intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN - CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ HỆ THỐNG

Chia sẻ: SB Gió Đông | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

164
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô hình ngiệp vụ là mô tả các chức năng nghiệp vụ của tổ chức và các mối quan hệ bên trong giữa các chức năng đó cũng như giữa các chức năng với môi trường bên ngoài. - Một trong những cách thể hiện mô hình nghiệp vụ là biểu đồ phân rã chức năng Biểu đồ chức năng cho thấy các chức năng của tổ chức được phân chia thành các chức năng nhỏ hơn theo một thứ bậc xác định

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN - CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ HỆ THỐNG

  1. CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ HỆ THỐNG 1. KHÁI NIỆM - Mô hình ngiệp vụ là mô tả các chức năng nghiệp vụ của tổ chức và các mối quan hệ bên trong giữa các chức năng đó cũng như giữa các chức năng với môi trường bên ngoài. - Một trong những cách thể hiện mô hình nghiệp vụ là biểu đồ phân rã chức năng 1
  2. 2. BIỂU ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG 2.1 Khái niệm và ký pháp Biểu đồ chức năng cho thấy các chức năng của tổ chức được phân chia thành các chức năng nhỏ hơn theo m ột thứ bậc xác định Chức năng nghiệp vụ được hiểu là tập hợp các công việc mà tổ chức phải thực hiện Chức năng (công việc) được xem xét ở các mức độ từ tổng hợp đến chi tiết theo thứ tự: - Một lãnh vực - Một hoạt động - Một nhiệm vụ - Một hành động (thường do 1 người làm) 2
  3. Ví dụ - Trong lãnh vực du lịch thì kinh doanh khách sạn là một họat động và tiếp nhận khách là một nhiệm vụ của KDKS cuối cùng thì vào sổ, phân phòng là một là m ột hành động của nhịêm vụ TNK. Ký pháp sử dụng: Tên chức năng - Ghi tên chức năng trong khung hình. Hình cây để nối m ột chức năng ở mức trên với các chức năng ở mức dưới được phân rã trực tiếp từ chức năng ở phía trên 3
  4. 2.2 Xây dựng mô hình 2.2.1 Nguyên tắc phân rã chức năng - Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã ra nó và việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chức năng ở mức trên - Quá trình phân rã tiếp tục cho đến khi ta nh ận được m ột biểu đồ mà ta hoàn toàn biết được cách thực hiện các chức năng ở mức cuối 4
  5. 2.2.2 Bố trí, sắp xếp, đặt tên chức năng - Không nên phân rã quá 6 mức - các chức năng cùng mức xếp trên cùng 1 hàng (hay cùng 1 dạng) - Tên chức năng là duy nhất và phải là một mệnh đề động từ phản ánh nội dung công việc thực tế phải thực hiện 5
  6. 2.3 Các dạng biểu đồ phân rã 2.3.1 Biểu đồ dạng chuẩn Thường dùng để biểu diễn cho một hệ thống nhỏ - Là biểu đồ hình cây - Mức cao nhất chỉ là 1 chức năng (chức năng gốc) - Các chức năng ở mức cuối cùng gọi là chức năng lá 2.3,2. Biểu đồ dạng công ty Dùng để mô tả tổng thể toàn bộ các chức năng của một t ổ chức có qui mô lớn - Một biểu đồ dạng “gộp” mô tả toàn bộ các chức năng của công ty (từ 2 đến 3 mức) - Các biểu đồ chi tiết sẽ mô tả các chức năng lá của biểu đồ dạng gộp 6
  7. Biểuđồ mức gộp 1. Bộ phận kế hoạch 1.1 Lập kế họach 1.2 Xét cấp phát vật tư 2. Bộ phận tài chính 2.1 Quản lý thu chi 2.2 Quản lý thanh quyết toán 2.3 Hạch toán giá thành 2.4 Tổng hợp báo cáo 3.Bộ phận tiếp thị 3.1 Thu thập thông tin thị trường 3.2 Phân tích, đề xuật chính sách tiêu thu 3.3 Tổ chức quảng cáo …… ……. 7
  8. Biểu đồ chi tiết Tổ chức quảng cáo Soạn nội dung In ấn Thực hiện Tính chi phí Tờ rơi TIVI Báo 8
  9. Đối với một lãnh vực, phạm vi nhỏ, có thể biết ngay tất cả các công việc chi tiết thì có thể xây dựng theo hình cây hoặc biểu đồ dạng công ty từ hướng ngược lại. Các chức năng chi tiết (lá) Nhóm lần 1 Nhóm lần 2 Soạn nội dung QC trên TV Soạn nội dung QC Soạn nội dung QC trên Báo Soạn nội dung QC trên tờ rơi Tổ chức quảng cáo Nhận bản gốc, dàn trang In quảng cáo Thực hiện im ……. ….. 9
  10. Kết luận: - Mô hình phân rã chức năng xây dựng cùng với quá trình khảo sát giúp hiểu được tổ chức và làm cơ sở cho các khảo sát tiếp theo - Nó cho phép xác định phạm vi của các chức năng và vị trí của mỗi công việc trong tổ chức 10
  11. Bài tập Xây dựng mô hình DFD (mức 0, mức 1, mức 2) biểu diễn các hoạt động của một bãi giữ xe được mô tả như sau: • Khi khách yêu cầu gởi xe thì bộ phận nhận xe tiến hành phân loại xe, kiểm tra chổ trống. nếu còn chổ thì ghi vé cho khách, vào sổ gởi và cho xe vào bãi. • Khi khách yêu cầu lấy xe ra thì bộ phận trả xe có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của vé xe, đối chiếu vé xe, thu tiền, lưu sổ xe ra và cho xe ra. • Khi khách yêu cầu giải quyết sự cố thì bộ phận giải quyết sự cố tiến hành: kiểm tra sự cố khách yêu cầu, lập biên bản, lưu biên bản và giải quyết bồi thường. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0