Đề bài: Phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ của Quang Dũng<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Một trong những nhà thơ cách mạng của văn học nước nhà, không thể không nhắc đến <br />
một nhà thơ nổi tiếng đó chính là nhà thơ Quang Dũng, ông là người tài hoa, vẽ tài, hát <br />
giỏi, thơ hay. Trong sự nghiệp sáng tác của ông có rất nhiều tác phẩm hay được lồng vào <br />
đó là những hình tượng rất đẹp, đó là hình tượng đôi mắt.<br />
<br />
Có thể kể đến một số tác phẩm nổi tiếng của ông như bài thơ Tây Tiến, Đôi mắt người <br />
Sơn Tây,.. hình tượng đôi mắt được tác giả đan xen vào trong bài thơ rất nhiều, đôi mắt là <br />
hình tượng mà chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều trong thơ của Quang Dũng, đó là hình <br />
tượng đẹp, đôi mắt chính là nơi chứa đựng rất nhiều cảm xúc của con người, qua đôi mắt <br />
có thể nhận ra tính cách của mỗi người, nhiều cung bậc cảm xúc vui, buồn có thể nhìn <br />
thấy đôi mắt hiện rõ nhất. Có nhiều những tác phẩm nổi bật và được đan xen vào đó là <br />
những cung bậc cảm xúc riêng của chính tác giả đối với những hình tượng nổi bật và vô <br />
cùng đặc sắc, có thể thấy hình tượng đôi mắt xuất hiện rất nhiều trong thơ Quang Dũng, <br />
khi đi nghiên cứu và khảo sát, chúng ta mới thấy rằng, hình tượng đó được nổi bật lên <br />
trên nền văn học, với những chi tiết vô cùng độc đáo và giàu ý nghĩa to lớn, những tác <br />
phẩm đó ngập tràn cảm xúc, và những tình cảm chân thành được đan xen và lồng ghép <br />
vào đây đó là ngập tràn những hình tượng thơ xuất sắc và giàu cảm xúc.<br />
<br />
Để có thể dùng hình ảnh đôi mắt để diễn tả những cảm xúc thì đòi hỏi người tác giả có <br />
những cách quan sát một cách tinh tế đầy trữ tình, lồng vào những vần thơ là những cảm <br />
xúc đậm đà, khó phai, khiến người đọc cũng cảm nhận được những giá trị trong mỗi câu <br />
thơ, để hiểu được tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình, <br />
của đất nước con người quê hương yêu dấu của mình.<br />
<br />
Trong từng tác phẩm thì tác giả lại dùng hình ảnh đôi mắt để biểu đạt nên ý thơ của <br />
mình, như trong bài thơ Tây Tiến có vẻ khác với hình tượng đôi mắt của bài Đôi mắt <br />
người Sơn Tây, như chúng ta đều thấy đôi mắt trong Tây Tiến là “mắt trừng gửi mộng <br />
qua biên giới”, đây là đôi mắt của những người chiến sĩ trong những đêm gian lao vất vả, <br />
và sự căm thù trước những kẻ thù xâm lược, đôi mắt đó là đôi mắt của sự căm thù, và đôi <br />
mắt muốn nhìn xuyên thấu được âm mưu của kẻ thù, chỉ muốn dùng đôi mắt để cho bọn <br />
giặc trả lại hòa bình cho đất nước mình, đôi mắt đó vừa là nhớ thương những người ở <br />
lại, những người thân ở quê hương, và đôi mắt nhớ thương những điều đã qua, để có thể <br />
làm được những điều đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cho rất nhiều con người và cuộc sống <br />
của mỗi chúng ta, giá trị của nó đối với nhân loại là nâng cao được những tầm hiểu biết <br />
mạnh mẽ trong tận dụng với ý nghĩa sâu sắc của tác giả về việc sử dụng hình tượng đôi <br />
mắt trong bài thơ.<br />
<br />
Đối với bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây đôi mắt đó lại được biểu hiện theo một cách <br />
khác với những nỗi buồn riêng, nó đậm đà và mang ngập tràn những cảm xúc và tình cảm <br />
sâu sắc về con người, những tình cảm đó mang đậm giá trị và sự sống đang dần ngập tràn <br />
trong những tình cảm riêng “Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương” trong bài thơ này tác giả <br />
sử dụng hình ảnh đôi mắt để nói lên tâm tư của mình, thể hiện một nỗi buồn, tất cả <br />
những biểu hiện mới mẻ và mang một ý nghĩa to lớn đã đan xen và xuất hiện trong bài <br />
thơ, đó là những cung bậc cảm xúc riêng của con người, mang theo bao nhiêu dòng cảm <br />
xúc và những nỗi nhớ da diết, tình cảm đó đậm đà và sâu lắng trong cuộc đời cũng như <br />
những hình ảnh đó đang từng ngày ngập tràn lên trên bầu trời những nguồn ánh sáng lay <br />
động và tỏa ra trên nền trời xanh những điều mát lành và tươi sáng nhất, Đôi mắt ấy có <br />
cái vui, cái buồn, cái sầu quạnh, u uất nhưng cũng có cả nhớ thương, trong sáng. Dù lặp <br />
lại hình ảnh những mỗi một đôi mắt nhà thơ vẽ lên đều mang một nét sắc thái khác nhau. <br />
Phải chăng nó biểu thị cho những cảm xúc tuyệt vời và vẻ đẹp tâm hồn mỗi người, là nơi <br />
chứa chan những tình cảm một cách chân thành và nó vô cùng da diết cho con người, <br />
những tình cảm đó đang dần chứa đựng những cảm xúc sâu lắng và mang nhiều ý nghĩa <br />
tốt đẹp cho con người, biết bao nhiêu cảm xúc và sự yêu thương đã chứa đựng trong <br />
những vần thơ của tác giả, chính là làm nên nhựa sống ngập tràn và tình cảm chân thành <br />
nhất.<br />
<br />
Bằng cách sử dụng hình tượng đôi mắt Quang Dũng rất biết biến hóa theo những tình tiết <br />
của vần thơ, cảm nhận của mình theo bối cảnh, cùng với đó là nét đẹp dịu dàng, mạnh <br />
mẽ, cuốn hút của đôi mắt để nói lên tâm trạng của tác giả khiến cho ai khi đọc câu thơ <br />
lên cảm nhận luôn được rất nhiều cảm xúc đang chứa đựng trong đôi mắt tâm hồn lấp <br />
lánh, xuất hiện trong thơ của Quang Dũng đã mang một tình cảm riêng, đôi mắt ở đây <br />
biểu tượng cho những nỗi nhớ mong, đó là một phương tiện hữu ích để có thể hàm chứa <br />
những thông tin và bao nhiêu cảm xúc của con người, chúng ta đều có thể thấy được điều <br />
đó qua vô vàn những hình ảnh giàu sức sống và nó ngập tràn cho cuộc sống của chúng ta <br />
những điều tốt lành và có giá trị nhất, hay đơn giản một hình ảnh thơ với đôi mắt người <br />
con gái xinh đẹp. Đó là đôi mắt biết cười khiến cho lòng ai phải bâng khuâng xao xuyến, <br />
biểu hiện của đôi mắt cũng như cho thấy cảm xúc con người rất phong phú và rất có hồn, <br />
đó là những cảm xúc tuyệt vời và cũng là nơi tâm hồn con người được mở rộng.<br />
<br />
Có rất nhiều cách để giúp nhà thơ Quang Dũng sử dụng hình tượng đôi mắt để bộc lộ <br />
được cảm xúc của mình trong các bài thơ, mỗi bài lại sử dụng một cách riêng, rất độc đáo <br />
và đầy tình cảm, cảm xúc. Mỗi vẻ đẹp đều được biến hóa rất phong phú, đôi mắt nơi <br />
chứa đựng những tâm hồn chân chất nhất, giá trị ý nghĩa mà người đọc cảm nhận được.<br />