intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích số phận của người phụ nữ xưa thông qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Số phận người phụ nữ xưa luôn là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà văn nhà thơ. Nó trở thành đề tài nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc, tạo ra nhiều tác phẩm hay bất hủ như tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Trong hai tác phẩm này ta thấy Mị và bà cụ Tứ, cũng như vợ cu Tràng đều là những người phụ nữ khốn khổ, chịu nhiều tai ương trong cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích số phận của người phụ nữ xưa thông qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

Đề bài: Phân tích số phận của người phụ nữ xưa thông qua hai tác phẩm Vợ nhặt <br /> và Vợ chồng A Phủ <br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Số phận người phụ nữ xưa luôn là đề  tài nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà văn <br /> nhà thơ. Nó trở  thành đề  tài nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc, tạo ra nhiều tác phẩm <br /> hay bất hủ như tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của nhà <br /> văn Tô Hoài.<br /> <br /> Trong hai tác phẩm này ta thấy Mị  và bà cụ  Tứ, cũng như  vợ  cu Tràng đều là những  <br /> người phụ nữ khốn khổ, chịu nhiều tai ương trong cuộc sống.<br /> <br /> Hoàn cảnh sống khó khăn đã khiến cho những người phụ nữ sống thu mình, chịu đựng tới <br /> mức chai lì và mất dần cảm xúc trong của con người.<br /> <br /> Trong tác phẩm vợ  nhặt hình  ảnh vợ  cu Tràng hiện lên chanh chua, là người không có <br /> lòng tự trọng, chỉ vì sự đói khổ mà cô có thể gạ gẫm người khác mời ăn, rồi ngồi xuống  <br /> húp hết một chập bốn bát bánh đúc một cách ngon lành. Rồi những lời nói bông đùa mà <br /> theo người ta về nhà làm vợ. Không cần cưới xin, hai họ làm chứng…<br /> <br /> Chính sự đói khổ  đã khiến con người trở nên không còn lòng tự  trọng, không còn sự  lựa <br /> chọn nào khác, nên người phụ  nữ  trở  nên như  vậy. Họ  bị  tước đoạt mọi quyền sống, <br /> quyền hạnh phúc, sự lạc hậu nghèo đói đã khiến cho người phụ  nữ thay đổi, không còn <br /> giữ được phẩm hạnh, lòng tự trọng của mình. Nhưng tự trong sâu thẳm tâm hồn họ  vẫn  <br /> mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc. Một gia đình, đúng nghĩa quây quần sớm tối <br /> bên nhau.<br /> <br /> Thân phận người phụ nữ xưa dù bị dòng đời xô đẩy nghiệt ngã tới mức nào thì vẫn luôn  <br /> giữ cho mình một tấm lòng thủy chung son sắc. Đúng như bài thơ của Hồ Xuân Hương đã <br /> viết:<br /> <br /> “Thân em vừa trắng lại vừa tròn<br /> Bảy nổi ba chìm với nước non<br /> <br /> Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn<br /> <br /> Mà em vẫn giữ tấm lòng son”<br /> <br /> Vợ cu Tràng tuy có vẻ ngoài “chỏng lỏm”, chua ngoa, đanh đá nhưng thực chất bên trong  <br /> cô lại là người vô cùng hiền thục. Từ khi trở thành vợ cu Tràng cô đã thay đổi hoàn toàn,  <br /> dù thấy cái nghèo đói nhà chồng hiện ra trước mặt nhưng vẫn điềm nhiên chấp nhận, nén <br /> lại tiếng thở dài.<br /> <br /> Cô biết cùng mẹ  chồng chăm lo vun vén nhà cửa, biết chuẩn bị bữa sáng trong gia đình  <br /> chồng. Trở thành người phụ nữ đúng nghĩa.<br /> <br /> Nội tâm cô gái này là người yêu hạnh phúc gia đình và mong ước có một gia đình, một tổ <br /> ấm thật sự. Chính vì vậy khi được Tràng và bà cụ Tứ chấp nhận cô đã biến đổi hoàn toàn  <br /> gỡ bỏ lớp gai xù xì của mình để trở thành người con dâu đảm đang hiền lành.<br /> <br /> Trong tác phẩm “Vợ  chồng A Phủ” Mị  là nhân vật vô cùng đáng thương, cô vì món nợ <br /> của gia đình với nhà thống lý Pá Tra mà trở thành con dâu bắt nợ của họ. Phải sống cuộc  <br /> sống câm lặng như  con rùa rúc đầu trong xó cửa hết ngày này qua tháng khác, cam chịu <br /> cảnh bị đè nén, đánh đập làm việc như con trâu con bò trong nhà họ. Tới con trâu khi làm  <br /> việc còn có buổi tối được nghỉ ngơi, nhưng số phận Mị sống trong nhà thống lý thì không <br /> có giây phút nào được nghỉ.<br /> <br /> Mị  nhiều lần định ăn lá ngón để  kết thúc số  phận mình nhưng cô lại nghĩ tới những  <br /> người thân của mình. Nếu cô chết đi thì gia đình nhà thống lý sẽ ép cha mẹ cô không thể <br /> nào sống nổi trong bản này. Chính vì thương gia đình mà Mị cam chịu cuộc sống nô lệ bị <br /> đày đọa cả về thể xác lẫn tâm hồn trong gia đình quyền hành đó.<br /> <br /> Mị  sống mà như  đã chết, cuộc sống chẳng khác nào địa ngục trần gian cô thường bị <br /> chồng mình là A Sử trói vào đánh đập khi không làm theo ý nó. Những khi nó chán đời hay  <br /> buồn bực việc gì nó cũng sẵn sàng mang cơn tức giận trút lên thân thể cô. Sống lâu trong <br /> cái khổ Mị quen dần Mị coi như mình là người đã chết tâm hồn cô đã chết, chỉ có thể xác <br /> là lay lắt sống qua ngày mà thôi.<br /> <br /> Nhưng rồi mọi chuyện đã thay đổi khi Mị  nghe tiếng sáo gọi bạn  ở  chợ  tình mùa xuân.  <br /> Tiếng nhạc đó đã thức tỉnh tâm hồn tưởng như  đã chết trong Mị  từ  lâu khiến Mị  cảm  <br /> thấy mình còn trẻ lắm.<br /> <br /> Mị  muốn đi chơi, nhiều người phụ  nữ  có chồng có con vẫn đi chơi chợ  tình trong mùa  <br /> xuân có sao đâu. Mị muốn đi chơi, chính sự chuyển biến tâm lý đó của Mị đã khiến cô bị <br /> trả  giá. Cô bị A Sử  trói vào cột nhà đánh tới tấp, nhưng chính trận đòn đó đã thức tỉnh ý  <br /> thức làm người trong Mị thôi thúc Mị vùng lên đấu tranh đòi quyền sống.<br /> <br /> Hành động Mị cởi trói cho A Phủ và giải phóng mình khỏi nhà thống lý là một hành động  <br /> đòi quyền làm người vô cùng chính đáng. Nó thể  hiện chân lý “Con giun xéo mãi cũng <br /> quằn”.<br /> <br /> Thông qua hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” ta thấy những số phận phụ nữ <br /> xưa vô cùng đau khổ. Họ  bị  tước đoạt mọi quyền sống quyền làm người, quyền hạnh  <br /> phúc. Nó thể hiện sự tàn ác của chế độ cũ.<br /> <br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2