Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề: Đất - người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là giúp học sinh được tìm hiểu kiến thức về đất, vai trò của đất đối với nông nghiệp, một số loại đất nông nghiệp của Việt Nam. Phân tích hậu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên đất không hợp lý, ô nhiễm đất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề: Đất - người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài. 2 2. Mục tiêu đề tài. 2 3. Phạm vi nghiên cứu. 3 4. Điểm mới của đề tài. 3 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 1. Cơ sở khoa học 4 1.1. Cơ sở lí luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn 7 2. Thực hiện giải pháp: Tổ chức dạy học Chủ đề : Đất – Người bạn nhà nông - theo hướng phát triển năng lực học sinh. 9 2.1 . Mục tiêu chủ đề 9 2.2. Xác định phương pháp dạy học chủ đề: Dạy học theo dự án. 10 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề 10 3. Kết quả đạt được. 22 PHẦN III: KẾT LUẬN 24 PHỤ LỤC I. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 25 PHỤ LỤC II: ẢNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TẠI LỚP 39 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 1
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng quy luật tự nhiên và nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của đời sống con người. Thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ chưa mang lại hiệu quả cao. Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng vẫn chủ yếu là phương pháp truyền thống thầy đọc – trò ghi. Việc rèn luyện kĩ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh phổ thông thụ động trong việc học tập môn Công nghệ, đa số học sinh coi là môn phụ nên học sinh không lo kết quả, không có hứng thú học tập. Các phương pháp dạy học tích cực đã, đang được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học, tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ chưa trở thành nhu cầu bức xúc với từng giáo viên, học sinh. Công văn số 1769/SGD-ĐT/GDTrH ngày 04/09/2020 của Sở GD - ĐT Nghệ An hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2020- 2021 khẳng định “ Xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề đảm bảo các yêu cầu về phương pháp, hình thức dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học, học liệu và phương án kiểm tra đánh giá quá trình dạy học và đảm bảo dạy học phân hóa, sát đối tượng. Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu Sách giáo khoa, tài liệu để tiếp cận và vận dụng kiến thức, dành nhiều thời gian trên lớp tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành bảo vệ kết quả học tập của mình”. Xuất phát từ thực trạng đó, trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ 10, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Dạy học chủ đề: Đất- người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh”. 2. Mục tiêu đề tài. 2
- Học sinh được tìm hiểu kiến thức về đất, vai trò của đất đối với nông nghiệp, một số loại đất nông nghiệp của Việt Nam. Phân tích hậu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên đất không hợp lý, ô nhiễm đất. Học sinh được trải nghiệm, phân loại một số loại đất có tại địa bàn thị xã Cửa Lò và một số vùng của Nghi Lộc. Học sinh có cái nhìn tổng thể, logic và biện chứng về đất và vai trò của đất trong cuộc sống con người. Có thể vận dụng sự kiến thức được học trong nhà trường để làm những việc có ý nghĩa để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên đất, bảo vệ môi trường. Từ đó học sinh có thể rút ra những bài học cho bản thân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ môi trường. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước. 3. Phạm vi nghiên cứu. Một số bài học trong chương I - Công nghệ 10: Bài 7: Một số tính chất của đất trồng. Bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất. Bài 9: Biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Bài 11: Thực hành : Quan sát phẫu diện đất. 4. Điểm mới của đề tài. - Hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Học sinh được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu các loại đất tại địa bàn thị xã Cửa Lò và một số vùng Nghi Lộc. - Giúp học sinh tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất, xói mòn đất, bạc màu đất.... và đề xuất một số biện pháp cải tạo, xây dựng mô hình thử nghiệm. - Hình thành lòng yêu quê hương đất nước, bảo vệ nguồn tài nguyên đất và bảo vệ môi trường. 3
- 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp điều tra hứng thú học tập của học sinh đối môn Công nghệ 10. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 4
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận Khái niệm cơ bản về dạy học chủ đề Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội: Dạy học theo chủ đề - chuyên đề là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế các chủ đề để dạy học và tổ chức dạy học chủ đề đó. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập. Chủ đề dạy học có thể xem như một nội dung học tập/đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất định trong quá trình học tập. Dạy học theo chủ đề tăng cường sự tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới đa chiều, tích hợp vào nội dung kiến thức các ứng dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn người học, rèn luyện đồng thời được cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Như vậy, về bản chất thì dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm , đơn vị kiến thức, nội dung bài học, ý tưởng, … có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học (chủ đề tích hợp liên môn), hoặc hợp phần của một môn học (chủ đề đơn môn). Đây là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau làm thành nội dung học tập trong một chủ đề, làm cho nội dung chủ đề học tập trở nên ý nghĩa hơn, thực tế hơn, qua đó học sinh có thể tự hoạt động học tập nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Những nét đặc trưng của dạy học theo chủ đề - Dạy học theo chủ đề mang tính tích hợp: nội dung của chủ đề dạy học được tích hợp những nội dung từ một số đơn vị kiến thức, bài học, môn học khác nhau (tích hợp liên môn) hay trong cùng môn học (chủ đề đơn môn) có liên hệ với nhau làm thành nội dung học tập trong một chủ đề. Dạy học theo chủ đề còn tích hợp các vấn đề trong đời sống xã hội và các kĩ năng thực hành trong thực tiễn. 5
- - Dạy học theo chủ đề mang tính định hướng hành động, tự học: trong dạy học theo chủ đề, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học theo nội dung của chủ đề học tập, học sinh được giao nhiệm vụ và đóng vai trò là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động tương tác, tìm kiến tri thức một cách tự lực thông qua việc hoàn thành sản phẩm cụ thể của chủ đề học tập. Thông qua dạy học theo chủ đề sẽ rèn luyện được cho HS các kĩ năng tự học và kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo. - Dạy học theo chủ đề mang tính cộng tác làm việc: các nhiệm vụ học tập được phân công theo các nhóm học sinh nên giữa các học sinh phải có sự phân công nhiệm vụ, trao đổi và thảo luận kiến thức với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình. - Dạy học theo chủ đề nhấn mạnh được các đặc trưng của PPDH tích cực: các đặc trưng của PPDH tích cực như tổ chức hoạt động học tập của học sinh, các hoạt động học tập của học sinh là chuỗi các hoạt động tương tác, học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học (Giáo viên tổ chức một chương trình xung quanh một chủ đề và học sinh được giao nhiệm vụ là người chịu trách nhiệm chính), tích hợp các vấn đề của đời sống đều được thể hiện khá rõ ràng. - Dạy học theo chủ đề định hướng vào hứng thú của người học: thông qua dạy học theo chủ đề sẽ tạo môi trường học tập mà ở đó giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của học sinh, tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau được phát huy. Cho phép học sinh tự xây dựng kiến thức thông qua việc hoàn thành những sản phẩm cụ thể. Đồng thời dạy học theo chủ đề sẽ phát triển ở học sinh những kỹ năng sống, kỹ năng phối hợp làm việc trong nhóm học tập; học sinh được tự đưa ra quyết định, chủ động giải quyết những vấn đề phức tạp, áp dụng được những kiến thức, kỹ năng học được vào thực tiễn. Nội dung gắn liền với thực tiễn và hình thức học tập hợp tác đã tạo sự hứng thú, tích cực của học sinh trong quá trình học tập. - Dạy học theo chủ đề định hướng thực tiễn cuộc sống: nội dung mà các chủ đề đề cập đến thường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, liên quan đến các hiện 6
- tượng xảy ra trong cuộc sống mà đa số người học quan tâm và muốn tìm hiểu thông qua các tình huống khởi động cũng như các nội dung trong hoạt động luyện tập, vận dụng và sáng tạo của chủ đề. - Dạy học theo chủ đề định hướng đến đối tượng người học khác nhau: thông qua dạy học theo chủ đề, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học hướng đến các đối tượng học sinh khác nhau, tùy điều kiện và năng lực người học, giáo viên có thể linh động tổ chức các hoạt động học tập đến hoạt động “luyện tập”, “vận dụng” hay hoạt động “tìm tòi mở rộng” tùy vào từng đối tượng học sinh. Thông thường hoạt động “tìm tòi mở rộng” trong dạy học theo chủ đề chủ yếu được khuyến khích hướng tới đối tượng là học sinh khá giỏi, tuy nhiên, cũng qua nội dung và hệ thống câu hỏi được soạn sẵn, giáo viên có thể hướng dẫn và khích lệ các đối tượng học sinh trung bình tích cực nghiên cứu để hoàn thành nội dung chủ đề. Chính đặc trưng này đã giảm bớt áp lực đối với giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động dạy học so với các hình thức tổ chức dạy học truyền thống. Quy trình xây dựng 1 chủ đề dạy học Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọng vẹn một vấn đề học tập. Trên cơ sở nội dung Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, tài liệu tập huấn chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học và tài liệu dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học, quy trình xây dựng 1 chủ đề dạy học như sau: Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng chủ đề dạy học. Bước đầu tiên là phân tích nội dung của chương trình để xác định chủ đề trọn vẹn, từ chủ đề lớn có thể phân chia thành các chủ đề nhỏ hơn phù hợp cho việc dạy học trên lớp. Về thời lượng của 1 chủ đề dạy học: số lượng tiết cho một chủ đề nên có dung lượng vừa phải (khoảng 2 đến 5 tiết) để việc biên soạn và tổ chức thực hiện khả thi, đảm bảo tổng số tiết của chương trình của từng môn sau khi biên soạn lại có chủ đề không vượt hoặc thiếu so với thời lượng quy định trong chương trình hiện hành. Bước 2: Xác mạch nội dung kiến thức và định mục tiêu của chủ đề dạy học. 7
- Để xác định mạch nội dung kiến thức của chủ đề, giáo viên cần nghiên cứu sách giáo khoa và từ các bài học, căn cứ chuẩn kiến thức để xác định những nội dung người học cần được học trong mỗi chủ đề. Mạch nội dung kiến thức thường sẽ có 2 nhóm vấn đề chính là nhóm kiến thức cơ sở khoa học và nhóm kiến thức vận dụng kiến thức cơ sở vào trong thực tiễn cuộc sống. Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (ma trận cấp độ tư duy). Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Bước 4: Thiết kế các câu hỏi/bài tập để sử dụng trong dạy học, kiểm tra đánh giá chủ đề. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng. Các câu hỏi/bài tập cần nhấn mạnh đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học. Vì vậy, nội dung câu hỏi/bài tập có những điểm khác biệt. Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện trong nhiều tiết khác nhau và dưới các hình thức khác nhau. Trong kế hoạch thực hiện cần thể hiện rõ mỗi nội dung (mục đề) được thực hiện dưới hình thức nào (trên lớp hay trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm vườn trường hay tại cơ sở sản xuất, địa phương, ...) với thời gian bao nhiêu tiết, thiết bị dạy học và học liệu, …. Hình thức tổ chức trên lớp chủ yếu là các hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân hay nhóm qua phiếu học tập, các file PowerPoint, video, bài báo cáo, …. Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học. Thiết kế tiến trình dạy học bao gồm 5 hoạt động là: Khởi động/mở bài, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng. - Hoạt động khởi động: với mục đích là kích thích hứng thú người học trước khi học bài mới hoặc huy động các kiến thức học sinh đã có phục vụ cho việc học kiến thức mới. - Hoạt động hình thành kiến thức mới: học sinh được trải nghiệm và hợp tác, 8
- chia sẻ để học kiến thức mới của chủ đề, đồng thời qua đó rèn luyện và phát triển các kĩ năng tự học cho học sinh. - Hoạt động luyện tập và vận dụng: là 2 hoạt động giúp học sinh luyện tập các kiến thức và kĩ năng đã học thông qua các câu hỏi/bài tập và vận dụng các kiến thức vừa học được vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễ. - Hoạt động tìm tòi mở rộng: học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức ngoài những kiến thức đã học được. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chủ đề theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Việc xây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu: - Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng. - Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. - Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức. 1.2. Cơ sở thực tiễn Về chương trình môn học: - Chương trình môn học còn một số bất cập, nội dung kiến thức khá nhiều, thời lượng thực hành, vận dụng còn hạn chế. - Một số nội dung khó dạy, kiến thức mang tính hàn lâm, thiếu tính khả thi cho vùng miền. - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học. Về Giáo viên: 9
- - GV còn xem nhẹ môn Công nghệ, tâm lí giáo viên không thích dạy môn Công nghệ. - Phần lớn giáo viên là kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn đào tạo, thậm chí có giáo viên thiếu giờ thì dạy thêm một số tiết Công nghệ, giáo viên không đầu tư chuyên môn, không sáng tạo khi dạy học dẫn đến học sinh không hứng thú. Về học sinh: Tiến hành nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh đối với môn Công nghệ 10. KHẢO SÁT HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VỀ MÔN CÔNG NGHỆ 10 Khảo sát được thực hiện tại 3 lớp 10A1, 10A3, 10D2 trong năm học 2020- 2021 Không đồng Đồng ý Không ý kiến Nội dung hỏi ý SL % SL % SL % 1.Em thích học môn Công 32 25,6% 14 11,2% 79 63,2% nghệ 10. 2.Em thấy môn Công nghệ 10 khó hiểu, kiến thức không cập 77 61,2% 15 12% 33 26,8% nhật với thời đại. 3.Em không tìm thấy lý do gì để học môn CN 10 trừ đó là 98 78,4% 10 8% 17 13,6 môn học bắt buộc. 4. Em tập trung nghe giảng và 35 28% 24 19,2% 66 52,8% phát biểu ý kiến. 5.Em có thể học được kiến thức môn Công nghệ từ gia 28 22,4% 26 20,8% 71 56,8% đình, báo chí, mạng internet... 10
- 6. Kiến thức môn Công nghệ 10 có thể giúp ích cho em 28 22,4% 21 16,8% 76 60,8% trong cuộc sống. Qua khảo sát, thu được một số kết quả sau: - Cảm nhận về môn học Công nghệ 10: Đa học sinh không thích học môn Công nghệ 10, chỉ có 25,6% học sinh thích học môn học này, 78,4% học sinh cho rằng môn Công nghệ 10 là môn học bắt buộc trong chương trình. Như vậy đa số học sinh có cảm nhận không tốt về môn học này. - Phương pháp học: Các em không có thói quen tự học, tự tìm hiểu môn Công nghệ 10 ngoài thời gian học trên lớp. Học sinh học tập một cách thụ động để hoàn thành điểm số theo yêu cầu môn học (chỉ có 28% học sinh tập trung nghe giảng và phát biểu ý kiến và 22,4% học sinh tự học kiến thức môn Công nghệ 10 ngoài sách giáo khoa). - Thái độ môn học: Số học sinh chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Công nghệ với việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống ( Chỉ có 22,4% học sinh nhận thức đúng công nghệ giúp ích trong cuộc sống). - Về đề xuất để tăng hiệu quả việc học môn Công nghệ: Tất cả học sinh được khảo sát đều đề xuất tăng giờ thực hành, chuyển từ kiểm tra kiến thức thông thường sang hình thức kiểm tra bằng thực hành, nội dung học tập cần gắn liền với thực tế cuộc sống xung quanh học sinh. 2. Thực hiện giải pháp: Tổ chức dạy học Chủ đề : Đất – Người bạn nhà nông - theo hướng phát triển năng lực học sinh. 2.1 . Mục tiêu chủ đề Phẩm chất năng lực Mục tiêu STT Năng lực đặc thù Nhận thức công nghệ Nêu được vai trò của đất trồng. 1 11
- Trình bày được khái niệm, thành phần và tính chất 2 của đất trồng. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và hậu quả 3 gây ô nhiễm đất. Trình bày nguyên nhân, hậu quả biện pháp sử dụng 4 đất xói mòn. Trình bày khái niệm, phân loại, tác dụng của đất sạch 5 - Nêu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất. Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp sử dụng cải tạo 6 đất. Sử dụng công nghệ để xác định các chỉ tiêu đất trồng tại Cửa Lò và Nghi Lộc: loại đất, độ pH, độ thoát Sử dụng công nghệ 7 nước, sinh vật đất. Nhận biệt được xu thế sử dụng đất sạch trong nông 8 Đánh giá công nghệ nghiệp hiện đại. Đánh giá sản phẩm đất sạch. Đánh giá được mô hình chống xói mòn đất. 9 Thiết kế được mô hình chống xói mòn đất. 10 Thiết kế kĩ thuật Thiết kế quy trình và sản xuất được sản phẩm đất 11 sạch. Năng lực chung Tự nghiên cứu để hoàn thành các sản phẩm của Tự học và tự chủ 12 nhóm. Giải quyết vấn đề và Khám phá và vận dụng kiến thức về sử dụng và cải 13 sáng tạo tạo đất trong thực tiễn. Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện nhiệm vụ nhóm giao. 14 Phẩm chất chung 12
- Báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu chính xác, Trung thực 15 không sao chép kết quả của người khác. Ham học hỏi, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia Chăm chỉ 16 các công việc của nhóm. 2.2. Xác định phương pháp dạy học chủ đề: Dạy học theo dự án. 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề I. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 tờ giấy A0, 2 bút lông, 4 nam châm. Các phiếu học tập. Tranh ảnh, video về đất. Các phiếu đánh giá hoạt động các nhóm. 2. Học sinh: - Sưu tầm các thông tin ( hình ảnh, video, thông tin....) về các vấn đề: Cấu tạo, tính chất của đất; Phương pháp xác định chất lượng đất trồng; Đất xói mòn mạnh; Quy trình sản xuất đất sạch. - Tự thiết kế phương pháp kiểm tra chất lượng đất; Thiết kế thí nghiệm về mô hình chống xói mòn; Quy trình sản xuất đất sạch. II. Tiến trình dạy học Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu: 1 2. Thời gian: 10 phút - (Tiết thứ 1) 3. Nội dung: Đặt ra tình huống liên quan đến chủ đề học tập tạo hứng thú cho học sinh. 4. Cách tiến hành : Hoạt động GV Hoạt động HS 13
- GV đặt ra tình huống: Xem clip Xem clip Tại sao đất quan trọng: https://www.youtube.com/watch?v=zo-iCxZvtRk&fe ature=youtu.be Thảo luận và trả lời câu Thảo luận theo từng cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: hỏi 1. Tại sao đất quan trọng đối với nông dân ? 2. Có ý kiến cho rằng: “ Đất là người bạn tốt của nhà nông ”. Em có đồng ý với ý kiến này không ? Giải thích? 3. Nông dân đã đối xử với người bạn đặc biệt này như thế nào ? Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc chung của đất 1.Mục tiêu : 2 2. Thời gian: 20 phút ( Tiết thứ 1) 3. Nội dung : Độ phì nhiêu : là nói về độ màu mỡ, dinh dưỡng trong đất Chỉ tiêu Chỉ tiêu cụ thể Nội dung Là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1 Keo đất micromet, không hoà tan trong nước mà ở Tính chất trạng thái huyền phù. vật lí Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, Khả năng hấp phụ các phân tử nhỏ, hạn chế sự rửa trôi của chúng của đất dưới tác động của nước mưa, nước tưới. 14
- Là tỉ lệ hạt sét, limo và cát trong đất (dựa vào Thành phần cơ giới đó chia đất thành 3 loại Đất cát, Đất thịt, Đất của đất sét). Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, Phản ứng dung Tính chất kiềm, hoặc trung tính của đất, do nồng độ H+ dịch đất và OH- quyết định. hóa học Độ pH Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên. Sự sống trong đất, sinh vật đất, động vật trong Tính chất Quần thể sinh vật đất, bao gồm giun đất, giun tròn, động vật sinh học trong đất nguyên sinh, nấm, vi khuẩn, các động vật chân đốt khác nhau.......... 4.Cách tiến hành : Hoạt động GV Hoạt động HS - Chia học sinh thành 4 nhóm. Lập nhóm - Nghiên cứu đoạn thông tin và hoàn thành phiếu học tập Phiếu học tập: Sức khỏe của Đất Sức khỏe của đất đang trong tình trạng phải... đi cấp cứu! Không phải chỉ là ốm sơ sơ kiểu “hắt hơi sổ mũi” nữa mà sức khỏe của đất thời gian gần đây đã tụt dốc không phanh. Nói về sức khỏe đất, là nói về độ màu mỡ, dinh dưỡng trong đất (Độ phì nhiêu của đất). Độ màu mỡ, hàm lượng dinh dưỡng trong đất phụ thuộc vào đá mẹ. Ngoài ra, trải qua một quá trình hàng triệu năm, sức khỏe đất còn bị tác động lớn từ điều kiện thiên nhiên, địa hình, khí hậu, lịch sử canh tác của con người... Bên cạnh đó, còn phải xét tới các tính chất vật lý, hóa học và sinh học liên quan tới sức khỏe đất. Các tính chất vật lý liên quan tới sức khỏe đất như keo đất, khả năng hấp phụ của đất, 15
- thành phần cơ giới của đất có sét quá hoặc cát quá hay không, độ thông thoáng, độ chặt của đất ra sao...... Tính chất hóa học tức là xem trong đất có đầy đủ 16 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng hay không. Ngoài ra phải xét tới những yếu tố phản ứng của dung dịch đất, độ pH của đất, dinh dưỡng giới hạn như phèn, mặn, hóa kiềm.... Tính chất sinh học liên quan tới sức khỏe đất là xem lớp phủ ở trên mặt đất là gì, quần thể vi sinh vật trong đất ra sao, vi sinh vật có hại chiếm tỷ lệ cao hay là vi sinh vật có lợi. Thảo luận và GV: Quan sát hỗ trợ các nhóm hoàn thành PHT hoàn thành PHT. GV: Nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm Cử đại diện lên trình bày. Nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm khác. Phiếu học tập : Sức khỏe của Đất Độ phì nhiêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu cụ thể Nội dung Tính chất vật lí Tính chất hóa học Tính chất sinh học Hoạt động 2: Lập kế hoạch dự án và chuyển giao nhiệm vụ. 1. Mục tiêu: Lập nhóm và chuyển giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm. 16
- 2. Thời gian: 15 phút ( Tiết thứ 1). 3. Cách tiến hành : Hoạt động GV Hoạt động Học sinh Qua các nội dung trên chúng ta có thể thấy vai trò của đất trong nông nghiệp, đất là người bạn tốt của nông dân. Tuy vậy sức khỏe của người bạn này đang ở trong tình trạng báo động? Chúng ta đã hiểu gì về người bạn này? Làm thế nào để người bạn Thảo luận các nội dung này có sức khỏe tốt hơn, giúp nông dân canh tác tốt liên quan đến chủ đề. hơn. Chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề: Đất – người bạn nông dân - Bước 1: GV cùng HS thảo luận để đưa ra các nội dung của chủ đề. + Nội dung 1: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp. HS lập nhóm. + Nội dung 2: Thực trạng ô nhiễm đất nông nghiệp - Các nhóm nhận nhiệm vụ ở Việt Nam. học tập. + Nội dung 3: Thực trạng xói mòn đất và biện pháp +Nhóm 1: Tìm hiểu chống xói mòn. phương pháp kiểm tra sức + Nội dung 4: Tìm hiểu về đất sạch dùng cho nông khỏe đất nông nghiệp. nghiệp. +Nhóm 2: Thực trạng ô - Bước 2: Lập nhóm. nhiễm đất nông nghiệp ở GV: Công bố thành viên từng nhóm. Việt Nam. GV: Điều chỉnh nhóm khuyến khích những học sinh +Nhóm 3: Thực trạng xói có gia đình sản xuất nông nghiệp vào nhóm 1 hoặc mòn đất và biện pháp. 4. - Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm. 17
- - Bước 4: Hướng dẫn học sinh xác định nhiệm vụ +Nhóm 4: Tìm hiểu về đất học tập và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu sạch dùng cho nông có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ học tập. nghiệp. - Nghiên cứu nhiệm vụ các nhóm, thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. - Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu. - Trình bày kết quả hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cụ thể các nhóm Chia nhóm/ Chủ đề các nhóm Nhiệm vụ Sản phẩm cần đạt Phân vai - Tìm hiểu thông tin - Bài báo cáo bằng từ SGK, báo chí, PowerPoint trình mạng internet... về bày rõ nội dung cách xác định một số thực hiện. Nhóm 1: Kiểm tra sức khỏe chỉ tiêu về sức khỏe - Kết quả xác định Đóng vai cho đất nông nghiệp. cho đất. một số chỉ tiêu về Nông dân - Xác định các chỉ tiêu về sức khỏe đất ở về sức khỏe đất ở một một số địa điểm tại số địa điểm tại Nghi Nghi Lộc và Cửa Lộc và Cửa Lò. Lò. Nhóm 2: Thực trạng sức Tìm hiểu thông tin từ Bài báo cáo bằng Nhà báo khỏe đất nông SGK, báo chí, mạng PowerPoint trình 18
- nghiệp Việt Nam internet... về các nội bày rõ nội dung hiện nay. dung: Thực trạng đất thực hiện. nông nghiệp ở nước ta; Nguyên nhân; Hậu quả; Giải pháp. - Tìm hiểu thông tin từ SGK, báo chí, - Bài báo cáo bằng mạng internet... về các PowerPoint trình Nhóm 3: Thực trạng xói nội dung: Khái niệm bày rõ nội dung Nhà nghiên mòn đất và biện xói mòn; Hậu quả; thực hiện. cứu về đất pháp. Nguyên nhân; Giải pháp khắc phục. - Mô hình chống xói mòn. - Thiết kế mô hình chống xói mòn. - Tìm hiểu thông tin từ SGK, báo chí, - Bài báo cáo bằng mạng internet... về PowerPoint trình Nhóm 4: Đất sạch: Giá trị kinh bày rõ nội dung Nông dân Đất sạch. tế; Đặc điểm; Phân thực hiện. khởi nghiệp loại..... - Sản phẩm đất - Xây dựng quy trình sạch. sản xuất đất sạch. Hoạt động 3: Triển khai dự án 1. Mục tiêu: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, 13, 14, 16. 2.Thời gian: 1 tiết (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp: 1 tuần) 3.Cách tiến hành: Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 19
- - GV giúp đỡ, định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình nghiên cứu nội - Các nhóm lập kế hoạch để thực dung được phân công. hiện nhiệm vụ học tập của nhóm - Giải đáp thắc mắc cho HS. mình. - Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu. - Các thành viên thông qua báo - GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời sửa bài báo cáo của nhóm. nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá - Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến trình tìm hiểu các chủ đề. đóng góp của các thành viên, hoàn - GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải trình bày trước lớp vào tiết sau. quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình. - HS có 1 tuần để tìm hiểu và hoàn thành nội dung học tập. Hoạt động 4: Báo cáo kết quả 1. Mục tiêu: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, 13, 14, 15. 2.Thời gian: 2 tiết (Thực hiện trên lớp tuần thứ 3) 3. Tiến hành: GV đặt vấn đề: Ở các tiết học trước, các nhóm đã nhận nhiệm vụ, và thực hiện nhiệm vụ học tập. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu kết quả làm việc của các nhóm. * Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề đã được phân công. * Mỗi nhóm có 15 phút để trình bày và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4. 1: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp - Nội dung: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp. Tiến hành kiểm tra một số mẫu đất tại Cửa Lò và Nghi Lộc. - Sản phẩm: PowerPoint. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 21 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 81 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn