Phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
lượt xem 2
download
Tài liệu với hơn 100 câu hỏi, bài tập kiểm tra kiến thức của học sinh nhằm phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ, CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH, HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG Câu 1: Có 4 dung dịch: Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây để phân biệt các chất trong các dung dịch trên ? A. H2SO4. B. NaCl. C. K2SO4. D. Ba(OH)2. Câu 2: Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch: NaCl, NH4Cl, AlCl3, FeCl2, CuCl2, (NH4)2SO4 ? A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch Ba(OH)2. C. Dung dịch NaOH. D. Quỳ tím. Câu 3: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (có nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch? A. 2 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 1 dung dịch. D. 5 dung dịch. Câu 4: Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ dung dịch khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch? A. 2 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 1 dung dịch. D. 5 dung dịch. Câu 5: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt được tối đa mấy dung dịch ? A. 2 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 1 dung dịch. D. 5 dung dịch. Câu 6: a. Có các lọ hoá chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhậ biết tối đa được mấy dung dịch trong số các dung dịch kể trên ? A. 6 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 4 dung dịch. D. 5 dung dịch. b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Ba(OH)2 thì nhận biết được mấy dung dịch? A. 6 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 4 dung dịch. D. 5 dung dịch. Câu 7: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch có nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO4. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được những dung dịch nào? A. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3. B. Ba dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S. C. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2S. D. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2SO4. Câu 8: Có các lọ hoá chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau: Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận được các dung dịch Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 1 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3. B. Na2CO3, Na2S. C. Na2CO3, Na2S, Na3PO4. D. Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Câu 9: Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây ( nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa các dung dịch nào sau đây? A. Hai dung dịch: NH4Cl, CuCl2. B. Ba dung dịch: NH4Cl, CuCl2, MgCl2. C. Bốn dung dịch: NH4Cl, CuCl2, MgCl2 , AlCl3. D. Cả 5 dung dịch. Câu 10: Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự biến đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào? A. Dung dịch NaCl. B. Hai dung dịch NaCl và KHSO4. C. Hai dung dịch KHSO4 và CH3NH2. D. Ba dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3. Câu 11: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng: A. quỳ tím. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch BaCl2. Câu 12: Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hoá học, có thể dùng A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NH3. C. dung dịch Na2CO3. D. quỳ tím. Câu 13: Để phân biệt các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng: A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. B. quỳ tím. C. dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3. D. natri kim loại . Câu 14: Có thể dùng chất nào dưới đây để phân biệt các dung dịch: BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3? A. Kim loại Na. B. Dung dịch HCl. C. Khí CO2. D. Dung dịch Na2CO3. Câu 15: Để phân biệt các dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, NaHSO3 và NaHCO3 đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng: A. axit HCl và nước brom. B. nước vôi trong và nước brom. C. dung dịch CaCl2 và nước brom. D. nước vôi trong và axit HCl. Câu 16: Để phân biệt các dung dịch loãng: HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây ? A. Dung dịch Ba(OH)2 và bột Cu kim loại. B. Kim loại sắt và đồng. C. Dung dịch Ca(OH)2. D. Kim loại nhôm và sắt. Câu 17: Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng A. dung dịch HCl. B. nước brom. C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch H2SO4. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 2 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam Câu 18: Có các dung dịch muối Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn. Nếu chỉ dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt các muối trên thì chọn chất nào sau đây: A. Dung dịch Ba(OH)2. B. Dung dịch BaCl2. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Ba(NO3)2. Câu 19: Có các dung dịch: NaCl, Ba(OH)2 , NH4HSO4 , HCl, H2SO4 , BaCl2. Chỉ dùng dung dịch Na2CO3 nhận biết được mấydung ? A. 4 dung dịch. B. Cả 6 dung dịch. C. 2 dung dịch. D. 3ung dịch. Câu 20: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaOH, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2 chỉ cần dùng thuốc thử A. H2O và CO2. B. quỳ tím. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch (NH4)2SO4. Câu 21: Trong các thuốc thử sau : (1) dung dịch H2SO4 loãng, (2) CO2 và H2O, (3) dung dịch BaCl2, (4) dung dịch HCl .Thuốc tử phân biệt được các chất riêng biệt gồm CaCO3, BaSO4, K2CO3,K2SO4 là: A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4.) Câu 22: Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết các chất sau: Ba(OH)2, NH4HSO4, BaCl2, HCl, NaCl,H2SO4 dựng trong 6 lọ bị mất nhãn. A. dd H2SO4. B. dd AgNO3. C. dd NaOH. D. quỳ tím. Câu 23: Có các lọ riêng biệt đựng các dung dịch không màu: AlCl3, ZnCl2. FeSO4. Fe(NO3)3, NaCl. Chỉ dùng dung dịch nào dưới đây để phân biệt các lọ mất nhãn trên ? A. Na2CO3. B. Ba(OH)2. C. NH3. D. NaOH. Câu 24: Có 3 dung dịch hỗn hợp X (NaHCO3 và Na2CO3); Y (NaHCO3 và Na2SO4); Z (Na2CO3 và Na2SO4). Để nhận biết được 3 dung dịch trên, cần dùng 2 dung dịch là A. NaOH và NaCl. B. NH3 và NH4Cl. C. HCl và NaCl. D. HNO3 và Ba(NO3)2. Câu 25: Dãy gồm 3 dung dịch có thể nhận biết bằng phenolphtalein là A. KOH, NaCl, H2SO4. B. KOH, NaCl, K2SO4. C. KOH, NaOH, H2SO4. D. KOH, HCl, H2SO4. Câu 26: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Để nhận biết 4 dung dịch trên, chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch A. quỳ tím. B. NaOH. C. NaCl. D. KNO3. Câu 27: Có 6 dung dịch riêng rẽ sau: BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Có thể nhận biết 6 dung dịch trên bằng kim loại A. Na. B. Mg. C. Al. D. Cu. Câu 28: Có 5 dung dịch riêng rẽ sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, Na2SO3. Chỉ bằng cách đun nóng có thể nhận được: A. 5 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 2 dung dịch. D. 1 dung dịch. Câu 29: Có 4 chất bột màu trắng là NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3. Chỉ dùng nước cùng các thiết bị cần thiết (như lò nung, bình điện phân v.v...) có thể: A. không nhận được chất nào. B. nhận được cả 4 chất C. nhận được NaCl và AlCl3. D. nhận được MgCO3, BaCO3. Câu 30: Có thể nhận biết 2 dung dịch riêng rẽ ZnSO4 và Al2(SO4)3 bằng thuốc thử duy nhất là: A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch NH3. C. dung dịch Na2CO3. D. dung dịch quỳ tím. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 3 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam Câu 31: Có 3 dung dịch đựng trong 3 lọ bị mất nhãn là MgCl2, NH4Cl, NaCl. Để nhận được cả 3 dung dịch, chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch A. Na2CO3. B. NaOH. C. quỳ tím. D. dung dịch NH3. Câu 32: Có 3 dung dịch axit đậm đặc là HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn. Để nhận biết 3 dung dịch axit trên, chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là: A. CuO. B. dd BaCl2. C. Cu. D. dd AgNO3. Câu 33: Có 5 lọ bị mất nhãn đựng 5 dung dịch sau: NaOH; MgCl2; CuCl2; AlCl3; FeCl3. Số lượng thuốc thử tối thiểu cần dùng để có thể nhận được 5 dung dịch trên là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 34: Có các dung dịch riêng rẽ sau: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Để nhận biết được 4 dung dịch trên, chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch: A. NaOH. B. BaCl2. C. AgNO3. D. quỳ tím. Câu 35: Các dung dịch loãng sau: Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận được: A. 2 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 4 dung dịch. D. 6 dung dịch. Câu 36: Cho các dung dịch: NaCl, AlCl3, Al2(SO4)3, FeCl2, MgCl2, NH4Cl, (NH4)2CO3. Để nhận biết được các dung dịch trên, chỉ cần dùng một dung dịch duy nhất là: A. NaOH. B. CaCl2. C. Ba(OH)2. D. H2SO4. Câu 37: Cho 3 bình đựng các dung dịch mất nhãn là X gồm (KHCO3 và K2CO3), Y gồm (KHCO3 và K2SO4), Z gồm (K2CO3 và K2SO4). Để nhận biết được X, Y, Z, cần dùng 2 dung dịch là: A. Ba(OH)2 và HCl. B. HCl và BaCl2. C. BaCl2 và H2SO4. D. H2SO4 và Ba(OH)2. Câu 38: Có 6 dung dịch sau: NH4NO3, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, FeCl2, HCl, KOH. Số lượng thuốc thử tối đa cần dùng để có thể nhận được 6 dung dịch trên là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 39: Có thể dùng chất nào dưới đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa các cation: Na+, Mg2+, Al3+? A. HCl. B. BaCl2. C. NaOH. D. K2SO4. Câu 40: Để nhận biết anion NO3- có thể dùng kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng vì: A. tạo ra khí có màu nâu. B. tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí. C. tạo ra dung dịch có màu vàng. D. tạo ra kết tủa màu xanh. 3+ Câu 41: Để nhận biết cation Fe có thể dùng ion nào? A. SCN-. B. SO42-. C. Cl-. D. NO3-. Câu 42: Có 3 dung dịch muối chứa các anion sau : Dung dịch (1): CO32-; dung dịch (2): HCO3- ; dung dịch (3): CO32-, HCO3-. Để phân biệt 3 dung dịch trên ta có thể dùng cách nào sau đây ? A. Cho dung dịch NaCl dư, lọc, cho axit HCl vào nước lọc. B. Cho dung dịch NH4Cl dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc. C. Cho dung dịch BaCl2 dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc. D. Cho dung dịch KOH dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc. Câu 43: Để phân biệt anion CO32- và anion SO32- có thể dùng: A. quỳ tím. B. dung dịch HCl. C. dung dịch CaCl2. D. dung dịch Br2. Câu 44: Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt, nếu chỉ dùng A. nước brom và tàn đóm cháy dở. B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 4 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam C. nước vôi trong và nước brom. D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong. Câu 45: Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng: A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom. B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3. C. dung dịch Na2CO3 và nước brom. D. tàn đóm cháy dở và nước brom. Câu 46: Để phân biệt O2 và O3, người ta có thể dùng: A. que đóm đang cháy. B. hồ tinh bột. C. dung dịch KI có hồ tinh bột. D. dung dịch KBr có hồ tinh bột. Câu 47: Có 6 mẫu chất rắn riêng rẽ sau: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp Fe + FeO. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận được: A. 2 mẫu. B. 3 mẫu. C. 4 mẫu. D. 6 mẫu. Câu 48: Cho các chất rắn riêng rẽ sau: BaSO4, BaCO3, KCl, Na2CO3, MgCO3. Có thể nhận được các chất trên bằng nước và một thuốc thử khác là dung dịch: A. H2SO4. B. HCl. C. CaCl2. D. AgNO3. Câu 49: Cho các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO. Để nhận được các oxit nói trên, chỉ dùng 1 thuốc thử là: A. H2O. B. dd Na2CO3. C. dd NaOH. D. dd HCl. Câu 50: Cho 4 chất rắn riêng rẽ: Na2O; Al2O3; Fe2O3; Al. Chỉ dùng nước có thể nhận được A. 0 chất. B. 1 chất. C. 2 chất. D. 4 chất. Câu 51: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa: A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất. Câu 52: Có 6 kim loại riêng rẽ sau: Ba, Mg, Fe, Ag, Al, Cu. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận được: A. 1 kim loại. B. 2 kim loại. C. 4 kim loại. D. 6 kim loại. Câu 53: Cho các kim loại: Mg, Al, Fe, Cu. Để nhận được các kim loại trên, cần sử dụng 2 dung dịch là A. HCl, NaOH. B. NaOH và AgNO3. C. AgNO3 và H2SO4 đặc nguội. D. H2SO4 đặc nguội và HCl. Câu 54: Dãy ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ba2+. B. H+, Cl-, Na+, Al3+. 2- 2+ 2+ - C. S , Fe , Cu , Cl . D. Fe3+, OH-, Na+, Ba2+. Câu 55: Cho dung dịch chứa các anion: Na+, NH4+, CO32-, PO43-, NO3-, SO42-. Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ được nhiều anion nhất? A. KCl. B. Ba(NO3)2. C. NaOH. D. HCl. Câu 56: Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Cl2. Dùng chất nào sau đây có thể khử được Cl2 một cách tương đối an toàn? A. Dung dịch NaOH loãng. B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3. C. Dùng khí H2S. D. Dùng khí CO2. Câu 57: Khí CO2 có tạp chất khí là HCl. Để loại trừ hợp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất? A. Dung dịch NaOH dư. B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư. C. Dung dịch Na2CO3 dư. D. Dung dịch AgNO3 dư. Câu 58: Cho dung dịch chứa các cation sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion lạ vào dung dịch, có thể dùng chất nào sau đây? Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 5 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam A. Dung dịch K2CO3. B. Dung dịch Na2CO3. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Na2SO4. Câu 59: Trong dung dịch X có chứa đồng thời các cation: K , Ag+, Fe2+, Ba2+ và chỉ chứa 1 loại anion. + Anion đó là: A. Cl-. B. NO3-. C. SO42-. D. PO43-. Câu 60: Nước của một số giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion: A. CO32-. B. Cl-. C. NO2-. D. HCO3-. Câu 61: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là A. CO2. B. CO. C. SO2. D. HCl. Câu 62: Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen? A. CO2. B. SO2. C. O2. D. H2S. Câu 63: Hỗn hợp khí nào sau đây tồn tại ở bất kì điều kiện nào ? A. H2 và Cl2. B. N2 và O2. C. H2 và O2. D. HCl và CO2. Câu 64: Hoà tan một chất khí vào nước, lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch ZnSO4 đến dư thấy có kết tủa trắng rồi kết tủa lại tan ra. Khí đó là A. HCl. B. SO2. C. NO2. D. NH3. Câu 65: Khi tiến hành phân tích chuẩn độ, người ta đựng dung dịch cần chuẩn độ trong: A. Bình cầu B. Bình định mức C. Bình tam giác D. Cốc thuỷ tinh Câu 66: a. Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây? A. Bình định mức. B. Buret. C. Pipet. D. Ống đong. b. Để đo chính xác thể tích của dung dịch cần chuẩn độ trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây? A. Bình định mức. B. Buret. C. Pipet. D. Ống đong. Câu 67: Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng dụng cụ nào sau đây? A. Bình cầu B. Bình định mức C. Bình tam giác D. Cốc thuỷ tinh Câu 68: Thời điểm mà chất cần xác định nồng độ vừa tác dụng hết với dung dịch chuẩn gọi là A. điểm cuối. B. điểm tương đương. C. điểm kết thúc. D. điểm ngừng chuẩn độ. Câu 69: Để nhận biết thời điểm tương đương, người ta dùng những chất gây ra những hiện tượng mà ta dễ quan sát được bằng mắt, những chất đó gọi là A. chất gốc. B. chất chỉ thị. C. chất tương đương. D. dung dịch chuẩn. Câu 70: Với mỗi phản ứng chuẩn độ axit - bazơ, người ta chọn chất chỉ thị axit - bazơ có đặc điểm là: A. Màu sắc của dạng phân tử và dạng ion khác nhau. B. Màu sắc của chất chỉ thị phụ thuộc vào pH. C. Có khoảng pH đổi màu trùng hoặc rất sát với pH của điểm tương đương. D. Gây ra những hiện tượng dễ quan sát bằng mắt. Câu 71: Khi chuẩn độ để tránh những sai số lớn, người ta dùng dung dịch chuẩn có nồng độ A. Lớn hơn nhiều nồng độ của dung dịch chất cần xác định. B. Bé hơn nhiều nồng độ của dung dịch chất cần xác định. C. Đúng bằng nồng độ của dung dịch chất cần xác định . D. Xấp xỉ với nồng độ của dung dịch chất cần xác định. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 6 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam Câu 72: Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2,0? A. 43,75ml. B. 36,54ml. C. 27,75ml. D. 40,75ml. Câu 73: Chuẩn độ 30 ml dung dịch H2SO4 chưa biết nồng độ đã dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 0,1M. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là A. 0,02M. B. 0,03M. C. 0,04M. D. 0,05M. Câu 74: Để xác định hàm lượng FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: cân 0,600 gam mẫu quặng, chế hoá nó theo một quy trình hợp lí, thu được dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeCO3 trong quặng là A. 12,18%. B. 60,9%. C. 24,26%. D. 30,45%. Câu 75: Khối lượng K2Cr2O7 đã phản ứng khi chuẩn độ dung dịch chứa 15,2 gam FeSO4 (có H2SO4 loãng làm môi trường) là: A. 4,5 gam. B. 4,9 gam. C. 9,8 gam. D. 14,7 gam. Câu 76: Dùng dung dịch KMnO4 0,02M để chuẩn độ 20 ml dung dịch FeSO4 đã được axit hoá bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi cho được 20ml KMnO4 vào thì dung dịch bắt đầu chuyển sang màu hồng. Nồng độ mol của dung dịch FeSO4 là A. 0,025M. B. 0,05M. C. 0,1M. D. 0,15M. Câu 77: Hoà tan a gam FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch A. Khi chuẩn độ dung dịch A cần dùng 20 ml dung dịch KMnO4 0,1M (có H2SO4 loãng làm môi trường). Giá trị của a là A. 1,78 gam. B. 2,78 gam. C. 3,78 gam. D. 3,87 gam. Câu 78: Để chuẩn độ 10 ml một mẫu thử có hàm lượng etanol là 0,46 g/l thì thể tích dung dịch K2Cr2O7 0,005M cần dùng là A. 12,3 ml. B. 6,67 ml. C. 13,3 ml. D. 15,3 ml. Câu 79: Để xác định nồng độ của cation Fe2+ trong dung dịch đã được axit hoá người ta chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 hoặc dung dịch K2Cr2O7 theo các ớ đồ phản ứng sau: Fe2+ + MnO4- + H+ Mn2+ + Fe3+ + H2O Fe2+ + Cr2O72- + H+ Cr3+ + Fe3+ + H2O Để chuẩn độ một dung dịch Fe2+ đã axit hoá cần phải dùng 30ml dung dịch KMnO4 0,02M. Để chuẩn độ cùng lượng dung dịch Fe2+ trên bằng dung dịch K2Cr2O7 thì thể tích dung dịch K2Cr2O7 0,02M cần dùng là A. 10 ml. B. 15 ml. C. 20 ml. D. 25 ml. Câu 80: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ? A. Than đá. B. Xăng, dầu. C. Khí butan (gaz). D. Khí hiđro. Câu 81: Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ? A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz. B. Thu khí metan từ khí bùn ao. C. Lên men ngũ cốc. D. Cho hơi nước qua than nóng đỏ trong lò. Câu 82: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng trong mục đích hoà bình, đó là: A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng thuỷ điện. C. Năng lượng gió. D. Năng lượng hạt nhân. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 7 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam Câu 83: Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ? A. Penixilin, amoxilin. B. Vitamin C, glucozơ. C. Seduxen, moocphin. D. Thuốc cảm pamin, paradol. Câu 84: Cách bảo quản thực phẩm ( thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ? A. Dùng fomon, nước đá. B. Dùng phân đạm, nước đá. C. Dùng nước đá và nước đá khô. D. Dùng nước đá khô, fomon. Câu 85: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,… có tác dụng giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn thường là A. 1 – 2 ngày. B. 2 – 3 ngày. C. 12 – 15 ngày. D. 30 – 35 ngày. Câu 86: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ? A. Không khí chứa 78%N2; 21%O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2. B. Không khí chứa 78%N2; 18%O2; 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl. C. Không khí chứa 78%N2; 20%O2; 2% hỗn hợp CH4, bụi và CO2. D. Không khí chứa 78%N2; 16%O2; 3% hỗn hợp CO2, 1%CO, 1%SO2. Câu 87: Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm? A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học. B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+. C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh. D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy hoặc nước giếng khoan không có chứa các đọc tố như asen, sắt,… quá mức cho phép. Câu 88: Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường? A. Có hệ thống sử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển. B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả. C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch. D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn. Câu 89: Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+…Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên? A. Nước vôi dư. B. HNO3. C. Giấm ăn. D. Etanol. Câu 90: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau? A. H2S. B. CO2. C. SO2. D. NH3. Câu 91: Cacbon monooxit có trong thành phần chính của loại khí nào sau đây? A. Không khí. B. Khí thiên nhiên. C. Khí mỏ dầu. D. Khí lò cao. Câu 92: Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat? A. Đồ gốm. B. Ximăng. C. Thuỷ tinh thường. D. Thuỷ tinh hữu cơ. Câu 93: Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương? Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 8 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam A. Sắt. B. Kẽm. C. Canxi. D. Photpho. Câu 94: Bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc chín có chứa: A. vitamin A. B. β-caroten (thuỷ phân tạo vitamin A). C. este của vitamin A. D. enzim tổng hợp vitamin A. Câu 95: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit ? A. CO2. B. CH4. C. SO2. D. NH3. Câu 96: Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại bỏ các chất khí đó? A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NH3. D. HCl. Câu 97: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. NH3. C. H2SO4 loãng. D. NaCl. Câu 98: Các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường gồm A. các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb… . B. các anion: NO3-, PO43-, SO42.- C. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóc học. D. cả A, B, C. Câu 99: Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng “sạch”? A. Điện hạt nhân, năng lượng thuỷ triều. B. Năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều. C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện. D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân. Câu 100: Việt Nam có mỏ quặng sắt rất lớn ở Thái Nguyên nên đã xây dựng khu liên hợp gang thép tại đây. Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu vực khai thác mỏ là do A. tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp. B. không thể bảo quản được quặng sắt lâu dài sau khi khai thác. C. chỉ có thể xây dựng nhà máy sản xuất gang thép tại Thái Nguyên. D. có thể bảo quản được quặng sắt khi vận chuyển, nhưng điều kiện khí hậu ở nơi khác không đảm bảo. Câu 101: Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ ? A. Gốm, sứ. B. Xi măng. C. Chất dẻo. D. Đất sét nặn. Câu 102: Người ta hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là A. becberin. B. nicotin. C. axit nicotinic. D. moocphin. Câu 103: Khí biogaz sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogaz là A. phát triển chăn nuôi. B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 9 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam C. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. D. giảm giá thành sản xuất dầu, khí. Câu 104: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây? A. Khí clo. B. Khí cacbonic. C. Khí cacbon oxit. D. Khí hiđro clorua. Câu 105: Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây? A. SO2, NO2. B. H2S, Cl2. C. NH3, HCl. D. CO2, SO2. Câu 106: Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do: A. khí CO2. B. mưa axit. C. clo và các hợp chất của clo. D. quá trình sản xuất gang thép. Câu 107: Người ta xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O). Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước? A. Để làm nước trong. B. Để khử trùng nước. C. Để loại bỏ lượng dư ion florua. D. Để loại bỏ các rong, tảo. Câu 108: Cá cần có oxi để tăng trưởng tốt. Chúng không thể tăng trưởng tốt nếu quá ấm. Lí do cho hiện tượng trên là A. Bơi lội trong nước ấm cần nhiều cố gắng hơn. B. Oxi hoà tan kém hơn trong nước ấm. C. Phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng. D. Trong nước ấm sẽ tạo ra nhiều cacbon đioxit hơn. Câu 109: Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là A. ozon. B. oxi. C. lưu huỳnh đioxit. D. cacbon đioxit. Câu 110: Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thiết yếu cho sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất ? A. Hơi nước. B. Oxi. C. Cacon đioxit. D. Nitơ. Câu 111: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là A. penixilin, paradol, cocain. B. heroin, seduxen, erythromixin C. cocain, seduxen, cafein. D. ampixilin, erythromixin, cafein. Câu 112: Trong số các chất sau: Ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin, seduxen, meprobamat, amphetamin, hassish. Những chất gây nghiện là A. Ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin. B. moocphin, hassish, seduxen, meprobamat. C. seduxen, nicotin, meprobamat, amphetamin. D. Tất cả các chất trên. Câu 113: Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng các phương pháp nào sau đây để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt? A. Sục clo vào bể nước mới hút từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp. (2) B. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc. (1) C. Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên. (3) Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 10 - đại học Thương Mại Hà Nội
- Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam D. (1), (2), (3) đúng. Câu 114: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. D. muối ăn. Link nhóm : https://www.facebook.com/groups/1503451999718367/ https://www.facebook.com/trinhxuan.dam Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần - Trang | 11 - đại học Thương Mại Hà Nội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SGK Hóa học 12 Nâng cao: Phần 2
136 p | 852 | 390
-
Chuyên đề ôn thi ĐH - CĐ Hóa học vô cơ - Gv. Nguyễn Minh Tuấn
186 p | 750 | 224
-
Cấu trúc đề thi đại tuyển sinh đại học cao đẳng - phần hóa đại cương và vô cơ
284 p | 329 | 150
-
Phân biệt một số chất vô cơ
4 p | 322 | 104
-
Kỹ năng phân loại và phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học vô cơ 12: Phần 2
81 p | 311 | 69
-
Câu hỏi trắc nghiệm chương 8 môn Hóa 12
7 p | 413 | 64
-
Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh giỏi Hóa học 12: Phần 2
171 p | 199 | 45
-
Học tốt Hóa học 12 (Chương trình nâng cao): Phần 2
65 p | 148 | 34
-
CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
5 p | 201 | 26
-
Tổng hợp kiến thức Hóa học 12 nâng cao: Phần 2
151 p | 129 | 25
-
PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ Câu 1: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt
4 p | 360 | 20
-
Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học lớp 12 (In lần thứ hai): Phần 2
122 p | 117 | 19
-
Giáo án bài 42: Luyện tập nhận biết một số chất vô cơ – Hóa học 12 - GV.Phan Văn Hải
5 p | 218 | 18
-
Hóa học 12 và hướng dẫn thiết kế bài giảng nâng cao và hướng dẫn thiết kế bài giảng (Tập 2): Phần 2
176 p | 92 | 17
-
Hướng dẫn thiết bài giảng Hóa học 12 (Tập 2): Phần 2
139 p | 87 | 10
-
Phân biệt một số hợp chất vô cơ
7 p | 76 | 3
-
Thiết kế bài giảng Hóa học 12: Phần 2
126 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn