intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý sản xuất - PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:48

236
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tất cả đều xuất phát từ cái đầu. Cái đầu thông minh, cái đầu sáng tạo, cái đầu táo bạo, dám nghĩ dám làm và làm đúng, dễ mang lại thành công hơn. Cái đầu của con người giống như ban lãnh đạo một đất nước nếu nói ở phạm vi vĩ mô, giống như ban lãnh đạo một tổ chức nếu ở phạm vi vi mô, và là trưởng một đđđơn vị nếu ở phạm vi bộ phận (phòng ban).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý sản xuất - PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn

  1. QUAN LÝ SAN XUÂT ̉ ̉ ́ ̣ ̣ PGS.TS. Pham Ngoc Tuâń Khoa Cơ khi, ĐH Bach khoa TPHCM ́ ́
  2. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU VỀ QUẢN LÝ
  3. 3 MỞ ĐẦU Con người do tạo hóa sinh ra, ai cũng bình đẳng như nhau, nhưng sao lại có người giàu/ người nghèo, người thành đạt/ người không thành đạt? Tất cả đều xuất phát từ cái đầu. Cái đầu thông minh, cái đầu sáng tạo, cái đầu táo bạo, dám nghĩ dám làm và làm đúng, dễ mang lại thành công hơn. Cái đầu của con người giống như ban lãnh đạo một đất nước nếu nói ở phạm vi vĩ mô, giống như ban lãnh đạo một tổ chức nếu ở phạm vi vi mô, và là trưởng một đđđơn vị nếu ở phạm vi bộ phận (phòng ban). 3
  4. 4 MỞ ĐẦU (tt) Thời đại chúng ta hiện nay là thời đại tri thức, nền kinh tế tri thức. Con người ta hiện nay không phải hơn nhau vì giàu nghèo mà hơn nhau về tri thức. Có tri thức, biết cách làm ăn thì con người và công ty sẽ thành đạt, ăn nên làm ra. Thế còn vận may thì sao? Đúng là trong kinh doanh vẫn có may rủi, nhưng người có tri thức dễ biết tận dụng vận may và giảm thiểu rủi ro hơn là người không có. Vì thế xác suất thành công của người có tri thức bao giờ cũng nhiều hơn. 4
  5. 5 MỞ ĐẦU (tt) Bất cứ tổ chức nào cũng có người quản lý và người chịu quản lý. Đã là người quản lý thì phải nhìn xa trông rộng, hiểu biết nhiều,biết tìm cái mới, dám chịu trách nhiệm và lôi kéo người khác cùng mình phấn đấu đạt cho được các mục tiêu đề ra. Người ta thường chia người quản lý ra làm ba cấp: - Quản lý cấp cao (Tổng giám đốc), - Quản lý cấp trung (Trưởng phòng ban) và - Quản lý cấp cơ sở (Quản đốc, Tổ trưởng). 5
  6. 6 MỞ ĐẦU (tt) Quản lý cấp cao : Mô hình tối ưu Quản lý cấp trung: Quy trình tối ưu Quản lý cấp cơ sở: Điều hành tối ưu Nhân viên Công nhân 6
  7. 1. QUẢN LÝ LÀ GÌ? 7 1.1 Định nghĩa quản lý Quản lý là sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả tất cả các yếu tố tồn tại trong và ngoài tổ chức như: - Nguồn nhân lực, nguyên vật liệu - Tiền bạc, thời gian - Thông tin, công nghệ - Các hệ thống, thị trường, - Khách hàng, các quan hệ - Kết quả đạt được, văn hóa doanh nghiệp - Môi trường và điều kiện nơi làm việc, … để đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra. 7
  8. 1. QUẢN LÝ LÀ GÌ? 8 1.2 Các đối tượng quản lý Nguồn nhân lực: - Trình độä, khả năng, kỹ năng, - Thái độ làm việc, sức khỏe, đạo đức, - Tác phong, động cơ làm việc, điều kiện gia đình, quan hệ giữa con người, … Tài sản hữu hình: - Máy móc, thiết bị, công cu,ï dụng cụ, - Tiện nghi, nguyên vật liệu, năng lượng, - Bán thành phẩm, sản phẩm, - Thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, công cụ chuyên dùng, mặt bằng, … 8
  9. 9 Tiền : Ngân quỹ, các khoản chi tiêu, chi phí cố định, chi phí lưu động, chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công, các chi phí khác, tổng lãi suất, khoản thu chứng từ, các khoản có thể nhận đươc… Các phương pháp: Phương pháp thực hiện, phương pháp kiểm tra, cách thức làm việc, cách thức bàn hàng, chất lượng, chi phí, độ an toàn, thời gian giao hàng, các kế hoạch sản xuất, tiếp thị, tiếp nhận và phân phối, lên kế hoạch, các loại tiêu chuẩn khác nhau, các đặc điểm, các tài liệu hướng dẫn… Công nghệ: Các phương pháp sản xuất, các bước tiến hành, bí quyết công nghệ (know-how), nghiên cứu và phát triển… 9
  10. 10 Thông tin: Thông tin quản lý, thông tin thị trường, thông tin kỹ thuật liên quan đến đối tác cạnh tranh, các thông tin tài chính, các thông tin chung… Các hệ thống: Hệ thống phân phối, hệ thống sản xuất, hệ thống phát triển tổ chức, hệ thống phát triển kỹ thuật, hệ thống kế hoạch… Thị trường, khách hàng: Mức độ liên quan, mức độ thịnh hành, nhu cầu hàng năm, xu hướng tương lai, ý kiến các nhà lãnh đạo, các nhóm khách hàng… 10
  11. 11 Các quan hệ: Các công ty hỗ trợ, các công ty con, các nhà cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện…, các nhà cung cấp know-how, các cơ quan tài chính, các nhà chức trách, hội đồng khu vực, các cơ quan nghiên cứu, trường học, các đối thủ cạnh tranh… Kết quả đạt được: Doanh số, mức độ tăng trưởng, tỉ số lợi nhuận, mức độ vượt trội về kỹ thuật, khả năng tìm kiếm nguồn lực, kiểm soát các nhà thầu phụ, qui mô sản xuất, khả năng thu hồi vốn. Văn hóa doanh nghiệp: Các mẫu hình thích hợp, duy trì chuẩn mực, mức độ hài lòng với công việc của nhân viên, các sáng kiến, cách giải quyết căng thẳng xung đột, cách vượt khó khăn… 11
  12. 12 1.3 Mục tiêu của tổ chức: Mục tiêu của bất kỳ một tổ chức nào cũng dựa vào các yếu tố và kết quả mà tổ chức đó cần phải đạt được. Lý do để một tổ chức tồn tại là mục tiêu của tổ chức đó phải gắn với mong đợi của người lãnh đạo và với trách nhiệm về mặt xã hội. 12
  13. 13 2. CƠ SỞ QUẢN LÝ Người quản lý không thể làm việc một mình, họ cần sự trơï giúp của nhiều người. Thái độ làm việc hăng say hay hờ hững phụ thuộc vào cách cư xử của người quản lý. Con người là yếu tố cơ bản giúp cho tổ chức thành công mà cũng là yếu tố có thể làm tổ chức đó sụp đổ. Con đường mà tổ chức sẽ đi phụ thuộc vào người quản lý. Công việc của bạn với vai trò là người quản lý là biết tập trung sức mạnh tổng hợp của các nhân viên cấp dưới và những người chung quanh nhằm hoàn thành mục đích và các mục tiêu mà tổ chức hay nơi làm việc của bạn đề ra. 13
  14. 14 3. BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Cơ sở quản lý 1) Bạn hiểu rõ sứ mệnh của mình, nhận thức rõ mục đích, mục tiêu và tình hình của tổ chức. ABCD 2) Bạn tiến hành công việc quản lý một cách khoa học, căn cứ vào thực tế, nguyên lý và nguyên tắc. ABCD 3) Bạn biết rõ cấp dưới của mình thuộc bộ phận nào, nhận mệnh lệnh từ ai và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nào để họ có thể thực hiện đúng công việc chuyên môn của mình. ABCD 4) Khi giao việc cho nhân viên cấp dưới, bạn có làm cho họ có ý thức về vai trò “là người có trách nhiệm với công việc được giao” . ABCD 5) Bạn không áp đặt hành động quản lý của mình đối với nhân viên, mà bạn làm cho họ thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn của họ, từ đó họ có thể tự lập kế hoạch, tự thực hiện công việc, hứng thú khi họ tự mình hoàn thành công việc. ABCD 14
  15. 15 6) Bạn làm cho nhân viên cấp dưới hiểu rõ tiêu chí công việc, từ đó họ có thể tự mình đánh giá kết quả công việc của họ. ABCD 2. Cải tiến và tái lập các hoạt động liên quan đến công việc 1) Đối với nhân viên cấp dưới, bạn không chỉ làm cho họ hiểu rõ chính sách và mục tiêu của công ty, mà còn cho phép họ tham gia vào việc thảo chính sách và mục tiêu của công ty. ABCD 2) Bạn chỉ dẫn thường xuyên nhân viên của mình cách tiếp cận với trí thức và thông tin để họ có được nguồn năng lực sáng tạo. ABCD 3) Bạn kêu gọi nhân viên của mình luôn khai thác tốt tiềm năng và khả năng sáng tạo vô tận của con người, và luôn phát huy khả năng đó. ABCD 4) Bạn lập ra sơ đồ hệ thống tổ chức biểu hiện chức năng của từng bộ phận nơi mình quản lý, để từ đó hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của từng người mà bạn chỉ đạo, đồng thời bạn cũng làm họ nhận thức rõ những điều bạn đang làm. ABCD 15
  16. 16 5) Bạn thường xuyên cảm nhận được những biến đổi của môi trường chung quanh, tiến hành xem xét lại các mặt, các khâu trong công việc của tổ chức, đồng thời bạn cũng luôn nỗ lực để điều hành tốt công việc của tổ chức. ABCD 6) Bạn phân công công việc với lưu ý sao cho nhân viên cấp dưới tự mình phát huy hết năng lực, tạo hiệu quả cho tổ chức. A B C D 7) Bạn tạo cho nhân viên cấp dưới mục tiêu làm việc để họ tự lập kế hoạch, tự thực hiện có hiệu quả theo nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích đề cao họ hơn cả những gì họ mong đợi. A B C D 8) Bạn hướng dẫn nhân viên cấp dưới để họ thường xuyên suy nghĩ, phân tích, nghiên cứu và cải tiến phương pháp làm việc của họ. ABCD 9) Bạn chỉ đạo nhân viên cấp dưới đưa ra ý kiến nhận thức của họ, cố gắng loại bỏ các rào cản để thực hiện cải tiến. ABCD 16
  17. 17 3. Quản lý các hoạt động liên quan đến công việc 1) Bạn luôn lập kế hoạch một cách có hiệu quả trên cơ sở chính sách kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, nghĩa vụ, dự báo của công ty. ABCD 2) Khi ra mệnh lệnh đối với nhân viên cấp dưới, bạn luôn cố gắng truyền đạt một cách rõ ràng và khuyến khích họ có hứng thú thực hiện mệnh lệnh. ABCD 3) Bạn cố gắng tạo điều kiện để nhân viên thực hiện công việc một cách năng động, dựa vào ý tưởng và nguyện vọng của họ mà không cần xin phép hay chờ lệnh của bạn. ABCD 4) Bạn cố gắng làm cho nhân viên cấp dưới hiểu một cách đầy đủ những kế hoạch và tiêu chuẩn của công ty, coi đó là mục tiêu, phương châm hành động của mình, và nắm rõ được kế hoạch và tiêu chuẩn đó. ABCD 5) Khi trao đổi công việc với các đồng nghiệp, bạn tiến hành trao đổi một cách có hiệu quả, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, nhằm thực hiện tốt công việc. ABCD 17
  18. 18 6) Khi điều hành cuộc họp, bạn cố gắng chuẩn bị một cách kỹ lưỡng chương trình làm việc, lựa chọn người tham dự, người điều khiển cuộc họp để có kết quả cao. ABCD 4. Đào tạo và phát triển nhân viên cấp dưới 1) Trong quá trình đào tạo nhân viên, bạn luôn khuyến khích họ có được sự trưởng thành mang tính nhân văn, đồng thời quan tâm tới họ để xác lập được sự tin tưởng lẫn nhau. ABCD 2) Nhằm phát triển một cách hiệu quả khả năng nhân viên, bạn sử dụng một cách thích hợp “lộ trình quản lý” cho việc đào tạo nhân viên của mình. ABCD 3) Con người luôn luôn muốn tiến bộ, bạn thấy khả năng phát triển của nhân viên, với tư cách người quản lý, bạn cố gắng tạo cơ hội cho mong muốn đó được nảy nở. ABCD 4) Khi tuyển chọn người mới hoặc khi luân chuyển nhân viên, bạn cố gắng tận dụng cơ hội này để sắp xếp nhân viên vào đúng vị trí. ABCD 18
  19. 19 5) Bạn quan tâm đào tạo và phát triển nhân viên thông qua những công việc hàng ngày. ABCD 6) Với tư cách người quản lý, bạn tích cực giúp đỡ nhân viên cấp dưới để họ tự phát huy khả năng của mình, đồng thời bạn cũng tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân. ABCD 7) Nhằm đào tạo và phát triển nhân viên cấp dưới, bạn tiến hành cả hai phương cách, một mặt chỉ đạo trực tiếp, mặt khác tạo môi trường thuận lợi để nhân viên nâng cao ý thức phát triển của họ. ABCD 8) Với vai trò là người đứng đầu trong nhóm, bạn hiểu một cách rõ ràng tương quan lực lượng giữa đặc trưng của nhóm và số người trong nhóm, từ đóbạn thường xuyên cố gắng nâng cao năng lực của nhóm. ABCD 9) Bạn thấy rõ thực tế luôn có các nhóm không chình thức tại nơi làm việc của bạn. ABCD 10) Bạn luôn cố gắng loại bỏ các trở ngại ảnh hưởng đến không khí làm việc. ABCD 19
  20. 20 5. Tạo lập mối quan hệ tin cậy lẫn nhau 1) Bạn chú ý đến thái độ hàng ngày của nhân viên và cố gắng tìm nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thái độ của họ. ABCD 2) Bạn cố gắng hiểu yêu cầu của nhân viên thông qua việc họ có hành động thay đổi. ABCD 3) Nhiều khi những hành động bất mãn của nhân viên làm cho tồ chức bị thiệt hại. Bạn luôn cố gắng giúp đỡ nhiều mặt để tránh điều đó. ABCD 4) Thài độ của nhân viên có lúc tốt lúc xấu, bạn luôn lưu ý quan sát và cố gắng tìm ra nguyên nhân của thái độ đó. ABCD 5) Nhằm giúp nhân viên có thái độ tốt, bạn truyền đạt cho nhân viên những kinh nghiệm cần thiết trong chính yêu cầu của họ. A BC D 6) Khi xử lý các vấn đề liên quan đến con người, bạn luôn nắm chắc sự việc, đưa ra quyết định xử lý trên cơ sở đã xem xét kỹ lưỡng sự việc. ABCD 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2