intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chia sẻ: Dau Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

120
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên', kinh tế - quản lý, luật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  1. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ DANH NHÓM THUYẾT TRÌNH Họ và tên STT Lớp Nhiệm vụ Kiều Việt Hùng 02 Anh 3- TCQT Nhóm trưởng, thuyết trình, tổng hợp tài liệu Phạm Tiến Dũng 17 Anh 5 - TCQT Biên tập bản word và bản slide 25 Anh 6 - TCQT Chịu trách nhiệm nội dung, Phan Trường Sinh thuyết trình Nguyễn Tiến Dương 36 Anh 6 - TCQT Chịu trách nhiệm nội dung chính 1 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  2. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ MỤC LỤC 1 – Những vấn đề chung về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .... 5 1.1 Thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên : .................. 5 1.2 Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ................ 5 2. Hợp đồng giao dịch của công ty với những người có liên quan ...............10 2.1. Đối tượng đươc xem xét khi có hợp đồng, giao dịch .........................10 2.2 Điều kiện để các hợp đồng, giao dịch được chấp thuận ......................11 2.3 Vấn đề tăng giảm vốn điều lệ .............................................................11 3. Những điểm cần lưu ý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. ............................................................................................................12 3.1 Sự đổi mới Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp 2005 .......12 3.2 Ưu điểm và những mặt còn hạn chế về các qui định của công ty TNHH một thành viên .............................................................................12 KẾT LUẬN ................................................................................................14 2 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  3. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ LỜI MỞ ĐẦU Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt động bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đáp ứng đ ược yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luật doanh nghiệp 2005 cũng có những điểm nổi bật quy định đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tạo nhiều hành lang pháp lý thuận lợi cho loại hình này. Chính vì những điều quan trọng đó, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài : “Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” làm vấn đề nghiên cứu cho tiểu luận bộ môn luật kinh tế của mình với mục đích vận dụng những kiến thức đã học, tham khảo từ tài liệu và những trường hợp thực tế để phần nào góp phần trong vấn đề xây dựng sự phát triển của doanh nghiệp ở Việt Nam. Bài tiểu luận gồm ba phần chính: 3 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  4. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ 1. Những vấn đề chung về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 2. Hợp đồng giao dịch của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với các đối tượng có liên quan 3. Những điểm cần lưu ý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mơ bộ môn Luật kinh tế - khoa Quản trị kinh doanh – trường đại học Ngoại Thương đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này Nhóm thuyết trình khối tài chính quốc tế 1. Kiều Việt Hùng – Lớp Anh 3 2. Phạm Tiến Dũng – Lớp Anh5 3. Phan Trường Sinh – Lớp Anh 6 4. Nguyễn Tiến Dương – Lớp Anh 6 4 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  5. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ 1 – Những vấn đề chung về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1.1 Thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên : - Theo Điều 63 khoản 1 , luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 nêu rõ : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 1.2 Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1.2.1 Quyền hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 1.2.2 Quyền của chủ sở hữu công ty : được ghi rõ tại Điều 64 luật doanh nghiệp Viêt Nam năm 2005 . - Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây : + Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty 5 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  6. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ + Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; + Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty; + Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; + Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; + Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; + Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; + Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; + Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; + Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty; 6 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  7. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ + Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; + Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; + Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản; + Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây : +) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; +) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; +) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; +) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; +) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; +) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản; +) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 1.2.3 Nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hưu hạn một thành viên : Được quy đinh tại Điều 65 luật doanh nghiệp VN 2005. - Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. -Tuân thủ Điều lệ công ty. 7 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  8. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ - Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 1.2.4 - Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên : - Là tổ chức : được quy định ở Điều 67 bộ luật Doanh nhiệp VN năm 2005. +) Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn : Đủ năng lực hành vi dân s ự; Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty; Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp hay cổ phần sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ không được cử làm người đại diện theo uỷ quyền tại công ty con. 8 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  9. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ +) Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào. +) Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền. +) Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. +) Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. - Là Cá nhân : được quy đinh tại Điều 74 Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 +). Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. +) Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 9 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  10. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ +) Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc đ ược quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty. 2. Hợp đồng giao dịch của công ty với những người có liên quan 2.1. Đối tượng đươc xem xét khi có hợp đồng, giao dịch 1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết: a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty; b) Người đại diện theo uỷ quyền, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; c) Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này; d) Người quản lý chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó; đ) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; 10 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  11. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ đồng thời, niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung giao dịch đó. 2.2 Điều kiện để các hợp đồng, giao dịch được chấp thuận Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp 1. thuận khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt; b) Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện; c) Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 65 của Luật này. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật 2. nếu được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty và các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó. 3. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty. 2.3 Vấn đề tăng giảm vốn điều lệ 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ. 11 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  12. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty. 3. Những điểm cần lưu ý đôi với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 3.1 Sự đổi mới Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp 2005 - Luật doanh nghiệp 2005 cho phép cá nhân có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong khi Luật doanh nghiệp năm 1999 chỉ cho tổ chức được phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên Luật doanh nghiệp 1999 không có những quy định cụ thể về người đại diện theo pháp luật của công ty và kiểm soát viên. - Luật doanh nghiệp 1999 được phép tăng giảm vốn điều lệ còn Luật doanh nghiệp 2005 thì không cho phép giảm vốn điều lệ mà chỉ được tăng vốn điều lệ 3.2 Ưu điểm và những mặt còn hạn chế về các qui định của công ty TNHH một thành viên 3.2.1 Ưu điểm 12 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  13. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ - Có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. - Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh, các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị. - Trách nhiệm pháp lý hữu hạn. 3.2.2 Nhược điểm - Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực 13 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  14. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ KẾT LUẬN Có thể nói rằng luật luật doanh nghiệp 2005 về quy định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm một cách đầy đủ và hợp lí phù hợp với xu thế hội nhập với kinh tế quốc tế. Tạo hành lang pháp lí cho cho cá nhân và tổ chức có điều kiện tham gia tích cực vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh lạnh mạnh , tích cực cho môi trường kinh doanh Việt Nam. Với đề tài “Pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” chúng tôi hy vọng rằng sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về loại hình công ty này tuy có sự mới mẻ ở Việt Nam.Những nghiên cứu của chúng em có thế còn những thiếu xót và chưa đầy đủ, vì vậy chúng em mong muốn nhận được sự đóng góp của thày cô và các bạn. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mơ bộ môn Luật kinh tế - khoa Quản trị kinh doanh – trường đại học Ngoại Thương đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này 14 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
  15. TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 2. Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 1999 3. Hỏi đáp luật doanh nghiệp – ThS : Hoàng Anh Tuyên. 4. Nghị định của chính phủ số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng kí kinh doanh. 5. Một số website : http://www.luatcongminh.com/CongMinh/?Tab=7&cat_id=38&sub_id=37& news_id=229 http://www.luatvietan.vn/media/NDM-luat-doanh-nghiep.html http://www.saga.vn/Hoidap_KT/2602.saga http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-33570.htm http://www.webketoan.com/forum/showthread.php?t=35883 http://thanhlapdoanhnghiep.com/content/view/44/1/ 15 Nhóm thuyết trình khối Tài Chính Quốc Tế B – K46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2