Đề bài: Phân tích chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội <br />
Châu <br />
Bài làm 1 <br />
Lưu biệt khi xuất dương” khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương, làm nên sự <br />
nghiệp lớn cứu nước cứu dân. Đó là sự quyết tâm cao độ và những ý tưởng mới mẻ của <br />
nhân vật trữ tình buổi đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước.<br />
Cái chí làm trai mà nhà thơ nói đến trong bài thơ trước hết là “phải lạ ở trên đời”. Đó là <br />
một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao. Đấng nam nhi phải làm được những việc lớn <br />
lao, phi thường, phải chủ động xoay chuyển trời đất, không để cho trời đất tự chuyển <br />
vần. Nhà thơ chuyển chữ ta thành chứ tớ . Tớ phản ánh được cái hăm hở, lạc quan, trẻ <br />
trung. Hai câu thơ trên dường như có chút ngông nghênh tự phụ nhưng thực ra là sự bộc lộ <br />
sâu sắc về cái tôi cá nhân tích cực. Cái tôi này chẳng những khẳng định trách nhiệm đối <br />
với hiện tại, với vận mệnh hôm nay của đất nước mà còn khẳng định nghĩa vụ với lịch <br />
sử. Đó là tư thế của người có chí khí lớn, muốn vươn tới những đỉnh cao của lịch sử.<br />
Cái chí làm trai mà cụ Phan nói trong bài thơ chắc chắn khiến chúng ta thấy cảm phục về <br />
những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lịch sử.<br />
Mỗi con người sống là phải gắn liền với đất nước, dân tộc, biết sống chết cùng dân tộc. <br />
Rõ ràng nhân vật trữ tình tuy đang nói về mình nhưng thực chất là tiếng nói đại diện cho <br />
cả một tầng lớp, một thế hệ và cao hơn là cả dân tộc. Cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác <br />
giả là hướng về tương lai phía trước chứ không phải là lối sống hoài niệm. Đây cũng <br />
chính là một điểm rất tiến bộ mà thông qua bài thơ chúng ta không chỉ cảm nhận được ý <br />
nghĩa của chúng mà còn học tập được vào thực tế cuộc sống của mình.<br />
Lời thơ kết của bài thơ với hai câu tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn. Con đại bàng đã <br />
tung cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”.<br />
Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán, với giọng thơ trang nghiêm hào <br />
hùng mạnh mẽ, lôi cuốn đã toát lên một chí lớn phi thường không cam tâm làm nô lệ, <br />
quyết đi tìm đường cứu nước. Đó không còn là lời nói mà đã biến thành hành động vượt <br />
bể Đông của ông. Bài thơ là một khúc anh hùng ca kêu gọi lên đường cứu nước mang giá <br />
trị khích lệ động viên, tuyên truyền cách mạng không chỉ đối với thế hệ thanh niên ở giai <br />
đoạn đó mà còn là lời nhắn nhủ chung đối với thanh niên các thế hệ sau.<br />
Phan Bội Châu (1867 – 1940) là lãnh tụ kiệt xuất của các phong trào Duy Tân, Đông Việt <br />
Nam quang phục hội đầu thế kiX. Ông là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, được 25 triệu đồng <br />
bào tôn kính” (Nguyễn Ái Quốc). Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng hết lời ca ngợi Phan Bội <br />
Châu: “Miệng giọng cuốc vạch trời kêu giật một – giữa tầng không mù cuốn mây tan – <br />
tay ngòi lông vỗ án múa chầu ba – đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ.”<br />
Năm 1905, mở đầu phong trào Phan Bội Châu xuất dương sang Trung Quốc, Nhật Bản <br />
tìm đường cứu nước. Trong không khí chia tay với các đồng chí trong Hội Duy Tân, Phan <br />
Bội Châu sáng tác bài “Xuất dương lưu biệt” (Lời để lại khi chia tay để ra nước ngoài) <br />
bằng chữ Hán.<br />
Mở đầu bài thơ, tác giả nêu lên quan niệm về chí nam nhi: “Sinh vi nam tử yếu vi kỳ, <br />
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”. Tôn Quang Phiệt dịch là:<br />
“Làm trai phải lạ ở trên đời<br />
Há để càn khôn tự chuyển dời”<br />
Phan Bội Châu nêu lên quan niệm về chí làm trai mà các nhà nho trứ danh đều đồng tình. <br />
Nguyễn Công Trứ, trong bài thơ “Chí nam nhi” cũng từng nói: “Thông minh nhất nam tử, <br />
Yếu vi thiên hạ kỳ”. Làm đấng nam nhi trên đời này phải làm điều kì lạ, kỳ tích để giúp <br />
đời, giúp dân, giúp nước. Làm trai là phải tung hoành ngang dọc, dời non lấp bể:<br />
“Há để càn khôn tự chuyển dời”<br />
Phải là bậc hào kiệt trên đời này thì mới phát ngôn như vậy. Nội lực mạnh mẽ phi <br />
thường. Con người muốn tham gia vào sự vận động của vũ trụ. “Há để càn khôn tự <br />
chuyển dời” là câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa muốn đối thoại với hết thảy các đấng <br />
mày râu trên đời này. Nhận thức về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ về sự tác động <br />
của con người đối với vũ trụ như vậy thật là tích cực, thật là cách mạng. Câu thơ làm <br />
thức dậy nội lực của mỗi con người để họ tham gia cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.<br />
Sau khi tỏ bày quan niệm về chí nam nhi, về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, tác <br />
giả nói về trách nhiệm của chính mình với thời đại của mình: “Ư bách niên trung tu hữu <br />
ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”. Hai câu thơ đó được Tôn Quang Phiệt dịch là:<br />
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ<br />
Sau này muôn thuở há không ai?”<br />
Trong một nền văn học phi ngã (tôi) mà hiện lên một chữ “ngã” sừng sững, phải nói là <br />
“kì” (lạ)!<br />
“Ư bách niên trung tu hữu ngã”<br />
Nhận thức về sự hiện hữu của cái “tôi”, trách nhiệm của cái “tôi” đối với thời đại như <br />
vậy chẳng khác nào một ngọn lửa giữa đêm đông, một cây tùng giữa băng tuyết. Không <br />
phải là cái “tôi” hưởng lạc mà là cái “tôi” hành động, cái “tôi” tham gia vào sự “chuyển <br />
dời” của “càn khôn”. “Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc đó, có được một ý thức <br />
về cái “tôi” như thể, quả là cứng cỏi, là đẹp vô cùng, cũng như có được một ý thức lưu <br />
danh thiên cổ bằng sự cứu nước quả là cần thiết, là cao cả vô cùng” (Nguyễn Đình Chú).<br />
Còn mối quan hệ giữa con người với muôn thuở thì tác giả lại đặt ra câu hỏi “Khởi thiên <br />
tải hậu cánh vô thùy?” (Sau này muôn thuở há không ai?) Hỏi nhưng thật ra là để khẳng <br />
định. Tác giả có niềm tin vào chính mình, lại càng có niềm tin vào cộng đồng, vào dân tộc. <br />
Thơ Phan Bội Châu xói vào tâm can người ta, kích thích vào ý thức trách nhiệm của mỗi <br />
con người, giục giã con người hành động, chuyển dời tự nhiên, chuyển dời xã hội. Đấy <br />
chính là thơ của một nhà cách mạng.<br />
Sang hai câu luận, tác giả càng riết róng hơn về mối quan hệ giữa con người với non sông <br />
đất nước, giữa cuộc sống thực tại với sách vở của thánh hiền:<br />
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế<br />
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”<br />
(Non sông đã chết sống thêm nhục<br />
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.)<br />
Tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa “non sông đã chết” khiến ta cảm thấy “giang sơn” <br />
(non sông) như một sinh mệnh, thật đau lòng.<br />
“Non sông đã chết sống thêm nhục”<br />
Nhiều nhà Nho thức thời cũng đã nói lên nỗi nhục mất nước, nhưng chưa có nhà Nho nào <br />
nói một cách triệt để, thống thiết như vậy. Đem sự sống chết của cá nhân mà gắn liền <br />
với sự vinh nhục của non sông đất nước thì không còn nghi ngờ gì nữa, Phan Bội Châu là <br />
nhà ái quốc vĩ đại.<br />
Sách vở của thánh hiền cũng chẳng rửa được vết nhơ nô lệ:<br />
“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”<br />
Câu thơ nguyên tác trực cảm mãnh liệt hơn “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”, (Hiền <br />
thánh đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi). Viết như vậy thì đúng như cụ Huỳnh Thúc <br />
Kháng nói “đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ”. Không nên hiểu là cụ Phan phủ định sách <br />
của thánh hiền, mà nên hiểu cụ Phan đã hành cái đạo của thánh hiền một cách sáng suốt, <br />
cái sáng suốt của một nhà cách mạng. Mà có ông Khổng, ông Mạnh, ông Lão nào dạy các <br />
đệ tử ngồi “tụng” sách của quý vị trong khi nước mất dân nô lệ đâu?<br />
Tóm lại, từ quan niệm sống “ư bách niên trung tu hữu ngã”, trong hai câu luận, tác giả tự <br />
dồn mình vào cái thế phải xuất dương cứu nước.<br />
Hai câu kết, tác giả thể hiện trọn vẹn chủ đề “xuất dương lưu biệt”<br />
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ<br />
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”,<br />
(Muốn vượt biển Đông theo cánh gió<br />
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi).<br />
Hình ảnh đẹp, lãng mạn. “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió”, không gian rộng lớn của <br />
biển Đông sánh với chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ dịch hay, xứng với tinh thần của <br />
nguyên tác. Nhưng câu kết “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” thì được cái tình của non <br />
nước đối với người ra đi, chứ không sát với nguyên tác.<br />
“Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”<br />
(Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên)<br />
Hình tượng thơ làm hiển hiện trước mắt ta hàng ngàn đợt sóng sôi réo trắng xóa, lạ là <br />
không vỗ vào bờ mà “nhất tề phi” (cũng bay lên). Hình tượng vừa kì vĩ vừa thơ mộng thể <br />
hiện được tinh thần phơi phới, nhiệt huyết, thăng hoa của nhà thơ mà cũng là nhà cách <br />
mạng.<br />
Muốn hiểu được nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu mà chưa đọc được hàng ngàn trang <br />
trước tác của cụ thì tốt hơn hết là đọc bài thơ “Xuất dương lưu biệt”. Một bài thơ nhỏ <br />
cũng cho ta thấy được chí nam nhi của người anh hùng, thấy được chí lớn muốn dời non <br />
lấp bể, thấy được ý thức trách nhiệm của cái “tôi” đối với lịch sử, với dân tộc, thấy được <br />
quan niệm sống chết, vinh nhục, thấy được hoài bão lớn lao của một nhà chi sĩ muốn cứu <br />
dân cứu nước.<br />
“Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành Tân, lỏi len đường mới.<br />
Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió cũng gai ghê.<br />
Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, của dân chủ khêu đèn thêm sáng chói.”<br />
Đấy là mấy dòng Phan Bội Châu viết về Phan Châu Trinh, nhưng ta thấy hình ảnh của cả <br />
hai cụ Phan, hai tâm hồn yêu nước lừng danh trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, giai <br />
đoạn đầu của thế kỉ này.<br />
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ này là những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta đã mất chủ <br />
quyền, hoàn toàn lọt vào tay thực dân Pháp. Tiếng trống, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, báo <br />
hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. <br />
Phan Bội Châu lúc này mới ba mươi tám tuổi, là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách <br />
mạng mới, quyết tâm vượt mình, bỏ qua mớ giáo lý đã quá lỗi thời của đạo Khổng để <br />
đón nhận tư tưởng tiên phong trong giai đoạn, mong tìm ra bước đi mới cho dân tộc, <br />
nhằm tự giải phóng mình. Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao nhiêu hy <br />
vọng…<br />
Bài thơ đã thể hiện rất sinh động tư thế, ý nghĩ của Phan Bội Châu trong buổi xuất <br />
dương tìm đường cứu nước. Hai câu đề nói rõ nhận thức của nhà thơ về chí làm trai – <br />
một nhận thức làm cơ sở cho mọi hành động:<br />
Làm trai phải lạ ở trên đời<br />
Há để càn khôn tự chuyển dời.<br />
Thực ra chí làm trai chẳng phải đến bây giờ mới được Phan Bội Châu khẳng định. Trước <br />
đó, trong thơ trung đại, ta vẫn thấy Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ nhắc đến (ở các <br />
bài Thuật hoài, Chí nam nhi). Nhưng điều đó không có nghĩa là ở bài thơ của Phan Bội <br />
Châu, lý tưởng nhân sinh kia đã mất đi sự mới lạ, thôi thúc. Nó chính là điều nung nấu bao <br />
năm của tác giả bây giờ được nói ra, trước hết như lời tự vấn, tự nhủ, tự mình nâng cao <br />
tinh thần mình: đã làm trai là phải làm nên chuyện lạ, đó là trời đất không để “tự chuyển <br />
dời”. Đây là một tư tưởng táo bạo, cách mạng đối với người xuất thân từ cửa Khổng sân <br />
Trình trong thời điểm ấy. Với hai câu thực, nhà thơ tiếp tục khẳng định tư thế của kẻ làm <br />
trai giữa vũ trụ và trong cuộc đời:<br />
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,<br />
Sau này muôn thuở, há không ai?<br />
Ý thức về cái “tôi” đã hiện lên rõ ràng, không rụt rè, dè dặt. Đó là nhân vật trữ tình đang <br />
tự đứng giữa cuộc đời một cách can đảm, do ý thức được sứ mệnh của mình trong lịch sử <br />
và cũng do sự thôi thúc của khát vọng lập công danh. Hai câu luận nói về sự thực nhức <br />
nhối:<br />
Non sông đã chết sống thêm nhục,<br />
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.<br />
Đến hai câu này, ta cũng thấy nổi lên ý chí làm trai với khát vọng lưu danh theo một nội <br />
dung mới, đó là ý thức về non sông đã mất chủ quyền, “hiền thánh” thần tượng một thuở <br />
giờ còn đâu nữa. Hai câu thơ nhận định thực trạng lịch sử bằng một cái nhìn dứt khoát. <br />
“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” – đây quả là một câu thơ thể hiện khí thế sục sôi của <br />
Phan Bội Châu, cho thấy cái nhìn tỉnh táo của ông về thời cuộc.<br />
Hai câu kết của bài thơ có cái khí thế gân guốc và ý thức được sự ra đi một cách sôi trào, <br />
đầy dũng khí:<br />
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,<br />
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.<br />
“Vượt biển Đông” là cách nói có vẻ khoa trương nhưng đó là hành động sắp diễn ra. <br />
Người ra đi trong niềm hứng khởi vô biên “muôn trùng sóng bạc” tiễn chân như một yếu <br />
tố kích thích. Đó chính là bạn đồng hành trong cuộc ra đi hùng tráng này.<br />
Xuất dương lưu biệt là một khúc hát lên đường. Đề tài có tính chất truyền thống, nhưng <br />
tư tưởng lại rất mới mẻ. Bài thơ mang âm hưởng lạc quan nên đã khiến cho cảm xúc thể <br />
hiện trong bài thơ có chiều sâu, có sức gợi cảm mạnh mẽ. Đây là tráng ca của một vị anh <br />
hùng mà suốt đời không hề biết mệt mỏi trong hành động cứu nước thương dân<br />
Bài làm 2<br />
Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, người làng Đan <br />
Nhiêm, nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong <br />
cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự thất bại của phong trào cần Vương chống <br />
Pháp. Chế độ phong kiến suy tàn kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống tư tưởng <br />
phong kiến già cỗi, lỗi thời. Tình hình đó đặt ra cho các chí sĩ yêu nước một câu hỏi lớn: <br />
Phải cứu nước bằng con đường nào? Trong không khí u ám bao trùm khắp đất nước thời <br />
đó, những tia sáng hy vọng hé rạng qua nguồn sách Tân thư truyền bá tư tưởng cách mạng <br />
dân chủ tư sản của phương Tây với nội dung khác hẳn với các sách thánh hiền thuở <br />
trước. Người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước <br />
mới, những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai. Vì thế, các nhà Nho tiên tiến của thời <br />
đại như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã tiên phong dấn bước, bất chấp nguy hiểm, <br />
gian lao.<br />
Phan Bội Châu là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên mở ra con đường cho sự <br />
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Mặc dù sự <br />
nghiệp không thành, nhưng ông mãi mãi là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước thiết <br />
tha và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất.<br />
Sinh thời, Phan Bội Châu không coi văn chương là mục đích của cuộc đời mình nhưng <br />
trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã chủ động nắm lấy thứ vũ khí tinh thần sắc <br />
bén ấy để tuyên truyền, cổ động, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào ta. Năng <br />
khiếu văn chương, bầu nhiệt huyết sôi sục cùng sự từng trải trong bước đường cách <br />
mạng là cơ sở để Phan Bội Châu trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm <br />
xuất sắc như: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ng ục trung <br />
thư (1914), Trùng Quang tâm sử (1913 1917), Phan Bội Châu niên biểu (1929)…<br />
Năm 1904, ông cùng các đồng, chí của mình lập ra Duy Tân hội. Năm 1905, hội chủ <br />
trương phong trào Đông Du, đưa thanh niên ưu tú sang Nhật Bản học tập để chuẩn bị lực <br />
lượng nòng cốt cho cách mạng và tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Trước <br />
lúc lên đường, Phan Bội Châu làm bài thơ Xuất dương lưu biệt để từ giã bạn bè, đồng <br />
chí:<br />
Phiên âm chữ Hán:<br />
Sinh vi nam tử yếu hi kì,<br />
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.<br />
Ư bách niên trung tu hữu ngã,<br />
Khởi thiên tải hậu cảnh vô thùy.<br />
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,<br />
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!<br />
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,<br />
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.<br />
Dịch thơ:<br />
Làm trai phải lạ ở trên đời,<br />
Há để càn khôn tự chuyển dời.<br />
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,<br />
Sau này muôn thuở, há không ai?<br />
Non sông đã chết, sống thêm nhục,<br />
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!<br />
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,<br />
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.<br />
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc <br />
họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, với tư tưởng <br />
mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm <br />
đường cứu nước<br />
Bài thơ mở đầu bằng việc khẳng định chí làm trai:<br />
Làm trai phải lạ ở trên đời,<br />
Há để càn khôn tự chuyển dời.<br />
Câu thơ chữ Hán: Sinh vi nam tử yếu hi kì. Hai từ hi kì có nghĩa là hiếm, lạ, khác thường <br />
cần được hiểu như những từ nói về tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà <br />
kẻ làm trai phải gánh vác. Đây cũng là lí tưởng nhân sinh của các nhà Nho thời phong <br />
kiến. Trước Phan Bội Châu, nhiều người đã đề cập đến chí làm trai trong thơ ca. Phạm <br />
Ngũ Lão đời Trần từng băn khoăn: Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe <br />
chuyện Vũ Hầu (Tỏ lòng). Trong bài Đi thi tự vịnh, Nguyễn Công Trứ khẳng định: Đã <br />
mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông… và nhấn mạnh: Chí làm trai <br />
nam, bắc, tây, đông, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể (Chí khí anh hùng).<br />
Chí làm trai của Phan Bội Châu thuyết phục thế hệ trẻ thời bấy giờ ở sự táo bạo, quyết <br />
liệt và cảm hứng lãng mạn nhiệt thành bay bổng. Với ông, làm trai là phải làm được <br />
những điều lạ, tức những việc hiển hách phi thường. Câu thơ thứ nhất khẳng định điều <br />
đó. Câu thơ thứ hai mang ngữ điệu cảm thán bổ sung cho ý của câu thứ nhất: Kẻ làm trai <br />
phải can dự vào việc xoay chuyển càn khôn, biến đổi thời thế chứ không phải chỉ giương <br />
mắt ngồi nhìn thời cuộc đổi thay, an phận thủ thường, chấp nhận mình là kẻ đứng ngoài. <br />
Thực ra, đây là sự tiếp nối khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài Chơi xuân: Giang sơn <br />
còn tô vẽ mặt nam nhi, Sinh thời thế phải xoay nên thời thế. Chân dung nhân vật trữ tình <br />
trong bài Lưu biệt khi xuất dương hiện lên khá rõ qua hai câu đề. Đó là một con người <br />
mang tầm vóc vũ trụ, tự ý thức rằng mình phải có trách nhiệm gánh vác những trọng trách <br />
lớn lao. Con người ấy dám đối mặt với cả càn khôn, vũ trụ để tự khẳng định mình. Chí <br />
làm trai của Phan Bội Châu đã vượt hẳn lên trên cái mộng công danh xưa nay thường gắn <br />
liền với tam cương, ngũ thường của Nho giáo để vươn tới lí tưởng xã hội rộng lớn và cao <br />
cả hơn nhiều.<br />
Cảm hứng và ý tưởng đó phần nào xuất phát từ lí tưởng trí quân, trạch dân của các nhà <br />
Nho thuở trước nhưng tiến bộ hơn vì mang tính chất cách mạng. Theo quy luật, con tạo <br />
xoay vần vốn là lẽ thường tình, nhưng Phan Bội Châu ôm ấp khát vọng chủ động xoay <br />
chuyển càn khôn, chứ không để cho nó tự chuyển vần. Cũng có nghĩa là ông không chịu <br />
khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh. Lí tưởng tiến bộ ấy đã tạo cho nhân vật trữ <br />
tình trong bài thơ một tầm vóc lớn lao, một tư thế hiên ngang, ngạo nghễ thách thức với <br />
càn khôn.<br />
Hai câu thực thể hiện ý thức về trách nhiệm cá nhân của nhà thơ, cũng là nhà cách mạng <br />
tiên phong trước cuộc đời:<br />
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,<br />
Sau này muôn thuở, há không ai?<br />
Câu thứ ba không chỉ đơn giản xác nhận sự có mặt của nhân vật trữ tình ở trên đời mà <br />
còn hàm chứa một tâm niệm: Sự hiện diện của ta không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, <br />
vô ích; vì vậy, ta phải làm một việc gì đó lớn lao, hữu ích cho đời. Câu thứ tư có nghĩa là <br />
ngàn năm sau, lẽ nào, chẳng có người nối tiếp công việc của người đi trước. “Cái tôi <br />
công dân” của tác giả đã được đặt ra giữa giới hạn trăm năm của đời người và ngàn năm <br />
của lịch sử. Sự khẳng định cần có tớ không phải với mục đích hưởng lạc mà là để cống <br />
hiến cho đáng mặt nam nhi và lưu danh hậu thế. Câu hỏi tu từ cũng là một cách khẳng <br />
định mãnh liệt hơn khát khao cống hiến và nhận thức đúng đắn của tác giả: Lịch sử là <br />
một dòng chảy liên tục, cần có sự góp mặt và gánh vác của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. <br />
Trong bốn câu thơ đầu, những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như càn khôn, trăm năm, <br />
muôn thuở đã thể hiện cảm hứng lãng mạn bay bổng, chính là cội nguồn sức mạnh niềm <br />
tin của nhân vật trữ tình.<br />
Ở những năm đầu thế kỉ XX, sau thất bại liên tiếp của các cuộc khởi nghĩa chống thực <br />
dân Pháp, một nỗi bi quan, thất vọng đè nặng lên tâm hồn những người Việt Nam yêu <br />
nước. Tâm lý an phận thủ thường lan rộng. Trước tình hình đó, bài thơ Lưu biệt khi xuất <br />
dương có ý nghĩa như một hồi chuông thức tỉnh lòng yêu nước, động viên mọi người <br />
đứng lên chống giặc ngoại xâm.<br />
Trong hai câu luận, Phan Bội Châu đặt chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của lịch sử <br />
đương thời:<br />
Non sông đã chết, sống thêm nhục,<br />
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.<br />
Lẽ nhục – vinh mà tác giả đặt ra gắn liền với sự tồn vong của đất nước và dân tộc: Non <br />
sông đã chết, sống thêm nhục. Ý nghĩa của nó đồng nhất với quan điểm: Chết vinh còn <br />
hơn sống nhục trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cuối thế kỉ XIX.<br />
Câu thơ thứ 5 bày tỏ một thái độ dứt khoát, được thể hiện bằng ngôn ngữ đậm khẩu khí <br />
anh hùng, bằng sự đối lập giữa sống và chết. Đó là khí tiết cương cường, bất khuất của <br />
những con người không cam chịu cuộc đời nô lệ tủi nhục. Ý thơ mới mẻ mang tính chất <br />
cách mạng. Ở câu thứ 6, Phan Bội Châu đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến trước một thực tế <br />
chua xót là ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo đối với tình cảnh nước nhà lúc bấy giờ. <br />
Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích được gì trong buổi nước mất nhà tan. Cho nên nếu cứ <br />
khư khư theo đuổi thì chỉ hoài công vô ích mà thôi. Tất nhiên, Phan Bội Châu chưa hoàn <br />
toàn phủ nhận cả nền học vấn Nho giáo, nhưng đưa ra một nhận định như thế thì quả là <br />
táo bạo đối với một người từng là đệ tử của chốn cửa Khổng sân Trình. Dũng khí và <br />
nhận thức sáng suốt đó trước hết bắt nguồn từ lòng yêu nước thiết tha và khát vọng cháy <br />
bỏng muốn tìm ra con đường đi mới để đưa nước nhà thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. <br />
Phan Bội Châu cho rằng nhiệm vụ thiết thực trước mắt là cứu nước cứu dân, là Duy tân, <br />
tức là học hỏi những tư tưởng cách mạng mới mẻ và tiến bộ. Bài thơ không đơn thuần là <br />
chỉ để bày tỏ ý chí mà thực sự là một cuộc lên đường của nhân vật trữ tình:<br />
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,<br />
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.<br />
Các hình ảnh kì vĩ trong hai câu kết mang tầm vũ trụ: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng <br />
bạc. Tất cả như hòa nhập làm một với con người trong tư thế bay lên.<br />
Trong nguyên tác, hai câu 7 và 8 liên kết với nhau để hoàn chỉnh một tứ thơ đẹp: Con <br />
người đuổi theo ngọn gió lớn qua biển Đông, cả vũ trụ bao la Muôn lớp sóng bạc cùng <br />
bay lên (Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi). Tất cả tạo thành một bức tranh hoành tráng <br />
mà con người là trung tâm được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao, bay bổng lên trên thực <br />
tại tối tăm khắc nghiệt, lồng lộng giữa trời biển mênh mông. Bên dưới đôi cánh đại bàng <br />
đó là muôn trùng sóng bạc dâng cao, bọt tung trắng xóa, dường như muốn tiếp sức cho <br />
con người bay thẳng tới chân trời mơ ước. Hình ảnh đậm chất sử thi này đã thắp sáng <br />
niềm tin và hy vọng cho một thế hệ mới trong thời đại mới.<br />
Thực tế thì cuộc ra đi của Phan Bội Châu là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba <br />
đồng chí thân thiết nhất. Dù phía trước chì mới le lói vài tia sáng của ước mơ, nhưng <br />
người ra đi tìm đường cứu nước vẫn hăm hở và đầy tin tưởng.<br />
Sức thuyết phục, lôi cuốn của bài thơ chính là ở ngọn lửa nhiệt tình đang bừng cháy trong <br />
lòng nhân vật trữ tình. Bài thơ đã thể hiện hình tượng người anh hùng trong buổi lên <br />
đường xuất dương lưu biệt với tư thế kì vĩ, sống ngang tầm vũ trụ. Người anh hùng ấy ý <br />
thức rất rõ ràng về “cái tôi công dân” và luôn khắc khoải, day dứt trước sự tồn vong của <br />
quốc gia, dân tộc.Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết theo bút pháp ước lệ và <br />
cường điệu, rất phù hợp với mục đích cổ vũ, động viên. Giọng thơ vừa sâu lắng, da diết, <br />
vừa sôi sục, hào hùng, mang âm hưởng tráng ca. Nỗi đau đớn, niềm lạc quan, nhiệt tình <br />
hành động cùng tư tưởng cách mạng đã thổi hồn vào từng câu, từng chữ, từng hình ảnh <br />
trong bài thơ. m hưởng hào hùng của bài thơ có sức lay động, thức tỉnh rất lớn đối với <br />
mọi người. Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là lời kêu gọi, thúc giục lên đường. Tầm vóc <br />
bài thơ hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng <br />
mộ và tin tưởng. Trong tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925) tác <br />
giả Nguyễn Ái Quốc đã suy tôn Phan Bội Châu là: bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân <br />
vì độc lập được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng.<br />
Bài làm 3<br />
Xuất dương lưu biệt là bài thơ khẳng định chí làm trai và quyết tâm làm nên sự nghiệp <br />
lớn cứu nước cứu dân. Đó là sự quyết tâm và ý tưởng mới mẻ của Phan Bội Châu.<br />
Cái chí làm trai mà nhà thơ nói đến trong bài thơ trước hết là “phải lạ ở trên đời”. Đó là <br />
một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao. Đấng nam nhi phải làm được những việc lớn <br />
lao, phải chủ động xoay chuyển trời đất. Nhà thơ chuyển chữ "ta" thành chứ "tớ". "Tớ" <br />
phản ánh được sự lạc quan, trẻ trung. Hai câu thơ trên dường như có chút ngông nghênh <br />
nhưng thực ra đã bộc lộ sâu sắc về cái tôi cá nhân tích cực của tác giả. Cái tôi này không <br />
những khẳng định trách nhiệm đối với hiện tại, với vận mệnh của đất nước mà còn <br />
khẳng định nghĩa vụ với lịch sử. Đó là tư thế của một người có chí khí.<br />
Cái chí làm trai mà Phan Bội Châu nói trong bài thơ khiến chúng ta thấy cảm phục về <br />
những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lịch sử, đất <br />
nước.<br />
Mỗi con người sống là phải gắn liền với đất nước, dân tộc, biết sống chết cùng dân tộc. <br />
Rõ ràng tác giả tuy đang nói về mình nhưng thực chất là tiếng nói đại diện cho cả một <br />
tầng lớp, một thế hệ và cao hơn là cả dân tộc. Cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác giả là <br />
hướng về tương lai phía trước chứ không phải là lối sống hoài niệm. Đây cũng chính là <br />
một điểm rất tiến bộ mà thông qua bài thơ Lưu biệt khi xuất dương chúng ta có thể học <br />
tập và áp dụng vào thực tế cuộc sống của mình. Xuất dương lưu biệt.<br />
Đoạn kết của bài thơ với hai câu thơ tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn. Con đại bàng <br />
đã tung cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại. <br />
Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán, với giọng thơ trang nghiêm hào <br />
hùng mạnh mẽ, lôi cuốn đã toát lên một chí khí phi thường không cam tâm làm nô lệ, <br />
quyết tâm đi tìm đường cứu nước. Đó không còn là lời nói mà đã biến thành hành động <br />
vượt biển Đông của Phan Bội Châu. Bài thơ là một khúc ca hùng tráng kêu gọi lên đường <br />
cứu nước mang giá trị khích lệ động viên, tuyên truyền cách mạng không chỉ đối với thế <br />
hệ thanh niên ở giai đoạn đó mà còn là lời nhắn nhủ chung đối với thanh niên các thế hệ <br />
sau.Xuất dương lưu biệt.<br />
Làm trai phải lạ ở trên đời<br />
Há để càn khôn tự chuyển dời<br />
Phải là bậc hào kiệt trên đời này thì mới phát ngôn như vậy. Nội lực mạnh mẽ phi <br />
thường. Con người muốn tham gia vào sự vận động của vũ trụ. “Há để càn khôn tự <br />
chuyển dời” vừa là câu hỏi tu từ vừa khẳng định, vừa muốn đối thoại với hết thảy các <br />
đấng mày râu trên đời này. Nhận thức về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ về sự tác <br />
động của con người đối với vũ trụ như vậy thật tích cực, thật cách mạng. Câu thơ làm <br />
nội lực trong mỗi con người trỗi dậy để họ tham gia cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.<br />
Sau khi tỏ bày quan niệm về chí nam nhi, về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, tác <br />
giả nói về trách nhiệm của chính mình với thời đại của mình: “Ư bách niên trung tu hữu <br />
ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”. Hai câu thơ đó được Tôn Quang Phiệt dịch là:<br />
Trong khoảng trăm năm cần có tớ<br />
Sau này muôn thuở há không ai?<br />
Nhận thức về sự hiện hữu của cái “tôi”, trách nhiệm của cái “tôi” đối với thời đại như <br />
vậy chẳng khác nào một ngọn lửa giữa đêm đông, một cây tùng giữa băng tuyết. Không <br />
phải là cái “tôi” hưởng lạc mà là cái “tôi” hành động, cái “tôi” tham gia vào sự “chuyển <br />
dời” của “càn khôn”. “Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc đó, có được một ý thức <br />
về cái “tôi” như vậy quả là cứng cỏi, đẹp vô cùng.<br />
Còn mối quan hệ giữa con người với muôn thuở thì tác giả lại đặt ra câu hỏi “Khởi thiên <br />
tải hậu cánh vô thùy?” (Sau này muôn thuở há không ai?) Hỏi nhưng thật ra là để khẳng <br />
định. Phan Bội Châu có niềm tin vào chính mình, lại càng có niềm tin vào cộng đồng, vào <br />
dân tộc. Thơ Phan Bội Châu xói vào tâm can người đọc, kích thích vào ý thức trách nhiệm <br />
của mỗi con người, giục giã con người hành động, chuyển dời tự nhiên, chuyển dời xã <br />
hội. Đấy chính là thơ của một nhà cách mạng.<br />
Sang hai câu luận, ông càng riết róng hơn về mối quan hệ giữa con người với non sông <br />
đất nước, giữa cuộc sống thực tại với sách vở của thánh hiền: Xuất dương lưu biệt:<br />
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế<br />
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”<br />
(Non sông đã chết sống thêm nhục<br />
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.)<br />
Phan Bội Châu sử dụng thủ pháp nhân hóa “non sông đã chết” khiến ta cảm thấy “giang <br />
sơn” (non sông) như một sinh mệnh, thật đau lòng.<br />
Non sông đã chết sống thêm nhục<br />
Nhiều nhà Nho thức thời cũng đã nói lên nỗi nhục mất nước, nhưng chưa có ai nói lên <br />
một cách triệt để, thống thiết như vậy. Đem sự sống chết của cá nhân mà gắn liền với sự <br />
vinh nhục của non sông đất nước thì không còn nghi ngờ gì nữa, Phan Bội Châu là nhà ái <br />
quốc vĩ đại. Sách vở của thánh hiền cũng chẳng rửa được vết nhơ nô lệ: Xuất dương lưu <br />
biệt:<br />
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài<br />
Không nên hiểu là Phan Bội Châu phủ định sách của thánh hiền, mà nên hiểu ông đã hành <br />
cái đạo của thánh hiền một cách sáng suốt, cái sáng suốt của một nhà cách mạng. <br />
Tóm lại, từ quan niệm sống “ư bách niên trung tu hữu ngã”, trong hai câu luận, tác giả tự <br />
dồn mình vào cái thế phải xuất dương cứu nước.<br />
Hai câu kết, tác giả thể hiện trọn vẹn chủ đề Xuất dương lưu biệt<br />
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ<br />
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”,<br />
(Muốn vượt biển Đông theo cánh gió<br />
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi).<br />
Hình ảnh đẹp, lãng mạn. “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió”, không gian rộng lớn của <br />
biển Đông sánh với chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ dịch rất hay, xứng với tinh thần <br />
của nguyên tác.<br />
Hình tượng thơ làm hiện lên trước mắt ta hàng ngàn đợt sóng sục sôi , lạ là không vỗ vào <br />
bờ mà “nhất tề phi” (cũng bay lên). Hình tượng vừa kì vĩ vừa thơ mộng thể hiện được <br />
tinh thần phơi phới, nhiệt huyết, thăng hoa của nhà thơ – nhà cách mạng. Xuất dương lưu <br />
biệt<br />
Muốn hiểu được Phan Bội Châu mà chưa đọc được hàng ngàn trang thơ của ông thì trước <br />
hết chỉ cần đọc bài thơ Xuất dương lưu biệt. Một bài thơ nhỏ cũng cho ta thấy được chí <br />
nam nhi của người anh hùng, thấy được chí lớn muốn dời non lấp bể, thấy được ý thức <br />
trách nhiệm của cái “tôi” đối với lịch sử, với dân tộc, thấy được quan niệm sống chết, <br />
vinh nhục, thấy được hoài bão lớn lao của một nhà chi sĩ muốn cứu dân cứu nước. Xuất <br />
dương lưu biệt<br />
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ này là những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta đã mất chủ <br />
quyền, hoàn toàn lọt vào tay thực dân Pháp. Tiếng trống, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, báo <br />
hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. <br />
Phan Bội Châu lúc này mới ba mươi tám tuổi, là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách <br />
mạng mới, quyết tâm vượt mình, bỏ qua mớ giáo lý đã quá lỗi thời của đạo Khổng để <br />
đón nhận tư tưởng tiên phong trong giai đoạn, mong tìm ra bước đi mới cho dân tộc, <br />
nhằm tự giải phóng mình. Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao nhiêu hy <br />
vọng…<br />
Xuất dương lưu biệt là một khúc hát giục giã lên đường. Đề tài này có tính chất truyền <br />
thống, nhưng tư tưởng lại rất mới mẻ. Bài thơ mang âm hưởng lạc quan nên đã khiến <br />
cho cảm xúc thể hiện trong bài thơ có chiều sâu, có sức gợi cảm mạnh mẽ. Đây là tráng <br />
ca của một vị anh hùng mà suốt đời không hề biết mệt mỏi trong hành động cứu nước <br />
thương dân.<br />
<br />