Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN THẬN QUA NGÃ NỘI SOI<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ BƯỚU THẬN: KINH NGHIỆM BAN ĐẦU<br />
VỀ ĐƯỜNG VÀO SAU PHÚC MẠC VÀ CÓ KHỐNG CHẾ MẠCH MÁU THẬN<br />
Phạm Phú Phát*, Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Minh Quang*, Vĩnh Tuấn*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*,<br />
Nguyễn Tế Kha*, Đỗ Hoàng Dũng*, Ngô Đại Hải*, Phan Trường Bảo*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Cắt bán phần thận qua ngã nội soi là can thiệp ít xâm hại đang phát triển trong giai đoạn hiện<br />
nay.<br />
Mục tiêu: Chúng tôi mô tả quá trình thực hiện cắt bán phần thận nội soi qua ngã sau phúc mạc có khống<br />
chế mạch máu thận tại 1 trung tâm.<br />
Phương tiện và kỹ thuật: Bắt đầu từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 4 năm 2012, chúng tôi đã thực hiện<br />
phẫu phuật cắt bán phần thận qua ngã nội soi sau phúc mạc cho 40 bệnh nhân (1 bệnh nhân có thận độc nhất, 1<br />
bệnh nhân có bướu thận 2 bên). Số lượng trocar sử dụng là từ 3 đến 4 cái. Động mạch thận được khống chế bởi<br />
dây thun. Bướu được cắt ra khỏi thận bằng kéo lạnh. Đài bể thận được khâu lại bằng Vicryl 3-0 hoặc 4-0 khi có<br />
gây thương tổn vả chủ mô thận được khâu lại bằng Vicryl 1-0, có sử dụng gối độn Surgicel bên dưới nếu chủ mô<br />
thận bị khiếm khuyết lớn. Toàn bộ các đường khâu được chốt lại bằng kẹp kim loại và Hem-O-lock.<br />
Kết quả: Kích thước trung bình của bướu 33,1mm (12mm - 68,2mm). Vị trí của bướu được phân bổ như<br />
sau: bên phải 21 trường hợp (52,5%), bên trái 19 (47,5%), cực trên 15 (38,6%), cực giữa 8 (20%), cực dưới 17<br />
(42,5%). Thời gian mổ và thời gian thiếu máu nóng lần lượt là 145,25 phút (60 phút – 255 phút) và 23,8 phút<br />
(12 phút – 45 phút). Lượng máu mất trung bình là 84,4ml (2ml – 500ml). Có 24 (60%) bệnh nhân được khâu lại<br />
đài bể thận do có xâm phạm trong quá trình cắt bướu. 4 bệnh nhân được phát hiện dương tính trong mẫu thử<br />
giải phẫu bệnh bờ mặt cắt lành tính (bao gồm 1 trường hợp đáy bướu bị vỡ trong quá trình cắt bướu ra khỏi<br />
thận). Về mặt giải phẫu bệnh của mô bướu cho thấy có 24 (60%) trường hợp ung thư tế bào thận, 14 (35%)<br />
trường hợp là bướu cơ mỡ mạch máu và 2 (5%) trường hợp là mô bướu của tuyến thượng thận. 2 bệnh nhân<br />
cần phải truyền máu. 1 trường hợp chuyển mổ hở với lý do chảy máu. 1 trường hợp cắt thận sau 2 tháng.<br />
Kết luận: Tại các nước phát triển, phẫu thuật cắt bán phần thận qua ngã nội soi được áp dụng ngày càng<br />
nhiều và chiếm dần 1 số vị trí của mổ hở trong điều tri bướu thận nhỏ. Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam,<br />
chúng tôi nhận thấy có thể thực hiện kỹ thuật này tương đối an toàn đối với phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm<br />
trong lãnh vực nội soi. Qua những kinh nghiệm của nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy sự lựa chọn bệnh<br />
nhân hợp lý (bướu < 4cm, khoảng cách từ bướu tới đài bể thận > 1cm) sẽ làm giảm đáng kể các tai biến và biến<br />
chứng.<br />
Từ khóa: Cắt bán phần thận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC PARTIAL NEPHRECTOMY FOR RENAL TUMOR:THE RETROPERITONEAL<br />
APPROACHES WITH CONTROLING OF RENAL VASCULATURE, INITIAL EXPERIENCE<br />
Pham Phu Phat , Vu Le Chuyen, Nguyen Minh Quang, Vinh Tuan, Nguyen Phuc Cam Hoang,<br />
Nguyen Te Kha, Do Hoang Dung, Ngo Dai Hai, Phan Truong Bao.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 197 - 203<br />
Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phạm Phú Phát<br />
*<br />
<br />
196<br />
<br />
ĐT: 0913903232<br />
<br />
Email: phatphm@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Introduction: Laparoscopic partial nephrectomy is an emerging minimally invasive, nephron sparing<br />
approach for renal tumor.<br />
Objective: We describe our technique of single center with purely retroperitoneal laparoscopic partial<br />
nephrectomy with controling of renal vessel.<br />
Material and technique: From January 2009 to April 2012, the retroperitoneal approache for laparoscopic<br />
partial nephrectomy has been performed in 40 patients (1 patient has solitary kidney and 1 patient has bilateral<br />
renal tumor). This procedure was realized by 3 or 4 ports. The renal artery was controlled by the elastic string.<br />
The tumor was removed by the cold cisor.The collecting system was closed by Vicryl 3-0 or 4-0, and renal<br />
parenchyma closure by Vicryl 1-0 over Surgicel bolster for large defects. All sutures was locked by clip and HemO-Lock.<br />
Results: Mean tumor size was 33.1mm (range:12mm to 68.2mm ). The tumoral position was divided as<br />
follow: right (21 patients, 52.5%), lelf (19 patients, 47.5%), upper pole(15patients, 38.6%), median (8 patients,<br />
20%) lower pole (17 patients, 42.5%). The mean operating time and warm ischemia time was 145.25min (range:<br />
60min to 255min) and 23.8min (range: 12min to 45min). The median estimated blood loss was 84.4ml (range:<br />
2ml to 500ml). The pelvicaliceal system was entered and repaired in 24 patients (60%). Four patients were found<br />
to have positive of the surgical margin, (including 1 cas the tumor base broken). Histopathologic examination<br />
confirmed RCC in 24 patients (60%), AML in 14 patients (35%) and adrenal tumor in 2 patient (5%).<br />
Transfusion was required in 2 patients. 1 case was convert cause hemorragie. 1case suffered a nephrectomy after 2<br />
months.<br />
Conclusion: Laparoscopic partial nephrectomy, in the developped country, is an attractive alternative to<br />
open partial nephrectomy for traitment of small renal tumor. In Viet Nam condition, this technique is feasible and<br />
safety by the hands of experienced laparoscopic surgeon. On the basic of our experience, the selection of patients<br />
(the small tumor (1cm) seem to be required to reduce the risk of<br />
complication.<br />
Key words: Laparoscopic partial nephrectomy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên thế giới cắt bán phần thận đã được chỉ<br />
định rộng rãi tại các trung tâm lớn đặc biệt là ở<br />
những bướu thận có kích thước < 4cm giai đoạn<br />
T1a, do đã có những nghiên cứu theo dõi trong<br />
thời gian dài. Alizera Moinzadeh và cộng sự<br />
(2006) theo dõi 3 năm trên 100 bệnh nhân kết<br />
quả không phát hiện thấy tái phát bướu tại nơi<br />
cắt hoặc nơi đặt trocar(7) Amr F Fergany và cộng<br />
sự (2000). Tương tự Harry W. Herr (1999) theo<br />
dõi 10 năm trên 70 bệnh nhân với kết quả 98,5%<br />
không có tái phát tại chổ, 97% sống sót không có<br />
di căn(5).<br />
Một số tác giả đã thực hiện thành công phẫu<br />
thuật nội soi cắt bán phần thận với một lỗ vào<br />
(LESS) điển hình là Monish Aron và cộng sự đã<br />
thực hiện thành công trên 4 bệnh nhân với thời<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
gian thiếu máu nóng trung bình là 20 phút<br />
(2008)(7).<br />
Nhìn chung phẫu thuật nội soi cắt bán phần<br />
thận bướu thận nhỏ đã được áp dụng nhiều trên<br />
thế giới. Tại Việt Nam đến năm 2007 mới có báo<br />
cáo của C.Q. Thuận nhân hai trường hợp cắt<br />
thận bán phần qua nội soi tại bệnh viện Chợ<br />
Rẫy(1) Sau đó tại bệnh viện Bình Dân cũng đã<br />
báo cáo 12 trường hợp N.P.C. Hoàng (2009)(8).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Loại hình nghiên cứu<br />
-Nghiên cứu tiền cứu.<br />
-Can thiệp lâm sàng.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:<br />
<br />
197<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
-Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại<br />
bệnh viện Bình Dân.<br />
-Được chẩn đoán là bướu thận (lành tính<br />
hoặc ác tính).<br />
-Bướu còn khu trú trong thận (giai đoạn T1,<br />
theo phân loại TNM 2002 nếu là bướu ác).<br />
-Vị trí nằm cách rốn thận ít nhất 1cm.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Khám bệnh, chẩn đoán, làm bệnh án mẫu.<br />
Tiến hành phẫu thuật.<br />
Theo dõi hậu phẫu.<br />
Ghi nhận thông tin cần nghiên cứu.<br />
Thu thập xử lý số liệu.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
-Chuẩn bị bệnh nhân tương tự như các cuộc<br />
mổ khác, đặt thông tiểu.<br />
-Gây mê nội khí quản.<br />
-Bệnh nhân nằm tư thế nghiêng 90° bên dưới<br />
hông được kê cao để làm rộng phẫu trường. Cố<br />
định bệnh nhân để khi cần thay đổi tư thế bệnh<br />
nhân trong lúc mổ không sợ bị rơi bệnh nhân.<br />
Sát trùng rộng vùng hông lưng để có thể chuyển<br />
mổ hở nếu cần.<br />
-Vị trí kíp mổ: phẫu thuật viên đứng sau<br />
bệnh nhân. Người phụ đứng bên cạnh phẫu<br />
thuật viên (phía chân của bệnh nhân) điều<br />
dưỡng dụng cụ đứng phía trước bệnh nhân đối<br />
diện với phẫu thuật viên.<br />
-Vị trí trang thiết bị: monitor và các thiết bị<br />
nội soi đặt ở phía trước phẫu thuật viên và<br />
người phụ.<br />
-Các bước phẫu thuật nội soi ngoài phúc<br />
mạc cắt bán phần thận:<br />
+Rạch da dưới sườn 12 ngay đường nách<br />
sau để tạo khoang sau phúc mạc. Đặt trocar thứ<br />
2 ngay vị trí trên mào chậu đường nách giữa.<br />
Đặt trocar thứ 3 ngay đường nách trước sau cho<br />
tạo thành tam giác với 2 trocar còn lại. Lúc này<br />
vị trí của trocar thứ 2 trên mào chậu được dùng<br />
đặt ống soi ổ bụng 2 trocar còn lại dùng để thao<br />
tác. Khi khó khăn có thể đặt thêm trocar thứ 4.<br />
<br />
198<br />
<br />
+Vén phúc mạc và mỡ lấy cơ psoas làm<br />
chuẩn; phía bên phải đi theo tĩnh mạch chủ phía<br />
bên trái đi theo động mạch chủ hướng lên trên<br />
để tìm rốn thận, sau khi thấy rốn thận bóc tách<br />
bộc lộ động mạch.<br />
+Rạch da 2mm từ phía sau lưng dùng kim<br />
lớn đưa dây thun khống chế mạch máu vào, đưa<br />
đầu dây thun vào đến rốn thận quấn dây thun 2<br />
vòng quanh động mạch ,vẫn để dây thun thả<br />
lỏng để không làm thắt nghẽn mạch máu.<br />
+Bóc tách mỡ Gerota quanh bướu nhằm bộc<br />
lộ rõ ràng vị trí bướu.<br />
+Kéo dây thun để khống chế mạch máu.<br />
+Tiến hành cắt bỏ bướu bằng kéo, dao điện<br />
hoặc siêu âm (Harmonic Scalpel).<br />
+Lấy mẫu mô tại giường bướu.<br />
+Dùng chỉ Vicryl 4.0 khâu đài bể thận nếu có<br />
cắt đi 1 phần. Khâu tiếp lớp thứ 2 chủ mô thận<br />
(có thể sử dụng gối độn Surgicel) và khóa chỉ<br />
phía ngoài chủ mô thận bằng Hem-O-Lock và<br />
kẹp kim loại.<br />
+Ngưng khống chế mạch máu bằng cách thả<br />
lỏng dây thun.<br />
+Sau khi bảo đảm cầm máu tốt tháo dây<br />
thun ra khỏi rốn thận.<br />
+Cho bướu vào bao rồi lấy ra khỏi cơ thể.<br />
+Đặt ống dẫn lưu.<br />
+Đóng bụng khâu da cố định ống dẫn lưu.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2009<br />
đến tháng 4 năm 2012 chúng tôi đã can thiệp 40<br />
trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán là bướu<br />
thận giai đoạn T1 bằng phương pháp cắt bán<br />
phần thận qua ngã nội soi sau phúc mạc, với số<br />
tuổi bình quân là 47,8 tuổi ( từ 19 tuổi đến 74<br />
tuổi), tỷ lệ giữa nam và nữ bằng nhau 20/20<br />
trường hợp.<br />
Lý do nhập viện đa số là đau hông lưng (35<br />
trường hợp, bao gồm cả 3 trường hợp kèm theo<br />
triệu chứng tiểu máu, sụt cân (1 trường hợp),<br />
tình cờ phát hiện (4 trường hợp).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Kích thước trung bình của bướu là 33,1mm<br />
(12mm - 68,2mm). Vị trí của bướu được phân bổ<br />
như sau: bên phải 21 trường hợp (52,5%), bên<br />
trái 19 (47,5%), cực trên 15 (38,6%), cực giữa 8<br />
(20%), cực dưới 17 (42,5%). Vị trí của bướu so<br />
với chủ mô thận và đài thận được phân bổ như<br />
sau: ngoại vi 11 trường hợp (27,5%), trung gian<br />
23(57,5%), trung tâm 6(15%). Và khoảng cách<br />
của bướu so với đài thận: >1cm và < 1cm mỗi<br />
nhóm có 20 trường hợp (50%).<br />
Có 2 bệnh nhân được xem là suy thận: 1<br />
bệnh nhân suy thận thật sự và bệnh nhân còn lại<br />
tiên lượng có khả năng suy thận trong tương lai,<br />
vì bệnh nhân này có bướu thận 2 bên và dự định<br />
sẽ cắt thận toàn phần cho bên còn lại do bướu<br />
nằm sát rốn thận. Và có 1 trường hợp thận độc<br />
nhất.<br />
Một số bệnh nhânn có bệnh lý đi kèm như<br />
cao huyết áp, thiểu năng vành, tiểu đường. 1<br />
bệnh nhân có sỏi thận nhỏ đi kèm cùng bên với<br />
bướu chúng tôi không thế lấy được sỏi, nên<br />
quyết định sẽ tán sỏi ngoài cơ thể sau. 1 bệnh<br />
nhân có thêm bướu tuyến thượng thận cùng bên<br />
với bướu và đã được cắt bỏ cùng lúc với bướu<br />
thận với kết quả giải phẫu bệnh là carcinome<br />
tuyến thượng thận.<br />
Thời gian mổ và thời gian thiếu máu nóng<br />
lần lượt là 145,25 phút (60 phút – 255 phút) và<br />
23,8 phút (12 phút – 45 phút). Lượng máu mất<br />
trung bình là 84,4ml (2ml – 500ml).<br />
Số lượng trocar sử dụng: 3 trocar (35 trường<br />
hợp), 4 trocar (5 trường hợp). Trocar thứ 4<br />
thường được sử dụng để vén làm rộng phẫu<br />
trường hoặc hút máu làm sạch vùng chủ mô và<br />
đài bể thận để thuận tiện cho việc khâu. Chúng<br />
tôi chủ yếu dùng kéo cắt lạnh để cắt rời mô<br />
bướu ra khỏi thận. Một trong những ca đầu tiên<br />
chúng tôi có thử cắt chủ mô thận bằng dao cắt<br />
laser (holmium) với mong muốn là cầm máu tốt<br />
và không cần khống chế mạch máu thận.<br />
Nhưng ngược lại chúng tôi buộc phải không chế<br />
cuống thận do chảy máu.<br />
Nhằm bảo đảm an toàn nhiều trường hợp<br />
chúng tôi buộc phải cắt vào đài bể thận 24/40<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trường hợp và may lại bằng Vicryl 3-0 hoặc 40. Trong trường hợp nếu chủ mô bị khiếm<br />
khuyết nhiều thì chúng tôi sử dụng gối độn<br />
Surgicel (29/40 trường hợp). Toàn bộ các<br />
đường chỉ may đều được khóa chỉ bằng kẹp<br />
kim loại và Hemo-Lock.<br />
Bờ mặt cắt lành tính sau khi cắt bướu<br />
được quan sát bằng mắt của 32 trường hợp (8<br />
trường hợp còn lại không có ghi nhận) cho kết<br />
quả như sau: trung bình 4,9mm (1mm-10mm).<br />
Chúng tôi thường lấy mặt đáy bướu từ 3 đến<br />
6 mẫu mô để gởi xét nghiệm xem có còn tế<br />
bào bướu hay không, số lượng trung bình<br />
mẫu mô đáy bướu là 4,3 mẫu (30 bệnh nhân).<br />
Kết quả giải phẫu bệnh của mô bướu cho thấy<br />
có 24 (60%) trường hợp ung thư tế bào thận,<br />
14 (35%) trường hợp là bướu cơ mỡ mạch máu<br />
và 2 (5%) trường hợp là mô bướu của tuyến<br />
thượng thận. 4 bệnh nhân được phát hiện<br />
dương tính có tế bào bướu) trong mẫu thử<br />
giải phẫu bệnh bờ mặt cắt lành tính (bao gồm<br />
1 trường hợp đáy bướu bị vở trong quá trình<br />
cắt bướu ra khỏi thận), trong đó có 3 trường<br />
hợp là bướu lành tính, 1 trường hợp còn lại là<br />
bướu ác (bướu dạng hình cầu có phân nhánh<br />
không quan sát được trên MSCT trước mổ).<br />
Thời gian trung bình dùng thuốc giảm đau<br />
5,8 ngày, trung tiện 2,3 ngày, rút ống dẫn lưu 4,4<br />
ngày và nằm viện 5 ngày. Kết quả siêu âm trước<br />
khi xuất viện có 3 bệnh nhân tụ ít dịch hố thận<br />
không cần phải can thiệp.<br />
Trường hợp cần phải truyền máu có 2 bệnh<br />
nhân. 1 trường hợp khác chuyển mổ hở với lý<br />
do chảy máu không thể khâu cầm máu được<br />
trên bệnh nhân có bướu thận 2 bên và dự kiến sẽ<br />
cắt thận bên còn lại.1 trường hợp phình giả<br />
động mạch tự khỏi không cần can thiệp. 1<br />
trường hợp tụ dịch phải đặt lại dẫn lưu vào tuần<br />
thứ 3. Và 1 trường hợp cắt thận sau 2 tháng do<br />
kết quả MSCT nghi ngờ bướu thận xâm lấn cơ<br />
thắt lưng chậu (kết quả giải phẫu bệnh sau đó<br />
không có mô bướu), trước đó bệnh nhân này có<br />
dò nước tiểu phải đặt JJ vào tuần thứ 2.<br />
<br />
199<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật<br />
nhất là việc phát minh ra máy soi và các dụng<br />
cụ nội soi, nghành y đã có 1 bước chuyển biến<br />
lớn trong việc ứng dụng kỹ thuật nội soi vào<br />
trong các can thiệp ngoại khoa. Đây là hình thức<br />
can thiệp ít xâm lấn với những lợi ích như là<br />
giảm đau, thẩm mỹ, thời gian hồi phục sớm....<br />
Vào cuối năm 1987 sau khi Philipe Mauret thực<br />
hiện thành công phẫu thuật cắt túi mật qua ngã<br />
nội soi ổ bụng, các phẫu thuật viên chuyên<br />
ngành ngoại tổng quát đã bắt đầu thường xuyên<br />
thực hiện các phẫu thuật qua ngã nội soi ổ bụng<br />
như: cắt túi mật, cắt ruột thừa… Đối với niệu<br />
khoa và đặc biệt là phẫu thuật cắt thận đến năm<br />
1991 mới được thực hiện thành công qua ngã<br />
nội soi ổ bụng bởi Clayman(3) và cộng sự tại<br />
bệnh viện Đại Học Washington. Với thời gian<br />
mổ là 7 giờ cho bệnh nhân có kích thước bướu là<br />
3cm.<br />
Khởi đầu cắt thận nội soi được thực hiện ở<br />
những bệnh nhân được chẩn đoán bướu lành<br />
tính hoặc thận mất chức năng. Sau đó nhiều nơi<br />
trên thế giới cũng bắt đầu can thiệp cắt thận qua<br />
ngã nội soi cho các bệnh lý thận lành tính cũng<br />
như ác tính. Kirbe và Clayman(6)đã thực hiện<br />
được 20 trường hợp, với thời gian mổ trung<br />
bình là 355 phút, sử dụng 5 lổ trocart,12% biến<br />
chứng nặng và 19% biến chứng nhẹ.<br />
Tại châu á Ono và cộng sự (1997)(9), cũng đã<br />
sớm áp dụng kỹ thuật cắt thận qua ngã nội soi ổ<br />
bụng, nhân 2 trường hợp.<br />
Những ứng dụng đầu tiên kỹ thuật nội soi<br />
để cắt thận trong giai đoạn đầu đã gây tranh cãi<br />
và có nhiều ý kiến trái chiều nhau, nguyên nhân<br />
là do lo sợ không thể kiểm soát được đầy đủ về<br />
mặt ung thư học. Kinh nghiệm bên ngành phụ<br />
khoa trước đó trong các y văn cũng đã chứng<br />
minh là có hiện tượng gieo rác tế bào ung thư ở<br />
các vị trí lổ trocart, không bảo đảm bờ cắt phẫu<br />
thuật… Quả thật vậy các nghiên cứu niệu khoa<br />
về sau cũng đã cho thấy có tai biến này,<br />
Iwamura (2004).<br />
<br />
200<br />
<br />
Trong giai đoạn đầu của phẫu thuật cắt thận<br />
nội soi, có những bệnh nhân được lựa chọn là<br />
những bệnh nhân có chỉ định mổ hở cắt bán<br />
phần thận, nhằm giảm thương tật do cuộc mổ<br />
hở gây ra.<br />
Một thời gian sau các nghiên cứu so sánh<br />
giữa cắt thận mổ hở và cắt thận nội soi cũng bắt<br />
đầu xuất hiện, các nghiên cứu về cắt thận nội soi<br />
ngày càng được báo cáo nhiều hơn và cũng xuất<br />
hiện nhiều trường phái hơn.<br />
Phẫu thuật cắt thận qua ngã nội soi bao gồm<br />
2 đường vào: trong phúc mạc và ngoài phúc<br />
mạc. Khởi đầu những người tiên phong chỉ sử<br />
dụng đường trong phúc mạc, có lẽ đây là kế<br />
thừa của các phẫu thuật viên ngoại tổng đã<br />
quát. Vào năm 2003, Gaur tại Ấn Độ(4) báo cáo<br />
trường hợp đầu tiên cắt thận nội soi qua ngã sau<br />
phúc mạc. Đường vào trong hoặc ngoài phúc<br />
mạc được lựa chọn tùy theo sở thích của phẫu<br />
thuật viên, mỗi đường đều có thuận lợi và bất<br />
lợi của chính nó.<br />
-Đường vào phúc mạc giúp cho phẫu thuật<br />
viên có được khoang làm việc rộng hơn, phẫu<br />
trường dễ nhìn hơn vì nó quen thuộc với hình<br />
ảnh giải phẫu học trong ổ bụng.<br />
-Đường ngoài phúc mạc cho phép khống<br />
chế động mạch thận nhanh và dễ dảng hơn do<br />
tiếp cận từ mặt sau. Đồng thời cũng tránh được<br />
hiện tượng dính nhau của các tạng ổ bụng sau<br />
mổ.<br />
Dựa vào các bài báo cáo trên các tạp chí y<br />
văn thì chúng ta nhận thấy đa số các tác giả<br />
chọn đường xuyên phúc mạc. Mặc dù các<br />
nghiên cứu cho thấy kết quả của 2 lựa chọn<br />
đường vào bên trên không khác nhau về thời<br />
gian mổ, giá tiền, thời gian nằm viện, thời gian<br />
hồi phục.<br />
Ngoài ra còn có nội soi ổ bụng với bàn tay<br />
hỗ trợ, đây xem như giai đoạn chuyển đổi từ mổ<br />
hở sang nội soi. Vì khi thao tác có bàn tay cảm<br />
giác bên trong phẫu thuật viên cảm thấy yên<br />
tâm và tự tin hơn. Tuy nhiên phương pháp này<br />
hiện nay ít dùng vì không đạt được hoàn hảo<br />
yêu cầu thẩm mỹ của nội soi. Và nhất là kỹ năng<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />