PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC CỦA ĐẠI HỌC SEOUL
lượt xem 95
download
Là một thành viên của thế giới và đáp ứng một cách năng động những đòi hòi của xã hội tri thức, trường Đại học Seoul với mục tiêu trở thành một trường đại học nghiên cứu tổng hợp tiêu chuẩn thế giới, về mặt đối nội, đã mở rộng hệ thống giáo dục cao học, chuyên ngành và đại học, về mặt đối ngoại, phấn đấu trở thành đaih học hàng đầu Châu Á và đứng vào hàng ngũ các trường đại học tầm cỡ thế giới....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC CỦA ĐẠI HỌC SEOUL
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC CỦA ĐẠI HỌC SEOUL (GS. Park O Shoo Trưởng phòng Kế hoạch, Đại học Seoul) I. PHẦN GIÁO DỤC 1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC Là một thành viên của thế giới và đáp ứng một cách năng động những đòi hỏi của xã hội tri thức, trường Đại học Seoul với mục tiêu trở thành một trường đại học nghiên cứu tổng hợp tiêu chuẩn thế giới, về mặt đối nội, đã mở rộng hệ thống giáo dục cao học, chuyên ngành và đại học, về mặt đối ngoại, phấn đấu trở thành đại học hàng đầu châu Á và đứng vào hàng ngũ các trường đại học tầm cỡ thế giới. Cụ thể là đào tạo những sinh viên ưu tú có năng lực chỉ đạo quốc tế và học vấn xuất sắc. 2. CÔNG TÁC GIÁO DỤC Chuyển đổi theo hướng trọng tâm cao học, có nghĩa là thiên về một trường đại học chuyên về nghiên cứu. Cụ thể là giảm chương trình đào tạo đại học và mở rộng cao học: phấn đấu đến năm 2005 tỉ lệ sinh viên và học viên cao học là 1:1 2.1. Đào tạo đại học Bắt đầu từ năm học 2002, đào tạo đại học gồm 16 đơn vị mở rộng, trong thời gian xác định (khoảng từ 12 năm) đào tạo cơ sở và định hướng chuyên ngành. Chúng tôi luôn tạo điều kiện để sinh viên có thể lựa chọn chuyên ngành phù hợp với mình trong số hơn 100 chuyên ngành mà chúng tôi có. Chương trình đào tạo đại cương gồm có chương trình cơ sở (95tiết), giáo dục đại cương (275 tiết), đào tạo trọng tâm (60 tiết) và định hướng chuyên ngành (142 tiết) đang được tiến hành giảng dạy với những giáo trình đa dạng. Trong chương trình giáo dục chuyên ngành, ngoài các chuyên ngành chính còn có các chuyên ngành phụ và liên chuyên ngành nên ngoài chuyên ngành chính, sinh viên có thể lựa chọn các chuyên ngành đa dạng khác. Nhờ việc vận dụng linh động chế độ chuyển khoa, chuyển trường và chế độ tốt nghiệp sớm, tạo điều kiện cho các sinh viên xuất sắc có thể tốt nghiệp trước thời hạn và học tiếp lên trình độ cao hơn hoặc bước vào các hoạt động xã hội. Ví dụ với các liên chuyên ngành: Ngành văn hoá thông tin (gồm các chuyên ngành liên quan đến thông tin, ngôn luận, văn hoá) Ngành Hàn Quốc học (trọng tâm là tiếng Hàn Quốc và lịch sử Hàn Quốc, là tổng hợp của các lĩnh vực liên quan đến Hàn Quốc) Liên ngành chính trị học, triết học và kinh tế học. 2.2. Đào tạo cao học Đào tạo cao học được cấu thành bởi một trường cao học đại cương, 3 trường cao học chuyên ngành và đang hoạt động với trên 190 chương trình chuyên ngành cụ
- thể. Đồng thời với sự hoạt động của chương trình hợp tác với trên 30 hệ thống giáo dục, trường chúng tôi đang đáp ứng tốt những đòi hỏi về học vấn xã hội. 3. NỘI DUNG ĐÀO TẠO 3.1. Đào tạo đại học Để củng cố chương trình đào tạo cơ sở, năm học 2001 chúng tôi đã hoàn thành việc cải cách toàn diện giáo trình và như đã đề cập ở trên, thời gian qua chúng tôi đã có 7 lĩnh vực đào tạo cơ sở gồm 3 bước: đào tạo cơ sở, đào tạo đại cương và đào tạo trọng tâm đồng thời xuất phát từ việc mở rộng các đơn vị tập hợp, tổ chức làm giáo trình đào tạo định hướng chuyên ngành tăng khả năng thử nghiệm các chuyên ngành đa dạng. Đặc biệt, chương trình TEPS (chương trình sát hạch năng lực tiếng Anh của trường Đại học Seoul) đã nhiệm vụ hoá việc học tiếng Anh ở một trình độ nhất định và đòi hỏi đó như là một năng lực ngoại ngữ đủ để thích ứng được với thời đại quốc tế hoá. 3.2. Đào tạo cao học Nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn ở các lĩnh vực đa dạng, chúng tôi đang hoạt động với 190 chuyên ngành đào tạo đồng thời cố gắng bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, thực hiện 30 chương trình hợp tác giữa các chuyên ngành của các trường của các khoa trong đó tập trung vào việc bồi dưỡng nhân tài hoạt động ở NT, BT, CT, ST, IT v.v... Đại học tập trung đào tạo cao học: Năm học 2002, do số sinh viên đại học và học viên cao học (học viên làm thạc sĩ và tiến sĩ) giảm mạnh nên chúng tôi đang tiến hành tạo khung “đại học nghiên cứu tổng hợp” cho chương trình hướng trọng tâm cho đào tạo cao học, thực hiện cơ chế trao giải cho những luận văn xuất sắc, tài trợ đồng thời cải cách một cách có kế hoạch việc tài trợ cho thế hệ thành công trong học vấn để khuyến khích nghiên cứu. Khai phương hoá: Khuyến khích các sinh viên nhập học cao học, phát huy cơ chế cạnh tranh tự do và mở rộng học vấn. Quốc tế hóa: Đưa vào thực hiện chế độ học vị chung nhằm mở rộng việc giao lưu quốc tế của các học viên cao học, tạo điều kiện cho những học viên xuất sắc ra nước ngoài nghiên cứu trong thời gian dài (từ 6 tháng đến 2 năm) kết hợp với việc thu hút các sinh viên nước ngoài xuất sắc đáp ứng đòi hỏi của môi trường quốc tế hoá. Trong các kỳ thi vào đại học và kiểm tra tư cách làm luận văn luôn có bước sát hạch trình độ năng lực tiếng Anh đồng thời thường xuyên bồi dưỡng trình độ tiếng Anh, khuyến khích làm luận văn bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài để có thể bắt kịp với quá trình quốc tế hoá. 4. CHUẨN HOÁ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Đẩy mạnh một bước việc kiểm tra năng lực giảng dạy bằng tiếng nước ngoài trong các kỳ thi tuyển giáo viên, bồi dưỡng năng lực để có thể thích ứng với môi trường quốc tế hoá. Kế hoạch của năm 2002 là thu hút các giáo viên giỏi người nước ngoài và cải cách chất lượng nghiên cứu, giáo dục để có thể đạt tới trình độ quốc tế.
- 5. ĐẨY MẠNH VIỆC ĐÁNH GIÁ, QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN Thông qua việc đẩy mạnh việc quản lý và đánh giá giáo viên để duy trì tốt chất lượng nghiên cứu và giáo dục, mặt khác thực hiện các hoạt động phân loại trình độ nhân sự như: thăng chức, lương tại nhiệm v.v... Bên cạnh đó, trao trả cho các giáo viên có nghiệp vụ xuất sắc. II. PHẦN NGHIÊN CỨU 1. PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU Nhằm đạt tới trình độ nghiên cứu tiêu chuẩn thế giới, chúng tôi đang nỗ lực cải thiện các điều kiện nghiên cứu như: thực hiện chế độ giáo dục tập trung vào khả năng nghiên cứu, đưa các qui định, cơ chế, tăng cường cung cấp tài chính cần thiết cho các giáo sư hoạt động nghiên cứu, trang bị. Ví dụ như ấn bản nghiên cứu SCI đang đứng vị trí thứ 55 của thế giới và chúng tôi đang tích cực đầu tư để có thể đưa nó lên vị trí 40. 2. MỞ RỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU 2.1. Thánh địa của nghiên cứu Hàn Quốc học Phấn đấu trở thành trường đóng vai trò như một Thánh địa của ngành Hàn Quốc học, trường Đại học Seoul đang tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu Hàn Quốc. Tổ chức Nghiên cứu Hàn Quốc học 10 năm 1kỳ, tiến hành nghiên cứu về Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực như: ngữ văn, lịch sử, tư tưởng, xã hội, kinh tế, chính trị, luật pháp, chế độ, địa lý, nghiên cứu Bắc Hàn, nghiên cứu quan hệ NamBắc Hàn v.v..., kết quả nghiên cứu được xuất bản dưới dạng chuyên khảo, sau đó tập hợp thành một tập đại thành về Hàn Quốc học; phấn đấu đạt tới vai trò trung tâm điểm trong việc giáo dục và nghiên cứu Hàn Quốc của các nước trên thế giới. 2.2. Đầu tư tập trung để bồi dưỡng nghiên cứu cơ bản Chúng tôi đang lập kế hoạch đầu tư tập trung cho nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học hàng đầu như IT, và mở rộng đầu tư cho nghiên cứu cơ bản: tập trung viện trợ cho các diễn đàn nhân văn học, Hàn Quốc học, diễn đàn thống nhất nhằm mở rộng chi viện cho các hoạt động nghiên cứu và học thuật. 2.3. BIO Park cho nghiên cứu công nghệ sinh học Tập trung nghiên cứu lĩnh vực công nghệ sinh học, bồi dưỡng nhân lực hạt nhân, nghiên cứu khoa học con người, tận dụng nguồn nhân lực nghiên cứu ưu tú, củng cố sức cạnh tranh quốc tế, cung cấp cho xây dựng mặt bằng các cơ sở công nghệ sinh học trong nước, phấn đấu trở thành tiêu điểm cho việc hình thành hệ thống nghiên cứu công nghệ sinh học trong và ngoài nước. 3. THÀNH LẬP HỆ THỒNG QUẢN LÝ THÀNH QUẢ KINH TẾ Cùng với việc tích cực khai thác, quản lý và phổ biến các thành quả nghiên cứu để khuyếch trương sự liên kết và bảo vệ tài sản tri thức của mình, để kích thích việc cải tiến kỹ thuật và quản lý sáng chế trường Đại học Seoul không chỉ đẩy mạnh việc thiết lập luật sáng chế và luật khuyến khích cải tiến kỹ thuật.
- Với mục đích nối kết giữa bồi dưỡng giáo dục với đầu tư thành lập các công ty mới chúng tôi đã lập ra trung tâm đầu tư và trung tâm bồi dưỡng dạy nghề, đặc biệt trung phát triển những ngành kỹ thuật mới, công nghệ di truyền..., điều hành các trung tâm giáo dục dạy nghề, tích cực tăng cường giải ngân cho hệ thống vận hành các trung tâm đầu tư. Đẩy mạnh việc liên kết với các tổ chức công nghiệp có thành quả nghiên cứu nhằm sử dụng, phổ biến và khuyếch trương thành quả kinh tế. 4. ĐẨY MẠNH VIỆN TRỢ CHO VIỆN NGHIÊN CỨU Đáp ứng mục đích thành lập các viện nghiên cứu trong số 60 trung tâm nghiên cứu trong các trường hợp đại học hiện nay, bảo đảm cho các trung tâm này có thể vận hành một cách tự động và khoa học, đưa vào thực hiện chế độ sử dụng nghiên cứu viên đa dạng như nghiên cứu viên trách nhiệm, nghiên cứu viên hợp tác..., duy trì năng lực cạnh tranh và tính chuyên môn của công việc nghiên cứu. Để bồi dưỡng nghiệp vụ cho những viện nghiên cứu còn thiếu khả năng tự lập, tiến hành mở rộng đầu tư về hành chính và tài chính, thông qua việc liên kết với các viện nghiên cứu hữu quan thúc đẩy, duy trì hợp tác nghiên cứu. Quy mô hoá kinh phí nghiên cứu. Tuỳ theo sự phức tạp của các vấn đề như: việc điều chỉnh kinh phí nghiên cứu gián tiếp và việc trao lại quyền sở hữu tài sản trí tuệ... đầu tư kinh phí nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu nhằm đưa ào thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả. 5. XÂY DỰNG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU Thông qua việc xây dựng thiết bị viễn thông đã thúc đẩy được đầu tư nghiên cứu và hoạt động nghiên cứu nhờ có sự trao đổi có hiệu quả và nhanh chóng các thông tin liên quan đến nghiên cứu khoa học. Thông qua việc điều chỉnh môi trường nghiên cứu đa dạng, sự tham gia góp ý tích cực của người sử dụng, không chỉ đảm bảo môi trường nghiên cứu năng động mà còn tiến hành phát triển hệ thống đầu tư nghiên cứu. Nhằm thúc đẩy hợp tác nghiên cứu tiến hành xây dựng công viên nghiên cứu trong khuôn viên nhà trường, lắp đặt các trang thiết bị nghiên cứu hàng đầu và để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cao, đang đưa vào xây dựng các khu nghiên cứu có định hướng. Nhằm đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu của các học viên, đang thành lập khu ký túc xá chuyên dùng cho học viên và các thiết bị nghiên cứu chuyên dụng. http://www.vnu.edu.vn/dhqg/contents/index.php?ID=1533
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Tập 1): Phần 2 - GS.TSKH. Lê Huy Bá (chủ biên)
346 p | 653 | 262
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Tập 2): Phần 1 - GS.TSKH. Lê Huy Bá (chủ biên)
201 p | 524 | 213
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 1
43 p | 980 | 113
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học - PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương
228 p | 274 | 65
-
Khoa học giáo dục - Phương pháp nghiên cứu: Phần 1
14 p | 220 | 41
-
Khoa học giáo dục - Phương pháp nghiên cứu: Phần 2
17 p | 194 | 30
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục
110 p | 220 | 25
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục công dân: Phần 2 - TS. Trần Văn Hiếu
29 p | 197 | 25
-
Môđun Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 2 - TS. Mai Ngọc Luông, ThS. Lý Minh Tiên
48 p | 192 | 22
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục công dân: Phần 1 - TS. Trần Văn Hiếu
28 p | 146 | 14
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 1 - TS. Võ Thị Ngọc Lan
60 p | 24 | 10
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1
26 p | 30 | 10
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương: Phần 1
88 p | 69 | 9
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2
39 p | 21 | 8
-
Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập khoa học giáo dục thế giới: Tiếp cận mô hình biểu tượng và niên đại học
9 p | 106 | 8
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương: Phần 2
78 p | 42 | 6
-
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học Mácxít từ cách tiếp cận lịch đại
7 p | 95 | 5
-
Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 1
74 p | 37 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn