intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý tài chính cá nhân - có là vấn đề của bạn ko

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

227
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn trẻ thường quan niệm sau khi lập gia đình rồi mới cần quản lý tiền bạc, tiết kiệm chi tiêu. Nhưng qua kinh nghiệm của bản thân trong vài năm đi học xa nhà và gần 2 năm đi làm kiếm tiền mình thấy Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng không thể thiếu cho các bạn trẻ trong hành trang vào đời trước khi nói đến chuyện lập nghiệp riêng hay xây dựng gia đình. Hôm nay quan tâm đến vấn đề này search được bài viết khá hay, hơi dài mặc dù đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý tài chính cá nhân - có là vấn đề của bạn ko

  1. Quản lý tài chính cá nhân - có là vấn đề của bạn ko? Các bạn trẻ thường quan niệm sau khi lập gia đình rồi mới cần quản lý tiền bạc, tiết kiệm chi tiêu. Nhưng qua kinh nghiệm của bản thân trong vài năm đi học xa nhà và gần 2 năm đi làm kiếm tiền mình thấy Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng không thể thiếu cho các bạn trẻ trong hành trang vào đời trước khi nói đến chuyện lập nghiệp riêng hay xây dựng gia đình. Hôm nay quan tâm đến vấn đề này search được bài viết khá hay, hơi dài mặc dù đã xoá bớt rồi. Quản lý tài chính trong thời kỳ độc thân vui vẻ Rất nhiều thanh niên thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính, hay nói đúng hơn là không có kế hoạch quản lý, đuổi theo thời trang và đồ hiệu, mua sắm hàng hóa dựa vào trực giác và cảm hứng, kết quả là không còn tiền giữ lại, đừng nói đến chuyện kết hôn hay mua sắm nhà cửa. Vì vậy, các bạn trẻ khi nghĩ tới cuộc sống gia đình cần vạch ra cho mình một kế hoạch rõ ràng.
  2. 1. Kế hoạch tài chính trước khi kết hôn: Những thanh niên này thường mới ra trường, đi làm không lâu; vì vậy, mục tiêu quản lý tài chính là để tiến thân, du lịch hoặc chuẩn bị những chi phí liên quan đến việc kết hôn. Trong giai đoạn này thu nhập không cao, cần dựa vào ưu điểm của cuộc sống độc thân, gởi tiết kiệm ngân hàng một phần thu nhập. Dù lãi suất thấp nhưng thu nhập từ lãi ngân hàng lại khá ổn định. Ngoài ra, còn có thể đầu tư vào một số lĩnh vực ít rủi ro như bảo hiểm nhân thọ, lãi thấp nhưng mang tính bảo vệ. 2. Khống chế chi tiêu thích đáng: Khống chế việc tiêu dùng quá mức, giảm sự lãng phí, hình thành tâm lý chi tiêu lành mạnh. Trong giai đoạn này, nên lấy việc tiết kiệm ngân hàng ngắn hạn và linh hoạt làm chủ đạo. Có thể chia thu nhập thành 3
  3. phần: chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Trong đó, tiết kiệm là một mục quan trọng cho kế hoạch kết hôn trong tương lai, nên lập kế hoạch thật chi tiết, lợi dụng các hình thức tiết kiệm ngân hàng để gởi tiết kiệm định kỳ. Tham gia bảo hiểm, chủ yếu ở các mục có liên quan đến sức khỏe và sự cố ngoài ý muốn. 3. Ba phương pháp quản lý tài chính: - Một, gởi tiết kiệm 20 đến 30% thu nhập hàng tháng. - Hai, đầu tư cho học tập từ 10 đến 15% thu nhập. Khi còn độc thân chưa phải gánh nặng gia đình, các bạn nên tranh thủ thời gian rãnh tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục, làm tăng kiến thức, kỹ năng sống, tạo nền tảng phát triển sau này. Đây cũng là một loại hình đầu tư lâu dài.
  4. - Ba, trích 5 đến 10% thu nhập tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tính toán kỹ lưỡng trước khi kết hôn Hôn nhân là việc quan trọng của một đời người, từ lúc lên kế hoạch đến khi chính thức kết hôn, mỗi bên cần một khoản chi tiêu đáng kể. Nếu có thể cùng lên kế hoạch, không những giải tỏa được áp lực kinh tế đối với việc tổ chức hôn sự mà thông qua đó, cả hai sẽ cảm thấy vui vẻ khi cùng bắt tay quản lý tài chính một cách hợp lý, làm cơ sở vững chắc cho cuộc sống hạnh phúc sau này. Xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc Sau khi cưới, quản lý tài chính trở thành nhiệm vụ chung của cả hai. Đối với các cặp vợ chồng mới cưới, làm sao để quản lý tài chính gia đình đích thực là một vấn đề lớn. Căn cứ vào tình hình thực tế của hai người để thiết lập một chế độ tài chính hợp lý, biến thu nhập ít thành nhiều. Mỗi người cần dành sự quan tâm và trách nhiệm cho gia đình. Tuyệt đối không giữ thói quen chi tiêu như thời kỳ độc thân.
  5. Trước tiên, lên kế hoạch cho việc sinh con và chuẩn bị đầy đủ cho việc đó. Định thời gian sinh con, lên kế hoạch tiết kiệm, để dành chi phí sinh hoạt và giáo dục cho bé. Thứ hai, tăng dần những những khoản bảo hiểm gia đình một cách thích đáng. Bảo phí không quá 10 đến 15% tổng thu nhập của gia đình, số tiền bảo hiểm nên chọn ở mức gấp 10 đến 20 lần thu nhập của hai vợ chồng. Thứ ba, căn cứ vào lợi thế của từng người để đầu tư. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, số tiền đầu tư không vượt quá 1/3 tài sản. Trái phiếu là một phương thức đầu tư ít rủi ro. Lời khuyên của các chuyên gia 1. Quan niệm về cách dùng tiền của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, mỗi người nên tôn trọng thói quen sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền bạc của nhau, để mâu thuẫn ngày càng giảm dần và thích ứng trong cuộc sống chung. Trường hợp cần thiết, nên công chứng tài sản trước khi kết hôn làm căn cứ pháp luật. 2. Tập trung tiền bạc tản mác của hai người để quản lý đầu tư, thu lợi
  6. nhiều hơn. Mua bảo hiểm một cách thích hợp để tăng khả năng bảo vệ gia đình. 3. Tự giác bảo vệ “thể chế tài chính” gia đình: không để túi riêng. Việc thu chi phải cùng nhau giám đốc, có thể quản lý theo phương pháp: một người là “kế toán”, người kia là “thủ quỹ”. 4. Tăng cường tiết kiệm, tích lũy dần. Trừ đi những chi phí sinh hoạt hàng ngày, trích một phần lương để gởi tiết kiệm ngân hàng. Khỏan tiền này có thể dùng để mua trái phiếu hoặc bảo hiểm nhân thọ… 5. Sớm chuẩn bị kế hoạch tương lai cho gia đình, đối với những việc như nuôi dưỡng - giáo dục con cái, mua sắm nhà cửa, những tài sản lớn… cần nghĩ thấu đáo. 6. Nắm rõ tình hình tài chính. Có một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong các giai đọan, như vậy việc quản lý tài chính gia đình sẽ hợp lý hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2