intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thương mại điện tử: Vẫn ở dạng bề nổi

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

383
lượt xem
115
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại), thương mại điện tử của Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ nhưng vẫn đang ở dạng bề nổi. Nguyên nhân chủ yếu là do hạ tầng cho thương mại điện tử còn thấp, nhận thức của người tham gia chưa đầy đủ và các chuẩn trao đổi cho loại hình này đang còn nhiều bất cập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thương mại điện tử: Vẫn ở dạng bề nổi

  1. Phát triển thương mại điện tử: Vẫn ở dạng bề nổi Nguồn: Chungta.com Theo Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại), thương mại điện tử của Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ nhưng vẫn đang ở dạng bề nổi. Nguyên nhân chủ yếu là do hạ tầng cho thương mại điện tử còn thấp, nhận thức của người tham gia chưa đầy đủ và các chuẩn trao đổi cho loại hình này đang còn nhiều bất cập. Chiều qua (27/2), Vụ Thương mại Điện tử vừa cho công bố bản báo cáo thương mại điện tử năm 2005, trong đó nhấn mạnh đến những bước phát triển khá mạnh mẽ với nhiều loại hình phong phú. Đặc biệt, sự khởi sắc được thể hiện ở việc một số loại hình hỗ trợ thương mại điện tử từ phía các cơ quan Nhà nước như khai hải quan điện tử, tra cứu thông tin dệt may trực tuyến và các website thương mại điện tử (ECVN), trang đấu thầu mua sắm công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư… Mất cân đối về loại hình Ngoài các hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước kể trên, với hàng loạt các loại hình thương mại điện tử khác ra đời và phát triển nhanh như các sàn giao dịch trực tuyến, games online, hệ thống trang web của cộng đồng doanh nghiệp…, có thể khẳng định một bước phát triển mới của thương mại điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Hưng - Vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tử, cơ cấu phát triển giữa các loại hình thương mại điện tử đã có sự thiếu cân đối. Cụ thể, nếu như mức trung bình trên thế giới đối với loại hình giao dịch B2B (doanh nghiệp – doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp – khách hàng) chiếm tỷ
  2. trọng 90%, còn lại các loại hình khác chỉ chiếm con số 10% thì ở Việt Nam đang có chiều hướng ngược lại. Thực chất xu hướng này đã bắt đầu thể hiện ngay từ khi một số loại hình thương mại điện tử đầu tiên ra đời. Ông Hưng cho rằng, xét về bề mặt thì số lượng giao dịch B2C và C2C (người tiêu dùng – người tiêu dùng) vượt trội hơn hẳn song xét về chiều sâu và tính hiệu quả thì giao dịch B2B phải chiếm tỷ trọng lớn hơn. Bởi lẽ, mặc dù số lượng các giao dịch của loại hình này thấp hơn nhưng “sức nặng” về tài chính, lượng hàng hóa trao đổi… lại lớn hơn rất nhiều lần. Có thể chứng minh nhận định này bằng hình ảnh: Với 100 giao dịch thành công trên một trang web mua bán trực tuyến bất kỳ của người tiêu dùng, giá trị hàng hóa được trao đổi cũng chỉ có thể đạt mức trên dưới 100 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ cần một giao dịch thành công giữa 2 doanh nghiệp, giá trị hàng hóa đã có thể vượt lên con số đó, thậm chí cao gấp nhiều lần. Từ đó có thể nhận thấy, sự mất cân đối về loại hình giao dịch cũng thể hiện khá rõ sự phát triển chậm về chất của thương mại điện tử. Đó là còn chưa kể một loại hình khác ít ai quan tâm đến là giao dịch G2B (Nhà nước – doanh nghiệp) đã vượt trội hẳn trong thời gian qua với việc khai báo hải quan điện tử, cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN.gov.vn hay trang đấu thầu mua sắm công. Trong khi đó, lẽ ra loại hình này chỉ là một trong số tất cả các loại hình chiếm vẻn vẹn 10% tỷ trọng của mức trung bình trên thế giới. “Đòn bẩy” chưa có tác dụng Sự mất cân đối trên cho thấy một thực trạng đáng thất vọng là trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập website riêng của mình khá đông đảo thì lực lượng chính này lại không phát huy được mấy tác dụng. Tâm lý lập website làm “đồ trang sức” còn khá phổ biến và rất ít doanh nghiệp tận dụng được các hình thức trao đổi, giao dịch qua email, giới thiệu và đăng ký thông tin trên mạng Internet, chưa kể đến
  3. việc mua bán trực tuyến ít được nghĩ đến do còn gặp một số bất cập về chuẩn giao dịch và thanh toán. Có thể dẫn ra đây một ví dụ về vấn đề cập nhật thông tin trên website của doanh nghiệp: Trong số 504 doanh nghiệp được điều tra (chủ yếu ở địa bàn các thành phố, thị xã) thì có 46,2% doanh nghiệp cho biết đã lập website, đó là một con số rất đáng mừng. Tuy nhiên, nhìn vào tần suất cập nhật thông tin lại thấy một thực trạng đáng buồn. Trong khi 28,76% số doanh nghiệp cập nhật thông tin hằng ngày (chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng), 17,6% cập nhật hằng tuần và 13,73% cập nhật hằng tháng thì có đến 39,91% doanh nghiệp thỉnh thoảng mới cập nhật thông tin. Phó vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tử Trần Thanh Hải cho rằng, sở dĩ thương mại điện tử Việt Nam chưa phát triển được theo chiều sâu mà một số yếu kém kể trên là rõ nét nhất xuất phát từ một thực tế là hạ tầng còn rất thấp. Cụ thể là hệ thống đường truyền chưa đồng bộ, khó thanh toán qua mạng, an ninh mạng và bảo mật thông tin còn yếu và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cũng chưa hoàn thiện, chưa kể đến vấn đề nhận thức về thương mại điện tử của doanh nghiệp và người dân còn chưa đầy đủ trong khi đó được coi là chiếc “đòn bẩy” của thương mại điện tử. Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, mặc dù hiện tại hành lang pháp lý cho thương mại điện tử đã cơ bản hoàn thành với việc ra đời Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực kể từ ngày mai (1/3) và Nghị định quy định chi tiết cho luật này cũng đang được hoàn thành song khi “đòn bẩy” cho loại hình thương mại này chưa phát huy tác dụng thì rất khó phát triển mạnh và hiệu quả theo chiều sâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2