cách hung hăng nếu bị trêu tức. Thật tiếc, dù thậm chí nếu chúng phòng vệ bản thân mình một cách kịch liệt, chúng vẫn không thể ngăn cản sự trừng phạt - bắt nạt từ kẻ bắt nạt. • Tính hấp tấp của nạn nhân kiểu này cũng bị những trẻ bắt nạt lợi dụng và điều khiển bởi; kẻ đi bắt nạt biết làm thế nào để nạn nhân thể hiện ra những phản ứng bột phát. • Nạn nhân hùng hổ, hung hăng dường như cũng thiếu kỹ năng cần thiết trong việc tìm kiếm, kết thân với bạn bè bạn bè; chúng thực sự hầu như chẳng có bao nhiêu bạn và nếu cũng không được bạn bè có thì yêu quý. Trẻ là những người hỗ trợ bắt nạt: • Cũng có những đứa trẻ trong nhóm không cầm đầu bắt nạt, nhưng đôi khi chúng hỗ trợ những kẻ đứng đầu ức hiếp bạn. Trẻ là những nhân chứng cho vụ việc bắt nạt: • Cuối cùng, khoảng ½ số trẻ ở nhóm trường mầm non không bao giờ bắt nạt bạn bè, cũng như không bao giờ bị bạn bè gây gổ, bắt nạt. Những đứa trẻ này thường cảm thấy tức giận và buồn khi chúng chứng kiến kẻ bắt nạt và đôi khi
- cố gắng giúp kẻ bắt nạt. • Điều quan trọng hơn, kết quả từ các công tác phòng chống cho biết rằng các trẻ này có thể học để nhận ra rằng nên giúp các nạn nhân. Việc này đòi hỏi bao gồm kết hợp với việc đặt ra các quy tắc hành vi xác định rõ ràng trong lớp. Dưới sự khuyến khích của giáo viên và bạn bè, trẻ có thể học hỏi tốt việc can thiệp, nói với kẻ bắt nạt hãy dừng hành vi ức hiếp của chúng lại, nói rằng các hành vi bắt nạt bạn bè là "chống lại luật lệ mà chúng ta đã đồng ý ở lớp, và khi những kẻ bắt nạt không chịu dừng lại, hãy nói với giáo viên và nhờ cô giúp đỡ, can thiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các phương pháp và kỹ thuật chứng minh Bất đẳng thức - Trần Phương Tập 1
0 p | 829 | 323
-
TÀI LIỆU LUYỆN THI ĐẠI HỌC VÀ THPT CHUYÊN; MÔN TOÁN; CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNHBÀI TẬP SỬ DỤNG BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG – NÂNG CAO LŨY THỪA (PHẦN 1)
18 p | 240 | 56
-
Giáo án: ĐẠI CƯƠNG VỀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
11 p | 277 | 43
-
Chương 4 . BẤT ĐẲNG THỨC VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
9 p | 353 | 36
-
Tuyển tập các phương pháp và kỹ thuật chứng minh bất đẳng thức (Tập 1): Phần 2
48 p | 164 | 24
-
hướng dẫn giải giải bài tập Đại số 10 (nâng cao - tái bản lần thứ hai): phần 2
124 p | 148 | 23
-
Dạy văn ở tiểu học - Phần 13
14 p | 110 | 22
-
Giáo án Đại Số lớp 8: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘTẨN (TIẾP)
5 p | 297 | 15
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Hình tượng Rama trong "Ramayana"
7 p | 171 | 13
-
TIẾT 47: §2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
7 p | 153 | 12
-
Tiết 40: Bài 1: BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CHỨNG MINH BẤT ĐẲNG THỨC
7 p | 166 | 11
-
Tiết 40:Bài 1: BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CHỨNG MINH BẤT ĐẲNG THỨC (tt)
7 p | 170 | 11
-
Gợi ý Tư tưởng mới của Nguyễn Khoa Điềm trong Đất nước
7 p | 100 | 7
-
Phương pháp giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình vô tỉ: Phần 1 - Trần Mạnh Tường
49 p | 19 | 3
-
Phương pháp giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình vô tỉ: Phần 2 - Trần Mạnh Tường
60 p | 14 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh
14 p | 9 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn
3 p | 3 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn
14 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn