Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 73 – 79<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DỰA VÀO NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC<br />
Nguyễn Thị Ngọc Xuân1<br />
1<br />
<br />
ThS. Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Trà Vinh<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 14/02/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
27/08/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/15<br />
Title:<br />
The competency based<br />
assessment approach<br />
Từ khóa:<br />
Đánh giá, năng lực người học<br />
Keywords:<br />
Assessment, competency<br />
<br />
ABSTRACT<br />
In light of national education refrom, changes in assessment method are<br />
assential Competency based Assessment approach is highly valued by many<br />
education because is measures learners standardised outcomes. This paper<br />
presentsan overview of the Competency based Assessment approach and<br />
proposes a guidline on how to conduct it in the current education context.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra<br />
đánh giá là nhu cầu tất yếu. Đánh giá dựa vào năng lực người học (sinh viên) là<br />
phương thức được các nhà giáo dục hướng tới vì đây là phương pháp đánh giá<br />
theo tiêu chuẩn của sản phẩm đầu ra. Bài báo trình bày tổng quan về phương<br />
pháp đánh giá dựa vào năng lực người học, đề xuất qui trình thực hiện đánh giá<br />
dựa vào năng lực trong quá trình giáo dục và đào tạo hiện nay.<br />
<br />
hiện được tất cả kỹ năng của chương trình đào<br />
tạo, của môn học, bài học theo tiêu chuẩn nhất<br />
định, mục tiêu đánh giá không gạt sinh viên ra<br />
khỏi khóa học bằng kỳ thi mà chỉ cho người học<br />
biết họ đang ở đâu. Với ý nghĩa đó áp dụng đánh<br />
giá dựa vào năng lực đặc biệt phù hợp ở các<br />
trường đại học hiện nay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mục tiêu của bất kỳ quá trình đào tạo nào cũng<br />
đều là để đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của công việc<br />
về năng lực của người được đào tạo. Làm thế nào<br />
để khẳng định chắc chắn là người học có đủ năng<br />
lực làm việc sau khi được đào tạo là một vấn đề<br />
rất quan trọng.<br />
<br />
2. ĐỊNH NGHĨA VỀ NĂNG LỰC<br />
<br />
Thực tế cho thấy hầu hết cách đánh giá trong đào<br />
tạo hiện nay chủ yếu là chiến lược đánh giá tương<br />
đối, đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng<br />
điểm số, rồi liên hệ so sánh các kết quả học tập<br />
của sinh viên với nhau, cách đánh giá này đang<br />
biểu lộ nhiều hạn chế, có thể sẽ tạo ra sự cạnh<br />
tranh không lành mạnh về điểm số chứ không<br />
phải về kiến thức và tập trung vào việc phân loại<br />
sinh viên thay vì đảm bảo sinh viên đạt được năng<br />
lực (Nguyễn Hữu Hợp, 2012).<br />
<br />
- Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có<br />
tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm,<br />
giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả<br />
một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối<br />
cảnh nhất định” (Theo quan niệm trong chương<br />
trình giáo dục phổ thông của Quebec - Canada).<br />
- Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết<br />
lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình<br />
thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm,<br />
hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck, 1998).<br />
<br />
Với những nguyên nhân này, phương pháp kiểm<br />
tra đánh giá cần phải đổi mới. Tiếp cận quan điểm<br />
đánh giá dựa vào năng lực đang là hướng đi hợp<br />
lý nhằm khắc phục những hạn chế trong đánh giá<br />
theo phương pháp truyền thống. Đánh giá dựa vào<br />
năng lực chỉ công nhận sinh viên khi nào họ thực<br />
<br />
- Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức<br />
vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giải<br />
quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực<br />
cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động,<br />
<br />
73<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 73 – 79<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử<br />
dụng một cách thành công và có trách nhiệm các<br />
giải pháp… trong những tình huống thay đổi<br />
(Weinert, 2001).<br />
<br />
và chính xác về thành quả của sinh viên sau quá<br />
trình học tập. Đánh giá dựa vào năng lực cũng cho<br />
phép nhìn ra tiến bộ của sinh viên dựa trên mức<br />
độ thực hiện các sản phẩm (Wolf, 2001).<br />
<br />
Vậy, năng lực của sinh viên là khả năng sinh viên<br />
tiếp nhận các kiến thức mà nhà trường trang bị tập<br />
trung vào giá trị cốt lỗi là năng lực nhận thức và<br />
năng lực tư duy, đây được xem là hai mặt của<br />
năng lực trí tuệ.<br />
<br />
Hiệu<br />
quả<br />
<br />
3. ĐÁNH GIÁ DỰA VÀO NĂNG LỰC<br />
- Đánh giá dựa vào năng lực (CBA Competency<br />
based Assessment) không phải là một tập hợp các<br />
kỳ thi chỉ để công nhận điểm số, mà là một quá<br />
trình để thu thập bằng chứng về hiệu suất và kiến<br />
thức của sinh viên so với năng lực lao động theo<br />
tiêu chuẩn của nghề nghiệp, từ đó làm cơ sở để<br />
xác nhận năng lực sinh viên (Nguyễn Hữu Hợp,<br />
2012).<br />
<br />
.<br />
Hình 1: Mô hình đánh giá năng lực<br />
<br />
Vậy, đánh giá dựa vào năng lực là đánh giá theo<br />
chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó<br />
không chỉ là kiến thức, kỹ năng, thái độ mà chủ<br />
yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và<br />
thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt<br />
hiệu quả.<br />
<br />
- Đánh giá dựa vào năng lực bắt buộc phải dựa<br />
theo các tiêu chí, nghĩa là đo sự thực hiện hay kết<br />
quả học tập của sinh viên trong mối liên hệ so<br />
sánh với các tiêu chí cụ thể của nghề (đánh giá<br />
tuyệt đối), chứ không liên hệ so sánh với kết quả<br />
học tập của học viên khác trong lớp (đánh giá<br />
tương đối). Đánh giá dựa vào năng lực chỉ công<br />
nhận sinh viên khi nào họ thực hiện được tất cả kỹ<br />
năng của chương trình đào tạo, của môn học, bài<br />
học theo tiêu chuẩn nhất định.<br />
<br />
3.1 Bản chất của đánh giá dựa vào năng lực<br />
Là cách đánh giá trong đó người dạy quan sát và<br />
đưa ra đánh giá về sự thể hiện một kỹ năng hay<br />
khả năng tạo nên sản phẩm, cấu trúc của một câu<br />
trả lời, hoặc trình bày một vấn đề của người học.<br />
Trọng tâm hướng vào khả năng của sinh viên thực<br />
hiện các nhiệm vụ bằng cách sử dụng kiến thức và<br />
các kỹ năng của mình để làm bài như một bài<br />
kiểm tra hoàn chỉnh, một đề án hoặc một giải<br />
pháp.<br />
Xem xét trực tiếp khả năng của sinh viên dùng<br />
kiến thức để làm một bài tập giống như tình<br />
huống gặp phải trong cuộc sống thực tế hoặc<br />
trong thế giới thực. Độ xác thực được xét đoán<br />
trong nội dung và trong ngữ cảnh của nhiệm vụ<br />
được hoàn thành. Cũng giống như bất kỳ đánh giá<br />
thực hiện nào, sinh viên lập kế hoạch, cấu trúc và<br />
đưa ra một câu trả lời của mình, giải thích hoặc<br />
chứng minh các câu trả lời của họ. Sinh viên được<br />
biết trước về các tiêu chí và tiêu chuẩn để đánh<br />
giá trước khi bắt đầu công việc của họ.<br />
<br />
- Đánh giá dựa vào năng lực là một tập hợp sự đo<br />
lường được kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một<br />
người cần phải thực hiện một nhiệm vụ có hiệu<br />
quả (Sharon Tan, 2012).<br />
- Đánh giá dựa vào năng lực là hình thức đánh giá<br />
được thực hiện dựa trên mô tả kỹ thuật về chuẩn<br />
đầu ra, bao gồm cả chuẩn đầu ra khái quát và chi<br />
tiết. Dựa trên kết quả đánh giá, người đánh giá,<br />
sinh viên và những đối tượng quan tâm khác có<br />
thể đưa ra nhận định tương đối khách quan về kết<br />
quả đạt được và chưa đạt được của sinh viên so<br />
với chuẩn đầu ra (Wolf, 2001).<br />
<br />
3.2 Các yếu tố của đánh giá dựa vào năng lực<br />
<br />
- Đánh giá dựa vào năng lực là quá trình giáo viên<br />
thu thập minh chứng về năng lực, đối chiếu so<br />
sánh với chuẩn của chương trình.<br />
<br />
- Tiêu chí đánh giá: là sự chỉ định các kết quả thực<br />
hiện công việc của sinh viên được xác định tại nơi<br />
làm việc. Tiêu chí đánh giá được xác định bằng<br />
các câu hỏi: Các kết quả chính là gì?; Chất lượng<br />
của các kết quả đó như thế nào?; Mong đợi của<br />
việc tổ chức thực hiện, sự an toàn tại nơi học tập,<br />
<br />
Hay nói cách khác đánh giá dựa vào năng lực dựa<br />
trên việc miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ<br />
ràng tới mức giáo viên, sinh viên và các bên liên<br />
quan đều có thể hình dung tương đối khách quan<br />
74<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 73 – 79<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
làm việc để thực hiện năng lực là gì?<br />
<br />
để đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình<br />
đào tạo là tiêu chí tối thiểu trong công nghiệp.<br />
<br />
Các tiêu chí bắt buộc sử dụng trong đánh giá là:<br />
thời gian, hiệu quả và an toàn. Tiêu chí sử dụng<br />
<br />
Tiêu chí trong công nghiệp,<br />
nghề nghiệp<br />
<br />
Học<br />
tập<br />
<br />
Tiêu chí trong đào tạo<br />
<br />
suốt<br />
<br />
Đầu ra đào tạo<br />
<br />
đời<br />
<br />
Đầu vào tối<br />
thiểu trong<br />
công nghiệp<br />
<br />
Quá trình<br />
đào tạo<br />
<br />
Đầu vào đào tạo<br />
<br />
Hình 2. Mối liên hệ giữa tiêu chí đầu ra trong đào tạo và tiêu chí đầu vào trong nghề nghiệp<br />
<br />
Phát triển các tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực:<br />
là việc xác định các kết quả cần đạt được trong<br />
thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên<br />
theo chuẩn.<br />
<br />
đánh giá dựa vào năng lực.<br />
Thể hiện các dấu hiệu, chỉ số hoặc tài liệu, văn<br />
bản thể hiện khả năng đạt được các tiêu chí thực<br />
hiện của một thành tố năng lực. Vì không thể<br />
quan sát trực tiếp được năng lực nên cần phải có<br />
một số chỉ dấu hay chỉ số gián tiếp có thể hàm ý<br />
hay biểu hiện được năng lực đó. Chỉ dấu và chỉ số<br />
là những dấu hiệu hay số liệu phản ánh cụ thể số<br />
liệu hay phản ánh chất lượng của kết quả thực<br />
hiện. Muốn sử dụng được tiêu chí đánh giá thì<br />
tiêu chí phải kèm theo các chỉ số hay chỉ dấu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá là mức<br />
độ yêu cầu và điều kiện mà sinh viên phải đáp<br />
ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng<br />
giáo dục.<br />
Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào năng lực khác với<br />
các tiêu chuẩn đánh giá khác đó là chỉ có 2 mức<br />
đánh giá: đạt hoặc không đạt vì thế đây cũng được<br />
coi là tiêu chuẩn tuyệt đối. Sinh viên chỉ được<br />
công nhận là đạt tiêu chuẩn – có năng lực<br />
(competency) khi đã thực hiện được toàn bộ các<br />
kỹ năng cơ bản nhất cần phải có, nếu thiếu một<br />
trong số những kỹ năng đó coi như sinh viên chưa<br />
đạt được theo chuẩn đề ra và không được công<br />
nhận là có năng lực thực hiện (NYC – Not Yet<br />
Competency).<br />
<br />
3.3 Đặc trƣng đánh giá dựa vào năng lực<br />
- Đội ngũ đánh giá: phải nắm vững những quy<br />
định, các tiêu chí đánh giá và các điều kiện đánh<br />
giá trong chương trình đào tạo. Nắm chắc chiến<br />
lược, công cụ đánh giá, xử lý thông tin đánh giá<br />
dựa vào năng lực.<br />
- Sinh viên phải được biết trước nguyên tắc đánh<br />
giá, các tiêu chí đánh giá và các chỉ số đánh giá.<br />
Điều này có nghĩa đánh giá năng lực là đánh giá<br />
mở. Công khai nội dung đánh giá, công khai tiêu<br />
chí, tiêu chuẩn đánh giá.<br />
<br />
Bằng chứng tốt nhất: Là kết quả của những công<br />
việc mà sinh viên thực hiện để trình diễn kỹ năng<br />
của mình, kết quả của những công việc được thực<br />
hiện đó chính là bằng chứng chứng minh cho kỹ<br />
năng sinh viên đạt được. Ta cũng có thể coi bằng<br />
chứng tốt nhất là bằng chứng đánh giá cho việc<br />
<br />
- Sinh viên biết chắc mình học được cái gì? Và<br />
được đánh giá như thế nào? Bằng cách nào và dựa<br />
<br />
75<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 73 – 79<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
vào các tiêu chuẩn nào? Hoạt động đánh giá được<br />
diễn ra công khai, khách quan, không thách đố<br />
người học.<br />
<br />
dụng sáng tạo.<br />
4. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA ĐÁNH GIÁ<br />
NĂNG LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ DỰA VÀO KIẾN<br />
THỨC, KĨ NĂNG<br />
<br />
- Đặc trưng của đánh giá dựa vào năng lực là sử<br />
dụng nhiều phương pháp khác nhau tập trung<br />
đánh giá năng lực hành động, vận dụng thực<br />
tiễn,… năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn<br />
đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp,<br />
năng lực phát triển bản thân.<br />
<br />
Khác với đánh giá dựa trên nội dung, trong đánh<br />
giá dựa vào năng lực, sinh viên phải nói và làm<br />
được theo đúng nguyên tắc bảo đảm “Học đi đôi<br />
với hành”. Để thể hiện năng lực, sinh viên phải<br />
huy động tổng hợp các yếu tố như kiến thức, kinh<br />
nghiệm, kỹ năng sẵn có, thái độ, động cơ và tình<br />
cảm của mình đối với công việc đó cũng như khả<br />
năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường,<br />
đưa ra những sáng tạo cần thiết trong từng bối<br />
cảnh, tình huống cụ thể.<br />
<br />
3.4 Những nguyên tắc cơ bản của đánh giá<br />
dựa vào năng lực<br />
- Nâng cao hiểu biết của cán bộ quản lí, giáo dục<br />
về triết lý đánh giá: (1) đánh giá phải vì sự tiến bộ<br />
của người học; (2) đánh giá diễn ra trong suốt quá<br />
trình học tập, tự đánh giá; (3) đánh giá được khả<br />
năng vận dụng, thực hiện… năng lực tư duy bậc<br />
cao;<br />
<br />
Một trong những sự khác biệt của đánh giá dựa<br />
vào năng lực so với đánh giá dựa trên nội dung là<br />
đánh giá dựa vào năng lực không chú trọng đến<br />
việc so sánh kết quả học tập đạt được giữa sinh<br />
viên với nhau (nguyên nhân của sự ganh đua<br />
không lành mạnh và học vì điểm số) mà chú trọng<br />
đến sự tiến bộ của mỗi cá nhân qua thời gian học<br />
tập (đánh giá vì sự tiến bộ) và dựa trên chuẩn của<br />
chương trình và chuẩn phát triển theo độ tuổi của<br />
người học (Nguyễn Minh Đức, 2013).<br />
<br />
- Phải xác định rõ mục tiêu đánh giá, khi đánh giá<br />
phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu<br />
phải được biểu hiện dưới dạng những điều có thể<br />
quan sát được;<br />
- Khi đánh giá, giáo viên phải biết nó là phương<br />
tiện để đi đến mục đích, chứ bản thân không phải<br />
là mục đích. Mục đích đánh giá là để có những<br />
quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy<br />
học;<br />
<br />
Để đánh giá dựa vào năng lực, cần đặc biệt nhấn<br />
mạnh đến đánh giá quá trình học. Việc đánh giá<br />
quá trình học kết hợp với đánh giá kết quả học sẽ<br />
đem đến cho giáo viên những thông tin phản hồi<br />
để điều chỉnh hoạt động dạy học.<br />
<br />
- Nhấn mạnh vào đầu ra, đặc biệt là đánh giá đầu<br />
ra khái quát và chi tiết: Kỳ vọng rằng những đầu<br />
ra này có thể cụ thể hóa một cách rõ ràng để các<br />
nhà đánh giá, người học và những đối tượng quan<br />
tâm khác có thể hiểu nội dung được đánh giá cũng<br />
như sự mong đợi về kết quả đánh giá;<br />
<br />
“Không có mâu thuẫn giữa hai cách đánh giá,<br />
đánh giá năng lực và đánh giá dựa trên kiến thức,<br />
kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước<br />
phát triển cao hơn so với đánh giá dựa trên kiến<br />
thức, kỹ năng”.<br />
<br />
- Cần xác định năng lực cốt lõi sinh viên gồm:<br />
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng<br />
lực sáng tạo, năng lực giao tiếp xã hội, năng lực<br />
sử dụng công nghệ;<br />
<br />
Mặt khác, đánh giá dựa vào năng lực không hoàn<br />
toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học<br />
như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là<br />
sự tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ,<br />
tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hình<br />
thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển<br />
tự nhiên về mặt xã hội của một con người.<br />
<br />
- Đánh giá năng lực không chỉ đánh giá các kiến<br />
thức, kỹ năng trong nhà trường mà các kiến thức<br />
và kỹ năng đó phải liên hệ với thực tế; phải gắn<br />
với bối cảnh hoạt động thực và phải có sự vận<br />
<br />
Bảng so sánh đánh giá dựa vào năng lực với đánh giá dựa trên kiến thức, kỹ năng<br />
Tiêu chí so sánh<br />
<br />
Đánh giá năng lực<br />
<br />
Đánh giá kiến thức, kĩ năng<br />
<br />
Mục đích chủ yếu nhất<br />
<br />
Vì sự tiến bộ của người học so với chính<br />
mình.<br />
<br />
Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng<br />
của chương trình giáo dục<br />
<br />
Ngữ cảnh đánh giá<br />
<br />
Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc<br />
<br />
Gắn với nội dung học tập (những<br />
<br />
76<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.5 (1), 73 – 79<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
sống của người học.<br />
<br />
kiến thức, kỹ năng, thái độ) được<br />
học trong nhà trường.<br />
<br />
Nội dung đánh giá<br />
<br />
Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều<br />
môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những<br />
trải nghiệm của bản thân người học trong<br />
cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực<br />
tế).<br />
<br />
Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở<br />
mỗi môn học cụ thể<br />
<br />
Công cụ đánh giá<br />
<br />
Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống bối cảnh<br />
thực.<br />
<br />
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong<br />
tình huống hàn lâm hoặc tình huống<br />
thực.<br />
<br />
Thời điểm đánh giá<br />
<br />
Đánh giá ở mọi thời điểm của quá trình dạy<br />
học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.<br />
<br />
Thường diễn ra ở những thời điểm<br />
nhất định trong quá trình dạy học,<br />
đặc biệt là: trước và sau khi dạy.<br />
<br />
Kết quả đánh giá<br />
<br />
Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó<br />
của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.<br />
<br />
Năng lực người học phụ thuộc vào<br />
số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài<br />
tập đã hoàn thành.<br />
<br />
Đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu đánh<br />
giá sự tiến bộ của sinh viên so với chính họ hơn là<br />
mục tiêu đánh giá, xếp hạng giữa sinh viên với<br />
nhau.<br />
<br />
coi đó là một việc có ý nghĩa chứ không phải là<br />
hời hợt, hình thức, là hấp dẫn chứ không phải là tẻ<br />
nhạt, là năng động chứ không phải là thụ động.<br />
- Đánh giá năng lực cung cấp thường xuyên thông<br />
tin cho cả giáo viên và sinh viên cũng như gia<br />
đình… về sự phát triển của sinh viên theo thời<br />
gian. Một số chương trình dạy học được tổ chức<br />
đánh giá năng lực cho phép những sinh viên có<br />
kết quả cao trong quá trình học tập có thể không<br />
cần tham gia vào kiểm tra đánh giá tổng kết vẫn<br />
được công nhận đã thực hiện xong chương trình<br />
học.<br />
<br />
5. MỘT SỐ ƢU ĐIỂM – NHƢỢC ĐIỂM KHI<br />
SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ DỰA VÀO NĂNG<br />
LỰC<br />
5.1 Ƣu điểm<br />
- Những lợi ích chính của đánh giá dựa vào năng<br />
lực trong dạy học gắn kết chặt chẽ với giảng dạy.<br />
Điểm này giải thích cho sự hấp dẫn của phương<br />
pháp. Mục đích là kết hợp giảng dạy và đánh giá,<br />
để những gì được dạy trên lớp được phản ánh<br />
trong đánh giá năng lực của sinh viên và những gì<br />
được đánh giá sẽ hướng tới đích của việc giảng<br />
dạy thích hợp. Học tập diễn ra trong lúc sinh viên<br />
hoàn thành đánh giá.<br />
<br />
- Nhiều bài giảng hiện nay được căn cứ vào các<br />
nguyên tắc xây dựng của học tập, có nhấn mạnh<br />
đến các kỹ năng được lập luận được áp dụng và<br />
nội dung môn học được kết hợp. Các đánh giá<br />
năng lực trong dạy học là phù hợp hơn để đánh<br />
giá các loại mục tiêu này so với các bài kiểm tra<br />
lựa chọn trả lời. Sinh viên được cuốn hút vào loại<br />
hình học tập tích cực, một bộ phận của đánh giá,<br />
bởi vì đó chính là những gì họ cần có để thực hiện<br />
thành công. Do trọng tâm hướng vào những gì<br />
sinh viên làm, các kỹ năng được đánh giá trực tiếp<br />
hơn và có nhiều cơ hội quan sát những quy trình<br />
sinh viên sử dụng để có được những câu trả lời.<br />
Sinh viên thường làm bài kiểm tra trên giấy sẽ<br />
kém có cơ hội thể hiện được những gì học được<br />
theo một cách khác.<br />
<br />
- Giáo viên tương tác với sinh viên trong khi họ<br />
thực hiện nhiệm vụ, cung cấp thông tin phản hồi<br />
và trợ giúp người học thông qua đa dạng các cơ<br />
hội học cách thể hiện những gì họ đã tiếp thu<br />
được. Các cơ hội được tạo ra cho giáo viên đánh<br />
giá các quá trình lập luận sinh viên sử dụng trong<br />
công việc của họ.<br />
- Do các đánh giá thường được gắn với các thử<br />
thách và tình huống thực tế, nên sinh viên được<br />
chuẩn bị tốt hơn để có thể suy nghĩ và thực hiện<br />
sau khi ra trường. Cũng như trong cuộc sống thực,<br />
sinh viên chứng minh những suy nghĩ của họ và<br />
biết được rằng thường thì không có một câu trả lời<br />
đúng đơn nhất. Theo cách đó, các đánh giá tác<br />
động làm cho giảng dạy có ý nghĩa và thực tế hơn.<br />
Sinh viên coi trọng nhiệm vụ của họ hơn bởi vì họ<br />
<br />
- Một ưu điểm khác là bắt buộc các giáo viên phải<br />
xác định các tiêu chí cụ thể và đa dạng để đánh<br />
giá thành tích của sinh viên. Giáo viên chia sẻ các<br />
tiêu chí này với sinh viên trước khi tiến hành đánh<br />
giá để sinh viên có căn cứ cho quá trình học tập.<br />
- Theo cách này, sinh viên có thể tự đánh giá khả<br />
77<br />
<br />