Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot cắt tuyến tiền liệt tận gốc bảo tồn khoang Retzius điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Kết quả ban đầu qua 07 trường hợp tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Phẫu thuật nội soi cắt tiền liệt tuyến tận gốc với sự hỗ trợ của Robot trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến có nhiều thuận lợi hơn các phương pháp khác. Bên cạnh vấn đề đảm bảo nguyên tắc trong điều trị ung thư thì vấn đề tiểu không tự chủ giai đoạn hậu phẫu rất được quan tâm để nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả về mặt ung thư học và sự hồi phục chức năng đi tiểu với kỹ thuật bảo tồn khoang Retzius.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot cắt tuyến tiền liệt tận gốc bảo tồn khoang Retzius điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Kết quả ban đầu qua 07 trường hợp tại Việt Nam
- PHẪU THUẬT NỘI SOI CÓ HỖ TRỢ ROBOT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC BẢO TỒN KHOANG RETZIUS ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT: KẾT QUẢ BAN ĐẦU QUA 07 TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM Đỗ Anh Toàn1,2, Nguyễn Văn Khoa2 Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng2, Trần Vĩnh Hưng2 TÓMTẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi cắt tiền liệt tuyến tận gốc với sự hỗ trợ của Robot trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến có nhiều thuận lợi hơn các phương pháp khác. Bên cạnh vấn đề đảm bảo nguyên tắc trong điều trị ung thư thì vấn đề tiểu không tự chủ giai đoạn hậu phẫu rất được quan tâm để nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả về mặt ung thư học và sự hồi phục chức năng đi tiểu với kỹ thuật bảo tồn khoang Retzius. Đối tượng và phương pháp: 07 bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng phương pháp nội soi với sự hỗ trợ của robot cắt tiền liệt tuyến tận gốc bảo tồn khoang Retzius (tiếp cận hoàn toàn ngã sau bàng quang) bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm tại Bệnh viện Bình Dân. Đánh giá về mặt chẩn đoán, mặt cắt phẫu thuật và chức năng đi tiểu giai đoạn hậu phẫu. Kết quả: Từ tháng 10/2020 đến 05/2021, 07 bệnh nhân được thực hiện với phương pháp này. Chẩn đoán trước phẫu thuật là giai đoạn cT2bN˳M˳ (PSA: 11,82ng/dl; GC: 6; V: 26g,), cT2bN˳M˳ (PSA: 09ng/dl; GC: 8; V: 27,5g,), cT2cN˳M˳ (PSA: 9,74ng/dl; GC: 6; V: 63g), cT2bN˳M˳ (PSA: 18,55ng/dl; GC: 6; V: 98g), cT2bN˳M˳ (PSA: 8,44ng/dl; GC: 6; V: 31g), cT2bN˳M˳ (PSA: 4,3ng/dl; GC: 7; V: 21g) và cT2bN˳M˳ (PSA: 39,72ng/dl; GC: 6; V: 27g), thời gian phẫu thuật là 245 phút, 250 phút, 300 phút, 285 phút, 255 phút, 240 phút và 270 phút, lượng máu mất 300ml, 600ml, 1200ml, 300ml, 500ml, 200ml và 800ml, kết quả giải phẫu bệnh: 05 trường hợp có rìa diện cắt âm tính, 02 trường hợp có rìa diện cắt niệu đạo dương tính, cả bảy bệnh nhân đều đi tiểu tự chủ sau rút ống thông tiểu ở hậu phẫu ngày thứ 14. Không ghi nhận biến chứng trong và sau mổ. Kết luận: Phương pháp cắt tuyến tiền liệt với hỗ trợ bằng robot có bảo tồn khoang Retzius bước đầu cho thấy khả thi, an toàn và có khả năng bảo tồn chức năng tiểu tiện sau phẫu thuật. Từ khóa: phẫu thuật robot cắt tiền liệt tuyến tận gốc, bảo tồn khoang Retzius. ABSTRACT RETZIUS-SPARING ROBOT-ASSISTED RADICAL PROSTATECTOMY IN TREATMENT OF PROSTATE CANCER: INNITIAL RESULTS FROM THE FIRST 07 CASES IN VIETNAM Background: Robot-assisted radical prostatectomy in the treatment of prostate cancer has many advantages over other methods. The Retzius sparing robot-assisted radical 1 Bộ môn Tiết niệu, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh 2 Bệnh viện Bình Dân Liên hệ tác giả: TS. Đỗ Anh Toàn. Email: doanhtoan2004@gmail.com. ĐT: 0983707036 149
- prostatectomy potentially proposes the better urinary continence, hence improve the quality of life for patients. This study evaluates the results in oncology and continence recovery with retzius sparing. Patients and Method: Seven patients were treated with Retzius sparing robot - assisted radical prostatectomy (RS-RARP) (completely access to the back of the bladder). Evaluation of diagnosis, positive surgical margins (PSMs) and continence recovery in the postoperative period. Results: From 10/2020 to 05/2021, seven patients were performed with this method. Diagnosis before surgery are cT2bN˳M˳ (PSA: 11,82ng/dl; GC: 6; V: 26g,), cT2bN˳M˳ (PSA: 09ng/dl; GC: 8; V: 27,5g), cT2cN˳M˳ (PSA: 9,74ng/dl; GC: 6; V: 63g), cT2bN˳M˳ (PSA: 18,55ng/dl; GC: 6; V: 98g) cT2bN˳M˳ (PSA: 8,44ng/dl; GC: 6; V: 31g), cT2bN˳M˳ (PSA: 4,3ng/dl; GC: 7; V: 21g) and cT2bN˳M˳ (PSA: 39,72ng/dl; GC: 6; V: 27g), operative time are 245, 250, 300, 285, 255, 240 and 270 minutes. Blood loss 300ml, 600ml, 1200ml, 300ml, 500 ml, 200ml and 800ml. Negative surgical margin: 05 cases, positive surgical margin: 02 cases, all patients had continence recovery after removing the catheter at day 14 of surgery. No complication during and after surgery. Conclusion: From the first 07 cases in Vietnam, RS-RARP is safe, feasible and effective continence recovery, postoperatively. Keywords: Retzius-sparing, Radical prostatectomy, Robotics Functional recovery, Positive surgical margins. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Báo cáo đầu tiên trên thế giới về phẫu thuật nội soi cắt thận là vào năm 1991 [1]. Một năm sau Schuessler và cộng sự [2] đã báo cáo ca phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc nội soi đầu tiên (LRP). Sau đó, họ đã bỏ cuộc loại phẫu thuật này do khó khăn và thời gian kéo dài. Thách thức đối với việc tiếp tục phát triển LRP đã vượt qua Đại Tây Dương khi vào năm 1999, hai nhóm ở Paris đã báo cáo một loạt các ca với triển vọng khá lớn. Năm 1998, nhóm dẫn đầu bởi Tiến sĩ Guillonneau tại Institut Mutualiste Montsouris ở Paris đã trình bày kinh nghiệm ban đầu của họ với LRP [3] và đưa ra chỉ dẫn cho các nhóm phẫu thuật viên được đào tạo bài bản đạt được kết quả tốt và có thể cải thiện kết quả chức năng sau mổ, đặc biệt là các nhóm do Tiến sĩ Jacob ở Pháp [4] và Tiến sĩ Rassweiler ở Đức [5]. Trong hướng dẫn EAU 2021, có rất nhiều cách tiếp cận để điều trị ung thư tuyến tiền liệt [5]. Cắt tuyến tiền liệt tận gốc vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt tiến triển tại chỗ [6]. Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có sự hỗ trợ của robot (RARP) có liên quan đến thời gian nằm viện ngắn hơn, thương tổn mô lành do phẫu thuật nhỏ hơn và ít sử dụng thuốc gây mê hơn. Kể từ báo cáo đầu tiên RARP năm 2001 [7], đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ. Có nhiều nghiên cứu đã tiến hành và đưa ra kỹ thuật có liên quan đến việc giúp 150
- kiểm soát đi tiểu và phục hồi tình dục tốt hơn sau RP. Các kỹ thuật này bao gồm: bảo tồn cổ bàng quang, bó mạch thần kinh và các động mạch thẹn phụ [8], [9], [10]. Vào năm 2010, Galfano và nhóm của ông [11] ở Milan đã phát triển một kỹ thuật mới có tên là kỹ thuật Retzius-sparing (RS) là phương pháp tiếp cận tiền liệt tuyến hoàn toàn qua ngã sau bàng quang, khó khăn hơn về mặt kỹ thuật so với phương pháp phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt để có sự hỗ trợ của robot thông thường (C-RARP ). Cách tiếp cận mới này đã dẫn đến việc bảo tồn tất cả các cấu trúc nằm phía trước trái ngược với cách tiếp cận thông thường, chẳng hạn như mạc nội chậu, DVC (đám rối Santorini), dây chằng mu bàng quang và động mạch thẹn phụ. Cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu thực hiện phương pháp tiếp cận tương đối mới này với tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thấp và khả năng hồi phục kiểm soát đi tiểu nhanh hơn cách tiếp cận thông thường [11]. Từ năm 2010 đến nay đã có rất nhiều báo cáo về phương pháp này, đặc biệt tác giả Galfano và Lim [11,12], mỗi tác giả đã có hơn 200 trường hợp, các kết quả từ những nghiên cứu thể hiện đây là một phương pháp an toàn về mặt ung thư học và kiểm soát đi tiểu ngay sau mổ tốt [13,14,15,16,17]. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: 07 bệnh nhân đầu tiên được điều trị với phương pháp nội soi với sự hỗ trợ của robot cắt tiền liệt tuyến tận gốc bảo tồn khoang Retziut (tiếp cận hoàn toàn ngã sau bàng quang) bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm tại Bệnh viện Bình Dân. Đánh giá về mặt chẩn đoán, mặt cắt phẫu thuật và chức năng đi tiểu giai đoạn hậu phẫu. Quy trình can thiệp: Để bắt đầu phẫu thuật, bệnh nhân được đặt ở tư thế Trendelenburg. Vị trí trocar của kỹ thuật RS-RARP về cơ bản tương tự như cách tiếp cận C-RARP (1 trocar camera, 3 trocar 8mm cho cánh tay robot, 2 trocar phụ bao gồm 1 trocar Excel và 1 trocar 5mm). Bắt đầu với camera 0 °, một đường rạch ngang phúc mạc thành dưới 4-6 cm bộc lộ túi tinh và ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh được đốt nhiệt rồi cắt ngang, tiếp theo là bóc tách túi tinh ra khỏi các cấu trúc xung quanh. Dùng chỉ Vicryl 1.0 với kim xuyên bụng để nâng phần phúc mạc trên túi tinh, bộc lộ rõ túi tinh và tiền liệt tuyến. Sau đó, bóc tách ngược chiều về phía đỉnh của tuyến tiền liệt ở phía sau. Quay trở lại vị trí tiếp giáp mặt sau bàng quang của tuyến tiền liệt, cổ bàng quang được bóc tách ra, cắt rời, bảo tồn cổ bàng quang. Sau đó, việc bóc tách được tiếp tục từ phía trước về phía đỉnh của tuyến tiền liệt mà không cần phải mở tất cả các cấu trúc nằm phía trước bàng quang. Cuối cùng, camera được thay đổi thành 30 ° và sau đó thực hiện nối niệu đạo và bàng quang. 151
- Hình 1. Cách tiếp cận tuyến tiền liệt của phương pháp bảo tồn khoang Retzius Theo dõi sau mổ: biến chứng sau mổ, kết quả giải phẫu bệnh mặt cắt phẫu thuật và tình trạng kiểm soát đi tiểu sau rút thông tiểu. III. KẾT QUẢ Bảng. Đặc điểm 07 trường hợp được phẫu thuật Thứ tự BN 1 2 3 4 5 6 7 Đặc điểm Ngày nhập 06/10/2020 08/10/2020 21/10/2020 30/10/2020 05/11/2020 16/04/2021 04/05/2021 viện Ngày mổ 09/10/2020 13/10/2020 23/10/2020 03/11/2020 10/11/2020 20/04/2021 06/05/2021 Ngày ra 14/10/2020 20/10/2020 30/10/2020 09/11/2020 13/11/2020 26/04/2021 19/05/2021 viện Năm sinh 1950 1958 1948 1944 1952 1946 1953 TPSA 11,82 6,74 9,74 18,55 8,44 4,3 39,72 (ng/ml) FPSA 0,72 0,83 - - 8,78 - - (ng/ml) Creatinin 65 74 71 79 79 79 54 (microm/l KT TLT 26 27,5 63 (MSCT) 98 31 21 27 (MRI) (g) Gleason 6 (3+3) 8(3+5) 6 (3+3) 6 (3+3) 6 (3+3) 7 (3+4) 6 (3+3) Thời gian 245 250 300 285 255 240 270 mổ (phút) Máu mất 300 600 1200 300 500 200 800 (ml) Thời gian 5 7 7 6 3 10 13 nằm viện sau mổ Rút ODL 4 7 5 3 2 6 - sau bàng quang Rút ODL 5 6 5 6 3 6 8 Douglas 152
- GPB sm ÂM ÂM ÂM ÂM ÂM DƯƠNG DƯƠNG (rìa diện cắt) GPB sm 7 (4+3) 7 (4+3) 7 (4+3) 6 (3+3) 7 (4+3) 7 (4+3) 7 (4+3) (Gleason) Tắc ruột KHÔNG KHÔNG CÓ CÓ KHÔNG KHÔNG CÓ cơ năng Từ ngày 2->4 2->5 5->7 HP TNM T2bNoMo T2bNoMo T2cNoMo T2bNoMo T2bNoMo T2bNoMo T2bNoMo trước mổ TNM sau T3bNoMo T2cNoMo T2cNoMo T2bNoMo T2bNoMo T3aNoMo T2bNoMo mổ Tiểu kiểm Có Có Có Có Có Có Có soát sau rút thông HP N14 Bộc lộ cổ bàng quang – phía trên là bàng Rạch phúc mạc tiếp cận vị trí túi tinh quang; phía dưới là TLT Cổ bàng quang Niệu đạo Khâu phúc mạc Hình 2. Mô tả các thao tác của phẫu thuật nội soi cắt TLT tận gốc bảo tồn khoang Retzius với sự hỗ trợ của Robot IV. BÀN LUẬN Đảm bảo nguyên tắc trong điều trị ung thư Sau phẫu thuật, ung thư tiền liệt tuyến gọi là tái phát khi PSA > 0.2ng/ml [19]. Kết quả giải phẫu bệnh sẽ giúp bác sỹ lâm sàng tiên lượng được khả năng tái phát, dựa vào các điểm sau: ung thư xấm lấn ra vỏ bao, xâm lấn túi tinh, xâm lấn cổ bàng quang. Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát là kích thước bướu to [20] 153
- Tuy nhiên, vẫn còn một cuộc tranh luận đang diễn ra về tính ưu việt của phương pháp phẫu thuật này so với phương pháp phẫu thuật khác liên quan đến kết quả giải phẫu bệnh rìa mặt cắt (PSM). Một số tác giả báo cáo kết quả PSM tương tự giữa các phương pháp mổ mở và RARP [21] trong khi những người khác gặp tỷ lệ PSM cao hơn trong các phương pháp xâm lấn tối thiểu [22]. Trong một nghiên cứu của Jo và cộng sự [23], họ báo cáo 14,48% có kết quả mô ung thư ở vị trí mặt cắt mỏm tiền liệt tuyến và 18,65% PSM ở các vị trí khác của của bệnh nhân được RARP. Họ cũng tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa giai đoạn ung thư và điểm Gleason với tỷ lệ sống sót không có tái phát và kết quả bệnh lý ở những bệnh nhân được tìm thấy diện cắt dương tính. Các ca trong lô nghiên cứu của chúng tôi, có 5/7 TH không ghi nhận mô ung thư ở bề mặt diện cắt, có 2/7 TH có diện cắt dương ở vị trí mỏm tiền liệt tuyến. 1/7 TH kết quả giải phẫu bệnh sau mổ ghi nhận xâm lấn vỏ bao cũng như túi tinh (MRI trước mổ không ghi nhận). Các trường hợp trên được điều trị đa mô thức bổ sung bằng xạ trị tại chỗ hoặc điều trị nội tiết tố. Trong một loạt nghiên cứu của hai tác giả về RS-RARP, một của Galfano và cộng sự [24], và nghiên cứu khác của Santok và cộng sự [25], tương ứng với 200 trường hợp và 294 trường hợp, cho thấy PSM tổng thể lần lượt là 25,5% và 22,7%. Mặt khác, một số tác giả đã công nhận tỷ lệ PSM liên quan đến vị trí phía trước của những bệnh nhân được tiếp cận RS cao hơn một chút so với cách tiếp cận thông thường. Tác giả Lim và cộng sự [26] và Eden và cộng sự [27] tìm thấy 8% so với 0% và 5% so với 0% ở vùng trước của nhóm RS khi so sánh với cách tiếp cận thông thường. Dựa trên những phát hiện trên, một số nhà nghiên cứu đã khuyên không nên sử dụng kỹ thuật RS nếu khối bướu liên quan đến vùng mặt trước. Nhưng có thể cho rằng những phát hiện này có thể liên quan đến đường cong học tập của cách tiếp cận tương đối mới này và hy vọng sẽ được cải thiện theo thời gian như được trình bày trong C- RARP. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác đã không báo cáo những phát hiện tương tự này trong nghiên cứu của họ [28]. Qua 07 TH, chúng tôi ghi nhận những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả diện cắt phẫu thuật dương tính: kích thước tiền liệt tuyến, giai đoạn ung thư và điểm số Gleason, đa số các trường hợp của chúng tôi đều có kích thước vừa phải, có 5/7 TH thể tích nhỏ hơn 30g, giai đoạn < T2c và điểm Gleason ≤ 6. Thuận lợi cho đường cong học tập khi mới bắt đầu áp dụng kỹ thuật này. Thuận lợi của nhóm nghiên cứu là phẫu thuật viên chính có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi cắt tiền liệt tuyến tận gốc với sự hỗ trợ của Robot với phương pháp truyền thống. Phục hồi chức năng đi tiểu Một ưu điểm chính của kỹ thuật RS là nó cho phép thời gian phục hồi đi tiểu nhanh được mô tả trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến RS-RARP. Tất cả 7 TH của chúng tôi đều tiểu tốt không cần dùng tả ngay sau rút thông tiểu ở ngày hậu phẫu 14. Có lẽ đây là kết quả trực tiếp do bản chất của cách tiếp cận này, không làm thay đổi nhiều cấu trúc quan trọng ở phía trước của tuyến tiền liệt như dây chằng mu bàng quang, bó mạch thần kinh và đám rối Santorini (DVC) [29]. Tầm quan trọng của các cấu trúc 154
- nêu trên đối với sự phục hồi liên tục đã được thảo luận trong nhiều nghiên cứu khác nhau [30], [31], [32]. Trong số ba trường hợp RS thành công đầu tiên được báo cáo bởi Galfano et al [33] có hai bệnh nhân sử dụng một miếng tả (dự phòng) trong 24 giờ đầu tiên sau khi rút ống thông trong khi bệnh nhân thứ ba không cần miếng tả nào cả. Trong một loạt trường hợp khác của kỹ thuật RS với 200 bệnh nhân được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên, sự phục hồi chức năng đi tiểu là 91% trong vòng 7 ngày sau khi rút thông tiểu [24]. Tương tự, nghiên cứu của Santok và cộng sự [34] là 93,9% sau 1 năm theo dõi trong nhóm 294 trường hợp của họ. Chúng tôi tin rằng khả năng phục hồi chức năng đi tiểu tốt hơn nữa có thể đạt được trong tương lai gần khi kinh nghiệm và kỹ thuật của bác sĩ phẫu thuật phát triển theo hướng tiếp cận tương đối mới này. Ví dụ trong một nghiên cứu mới của Fossati et al. [35] họ so sánh kết quả phẫu thuật của ba bác sĩ phẫu thuật dựa trên kinh nghiệm của họ với RARP và nhận thấy khoảng 60% phục hồi đi tiểu lúc đầu, trong khi các bác sĩ phẫu thuật đạt > 400 trường hợp, tỷ lệ hồi phục tăng đáng kể lên đến 90%. Phục hồi chức năng khác Kể từ năm 1982 khi Walsh và Donker [36] mô tả khái niệm bó mạch thần kinh (NVB) và mối liên quan của chúng với sự phục hồi tình dục, đã có nhiều nhà nghiên cứu khác ghi nhận nhiều cấu trúc giải phẫu khác nhau và ủng hộ việc bảo tồn chúng để tăng cường khả năng bảo tồn chức năng cương sau cắt tuyến tiền liệt triệt để. Những khái niệm này thậm chí còn trở nên quan trọng hơn trong những năm gần đây vì ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ hơn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, trong đó kết quả bảo tồn chức năng cương tốt hơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng như việc kiểm soát ung thư. Có nhiều kỹ thuật đã được báo cáo là có khả năng phục hồi tốt hơn so với các kỹ thuật khác như kỹ thuật cắt bỏ dây thần kinh một bên và hai bên, tiếp cận ngược chiều và xuôi chiều,... [37]. Trong tất cả các nghiên cứu liên quan đến phương pháp điều trị RS, chỉ Galfano và nhóm của ông [33] báo cáo kết quả về khả năng phục hồi cương trong khi các nghiên cứu còn lại không đưa vào bất kỳ dữ liệu nào liên quan đến kết quả phục hồi chức năng cương. Trong loạt trường hợp đầu tiên của Galfano và cộng sự [33], trong số ba trường hợp thành công, một bệnh nhân đã cương cứng hoàn toàn trong vòng 24 giờ sau khi rút thông tiểu và trong một nhóm khác do cùng các phẫu thuật viên thực hiện, trong số 77 trường hợp có 40% (31/77 ) đạt được quan hệ tình dục trong vòng tháng đầu tiên [33], [24]. Chúng ta có thể thấy rõ rằng hầu hết các nghiên cứu về RS-RARP đều ít báo cáo về kết quả phục hồi tình dục sau phẫu thuật trong khi họ nghiên cứu nhiều về khả năng hồi phục và kết quả PSM. Các nghiên cứu nên được thiết kế tốt hơn trong tương lai đặc biệt tập trung vào kết quả chức năng tình dục. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi dài hạn 07 bệnh nhân này, để có những đánh giá sâu hơn về thời gian sống còn cũng như quan sát về khía cạnh chức năng tình dục sau phẫu thuật. V. KẾT LUẬN 155
- Phương pháp bảo tồn khoang Retzius trong phẫu thuật nội soi cắt tiền liệt tuyến tận gốc với sự hỗ trợ của Robot bước đầu triển khai tại Việt Nam cho thấy khả thi, an toàn và có khả năng hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ sau phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clayman RV, Kavoussi LR, Soper NJ, et al. Laparoscopic nephrectomy: initial case report. Journal of Urology. 1991;146(2):278–282. 2. Schuessler WW, Schulam PC, Clayman RV, Vancaille TH. Laparoscopic radical prostatectomy: initial case report. Journal of Urology. 1992;147(1):246–248. 3. Guillonneau B, Cathelineau X, Barret E, Rozet F, Vallancien G. Radical laparoscopic prostatectomy: early results in 28 cases. Presse Medicale. 1998;27(31):1570–1574. 4. Jacob F, Salomon L, Hoznek A, et al. Laparoscopic radical prostatectomy: preliminary results. European Urology. 2000;37(5):615–620. 5. Rassweiler J, Sentker L, Seemann O, Hatzinger M, Stock C, Frede T. Heilbronn laparoscopic radical prostatectomy: technique and results after 100 cases. European Urology. 2001;40(1):54–64. 6. Rassweiler J, Wagner AA, Moazin M, et al. Anatomic nerve-sparing laparoscopic radical prostatectomy: comparison of retrograde and antegrade techniques. Urology. 2006;68(3):587–591. 7. J. Binder, W. KramerRobotically-assisted laparoscopic radical prostatectomy BJU Int, 87 (2001), pp. 408-410 8. M.P. Freire, A.C. Weinberg, Y. Lei, J.R. Soukup, S.R. Lipsitz, S.M. Prasad, et al.Anatomic bladder neck preservation during robotic-assisted laparoscopic radical prostatectomy: description of technique and outcomes Eur Urol, 56 (2009), pp. 972-980 9. C.G. Rogers, B.P. Trock, P.C. WalshPreservation of accessory pudendal arteries during radical retropubic prostatectomy: surgical technique and results Urology, 64 (2004), pp. 148-151 10. S. Kaul, A. Savera, K. Badani, M. Fumo, A. Bhandari, M. MenonFunctional outcomes and oncological efficacy of Vattikuti Institute prostatectomy with Veil of Aphrodite nerve- sparing: an analysis of 154 consecutive patients BJU Int, 97 (2006), pp. 467-472 11. A. Galfano, A. Ascione, S. Grimaldi, G. Petralia, E. Strada, A.M. BocciardiA new anatomic approach for robot-assisted laparoscopic prostatectomy: a feasibility study for completely intrafascial surgeryEur Urol, 58 (2010), pp. 457-461 12. Retzius-sparing robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy: combining the best of retropubic and perineal approaches 13. G.D. Santok, A. Abdel Raheem, L.H. Kim, K. Chang, T.G. Lum, B.H. Chung, et al.Perioperative and short-term outcomes of Retzius-sparing robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy stratified by gland size BJU Int, 119 (2017), pp. 135-141 14. G.D. Santok, A. Abdel Raheem, L.H. Kim, K. Chang, T.G. Lum, B.H. Chung, et al.Perioperative and short-term outcomes of Retzius-sparing robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy stratified by gland size BJU Int, 119 (2017), pp. 135-141 15. D. Dalela, W. Jeong, M.A. Prasad, A. Sood, F. Abdollah, M. Diaz, et al.A pragmatic randomized controlled trial examining the impact of the Retzius-sparing approach on early urinary continence recovery after robot-assisted radical prostatectomy Eur Urol, 72 (2017), pp. 677-685 16. C.G. Eden, D. Moschonas, R. SoaresUrinary continence four weeks following Retzius- sparing robotic radical prostatectomy: the UK experience J Clin Urol, 11 (2017), pp. 15- 20 156
- 17. R. Sayyid, W.G. Simpson, C. Lu, M. Terris, Z. Klaassen, R. MadiRetzius-sparing robotic-assisted laparoscopic radical prostatectomy: a safe surgical technique with superior continence outcomes J Endourol, 31 (2017), pp. 1244-1250 18. Annual report 2016 [accessed 19 July 2017]. http://www.annualreports.com/HostedData/AnnualReportArchive/i/NASDAQ_IS RG_2016.pdf. 19. A. Heidenreich, P.J. Bastian, J. Bellmunt, M. Bolla, S. Joniau, T. van der Kwast, et al.EAU guidelines on prostate cancer. Part II: treatment of advanced, relapsing, and castration-resistant prostate cancer. Eur Urol, 65 (2014), pp. 467-479 20. O. Yossepowitch, A. Briganti, J.A. Eastham, J. Epstein, M. Graefen, R. Montironi, et al.Positive surgical margins after radical prostatectomy: a systematic review and contemporary update. Eur Urol, 65 (2014), pp. 303-313 21. V.R. Patel, R.F. Coelho, B. Rocco, M. Orvieto, A. Sivaraman, K.J. Palmer, et al.Positive surgical margins after robotic assisted radical prostatectomy: a multi-institutional study. J Urol, 186 (2011), pp. 511-516 22. P. Sooriakumaran, M. John, P. Wiklund, D. Lee, A. Nilsson, A.K. TewariLearning curve for robotic assisted laparoscopic prostatectomy: a multi-institutional study of 3794 patients. Minerva Urol Nefrol, 63 (2011), pp. 191-198 23. J.K. Jo, S.K. Hong, S.S. Byun, H. Zargar, R. Autorino, S.E. LeePositive surgical margin in robot-assisted radical prostatectomy: correlation with pathology findings and risk of biochemical recurrence. Minerva Urol Nefrol, 69 (2017), pp. 493-500 24. A. Galfano, D. Di Trapani, F. Sozzi, E. Strada, G. Petralia, M. Bramerio, et al.Beyond the learning curve of the Retzius-sparing approach for robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy: oncologic and functional results of the first 200 patients with ≥1 year of follow-up. Eur Urol, 64 (2013), pp. 974-980 25. G.D. Santok, A. Abdel Raheem, L.H. Kim, K. Chang, T.G. Lum, B.H. Chung, et al.Perioperative and short-term outcomes of Retzius-sparing robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy stratified by gland size. BJU Int, 119 (2017), pp. 135-141 26. S.K. Lim, K.H. Kim, T.Y. Shin, W.K. Han, B.H. Chung, S.J. Hong, et al.Retzius-sparing robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy: combining the best of retropubic and perineal approaches. BJU Int, 114 (2014), pp. 236-244 27. C.G. Eden, D. Moschonas, R. SoaresUrinary continence four weeks following Retzius- sparing robotic radical prostatectomy: the UK experience. J Clin Urol, 11 (2017), pp. 15- 20 28. R. Sayyid, W.G. Simpson, C. Lu, M. Terris, Z. Klaassen, R. MadiRetzius-sparing robotic-assisted laparoscopic radical prostatectomy: a safe surgical technique with superior continence outcomes. J Endourol, 31 (2017), pp. 1244-1250 29. A.D. Asimakopoulos, R. Miano, A. Galfano, A.M. Bocciardi, G. Vespasiani, E. Speraet al.Retzius-sparing robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy: critical appraisal of the anatomic landmarks for a complete intrafascial approach. Clin Anat, 28 (2015), pp. 896-902 30. S.Y. Kwon, J.N. Lee, H.T. Kim, T.H. Kim, B.W. Kim, G.S. Choi, et al.Endopelvic fascia preservation during robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy: does it affect urinary incontinence?. Scand J Urol, 48 (2014), pp. 506-512 31. V. Ficarra, G. Novara, R.C. Rosen, W. Artibani, P.R. Carroll, A. Costello, et al.Systematic review and meta-analysis of studies reporting urinary continence recovery after robot-assisted radical prostatectomy. Eur Urol, 62 (2012), pp. 405-417 32. J. Walz, A.L. Burnett, A.J. Costello, J.A. Eastham, M. Graefen, B. Guillonneau, et al.A critical analysis of the current knowledge of surgical anatomy related to optimization of 157
- cancer control and preservation of continence and erection in candidates for radical prostatectomy. Eur Urol, 57 (2010), pp. 179-192 33. A. Galfano, A. Ascione, S. Grimaldi, G. Petralia, E. Strada, A.M. BocciardiA new anatomic approach for robot-assisted laparoscopic prostatectomy: a feasibility study for completely intrafascial surgery. Eur Urol, 58 (2010), pp. 457-461 34. G.D. Santok, A. Abdel Raheem, L.H. Kim, K. Chang, T.G. Lum, B.H. Chung, et al.Perioperative and short-term outcomes of Retzius-sparing robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy stratified by gland size. BJU Int, 119 (2017), pp. 135-141 35. N. Fossati, E. Di Trapani, G. Gandaglia, P. Dell'Oglio, P. Umari, N.M. Buffi, et al. Assessing the impact of surgeon experience on urinary continence recovery after robot- assisted radical prostatectomy: results of four high-volume surgeons. J Endourol, 31 (2017), pp. 872-877. 36. P.C. Walsh, P.J. DonkerImpotence following radical prostatectomy: insight into etiology and prevention. J Urol, 128 (1982), pp. 492-497 37. H.H. Tavukcu, O. Aytac, F. AtugNerve-sparing techniques and results in robot-assisted radical prostatectomy. Investig Clin Urol, 57 (Suppl. 2) (2016), pp. S172-S184. 158
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng khi mang thai
5 p | 174 | 11
-
Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot cắt thận để ghép từ người hiến sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy
7 p | 24 | 6
-
Kết quả và kinh nghiệm ban đầu của phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot trong cắt toàn bộ thận tại Bệnh viện Bình Dân
5 p | 13 | 5
-
Kết quả phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot cắt một phần thận trong điều trị bướu thận giai đoạn khu trú T1B và T2A
7 p | 10 | 5
-
Kết quả phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot trong cắt một phần thận trong điều trị bướu thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy
6 p | 16 | 4
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi có hỗ trợ Robot điều trị bệnh lý phụ khoa tại Bệnh viện Vinmec
7 p | 24 | 4
-
Gây mê hồi sức ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng ở người lớn có hỗ trợ robot Da Vinci
7 p | 54 | 4
-
Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy
6 p | 58 | 4
-
Kết quả bước đầu điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi xuyên phúc mạc tiếp cận khoang trước phúc mạc (TAPP) tại Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 3 | 3
-
Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy
6 p | 52 | 3
-
Nhân hai trường hợp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc nạo hạch tồn lưu sau hóa trị ở bệnh nhân bướu tinh hoàn
6 p | 12 | 3
-
Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc hỗ trợ tạo hình khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ dưới 2 tuổi
5 p | 3 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng tạo hình bể thận - niệu quản kiểu cắt rời có robot hỗ trợ
8 p | 2 | 2
-
Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng thấp với robot hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng: Kinh nghiệm bước đầu qua 15 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 47 | 2
-
Kết quả phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot trong cắt thận do ung thư biểu mô tế bào thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy
6 p | 37 | 2
-
Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng phẫu thuật nội soi có hỗ trợ của robot trong điều trị bướu thận
6 p | 43 | 2
-
Phẫu thuật nội soi điều trị nang nguyên phát ở trung thất: Quan điểm mới và kinh điển
8 p | 39 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn