Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Đào trong truyện ngắn "Mùa Lạc" của <br />
Nguyễn Khải<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Nhân vật trung tâm của "Mùa Lạc" là Đào. Đây là một thành công đáng kể của tác phẩm <br />
này nói riêng, của đời văn Nguyễn Khải nói chung. Nguyễn Khải đã chọn một phụ nữ <br />
bình thường như vô vàn phụ nữ khác trong cuộc đời. Và đây cũng là một cách điển hình <br />
hóa rất riêng của ngòi bút Nguyễn Khải<br />
<br />
Phải nói ngay rằng Đào có một ngoại hình không mấy hấp dẫn. Chỉ bằng vài nét, Nguyễn <br />
Khải đã dựng lên một người phụ nữ vất vả trong cuộc đời, lận đận trong tình duyên: <br />
dáng người thấp, chân ngắn bàn tay có những ngón thô, khuôn mặt thô, gò má cao, nhiều <br />
đốm tàn nhang, đôi mắt nhỏ hẹp, đưa đi đưa lại rất nhanh Những đường nét ấy cho thấy <br />
Đào khỏng phải là người xinh xắn. Rất may trên khuôn mặt ấy ta thấy có một cái miệng <br />
tươi, một chiếc răng khểnh. Những nét đó nói rằng Đào là người thông minh, sắc sảo.<br />
<br />
Quả thực, những đặc điểm bên ngoài đó đã hé mở cho chúng ta đôi điều về tính cách của <br />
chị. Đào là một người yêu chồng thương con, chịu thương chịu khó, đảm đang, tháo vát. <br />
Những nét nổi bật và độc đáo ở người phụ nữ này là thông minh sắc sảo, cứng cỏi đến <br />
mức đáo để. Dào tuy ít học, nhưng bù lại, chị có một vốn hiểu biết văn hoá dân gian dồi <br />
dào, thuộc nhiều tục ngữ ca dao. Chị lại vận dụng vốn kiến th ức c ủa dân gian ấy một <br />
cách rất linh hoạt. Nhất là những lần đối đáp, trả đũa những người hoặc vô tình hoặc hữu <br />
ý chạm đến những rủi ro, mất mát, chua xót của đời mình. Khi nói về nhan sắc tuổi trẻ <br />
thì:<br />
<br />
"Trâu quá xa, mạ quá thì<br />
<br />
Hồng nhan bỏ bị còn gì là xuân"<br />
<br />
Khi nói đến sự luống tuổi của mình thì:<br />
<br />
"Mỗi năm một tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi”<br />
Đặc biệt là cái lần trả đũa ai đó đã đem mình một người goá chồng xấu xí gắn cho Huân <br />
một chàng thanh niên đẹp trai, lại là con cán bộ, thỉ lời lẽ của chị trở nên gai góc, sắc <br />
nhọn. Vốn hiểu biết văn hóa dân gian ở chị đã thực sự trở thành "vũ khí" để phản công lại <br />
đối phương. Chị Đào đến trước mặt Huân:<br />
<br />
''Huệ thơm bán một đồng mười<br />
<br />
Huệ tàn nhụy rữa giá đôi lạng vàng.<br />
<br />
Giá đôi lạng vàng chứ chửa vị tất đã bán đâu anh Huân ạ!"<br />
<br />
Những câu nói như thế đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại sắc bén của một người phụ nữ <br />
đau khổ. Song điều quyết định đến tư tưởng của câu chuyện cũng như giá trị của tác <br />
phẩm là ở những diễn biến trong thân phận của Đào.<br />
<br />
Cuộc đời của người đàn bà này diễn ra trên hai chặng lớn và hoàn toàn tương phản nhau. <br />
Nếu trước khi lên Điện Biên chị là người đàn bà gặp nhiều bất hạnh đã chán sống, thỉ sau <br />
khi lên Điện Biên, lòng yêu đời trở lại và chị tìm thấy niềm vui hạnh phúc của mình. <br />
Cuộc sống mới đã đền bù lại những gì mà chị đã bị số phận cướp đi<br />
<br />
Như muôn vàn người phụ nữ nông thôn bình thường khác, chị có ước mơ về một hạnh <br />
phúc thật giản dị. Đó là một tổ ấm gia đình. Và chị đã từng có một hạnh phúc như thế. <br />
Chị đạt được ước mơ này cũng muộn và không phải hoàn toàn như ý. Chị đã có một gia <br />
đỉnh, có chồng, có con, đã từng được làm vợ, làm mẹ, từng được chăm sóc, vun vén cho <br />
cái tổ ấm ấy. Nhưng chẳng may chồng chị lại vướng vào cờ bạc, và vì cờ bạc nên đã bỏ <br />
chị mà đi, đến lúc hối cải trở về, thì chỉ sống với chị được vài năm rồi chết. Bao nhiêu <br />
tình cảm của người đàn bà chị dồn hết cho đứa con. Những đứa con cũng chỉ sống một <br />
thời gian ngắn rồi cũng cướp công chị. Chị thành người đàn bà trắng tay. Những gì chị <br />
chắt chiu gìn giữ, vun xới đều bị số phận cướp đi hết. Chị sa vào tình trạng khủng hoảng.<br />
<br />
Khi người đàn bà đã mất đi cái hạnh phúc của mình đang có trong tay, thì dường như họ <br />
cũng mất luôn nhiệt tình sống. Đào bắt đầu bước vào những ngày chán chường, cùng cực. <br />
Dường như, Dào cũng muốn vào hùa với số phận để tàn phá nốt phần đời còn lại của đời <br />
mình. Chị đã chọn công việc hoàn toàn trái ngược với bản tính người phụ nữ, đó là nghề <br />
buôn xa. Nay Cao Bằng, mai Lạng Sơn, mùa vải về thì Hưng Yên, mùa nhãn thì sang Nam <br />
Định, cứ đòn gánh trên vai, ngày nắng cũng như mưa, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, <br />
không gìn giữ... Rõ ràng chị đã sống như một người tiêu cực, lao vào công việc, tự dấn <br />
thân vào vất vả để quên đi nỗi bất hạnh<br />
<br />
Và Nguyễn Khải tỏ ra rất am hiểu tâm lý phụ nữ trong việc miêu tả nhân vật của mình. <br />
Nhà văn đã thể hiện được một quy luật trớ trêu, chua xót: khi người ta rơi vào bất hạnh <br />
thì sẽ sa vào chán chường và khi nỗi chán chường đến cùng cực thì người ta cũng mất <br />
luôn cái tài sản của giời mình ấy là nữ tính. Chị Đào đã sống như là ném mình vào sự dầu <br />
dãi để cho nỗi cực nhọc tàn phá quăng đời còn lại của mình. Đồng thời chị cũng mất luôn <br />
nhu cầu chăm sóc đến hình thức, nhan sắc. Một thời gian sau. tóc chị đỏ quạch như chết, <br />
răng phai không buồn nhuộm<br />
<br />
Như vậy. trước khi lên Điện Biên, Đào đã bị những mất mát đau khổ riêng đè nặng, khiến <br />
chị hoàn toàn thụ động trước số phận. phó mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy. Có thể nói đó là <br />
một cơn khủng hoảng kéo dài. Chị đang trải qua những ngày đen tối nhất của đời mình.<br />
<br />
Cuộc đời của Đào cứ như thế tiếp diễn không biết đến bao giờ. nếu như không có những <br />
ngày lên Điện Biên. Có thể nói, lên Điện Biên là bước ngoặt mở ra cuộc đời mới cho chị. <br />
Và ngòi bút của Nguyễn Khải cũng thực sự sâu sắc. tinh tế trong việc tập trung mô tả <br />
đoạn đời thứ hai này của Đào<br />
<br />
Thực ra, Đào lên Điện Biên hoàn toàn không phải với một động cơ tích cực mà vẫn theo <br />
tâm lý của kẻ chán đời. Với tâm lý "con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi <br />
cũng chồn chân”, Đào đã tỉm lên Điện Biên để mà quên đời. Lên một nơi xa lạ, không gặp <br />
bất kì người quen nào để khỏi phải nhớ lại quá khứ đau khổ và bất hạnh của mình. Trong <br />
đoàn người hồ hởi lên Điện Biên để xây dựng cuộc sống mới thì Đào mang một động cơ <br />
riêng, một nỗi niềm riêng có vẻ như lạc lõng.<br />
<br />
Nhà văn Nguyễn Khải khi mô tả nhân vật Đào đã rất am hiểu và tôn trọng quy luật tâm lý <br />
của cuộc sống. Ngay cả những người có khả năng thích ứng với môi trường mới, thì cũng <br />
khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Mà mọi sự thay đổi đểu phải có quá trình có thời <br />
gian của nó. Đào cũng vậy, những ngày đầu lên Điện Biên, chị là người mang nặng mặc <br />
cảm. Những ý nghĩ xưa cũ, những định kiến lạc hậu đã cầm tù chị, làm cho chị luôn xa <br />
lánh mọi người, không dễ hòa nhập. Chị vẫn sống, vẫn làm việc nhưng không phải bằng <br />
sự gắn bó, bằng một niềm hứng khởi. Mà trái lại, chị lao vào công việc cũng chỉ để mà <br />
tìm quên Đào sống thu mình thui thủi một mình một bóng, tự cô lập mình trước tập thể.<br />
<br />
Cuộc sống ở nông trường Điện Biên được Nguyễn Khải mỏ tà có thể nói là cuộc sống lí <br />
tưởng đối với những người như Đào. Bởi đây là một cuộc sống sôi động, vô tư, nó cuốn <br />
con người đi với nhịp sống hăng say, không ai còn bị gánh nặng của quá khứ đeo đẳng. <br />
Họ sống hết mình với hiện tại và tha thiết với tương lai. Đồng thời, đội sản xuất của <br />
Đào còn là một tổ ấm, mỗi thành viên đều được quan tâm, được chăm lo, ai cũng biết <br />
giúp đỡ, nâng niu. san sẻ cho nhau. Chính vì thế mà tâm lí của Đào dần dần thay đổi. Từ <br />
một người mang nặng mặc cảm, Đào dần dần đã tự giải phóng khỏi những mặc cảm của <br />
mình. Hàng ngày được chứng kiến nhịp sống vô tư và sôi động, Đào thấy sự lạc lõng của <br />
mình thật sự vô lí. Càng ngày chị càng thấy những định kiến của mình không phù hợp một <br />
chút nào với nhịp sống mới. Mặt khác những người trong đội sản xuất đã chủ động gần <br />
gũi với chị, động viên khuyên bảo, thuyết phục làm cho cách nghĩ cũ của chị cứ lung lay <br />
dán. Chị mới nhận ra một chân lý giản dị nhưng mới mẻ đối với chị: người ta không thể <br />
chỉ sống với quá khứ mà cần phải sống với hiện tại và tương lai. Người ta sinh ra ở đời <br />
như đôi đũa có đôi, không ai sống một mình mãi mãi được. Cứ thế, quan niệm mới ngày <br />
một ngày hai đã hình thành trong đầu óc của chị.<br />
<br />
Tuy nhiên, sự tác động của môi trường chỉ là nhân tố khách quan, nếu thiếu yếu tố chủ <br />
quan thì cũng không thể có sự thay đổi. May thay, khát vọng hạnh phúc ở người đàn bà <br />
quá lứa lỡ thì này, té ra chưa hoàn toàn tắt hẳn. Những ngày chán chường, chị không dám <br />
mơ đến hạnh phúc, nhưng khát khao ấy vẫn âm ỉ cháy trong lòng chị. Nhiều hôm ốm đau <br />
phải nằm nhờ nhà bạn, nâng bát cơm bốc khói do bạn đưa cho, nhìn thấy gia đình bạn ấm <br />
cúng, chị lại nhớ tiếc cái gia đình đã mất của mình. Nếu không còn khao khát, hẳn lòng <br />
chị sẽ không gợn lên một chút tiếc nuối nào. Rồi những buổi đứng máy tuốt lạc với <br />
Huân, nhìn bộ ngực và đôi vai để trần đỏ như đồng hun dưới ánh nắng cao nguyên, lòng <br />
chị lại dây lên một nỗi thèm khát về một gia đình có người chồng khỏe mạnh như thế. Rõ <br />
ràng, tác động của cuộc sống chung quanh chỉ là sự khơi dậy, là sự thổi bùng lên cái ngọn <br />
lửa âm ỉ trong lòng chị. Và cuối cùng, trong mùa thu hoạch lạc, con người này đã thực sự <br />
thay đổi<br />
<br />
Qua việc mô tả nhân vật Đào trong quá trình đổi thay căn bản về tính cách và thân phận, <br />
Nguyễn Khải đã ca ngợi cuộc sống mới mà cách mạng và nhân dân đang nhen lên trên <br />
khắp đất nước. Cuộc sống ấy thực sự là một quan hệ xã hội tốt đẹp mà mỗi thành viên <br />
trong đó đều cảm nhận được hạnh phúc rất cụ thể. Đó là cuộc sống mà mỗi thành viên <br />
đều được chăm lo nâng đỡ, ai cũng tìm được hạnh phúc cho riêng mình. Bằng cách ấy nhà <br />
văn đã ca ngợi công ơn đổi đời to lớn của cach mang. Cuộc sống mới đã đền bù được <br />
nhưng mất mát của số phận mà cuộc sống cũ không thể nào làm được<br />
<br />
Nội dung câu chuyện còn chứa đựng một triết lý sâu xa Không phải ngẫu nhiên mà <br />
Nguyễn Khải mô tả sự đổi thay của Đào diễn ra trên mảnh đất Điện Biên. Đây là mảnh <br />
đất chiến tranh từng ngự trị. trước kia chỉ có đạn bom và cái chết. Trước, mảnh đất ấy đã <br />
chết trong lòng chị Đào thì nay đang sống lại. Trước kia Đào tưởng mình đã đến cái bước <br />
tận cùng của đời mình. Nhưng không phải. cái chết khổng tiêu diệt được sự sống. Trái <br />
lại, sự sống đang nảy sinh từ cái chết ở nông trường Điện Biên, người ta tặng nhau <br />
những dây dù để làm võng, những vỏ mìn cóc làm bình hoa, vỏ pháo sáng làm ống đựng <br />
giấy khai sinh. Những phương tiện vốn dùng để tiêu hủy sự sống này đang trở thành <br />
những đồ vật chăm lo cho cuộc sống. Trong lòng Đào cũng có một đổi thay như thế, chị <br />
đã phá bỏ mối mặc cảm của mình để hòa nhập với cuộc đời, bước qua giới hạn của mình <br />
để đến bến bờ hạnh phúc mới. Đúng là "ớ đời này không có con đường cùng, chỉ có <br />
những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy". Đó <br />
thực sự là một triết lí nhân sinh được rút ra từ cuộc đời nhân vật Đào, nhưng ý nghĩa của <br />
nó thỉ không chỉ dừng lại ở riêng "Mùa lạc". Bởi vì đời người là gì, nếu không phải là một <br />
nỗ lực không ngừng để liên tục bước qua những ranh giới của riêng mình? Đó cũng chính <br />
là ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.<br />