intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích nhân vật Rô-mê-ô trong đoạn kịch “Thề nguyền” rút trong kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” của kịch tác giả Sếch-xpia

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân vật Rô-mê-ô qua trích đoạn Hồi II, cảnh 2 vở bi kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là một chàng trai phong nhã, đa tình. Chàng đã sống với một nỗi khát vọng tình yêu nồng cháy. Mặc cho mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, Rô- mê-ô đã cải trang đến dự hội hoá trang do gia đình Ca-piu-lét tổ chức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích nhân vật Rô-mê-ô trong đoạn kịch “Thề nguyền” rút trong kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” của kịch tác giả Sếch-xpia

Đề  bài: Phân tích nhân vật Rô­mê­ô trong đoạn kịch “Thề  nguyền” rút trong kịch  <br /> “Rô­mê­ô và Giu­li­ét” của kịch tác giả Sếch­xpia<br /> Bài làm<br /> Nhân vật Rô­mê­ô qua trích đoạn Hồi II, cảnh 2 vở bi kịch “Rô­mê­ô và Giu­li­ét” là một <br /> chàng trai phong nhã, đa tình. Chàng đã sống với một nỗi khát vọng tình yêu nồng cháy.<br /> Mặc cho mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ  Môn­ta­ghiu và Ca­piu­lét, Rô­ mê­ô  <br /> đã cải trang đến dự hội hoá trang do gia đình Ca­piu­lét tổ chức.<br /> Rô­mê­ô đã sống hết mình trong một mối tình thắm thiết với Giu­li­ét, một giai nhân của  <br /> gia đình Ca­piu­lét. Chàng rất dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận mọi trở  ngại, gian nguy. <br /> Khu vườn có tường cao “vượt qua thật khó”; nhưng với chàng trai đa tình thì có đáng ngại  <br /> gì! Lưỡi gươm tử  thần chờ  sẵn nếu họ  hàng gia đình Ca­piu­lét bắt gặp chàng  ở  nơi  <br /> vườn khuya. Sức mạnh tình yêu đã cho Rô­mê­ô tất cả, như chàng đã nói: “Tôi vượt được  <br /> tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu mấy bức tường đá ngăn sao được tình  <br /> yêu, mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm, người nhà em ngăn sao nổi tôi”. Và  <br /> lại, “Kẻ chưa hề bị  thương thì há sợ  gì sẹo”. Lưỡi kiếm của sự  thù hận không đáng sợ <br /> mà chỉ có “ánh mắt” của người thương, “khoé mắt yêu thương” của tình nhân mới đáng <br /> sợ, “còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm” của kẻ hận thù. Nếu “nàng hãy nhìn <br /> tôi với khoé mắt yêu thương là tôi chẳng ngại gì hận thù của họ nữa”.<br /> Rô­mê­ô đã yêu say đắm Giu­li­ét. Tiểu thư  con gái gia đình Ca­piu­lét là một giai nhân <br /> tuyệt thế, mà mỗi lời nói của nàng như thấm sâu vào tâm hồn chàng, làm cho chàng khao  <br /> khát uống lấy từng lời, chàng chỉ tha thiết: “Hỡi nàng tiên lộng lẫy hãy nói nữa đi!”.<br /> Giu­li­ét là “nàng tiên kiều diễm” từng làm đắm đuối Rô­mê­ô. Nàng có đôi mắt đẹp trong  <br /> sáng tuyệt vời. Khi “hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng” đã “thiết tha  <br /> nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”. Cặp mắt của nàng như vì sao trên bầu trời <br /> “sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ  lên tiếng  <br /> hót vang vì tưởng là đêm đã tàn “. Rô­mê­ô say đắm trước nhan sắc kiều diễm của Giu­li­<br /> ét. Nhìn thấy người đẹp “tì má lên tay”, chàng ao ước trở  thành chiếc bao tay, “để  được <br /> mơn trớn gò má ấy”. Má của nàng rực rỡ “làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi, như ánh  <br /> dương làm ánh đèn phải thẹn thùng”. Nếu như nữ thần Ái Tình nhờ  nhan sắc rực rỡ  mà  <br /> làm cho thần Dớt đắm đuối thì Giu­li­ét cũng vậy, với cặp mắt sáng trong, với đôi gò má <br /> rực rỡ đã làm cho Rô­mê­ô say đắm. Sếch­xpia đã cực tả nhan sắc lộng lẫy của Giu­li­ét  <br /> để  thể  hiện trái tim rực lửa trong tình yêu của Rô­mê­ô. Rất đa tình nên chàng đã ngây <br /> ngất khi nghe nàng tiên yêu quý nói, đã mê say “chiêm ngưỡng” nhan sắc tình nhân: “Hỡi <br /> nàng tiên lộng lẫy hãy nói nữa đi! Đêm nay trên đầu ta, nàng tỏa ánh hào quang như một  <br /> sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những đám mây lười nhẹ lướt trên không trung, khiến <br /> kẻ trần tục phải ngước đôi mắt thịt mà chiêm ngưỡng”.<br /> Rô­mê­ô sống hết mình vì một tình yêu thắm thiết. Khi nghe Giu­li­ét thiết tha: “Rô­mê­ô <br /> chàng ơi, chàng hãy từ bỏ tên họ đi…, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em”, thì Rô­mê­ô <br /> cởi mở  lòng mình: “Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh <br /> mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ còn là Rô­mê­ô nữa”. Để quên đi mối hận thù  <br /> truyền kiếp, món nợ máu thâm thù của hai dòng họ, Rô­mê­ô bày tỏ nỗi lòng với tất cả sự <br /> hy sinh vô cùng cao cả. Tất cả cho tình yêu, tất cả vì tình yêu nên chàng đã phủ định: “Hỡi  <br /> nàng tiên kiều diễm, nếu nàng chẳng ưa tên họ đó của tôi, thì tôi chẳng phải là Rô­mê­ô <br /> mà cũng chẳng thuộc họ Môn­ta­ghiu”.<br /> Rô­mê­ô không thể “kéo dài kiếp sống mà thiếu tình nàng “Tình yêu đã đem đến cho Rô­<br /> mê­ô lòng kiên nhẫn, sự  sáng suốt và tinh thần dũng cảm như  chàng đã nói: “Ái tình, ái <br /> tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên” và “tôi cũng sẵn sàng liều mình vì <br /> báu vật” như tay thuỷ thủ dám đi tới những “nơi bờ biển xa xăm nhất”. Với Rô­mê­ô thì <br /> trái ngọt tình yêu hạnh phúc phải tìm kiếm, phải dấn thân với tất cả  lòng kiên nhẫn và  <br /> tinh thần dũng cảm.<br /> Rô­mê­ô đã sống vì một tình yêu nồng cháy, sắt son thuỷ  chung. Lúc đầu, chàng lấy  <br /> “mảnh trăng thiêng liêng kia đang dát bạc trận những ngọn cây trĩu quả” làm chứng nhân  <br /> cho lời thề. Nhưng trước lời khẩn cầu của người yêu “xin chàng đừng lấy trăng kia mà <br /> thề thọt…”, thì Rô­mê­ô “xin thề trước linh hồn”, và chỉ ước ao được cùng Giu­li­ét “trao  <br /> lời thề chung thuỷ”. Trong đêm tình tự, Rô­mê­ô và Giu­li­ét đã định ngày giờ gặp lại để <br /> bàn việc “xe tơ kết tóc”. “Chín giờ sáng ngày mai” thì Giu­li­ét sẽ cho người tới gặp Rô­<br /> mê­ô để bàn định việc làm phép cưới bí mật. Đó là giờ phút thiêng liêng. Mọi sự đợi chờ <br /> đều khắc khoải, đối với Giu­li­ét và Rô­mê­ô thì “đằng đẵng như hai chục năm trường”.<br /> Rô­mê­ô phải lưu luyến chia tay Giu­li­ét khi trời sắp sáng. Chàng  ước ao người yêu sẽ <br /> trở  thành “con chim non của mình”, và bản thân chàng muốn “được làm con chim của  <br /> em”. Đó là sự hoá thân kì diệu của lứa đôi trong một tình yêu chung thuỷ. Phút chia tay đã  <br /> diễn ra trong tình lưu luyến. Rô­mê­ô chúc cho Giu­li­ét được ngủ ngon với sự thanh thản <br /> của tâm hồn. Lòng vui sướng tràn trề”, rời khỏi khu vườn nhà Ca­piu­lét, chàng nghĩ là <br /> “phải đến ngay tu phong cua cha linh hồn” để  “cầu người giúp đỡ”. Khi trái ngọt hạnh <br /> phúc đã kề môi, Rô­mê­ô được sống trong những giây phút thần tiên.<br /> Qua cảnh tình tự, thề nguyền và đính  ước, Sếch­xpia đã khám phá và thể  hiện một cách <br /> tuyệt vời vẻ  đẹp tâm hồn của Rô­mê­ô. Chàng đã sống và thề  nguyền với một tình yêu <br /> nồng nàn say đắm và thuỷ  chung. Chàng đã dũng cảm và quyết tâm vượt qua mọi thử <br /> thách thù hận dai dẳng của hai dòng họ để đi tới một hôn nhân. Với Rô­mê­ô thì tình yêu <br /> mạnh hơn cái chết. Lọ  thuốc độc và cái chết của chàng nơi hầm mộ  gia đình Ca­piu­lét <br /> sau này là một minh chứng hùng hồn cho khát vọng của một chính nhân quân tử  được <br /> sống vì một tình yêu đẹp và cũng dám chết vì một tình yêu thủy chung.<br /> Tính cách nhân vật Rô­mê­ô đã được Sếch­xpia thể  hiện một cách cảm động tuyệt đẹp  <br /> trong quan hệ  giữa cái lý tưởng và cái đời thường trần trụi, giữa cái cao cả  và cái thấp  <br /> hèn, giữa ái tình và thù hận, giữa hạnh phúc và chia ly. Quan hệ   ấy đã diễn biến qua  <br /> những xung đột kịch lôi cuốn, hấp dẫn.<br /> Cảnh tình tự, thề nguyền và đính ước của Rô­mê­ô,và Giu­li­ét mãi mãi là bản tình ca say  <br /> đắm, nồng nàn; nó đã khẳng định tình yêu đã chiến thắng thù hận. Chung thuỷ là sắc màu, <br /> ý vị của bản tình ca này, Cũng như Giu­li­ét, Rô­mê­ô đã sống hết mình vì tình yêu, đã coi <br /> tình yêu là khát vọng.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2