Phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
lượt xem 3
download
Vào Phủ Chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó là bức tranh phản ánh cuộc sống xa hoa ở chúa trịnh qua đó phê phán tầng lớp quan lại của thời trịnh. Đây cũng là bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, nó đối lập với cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân đang phải chịu cực khổ lầm than.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH BÚT PHÁP KÍ SỰ CỦA LÊ HỮU TRÁC QUA ĐOẠN TRÍCH VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH BÀI MẪU SỐ 1: Lê Hữu Trác là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã có rất nhiều những đóng góp to lớn trong nền văn học nước nhà, và tiêu biểu trong những sáng tác đó là bài kí sự Vào Phủ Chúa Trịnh, đã nói về một bức tranh hiện thực của cuốc sống trong phủ chúa. Tác giả đã vẻ lên một bức tranh đầy tội ác trong phủ Chúa Trinh, một cuốc sống xa hoa với bao tội ác của những viên chúa trong phủ chúa, trong xã hội nhân dân đang phải chịu cảnh cực khổ éo le của cuốc sống vì nghèo đói và bị áp bức bóc lột, nhưng hiện thực trong phủ chúa lại ăn chơi xã đọa không lo cho cuộc sống của nhân dân. Mở đầu bài kí sự đó là khung cảnh giàu sang của phủ chúa, đối lập với cuộc sống nghèo đói của nhân dân: Tôi ngẩng đầu lên đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thấm, gió đưa thoang thoảng mùi hương… Tôi nghĩ bụng: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Cuộc sống trong phủ chúa thật xa hoa nó làm cho con người chìm đắm trong những cơn say của đồng tiền và đây cũng là một bức tranh phê phán những lối ăn chơi xa đọa không lo cho dân cho nước như trong phủ chúa. Mọi vật mọi thứ trong phủ chua đang diễn ra trong một cảnh tấp nập và xa hoa, khung cảnh trong phủ chúa đang diễn ra và giường như nó đang bao vây nhưng tội ác của phủ chúa, đời sống nhân dân đang cực khổ, chúa không lo cho dân cho nước mà lúc nào cũng chỉ ăn chơi xa đọa và chỉ biết hưởng thụ, một cuốc sống lãng phí giàu sang, người người trong phủ chúa đang sống trong cảnh giàu sang, những đối lập với ngoài xã hội thì là hàng vạn nhũng con người đang sóng trong cảnh nghèo khổ và phải chịu biết ao những cực khổ đang đọa đầy thân xác và con người đó để có được tột cuộc sống xa hoa như trong phủ chúa, tác giả thật xuất sắc khi vẽ ra một bức tranh hiện thực này để tố cáo và phê phán những thế lực cầm quyền trong xã hội chỉ biết ăn chơi hưởng thụ mà không lo cho cuộc sống của nhân dân. “Đi qua độ năm, sáu lẩn trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cải sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cải giả bằng đổng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ” đây là đoạn văn nói về sự xa hoa trong phủ chúa nơi cung cấm và là nơi ăn chơi của những tên viên quan chỉ biết hưởng thụ mà thực dụng, có được một cuộc sống xa hoa đó là sự áp bức bóc lột đói với nhân dân lao động lầm than, nhân dân đang phải chịu cảnh khổ cực khi lao động và phải cống nạp hết những sản phẩm mà mình làm ra, chúa thì lấy những số tiền đó để ăn chơi xa đọa, không lo xây dựng đất nước giàu đẹp mà chỉ lo cho cuộc sống xa hoa trong phủ chúa của mình. Lê Hữu Trác thật tinh tế khi viết lên những bài bút kí hay như này, đây là một hiện thực đầy căm phẫn của nhân dân, tác giả viết ra một sự thật của xã hội phong kiến mục nát, cuộc đời cực khổ và phải chịu rất nhiều những điều cực khổ trong cuộc sống. Khung cảnh trong phủ chúa đã được Lê Hữu Trác khái quát qua mấy câu thơ tức cảnh: Lỉnh nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt, Cả trời Nam sang nhất là đây! Lầu từng gác vẽ tung mây, Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào. Đây là một hiện thực và tố cáo tội ác xa hoa của phủ chúa trong xã hội cũ, nhân dân lầm than và cần phải được cứu giúp nhưng chúa trịnh và toàn bộ những con người trong đó thì chỉ lo ăn chơi và hưởng lạc mà thôi. Qua đây chúng ta phải phê phán một tên quan ăn chơi xa đọa không lo cho dân cho nước, chỉ ham ăn chơi xa đọa và thỏa mãn những lợi ích cá nhân, cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ và làm thân khi bị áp bức sức lao động để có thể cống nạp cho vua quan ăn chơi hưởng lạc. Vào Phủ Chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó là bức tranh phản ánh cuộc sống xa hoa ở chúa trịnh qua đó phê phán tầng lớp quan lại của thời trịnh. Đây cũng là bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, nó đối lập với cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân đang phải chịu cực khổ lầm than. BÀI MẪU SỐ 2: Lê Hữu Trác xuất thân trong một gia đình quí tộc, giỏi binh thư, võ nghệ. Làm quan dưới thời chúa Trịnh được một thời gian, ông nhận thấy xã hội thối nát, cương thường lỏng lẻo, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất (1746), ông liền viện cớ cáo quan về nuôi mẹ già. Từ đó ông chuyên nghiên cứu y học vừa chữa bệnh cứu đời, vừa soạn sách, mở trường dạy học truyền bá y đức, y lí, y thuật. Ngày 12 tháng Giêng năm Cảnh Hưng 43 (1782), Lê Hữu Trác nhận được lệnh chúa triệu về kinh xem mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Sau đó một thời gian thì chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long đã thôi thúc ông cầm bút. Năm 1783 ông viết xong tập Thượng kinh kí sự bằng chữ Hán. Tập kí sự này là một tác phẩm văn học đích thực, đặc sắc giá, có giá trị sử liệu cao. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trong sách Ngữ văn 11-Nâng cao, tập 1 (Nxb. Giáo dục, H, 2007) thể hiện được đầy đủ những nét độc độc đáo trong bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác. Như đã biết kí là tên gọi chung cho một nhóm thể loại có tính giao thoa giữa báo chí với văn học. Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đương đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợi không khí. Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận xét, đánh giá. Kí bao gồm nhiều thể văn như bút ký, ký sự, phóng sự, du kí, hồi kí, nhật kí, tuỳ bút... Trong số đó kí sựthiên về ghi chép chi tiết, tỉ mỉ sự việc câu chuyện có thật. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của ký là ở những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Lê Hữu Trác sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất, trực tiếp tiếp cận cung cách sinh hoạt xa hoa của chúa Trịnh. Miêu tả - tỏ lòng kết hợp chặt chẽ với nhau, “miêu tả hiện thực thì quan sát tinh tường, tỏ lòng thì thành thực trung hậu, uyển chuyển, kín đáo”. Ngôn từ đậm chất đời thường và giàu hình ảnh chứ không còn đậm tính ước lệ, tượng trưng và giàu điển tích điển cố nữa. Nhà văn quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, thuật việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc. Thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả, góp phần làm nổi bật hai thế giới: thế giới vương giả sang trọng và thế giới quê mùa, giản dị, thế giới của người áo vải trong sáng và thế giới của quan quyền vẩn đục. Biện pháp liệt kê kết hợp với sự phân tích, phẩm bình sắc sảo làm tăng chất trữ tình cho một bức tranh hiện thực toàn vẹn về quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. Bút pháp kí sự (du kí, nhật kí, hồi kí...) kết hợp và hoà lẫn với bút pháp châm biếm văn khoa học xen kẽ văn trữ tình; suy nghĩ biện luận lồng với phản ánh thực tại, thuật sự và miêu tả thế giới hiện thực được bổ sung bằng những diễn biến nội tâm của chủ thể quan sát, cảm quan cá nhân vượt thoát khỏi rào cản người thật việc thật đạt đến yêu cầu khái quát với một giá trị thẩm mỹ cao... Tất cả điều đó tạo thành những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết kí của nhà văn. Tình huống đấu tranh nội tâm được triển khai hợp lí tôn thêm nhân cách cao đẹp của người thầy thuốc giỏi Lê Hữu Trác. Ban đầu Lê Hữu Trác nghĩ tới một phương thuốc cầm chừng, vô thưởng vô phạt nhằm tránh đi sự trói buộc của lợi danh, quyền thế. Ngay trong tâm tưởng nhà văn đã diễn ra sự giằng co, xung đột giữa sở thích cá nhân và y đức, lương tâm. Cuối cùng lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Con người nhân đức ở Lê Hữu Trác luôn tỉnh táo để có hành động sáng suốt như dám quên đi sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm cứu người, thẳng thắn trung thực khi nhận xét bệnh trạng của thế tử, lập luận về phương thuốc chữa bệnh chặt chẽ, thuyết giải về y lí sâu sắc, táo bạo... Mở đầu đoạn trích là một sự kiện cụ thể, chân thực. Tính chất kí trong bút pháp của Lê Hữu Trác thể hiện rõ ở cách ghi tỉ mỉ sự việc, thời gian. Nhà văn kết hợp biện pháp kể khách quan với nghệ thuật gợi không khí nhằm làm nổi bật hành động khẩn trương, gấp gáp của nhân vật: “Mồng một tháng 2. Sáng tinh mơ, tôi nghe tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi chạy ra mở cửa. Thì ra một người đầy tớ quan Chánh đường”... Rõ ràng, Lê Hữu Trác không chỉ chú trọng ghi việc, diễn ý mà còn tái tạo sự sống trong tính hoàn chỉnh của nó. Ở đây “trong việc có người”, người gắn chặt với cảnh, với môi trường hoạt động cụ thể. Câu văn của Lê Hữu Trác ngắn gọn, giàu thông tin, được viết ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không một chi tiết thừa. Lời văn giản dị, “chắc mà bay bổng”, vừa “truyền cảm” vừa truyền nhận thức. Người đọc có thể hình dung được rất rõ một cảnh huống đặc biệt đang xảy ra. Lần theo mạch tự sự, người đọc cũng có cảm giác hồi hộp lo âu rồi bất ngờ nhận ra một cái gì gần gũi quen thuộc như cảm nhận của nhân vật “Tôi” trong tác phẩm này. Trước mắt ta là hình ảnh nhân vật tôi đã dừng bước với tâm trạng ngạc nhiên, thoáng một chút thất vọng. Nhịp kể đột ngột chậm lại để ghi người, ghi việc rõ nét hơn, đầy đủ hơn. Hai chữ “thì ra” vừa diễn tả được tâm trạng người viết, tạo ấn tượng về sự khám phá, vừa gọi ra được người thật, việc thật. Nhân vật tôi không hiện ra qua hình dáng cụ thể. Trước hết anh ta xuất hiện qua giọng nói, qua cảm nhận về âm thanh, và rõ hơn ở hành động. Nhân vật tôi xuất hiện với tư cách một người trong cuộc, trực tiếp tham gia, liên quan đến sự việc được miêu tả trần thuật lại. Vì thế ngay từ đầu truyện người đọc đã có cảm giác đây không phải là câu chuyện hư cấu, mà chính là bức tranh cuộc sống đang hiện hữu . Khi tự sự, tả người, tác giả không vay mượn những khuôn mẫu, chất liệu có sẵn mà hướng tới khai thác chất liệu đời thường, đời tư. Ở đây lời đối thoại của nhân vật người đầy tớ được thể hiện một cách tự nhiên, đúng với vị thế chức phận của hắn: “có thánh chỉ triệu cụ vào. Quan truyền mệnh hiện đang ở nhà cụ lớn con, con vâng mệnh chạy đến đây báo tin...”. Lê Hữu Trác coi trọng việc kể lại có ngọn ngành, chuộng sự thực, ưa sắp xếp sự việc cho đầy đủ mạch lạc có đầu có cuối, nên dường như cứ một đoạn hay một câu nói về hành động của tên đầy tớ lại là lời tự thuật về hành động, cảm nhận của Lê Hữu Trác: “Nghe tiếng gõ cửa... tôi chạy ra...”, “người đầy tớ nói... tôi bèn”, “tên đầy tớ chạy... tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết”. Mạch văn chặt chẽ nhờ sự thể hiện thành công cái lô gíc nhân quả của sự kiện, hành động. Ban đầu ta tưởng như nhân vật tôi là người chủ động, nhưng càng đọc càng thấy nhân vật tôi bị cuốn vào hết sự việc này đến sự việc khác. Mở đầu đoạn trích cấu trúc câu văn ngắn gọn, dần dần được mở rộng hơn. Dường như mỗi câu là một tâm tình, cảm nhận, một sự việc, hành động. Người đọc vừa đồng cảm với nỗi vất vả và hành động bất đắc dĩ của nhân vật tôi vừa đồng tình với Lê Hữu Trác ở thái độ mỉa mai châm biếm sự lộng quyền, tiếm lễ của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một thầy thuốc lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ. Không gian nghệ thuật của tác phẩm ngày càng được mở rộng hơn theo bước chân, và cách nhìn của nhân vật xưng Tôi. Bức tranh toàn cảnh về phủ chúa Trịnh không chỉ có bề rộng mà còn có chiều sâu, với một sức gợi mạnh mẽ. Theo nhân vật Tôi quang cảnh ở phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ, không ở đâu sánh bằng: Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa với những hành lang quanh co nối tiếp nhau, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác. Khuôn viên phủ chúa rộng, có trạm dừng chân được kiến trúc thật kiểu cách, với cảnh trí thiên nhiên kì lạ. Trong vườn, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Bên trong là những Đại đường, gác tía với kiệu son, võng điều, đồ dùng của chúa được son son thiếp vàng, đồ dùng tiếp khách ăn uống cũng đều là mâm vàng, chén bạc, của ngon vật lạ... Đến nội cung của thế tử phải trải qua 6 lần trướng gấm. Nơi ở của thế tử rất sang trọng, có sập thếp vàng, ghế rồng bày nệm ấm, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt... Đoạn tả cảnh nội cung thế tử khá kĩ lưỡng vừa có giá trị hiện thực đặc sắc - tái hiện một cuộc sống âm u, thiếu sinh khí, thiếu sự sống, sức sống - vừa đảm nhận chức năng tạo ra cái lí thuyết phục các nhận xét của Lê Hữu Trác ở đoạn văn này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn - Giáo án Ngữ văn 8
12 p | 978 | 72
-
Giáo án bài 8: Chiếc lá cuối cùng - Ngữ văn 8
9 p | 856 | 42
-
Giáo án bài 11: Câu ghép - Ngữ văn 8
9 p | 516 | 42
-
Giáo án bài 12: Câu ghép (tiếp theo) - Ngữ văn 8
8 p | 845 | 36
-
Giáo án tuần 10 bài LTVC: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 406 | 26
-
Bài 3: Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 1053 | 25
-
Giáo án bài 5: Từ Hán Việt - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 386 | 24
-
Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 488 | 21
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Luyện tập tạo lập văn bản - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 430 | 15
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Đại từ - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 311 | 12
-
Bài 1: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 271 | 9
-
Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 303 | 9
-
Bài 2: Bố cục trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 240 | 9
-
Bài 1: Mẹ tôi - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 201 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn để dạy - học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trong chương trình Ngữ Văn 12 trung học phổ thông
50 p | 7 | 5
-
Bài 5: Trả bài tập làm văn số 1 - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 182 | 4
-
Có thể xem bài thơ Lai Tân là bức tranh thu nhỏ của cái chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch được không? Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ luận điểm trên?
4 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn