Đề bài: Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình<br />
<br />
Bài làm:<br />
<br />
Những năm tháng chiến tranh đã lùi xa, song những vết thương chiến tranh vẫn còn đọng <br />
lại cùng năm tháng. Những ngày tháng chiến tranh ấy ta cũng có thể tìm thấy trong truyện <br />
ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Đặc biệt nhân vật chị Chiến được tác giả xây <br />
dựng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.<br />
<br />
Cũng giống như nhân vật Việt, chị Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ <br />
giàu truyền thống yêu nước. Ở chị, hội tụ nhiều vẻ đẹp về tính cách cũng như tâm hồn.<br />
<br />
Chị Chiến kế thừa những đặc điểm của mẹ. Chị hiện lên với “hai bắp tay tròn vo sạm <br />
đỏ màu cháy nắng”, “thân người to và chắc nịch”. Đó là vẻ bề ngoài của một con người <br />
lo toan, gánh vác chịu đựng gian khổ. Chị Chiến giống mẹ từ cử chỉ đến điệu bộ, thói <br />
quen, cách nói năng. Chính Việt cũng nhận ra rằng “chị nói in như má vậy”.<br />
<br />
Đặc biệt, chị Chiến kế thừa từ má những đức tính đảm đang, tháo vát. Khi má mất, chị <br />
thay má lo toan, quán xuyến mọi việc trong nhà. Trong cái đêm trước khi đi tòng quân, <br />
Việt phó thác mọi việc trong nhà cho chị, nằm kềnh ra ván cười khì khì … thì chị Chiến <br />
sắp xếp mọi công việc chu đáo, cẩn thận. Chị nói bằng “cái giọng rành rọt tiếng nào ra <br />
tiếng nấy”. Điều đó chứng tỏ một điều rằng chị đã suy nghĩ rất kĩ càng trước khi bàn bạc <br />
với em. Chiến sắp xếp từ những việc nhỏ nhất đến việc hệ trọng, không bỏ qua bất cứ <br />
điều gì từ việc bé đến việc lớn trong gia đình: viết thư cho chị Hai, gửi thằng út em nhờ <br />
chú nuôi giúp, cho xã mượn nhà…Thậm chí những công việc như đem “nồi lu, chén đĩa <br />
…” sang gửi chú. Chiến tỏ rõ là người có trách nhiệm, là một người chị thay mặt ba má <br />
thu xếp việc nhà trước khi đi làm việc nước.<br />
<br />
Chiến là người con gái có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. Câu nói của chị đã chứng minh <br />
điều ấy: “Nếu giặc còn thì tao mất”. Lời nói của chị chứa đựng lòng căm thù giặc sục <br />
sôi, ý chí chiến đấu mãnh liệt, lòng quyết tâm tiêu diệt đến cùng. Chiến lên đường nhập <br />
ngũ với khí phách không thua kém gì những người con trai. Chị khắc ghi lời dạy của chú <br />
Năm. Chị nói với Việt: “Chú Năm nói….chú chặt đầu”. Lời nói đó của chị như một lời <br />
hứa, lời thề với chính bản thân cũng như với những người đi trước. Chị Chiến quyết tâm <br />
chiến đấu đến cùng, chừng nào chưa được trả thù nhà thì chị chưa về. Cũng giống như <br />
má của mình, chị Chiến sáng ngời những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam <br />
trong kháng chiến: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.<br />
<br />
Chị Chiến còn là người rất giàu tình cảm. Chị thương hết mực cậu em trai mình. Chị <br />
thường nhường nhịn Việt. Khi bảo Việt viết thư cho chị Hai, Vi ệt không viết, chị liền <br />
viết thay em. Duy nhất, chỉ có việc ghi tên đi tòng quân là chị không nhường Việt. Bởi vì <br />
chị Chiến lo lắng co Việt, không muốn em mình phải đối mặt với những hiểm nguy. Chị <br />
muốn việt ở nhà lo mọi việc cùng với chú Năm. Tuy nhiên, bên trong con người chị Chiến <br />
vẫn có giữ được những nét nữ tính. Chị thường để một chiếc gương trong túi. Đó là nhu <br />
cầu làm đỏm, làm đẹp mà bất cứ cô gái nào đều yêu thích. Điều này cũng cho thấy rằng, <br />
Nguyễn Thi là một nhà văn rất am hiểu tâm lý con người, đặc biệt là tính cách và tâm hồn <br />
của chị Chiến.<br />
<br />
Có thể nói rằng, chị Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam <br />
những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị và Việt đều bước tiếp và phát huy <br />
những truyền thống yêu nước vốn có của gia đình, xứng đáng với sự kỳ vọng của Chú <br />
Năm. Và cũng không thể không nhắc tới sự thành công trong việc miêu tảm xây dựng <br />
ngoại hình và tính cách nhân vật rất thành công của Nguyễn Thi. Nhân vật chị Chiến cũng <br />
để lại nhiều tình cảm yêu mến trong lòng người đọc.<br />