Phân tích tác phẩm: Đôi mắt - Nam Cao
lượt xem 7
download
Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây, với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chí cứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc. Khiêm tốn, giản dị, chân thành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được tổ chức phân công. Các tác phẩm "kịp thời" của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tác phẩm: Đôi mắt - Nam Cao
- Phân tích tác phẩm: Đôi mắt - Nam Cao Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây, với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chí cứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc. Khiêm tốn, giản dị, chân thành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được tổ chức phân công. Các tác phẩm "kịp thời" của ông bắt ngay vào việc tuyên truyền cổ vũ, động viên chiến sĩ, cán bộ đồng bào trong địch hậu, ngoài tiền tuyến, trong đó truyện ngắn Đôi mắt được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn dứt khoát với cái cũ, hào hứng, tin tưởng trên con đường lớn của dân tộc, của đất nước “Mấy ngày nghỉ Tết, tồi dùng để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Truyện Tiên sư thằng Tào Tháo ! Nhưng sau tôi đặt cho nó một cái tên giản dị và đứng đắn : Đôi mắt”.
- Đấy là tất cả những gì mà Nam cao đã viết về Đôi mắt trong cuốn nhật kí mà ông vẫn ghi khá đều đặn và kĩ lưỡng trong mấy tháng ở rừng. Chỉ vẻn vẹn chưa đầy ba dòng chữ, không hơn. Trong khi cũng ở ngày 2-3-1948 ấy, nhà văn lại dành nhiều giấy mực và rất nhiều sự thiết tha để nói về những lí do đã khiến ông phải dằn lòng gác lại ý định làm cuốn tiểu thuyết lớn mà ông vẫn thường xuyên trăn trở. Có nghĩa rằng Nam cao đã không hề coi Đôi mắt là “ cái tác phẩm mơ ước” của đời mình. Và rất có thể chính nam Cao cũng đã không tiên lịệu được rằng cái truyện ngắn được ông viết để cho đỡ nhớ kia rồi sẽ thuộc vào số rất hiếm các tác phẩm văn xuôi thời ấy mà giá trị, như những năm sau này cho thấy, không bị nhạt phai đi với thời gian. Nhưng thật sự lại đúng là như thế. Những trang văn Nam Cao viết trong mấy ngày Tết ấy sẽ còn mãi để cùng với bao thế hệ bạn đọc phát hịên, suy ngẫm về những ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của nghệ thuật – mà cũng không chỉ riêng gì nghệ thuật... Những trang văn ấy còn mãi, còn là để cho chúng ta thêm dịp ngưỡng mộ một tài năng truyện ngắn bậc thầy. Đôi mắt phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc, khinh miệt, lối sống ích kỷ và bàng quan của một trí thức đối với kháng chiến, đồng thời biểu dương một lớp trí thức, văn nghệ sĩ có một cái tâm đẹp, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia sự
- nghiệp cách mạng của dân tộc. Đôi mắt thể hiện cách nhìn và thái độ của người trí thức đối với nông dân và kháng chiến. Nam Cao, như thường lệ, vào truyện rất nhanh. Bỏ qua bằng hết những chi tiết thừa, những điều vụn vặt, hòan toàn không cần đến lối kể đủ ngành ngọn, đủ đầu đuôi, nhà văn chỉ bằng một hai câu đã ngay lập tức đặt chúng ta trước ngôi nhà của nhân vật chính – văn sĩ Hoàng. Rồi cũng chỉ qua một hai câu nữa, ấn tượng đầu tiên về nhân vật đó đà nổi hẳn lên, qua một chi tiết đầy sức phát hiện: Đã đến nước phải rời Hà Nội tản cư về nông thôn sống nhờ dân mà một thói quen không hợp cảnh, không hợp thời đến như nuôi chó Tây trong nhà, anh ta cũng không sao bỏ được. Một con người vẫn cứ hệt như cũ, trong một hòan cảnh đã hòan tòan khác cũ. Nhưng đó mới là khúc dạo đầu tiên, làm nên, làm nền để cho Hòang xúât hiện. Và tác giả đã cho nhân vật bước ra: một con người mới thạot trông đã thấy ứ đầy sự no nê, nhàn hạ, sự múp míp, phong lưu, nó khiến anh trở nên rất chướng trong hòan cảnh cả một dân tộc đang gian lao chiến đấu. Và cái cảm giác ấy đã được Nam Cao diễn tả một cách sắc sảo đến tinh quái, trong những lời văn thật giàu sức tạo khối tạo hình:
- “Anh Hòang đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở hai bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”. Xin hãy nhớ rằng những lời có khả năng làm người ta phải phát ngấy lên này, Nam Cao đã viết vào lúc đang sống với những bữa cơm rất nhiều khi chỉ có muối không, trên rừng, bên những người Tày, người Dao vất vả và đói rách... Có thể nói, trên suốt chiều dài thiên truyện, Nam Cao không ngớt đưa ra những chi tiết rất đắt để miêu tả ngọai hình Hòang và đời sống vào lúc ấy đang là quá ư dư giả của nhà Hòang: nào là “một cái vành móng ngựa ria” đặc chất thị thành được Hoàng chăm nuôi đúng lúc anh ta đã rời thành thị, nào là cái thú ăn mía ướp hoa bưởi và ngủ trong những tấm chăn thoang thỏang nước hoa... Có lẽ ở đây nên tránh một sự hiểu lầm. Một người như Nam Cao, tôi chắc không bao giờ lại thù nghịch với một nhu cầu chính đáng của con người – nhu cầu được sống trong sung sướng. Trong trường hợp này, nhà văn, theo tôi, chỉ muốn lí giải cái nguyên nhân đã sinh ra đôi mắt nhìn đời, nhìn người một phía của Hòang. Hãy nhớ đến cái ý của F.Coppée mà Nam Cao từ lâu đã tâm đắc: Người chỉ xấu xa trước đôi mắt của phường ích kỉ.
- Phải chăng, Nam Cao đã đặt vào trung tâm truyện Đôi mắt này hình tượng của một kẻ xét cho cùng cũng thuộc vào phường ích kỉ, một kẻ mà sự ích kỉ đã cho phép anh ta yên tâm thỏa thuê sung sướng no đủ một mình giữa những tháng ngày gian khổ nhất củ cuộc kháng chiến toàn dân. Và đấy là một lí do, là một trong những lí do đã khiến dưới đôi mắt anh ta, con người hiện lên với chỉ tòan cái xấu. Không khó khăn gì để thấy, quả thật, dưới đôi mắt và qua cửa miệng Hòang, đã hiện lên, và chỉ hiện lên, cả một danh sách dài những tật xấu của người dân kháng chiến: ngu độn, tham lam, bần tiện, thóc mách, rởm đời, và tệ nhất là đã ngố lại còn nhặng xị (đánh vần chưa xong mà lại thích đòi xét giấy, viết còn sai chữ quốc ngữ mà lại sính làm con vẹt lặp lại những từ chính trị cao siêu).Người dân chỉ có thể là như thế dưới mắt Hòang: và đấy là một định kiếng mà cho đến cuối cùng, không một nhân vật nào dám nghĩ đến việc làm thay đổi. Nhưng xin đừng vội đơn gảin hóa Nam Cao. Nhà văn xây dựng nhân vật Hòang như một người chỉ nhìn được một phía của sự thật chứ không phải một kẻ cố ý nói sai sự thật. Có thể tin rằng Hòang chân thực trong việc kể lại những gì mình quan sát được. Anh ta cam đoan tới hai lần:” Tôi có bịa một tí nào, tôi chết”. Và cũng xin để ý điều này: không một nhân vật nào, ngay cả Độ - người có thể coi như một hóa thân của chính Nam Cao – thấy ngờ vực về những điều Hòang kể. Độ có thể không đồng tình với thái độ không đồng tình của Hòang, có thể cắt nghĩa khác đi về những
- hiện tượng mà Hòangđã nêu ra, nhưng Độ chưa hề một lần hòai nghi rằng những hiện tượng như Hòang đã thấy là không thể có. Đấy là chưa nói rằng, có lúc Độ còn góp thêm vào câu chuyện của Hòang những hiện tượng tương tự thế về những nhược điểm của quần chúng, với một giọng điệu không phải hòan tòan xa lạ so với giọng điệu của Hòang:” Vô số anh răng đen, mắt tóet, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh...”. Nếu không có thêm những lời giải thích ở phía sau, thì một lối nói thế này, riêng nó thôi, kể cũng dễ bị lầm cho là của chính nhân vật Hòang. Hòang nhìn đời, nhìn người theo một phía. Nhưng ở riêng cái phía ấy thì Hòang lại rất biết nhìn, và càng rất biết diễn tả một cách sắc sảo những gì nhìn thấy. Hầu như không bao giờ anh ta chịu dừng ở những nhận xét chung chung. Ngược lại, nhà văn ấy – không phải tình cờ mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hòang là một nhà văn – luôn luôn biết làm sống động những nhận xét của mình bằng những câu chuyện kể đầy ý vị. Xin thử lấy ra đây một trong rất nhiều ví dụ. Hòang phàn nàn với Độ về việc người dân quê, theo Hòang, cứ hay nấp nom chú ý một cách vô lối tới những người ở xung quanh. Một nhận xét như thế chắc sẽ không có gì đặc biệt hấp dẫn nếu không có những câu tiếp theo sau: “Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái”.
- Cái đáo để của Hòang, mà cũng là cái ghê gớm ở ngòi bút văn xuôi của Nam Cao lại chính là cái khả năng biết nhìn ra cái không mấy ai nhìn thấy. Khả năng nhận thấy cái bản chất nó bộc lộ ra tận kẽ tóc chân tơ ở chính những chỗ tưởng như chẳng đáng kể gì hết cả: những nốt ruồi, mấy cái lỗ rách, mà lại cụ thể đến mức là lỗ rách ở ống quần bên trái ! Chẳng khác nào M.Gocki và I.Bunin trước kia đã từng phát hiện ra đúng thực chất của một kẻ lạ trong quán rượu nhờ không chỉ vào vẻ mặt xanh xám, mà còn từ lọai cà vạt và chiếc cổ áo nhàu...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN - PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TÂY TIẾN
15 p | 386 | 58
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
22 p | 354 | 41
-
5 Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
22 p | 357 | 26
-
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "ĐÔI MẮT" (Nam Cao)
6 p | 309 | 18
-
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG
12 p | 175 | 10
-
Phân tích những điểm giống và khác nhau của hai truyện ngắn "Một đám cưới" (Nam Cao) và "Vợ nhặt" (Kim Lân)
6 p | 213 | 10
-
Phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ của Quang Dũng
3 p | 52 | 7
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống: "Bên kia sông Đuống... Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ"
5 p | 47 | 4
-
Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong tác phẩm "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyên Ngọc
6 p | 58 | 4
-
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đôi mắt
3 p | 50 | 4
-
Phân tích tác phẩm Đôi mắt của nhà văn Nam Cao, để thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người
3 p | 55 | 3
-
Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao
2 p | 44 | 3
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 197 | 3
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa... Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
6 p | 72 | 3
-
Phân tích chương III tác phẩm Số phận con người của M.Sôlôkhốp
4 p | 51 | 3
-
Phân tích truyện ngắn "Đôi mắt" của Nam Cao để thấy vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ trong nền văn học Cách mạng sau 1945
4 p | 36 | 2
-
Phân tích và đánh giá hình tượng văn sĩ Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao
4 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn