PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ<br />
<br />
Kiểm tra kiến thức bản thân<br />
<br />
Theo các chuyên gia phân tích, trước khi khởi nghiệp, mỗi người cần biết được điểm mạnh, <br />
điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem lại những gì mình <br />
biết và không biết về việc quản lý. Hãy kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những <br />
người đi trước xem những gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra <br />
những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình.<br />
Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm <br />
<br />
Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, <br />
theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Bạn cũng có thể <br />
học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ <br />
họ cố vấn cho mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học lại – tự đào tạo lại<br />
Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có <br />
nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay <br />
quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng.<br />
Đọc sách <br />
<br />
Ai cũng biết, sách chính là kho tàng vô tận kiến thức của cả thế giới, vì thế bạn cũng có thể <br />
tìm hiểu qua sách cách tổ chức quản lý, kỹ năng điều hành… Tất nhiên ta không nên áp dụng <br />
một cách máy móc mà cần biết sử dụng nó trong từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể <br />
hay quá trình cụ thể.<br />
Học cách lắng nghe và hiểu người khác <br />
<br />
Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân <br />
viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp <br />
khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan <br />
hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá <br />
thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc <br />
cũng cần thiết và phải làm thường xuyên, song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn <br />
phải luôn yêu cầu họ làm tốt.<br />
Một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn “lắng nghe” hiệu quả là:<br />
<br />
– Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến của mình. Hãy nhớ rằng nhân viên của bạn sẽ <br />
rất thất vọng nếu bạn không lắng nghe ý kiến của họ. Các buổi họp nhóm là cơ hội để nhân <br />
viên của bạn trình bày ý kiến của họ. Bạn hãy nhớ đừng bao giờ dập tắt ngọn lửa đam mê <br />
của nhân viên khi họ đưa ra ý kiến của mình. Hãy lắng nghe và phản hồi đúng lúc.<br />
– Phản hồi với những ý kiến nhân viên vừa trình bày. Cách để bạn thể hiện sự trân trọng và <br />
thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến. Bạn <br />
hãy nhớ đừng vội vàng kết luận ngay sau khi nhân viên vừa trình bày xong, vì điều đó sẽ tạo <br />
cảm giác rằng bạn thiếu nhiệt tình, đang trong tình trạng vội vã và muốn kết thúc cuộc trao <br />
đổi càng sớm càng tốt. Vì vậy, trước khi bạn đưa ra nhận định, giải pháp của mình, hãy tóm <br />
lược bằng những câu như: “Như vậy, theo anh/chị, vấn đề ở đây là…?”<br />
Đặt nhân viên của mình lên trên hết <br />
<br />
Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu <br />
bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ <br />
khó có thể ủng hộ bạn làm tốt mọi việc.<br />
Rich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã nói: “Nhà quản lý <br />
hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu <br />
nhân viên của mình”.<br />