Phát triển lực lượng doanh nhân Việt: Cần tạo cơ chế minh bạch, rõ ràng
lượt xem 6
download
Sáng nay (9/10/2010), VCCI tổ chức Hội nghị doanh nhân toàn quốc với chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Doanh nghiệp - Doanh nhân và những ý kiến đóng góp của Doanh nhân vào các văn kiện Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam” nhằm hướng tới Đại hội Đảng lần thứ XI và chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2010. Lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, TS Vũ Tiến Lộc cho biết ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển lực lượng doanh nhân Việt: Cần tạo cơ chế minh bạch, rõ ràng
- Phát triển lực lượng doanh nhân Việt: Cần tạo cơ chế minh bạch, rõ ràng Sáng nay (9/10/2010), VCCI tổ chức Hội nghị doanh nhân toàn quốc với chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Doanh nghiệp - Doanh nhân và những ý kiến đóng góp của Doanh nhân vào các văn kiện Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam” nhằm hướng tới Đại hội Đảng lần thứ XI và chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2010. Lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, TS Vũ Tiến Lộc cho biết: Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù chính quyền cách mạng còn non trẻ nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ tầng lớp doanh nhân, tiếp giới công thương – đây là giới chức xã hội đầu tiên được Bác tiếp cận. Bác kêu gọi giới Công Thương đóng góp cho cách mạng, mở màn là cuộc vận động quyên góp vàng trong tuần lễ vàng. Sau đó, Bác đã gửi thư cho giới Công Thương – văn kiện đầu tiên của Đảng về giới doanh nghiệp doanh nhân. Trong thư Bác viết:"Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công Thương trong công cuộc kiến thiết này" và Bác khẳng định: "Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng".Nội dung bức thư tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Thực tiễn của quá trình đổi mới càng làm sáng tỏ tư tưởng của Bác Hồ và khẳng định rằng: để làm tốt sự nghiệp dân giàu, nước mạnh đòi hỏi phải xây dựng lực lượng xung kích hùng hậu là đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân. Lực lượng này có ý chí khao khát làm giàu cho mình và cho đất nước, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong đầu tư phát triển kinh doanh, có ý thức tôn trọng pháp luật, có tầm nhìn chiến lược và tư duy năng động, sáng tạo. Ngay sau khi nhà
- nước Việt Nam ra đời đã ưu tiên và tập trung cho giới doanh nhân phát triển. Đến nay, trong quá trình xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp doanh nhân được xếp là thành phần quan trọng thứ 4 trong xã hội và hiện thực hóa bằng hệ thống pháp luật (Luật Doanh nghiệp), tạo điều kiện phát triển. Tính đến nay, cả nước đã có 500.000 doanh nghiệp doanh nhân, 1 triệu hộ kinh doanh cá thế, 133.000 hợp tác xã, trang trại. Tất cả đang đóng góp 60% GDP của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay, mặc dù lực lượng doanh nghiệp doanh nhân khá đông đảo nhưng xét về chất lượng cũng như đáp ứng yêu cầu của thời cuộc thì lực lượng doanh nhân của nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, quy mô còn nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm quản lý, còn bị động trong cạnh tranh và hội nhập, một bộ phận chưa tuân thủ nghiêm những yêu cầu của pháp luật. Do vậy, theo ông Lộc, việc xây dựng đội ngũ Doanh nhân Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng - nhân tố quyết định xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành công, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu của đất nước. Cần phải xây dựng đội ngũ doanh nhân có trình độ, liên kết toàn cầu, đóng vai trò quan trọng để làm sao đến năm 2020 sẽ chuyển biến về số lượng và chất lượng và có những doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới. Hiện nay, VCCI đang cùng với Bộ Chính trị soạn thảo và xây dựng nghị quyết phát triển doanh nhân Việt Nam trong thời đại mới. Theo đó, đội ngũ doanh nhân Việt Nam là đại diện cho lực lượng sản xuất mới. Việc xây dựng đội ngũ doanh nhân là bước đột phá, là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị, phải đi cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng mối liên minh chặt chẽ với các tầng lớp giai cấp khác. Cần phải xây dựng đội ngũ doanh nhân có trình độ, liên kết toàn cầu, đóng vai trò quan trọng để làm sao đến năm 2020 sẽ chuyển biến về số lượng và chất lượng và có những doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới. Tránh bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Vai trò của lực lượng doanh nhân quan trọng là vậy, nhưng trong thực tế đang tồn tại tình trạng không bình đẳng, phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
- Theo ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Nguyên Trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nguyên Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, kinh tế tư nhân nước ta bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Các quy định trong văn bản pháp quy cho đến thực tế thi hành của các cơ quan chức năng vẫn còn những kỳ thị, phân biệt đối xử với thanh phần kinh tế này. Tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành trung ương Đảng Khóa X về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phnát triển kinh tế (Nghị quyết số 14) do Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức ngày 6/4/2010 vừa qua, đồng chí Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư đã nói: "Nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân có nơi, có lúc vẫn chưa được đầy đủ và còn thiếu nhất quán. So với yêu cầu đặt ra, việc đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế" . Thực tế cho thấy: kinh tế tư nhân còn rất nhiều tiềm năng chưa được phát huy; kinh tế tư nhân quy mô còn nhỏ bé, manh mún, kỹ năng kinh doanh còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa còn thấp. Đương nhiên, những yếu kém nói trên có nguyên nhân từ bản thân kinh tế tư nhân, nhưng nguyên nhân từ những sự phân biệt đối xử trong quản lý của Nhà nước đã có tác động rất quan trọng. Cho đến nay, kinh tế tư nhân vẫn rất khó tiếp cận các nguồn lực phát triển, từ đất đai để mở rộng mặt bằng, tiếp cận tín dụng để có thêm vốn kinh doanh, đấu thầu để nhận các dự án đầu tư bằng vốn nhà nước, nhận vốn ODA để thực hiện các công trình cho đến việc tham gia các hội chợ, triển lãm, tiếp cận thị trường, v.v… Trên thực tế, từ thể chế cho đến tổ chức thực hiện, đang có biểu hiện r õ nét của sự không bình đẳng, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với kinh tế tư nhân. Trong Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã ghi "Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh". Dự thảo Báo cáo Chính trị đã viết "Phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của
- mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh". Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cũng đã ba lần nhấn mạnh tinh thần cạnh tranh bình đẳng. Đó là "Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng" (trong Phần II. Quan điểm phát triển); "Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi pháp luật bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế" (trong Phần IV. Định hướng phát triển; và "Tôn trọng quyền tự do kinh doanh và bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế" (cũng trong Phần IV. Định hướng phát triển). Thế nhưng, cũng ngay trong các dự thảo văn kiện, vẫn thấy mệnh đề "Kinh tế nh à nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cũng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân" (Dự thảo Cương lĩnh); "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" (Dự thảo Báo cáo chính trị); "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi tr ường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển" (Dự thảo Chiến lược). Như vậy, định hướng là tôn trọng quyền tự do kinh doanh và bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thế nhưng trong các dự thảo văn kiện lại chỉ tập trung vào nền kinh tế nhà nước. Vì thế, ông Tuấn đề nghị xem xét những vấn đề sau: thứ nhất, việc coi kinh tế nh à nước giữ vai trò chủ đạo, có những điểm không rõ về nội dung: kinh tế nhà nước gồm những yếu tố gì; thế nào là vai trò chủ đạo?. Thứ hai, thực tiễn cho thấy: một khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của một thành phần kinh tế, đã đi đến xem nhẹ vai trò của thành phần kinh tế khác, cũng tức là công nhận sự bất bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; cũng tức là không có sự cạnh tranh theo đúng nghĩa. Thứ ba, khi kinh tế nhà nước đã giữ vai trò chủ đạo, doanh nghiệp nhà nước thường ỷ vào lợi thế của mình, đương nhiên sẽ không có động lực để nâng cao sức cạnh tranh của mình, điều này hạn chế ngay việc phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ công nhân vi ên chức
- doanh nghiệp nhà nước. Thứ tư, trong thực tế, không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng gương mẫu trong sản xuất, kinh doanh, mà khá nhiều doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, Nhà nước phải lấy tiền thuế của dân ra để ứng cứu. Một số doanh nghiệp nhà nước đã trở thành gánh nặng cho nền kinh tế đất nước. Ông Tuấn nhấn mạnh: “chúng ta nói rằng các thành phần kinh tế được bình đẳng trong kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Thế nhưng, làm sao có thể cạnh tranh bình đẳng, nếu như có những doanh nghiệp này được ưu ái hơn những doanh nghiệp khác, nếu như doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu những sự vòi vĩnh, sách nhiễu của cơ quan thuế, hải quan, quản lý thị trường, quản lý giao thông … và phải chịu những "chi phí bôi trơn" làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa ? Mà đã không có môi trường cạnh tranh bình đẳng, thì không có kinh tế thị trường, cũng tức là không kuyến khích những tìm tòi, sáng tạo của dân, hạn chế sự phong phú, sinh động của nền kinh tế đất nước. Nếu như cần có những "quả đấm mạnh" làm đầu tàu cho nền kinh tế, cạnh tranh với thế giới, có thể thành lập những tập đoàn kinh tế ở một số ngành chủ chốt, nhưng đây phải là những tập đoàn đa sở hữu, có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia một cách tự nhiên theo quy luật kinh tế, kinh doanh theo các quy luật của kinh tế thị trường”. Cần tránh chung chung trong nội dung văn kiện của Đảng Theo ông Nguyễn Đại Lai – chuyên gia kinh tế, tại mục I trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, phần đánh giá những mặt hạn chế, yếu kém còn quá kiệm lời. Do đó nên bổ sung thêm theo hướng cụ thể hóa những mặt yếu kém nhất đã nêu như: tăng trưởng kém chất lượng, văn hóa-xã hội còn bức xúc, môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề...Với những yếu kém mang tính vật cản lớn nhất như đã liệt kê trong dự thảo, nên chỉ rõ nguyên nhân cụ thể từ thành phần kinh tế nào gây ra, từ trên xuống hay từ dưới lên. Cách diễn đạt trong văn kiện đều bộc lộ một phương pháp nói định tính, chung chung kiểu văn phong nghị quyết, giao nhiệm vụ hơn là văn phong chiến lược
- kinh tế - xã hội. Theo ông Lai, tình hình kinh tế Việt Nam sở dĩ còn lạc hậu như hiện nay sau gần 40 năm giải phóng và hơn 20 năm xâm nhập kinh tế thị trường là ở chỗ phân biệt đối xử, sự không minh bạch và thiếu công bằng quá lâu đối với các chủ thể (thể nhân và pháp nhân) của nền kinh tế. Bằng chứng là, trong khi chúng ta phân biệt nhiều thành phần kinh tế thông qua luật pháp điều chỉnh khác nhau, điều kiện tiếp cận các t ài nguyên quốc gia khác nhau, trải thảm đỏ cho các chủ đầu tư nước ngoài vào khai thác tài nguyên v.v.. thì đến nay, mọi người dù là dân thường cũng nhận thấy rất rõ: người lao động đã và có thể còn tiếp tục bị bóc lột bởi bất cứ thành phần kinh tế nào. Đơn giản là họ bị trả lương thấp hơn nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, bị lao động trong môi trường dưới chuẩn về bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế hay về vệ sinh môi tr ường làm việc... Chính vì vậy, về quan điểm phát triển, trong văn kiện chính thức cũng n ên nêu rõ việc giải bài toán về tạo môi trường công bằng, bình đẳng, nghiêm minh...chứ không phải bằng phân biệt, càng không nên phân biệt không tương xứng giữa các thành phần kinh tế do chính mô hình cũ đã tạo ra. Ông Lai cũng cơ bản nhất trí cao với 3 nội dung “đột phá chiến lược” ghi tại tiểu mục 3 trong phần III. Tuy nhiên nội dung 1 nên sửa lại là: “Hoàn thiện thể chế Nhà nước pháp quyền” làm công cụ để dẫn dắt, phát triển và điều tiết nền kinh tế thị trường Việt Nam. Ông Lai khẳng định: “Một trong những nghịch lý là chúng ta luôn luôn hô hào về việc “coi khoa học – công nghệ là động lực”; “coi giáo dục – đào tạo là quốc sách”; “coi hiền tài là nguyên khí quốc gia”... Nhưng trên thực tế, cả 3 chủ trương rất đúng đắn nói trên chủ yếu còn nguyên là niềm mong ước, là “chủ trương” trong tư duy chứ chưa biểu hiện đáng kể trong hành động”. Chính vì vậy, ở tầm quốc gia, theo ông Lai, cần phải thành lập Quỹ phát triển KH- CN quốc gia để tạo cú hích và thường xuyên đỡ đầu cho các lực lượng nghiên cứu KH-CN phát triển, để ngày càng có nhiều nhà khoa học đầu đàn, nhiều tổng công trình sư tài năng, có uy tín và có khả năng làm cho nước ta sớm có đủ sức tiếp cận
- và sáng tạo công nghệ mới ở mọi lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước thời kỳ hậu WTO; Ở cấp DN cũng cần được khuyến khích mở Quỹ phát triển KH-CN để khoa học, công nghệ đi được nhiều hơn vào cuộc sống. Ở một khía cạnh khác, theo Luật gia Vũ Xuân Tiền - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM Việt Nam, dự thảo Báo cáo chính trị là văn kiện rất toàn diện, được nghiên cứu công phu. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước được nêu trong Dự thảo là phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan, yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng của nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong Dự thảo vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm: một số nhận định còn quá chung chung, chưa đủ sức thuyết phục. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong 5 năm tới chưa được chứng minh với đầy đủ căn cứ khoa học. Dự thảo đã nêu ra khá nhiều lĩnh vực cần ưu tiên và tập trung phát triển, song chưa chỉ rõ, trong số những lĩnh vực đó, lĩnh vực nào, ngành nào là ưu tiên và tập trung hơn? Mục tiêu "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" chưa có tư duy đột phá, vẫn đi theo lối mòn từ những thập kỷ trước… Từ những nhìn nhận trên, luật gia Vũ Xuân Tiền đã đưa ra một số ý kiến đóng góp vào Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: Một là, cần có nghị quyết về việc tập trung sức giải quyết, tháo gỡ ngay những "nút thắt" về an sinh x ã hội. Hai là, cần có nghị quyết về việc nâng cao phẩm chất, đạo đức và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ba là, trong quản lý kinh tế, cần khắc phục ngay tình trạng thiếu nghiêm minh trong việc sử dụng vốn của Ngân sách nhà nước. Bốn là, thúc đẩy nhanh hơn nữa sự hình thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong ý kiến đóng góp trong hội n ghị, các doanh nhân đặc biệt quan tâm đến những văn kiện của đại hội Đảng sắp tới, nhất là các vấn đề liên quan tới chính sách phát triển kinh tế, vấn đề thể chế và những chủ trương, giải pháp phát triển doanh nghiệp. Phải nói rằng, đội ngũ doanh nhân thường né tránh những vấn đề cơ
- bản, những giải pháp rất thiết thực và các doanh nhân rất mong những kiến nghị của mình sẽ được góp ý vào văn kiện đại hội Đảng sắp tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng
7 p | 2996 | 616
-
Vai trò của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quản trị rủi ro tại tác NHTM Việt Nam hiện nay
5 p | 101 | 8
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bằng chứng từ thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 82 | 8
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ một số nước ASEAN
12 p | 53 | 8
-
Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp
4 p | 22 | 6
-
Bàn về chính sách khoa học và công nghệ đối với khu vực kinh tế tư nhân
3 p | 20 | 6
-
Đào tạo nguồn nhân lực số trong xây dựng và phát triển kinh tế số tại Việt Nam
14 p | 10 | 5
-
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Nghệ An năm 2020
8 p | 60 | 5
-
Các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Trường hợp ngành Cơ khí tỉnh Đồng Nai
8 p | 44 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
6 p | 29 | 3
-
Kinh nghiệm xác định các mục tiêu phát triển trên con đường công nghiệp hoá của Nhật Bản và NICs để trở thành nước công nghiệp và bài học cho Việt Nam
13 p | 22 | 3
-
Nguồn nhân lực chất lượng cao - Nhân tố quyết định kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng
13 p | 19 | 3
-
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát triển kinh tế ở Hải Phòng hiện nay
10 p | 20 | 2
-
Kinh tế tư nhân với khả năng thúc đẩy phát triển trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta
8 p | 29 | 2
-
Đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập
8 p | 16 | 2
-
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế số
10 p | 31 | 2
-
Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập quốc tế
13 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn