Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm Chí Phèo<br />
Bài làm<br />
Nói về người nông dân trong xã hội cũ, không thể không nhắc tới tác phẩm Chí Phèo của <br />
nhà văn Nam Cao. Ông đã xây dựng nhân vật điển hình là Chí Phèo và Thị Nở để hình <br />
tượng hóa những người nông dân sống bần cùng, khổ cực dưới ách thống trị tàn ác của <br />
bọn thực dân phong kiến. Bằng lối viết chân thực và ngòi bút sắc sảo, Nam Cao đã mang <br />
đến cho người đọc một tác phẩm có giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc. <br />
Giá trị hiện thực là những sự thật được phản ánh thông qua nhân vật và những sự kiện <br />
mà tác giả đề cập đến. Trong Chí Phèo, Nam Cao đã dựng lên một Chí Phèo với những <br />
bước ngoặt đầy nghiệt ngã và một thị Nở xấu đến mức ma chê quỷ hờn, nhưng chính thị <br />
lại là người tác động mạnh mẽ đến Chí Phèo. Chí Phèo bị bà ba dâm đãng của Bá Kiến <br />
lợi dụng, rồi bị đẩy vào tù. Chí ôm lòng hận thù theo mình suốt những năm tháng tù đày. <br />
Ra tù, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, suốt ngày ôm chai rượu say xỉn. Chí đi <br />
tới đâu là chửi tới đó. Vô tình, Chí lại rơi vào tay Bá Kiến và làm tay sai đắc lực cho hắn, <br />
chuyên đi đâm thuê chém mướn cho hắn. Chí trở nên “nổi tiếng” khiến ai cũng khiếp sợ. <br />
Sau đêm vô tình gặp thị Nở bên gốc chuối, hai người đã ở với nhau như vợ chồng. Bát <br />
cháo của thị như một ân nghĩa cao đẹp mà cả đời Chí lần đầu tiên được nhận. Nhưng <br />
được vài ngày, thị nghe lời bà cô quay lại cự tuyệt Chí. Chí đau khổ và lại rơi vào tuyệt <br />
vọng một lần nữa. Trong cơn uất hận, Chí cầm dao đến nhà Bá Kiến giết chết hắn rồi tự <br />
tử.<br />
Có lẽ nhà văn cũng rất buồn, rất đau khổ khi khái quát số phận nghiệt ngã của người <br />
nông dân qua nhân vật Chí Phèo. Là nhà văn, ông không thiếu những ngôn từ hoa mỹ. <br />
Nhưng với ông, văn chương chính là nơi để nói lên sự thật chứ không phải đánh bóng sự <br />
thật. Chí là một đứa trẻ mồ côi. Chí cũng rất hiền lành, chịu khó làm thuê làm mướn để <br />
kiếm sống. Nhưng xã hội bất công và giai cấp gian ác đã không cho Chí được sống yên <br />
bình trong kiếp người nông dân. Chí bị đẩy vào tù. Lòng uất hận vì bị tù oan khiến Chí <br />
thay đổi tính nết và cả ngoại hình. Chí ra tù với dáng dấp của một thằng “săng đá” và <br />
được Nam Cao cảm nhận bằng ba từ “trông gớm chết”. Chí xăm trổ, cái mặt câng câng, <br />
cái đầu cạo trọc lốc, cái răng trắng hếu… Những từ ngữ ấy quá đủ cho ta thấy Chí hiện <br />
giờ mang dáng hình của một kẻ “đầu gấu”. Đã thế, Chí còn chìm trong cơn say triền <br />
miên. Chí đi tới đâu là chửi tới đó. Nhưng không một ai thèm đáp lại tiếng chửi của Chí. <br />
Chí chỉ mong ai đó nói lên một tiếng để Chí biết rằng Chí vẫn được coi là người. Nhưng <br />
chỉ có tiếng lũ chó sủa inh ỏi và tiếng trẻ con nô đùa chạy theo trêu ghẹo Chí. Dường như <br />
Chí bị loại bỏ khỏi xã hội làm người.<br />
Hình ảnh của Chí lúc này là hình ảnh của những người nông dân bị bần cùng hóa như Chí. <br />
Họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tới bước đường cùng và đánh mất nhân cách của chính <br />
mình. Qua đó, Nam Cao muốn phơi bày tội ác của bọn thực dân phong kiến đã đẩy người <br />
nông dân vào tình cảnh này. Nếu không bị đẩy vào tù, Chí vẫn là một con người rất lương <br />
thiện, hiền lành và chịu khó. Chí vẫn sống với vai trò là một kẻ đi làm thuê làm mướn để <br />
tự nuôi thân. Và nếu xã hội không thành kiến với những kẻ ở tù về, có lẽ Chí cũng không <br />
phải chìm đắm trong những cơn say, cũng không phải gào thét lên những lời chửi rủa chua <br />
ngoa để mong có ai đó đáp lại lời mình, để Chí biết rằng Chí vẫn được coi là một con <br />
người thực sự. Nhưng bản chất xã hội lúc bấy giờ quá tàn ác, quá bất nhân. Chí đã trở <br />
thành con quỷ dữ, bọn chúng vẫn không tha.<br />
Dù Chí được gặp thị Nở nhưng đó cũng chỉ là một tình huống để Nam Cao dẫn dắt bước <br />
chân Chí đến nhà Bá Kiến, giết chết hắn để xóa tan đi phần nào sự phẫn nộ trong lòng. <br />
Thị Nở cũng là một nhân vật điển hình cho người nông dân. Dù thị dở hơi, xấu xí, xấu tới <br />
mức ma chê quỷ hờn nhưng đó lại là những nét thô sơ nhất của tự nhiên. Tạo hóa đã <br />
không ưu ái thị về vẻ bề ngoài nhưng lại đặt vào thị tấm lòng nhân hậu vô cùng lớn lao. <br />
Thị và Chí vô tình gặp nhau trong đêm tối. Sau cơn mê về xác thịt, tình yêu trong hai con <br />
người bần cùng nhất của xã hội đã nhen nhóm và trở thành ngọn lửa rực sáng. Chí được <br />
thị ban tặng cho bát cháo hành mà cả đời Chí cũng chẳng bao giờ dám mơ tới. Chí sống <br />
giữa cuộc đời nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên Chí tỉnh táo và cảm nhận được những <br />
hương vị của cuộc sống đời thường. Rất giản dị nhưng thật đẹp làm sao. Tiếng chèo <br />
thuyền, tiếng chim hót, tiếng mọi người đi chợ nói chuyện với nhau… Những âm thanh <br />
ấy ngày nào chẳng có, vậy mà hôm nay Chí mới để ý. Những tình tiết trong cuộc tình <br />
ngắn ngủi của Chí đã phản ánh một sự thật về bản chất của người nông dân. Dù họ đã <br />
phải trải qua bao cay đắng, nhưng sau cùng lòng lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ là có <br />
những lúc nó bị nhấn chìm bởi hoàn cảnh sống. Chính thị Nở đã làm cho bản chất của Chí <br />
sống lại. Nhưng cũng lại là thị đẩy Chí vào bước đường cùng thêm một lần nữa khi thị <br />
chối từ tình cảm của Chí.<br />
Sự kiện này nói lên một sự thật cay đắng về thành kiến, về quan niệm của dân làng Vũ <br />
Đại đối với những kẻ đã bị tha hóa như Chí. Họ nhìn Chí bằng ánh mắt khinh thường và <br />
họ không còn coi Chí là người nữa. Dù trước đó thị đã yêu Chí, đã có cảm giảm thinh <br />
thích khi khắc đến hai chữ vợ chồng, nhưng vì thị chỉ là người đàn bà ế chồng và dở hơi. <br />
Hơn nữa thị lại bị người bà cô của mình quán xuyến. Sự thật đau đớn khi bị người yêu cự <br />
tuyệt khiến Chí rơi vào đau khổ tột cùng. Những tưởng cuộc đời từ nay sẽ được yên ấm <br />
nhưng bi kịch lại đến. Chút hi vọng mong manh cuối cùng của Chí đã nhanh chóng bị dập <br />
tắt bởi thành kiến của xã hội. Lúc này Chí đã quyết định đến nhà Bá Kiến, giết chết hắn <br />
rồi tự kết liễu cuộc đời mình.<br />
Bá Kiến và cả gia đình hắn là đại diện cho tầng lớp thống trị tàn ác, bất nhân. Chính bọn <br />
chúng đã lợi dụng những người nông dân lương thiện như Chí, biến họ trở thành con quỷ <br />
dữ và không còn cơ hội được quay trở lại làm người nữa, khiến họ phải đi vào ngõ cụt và <br />
tận cùng là cái chết. Nhưng một kẻ liều lĩnh và đã trải qua quá nhiều biến cố như Chí, cái <br />
chết không còn là nỗi sợ hãi nữa. Chí chết nhưng trước khi chết, Chí muốn kéo theo cả <br />
kẻ đã làm mình ra nông nỗi này.<br />
Còn thị, dù thị dở hơi, nhưng khi Chí chết thị vẫn đủ tỉnh táo để nhìn xuống bụng và nghĩ <br />
đến một cái lò gạch bỏ hoang. Nam Cao không viết tiếp nhưng người đọc vẫn hiểu ý <br />
định của thị. Và đứa con trong bụng thị sẽ là một Chí Phèo con. Cuộc đời người nông dân <br />
vẫn còn nhiều người phải khổ. Chí Phèo chết chưa phải là đã hết. Bá Kiến chết cũng vẫn <br />
còn Lý Cường. Thậm chí hắn còn lạnh lùng và ác độc hơn Bá Kiến. Quá dễ dàng để Nam <br />
Cao viết lên cái kết có hậu nhưng ông trân trọng sự thật, và ông cũng muốn phơi bày sự <br />
thật về xã hội đương thời để người đọc thấy rằng cuộc sống người nông dân rất khổ <br />
cực. Họ vừa phải đương đầu với cuộc sống mưu sinh, vừa phải gồng mình lên gìn giữ <br />
lấy nhân phẩm của mình. Nhiều người đã gục ngã trước hoàn cảnh, lâm vào con đường <br />
tội lỗi và bị tha hóa nhân cách như Chí.<br />
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình và những lời văn chân thực, giàu cảm xúc, <br />
nhà văn đã bày vẽ lại cuộc sống thực tế của những người nông dân nghèo khổ trong xã <br />
hội cũ. Đồng thời ông cũng vạch tội bọn thực dân phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người <br />
nông dân vào cảnh sống lầm than. Chúng không những bóc lột tiền bạc, sức lao động của <br />
dân nghèo mà còn trà đạp lên tâm hồn và nhân cách cao cả của họ, biến họ thành những <br />
con quỷ dữ giữa cuộc đời.<br />
<br />