intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 6

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

+ Đối với TSCĐ loại đầu tư xây dựng (như Nhà kèo tiệp Len 2 mới-nguyên giá 664.007.464 đ xây xong trong năm 2001, Nhà vệ sinh khu điều hành-nguyên giá 39.174.000 đ xây xong đầu năm 2002...): Nguyên giá = giá quyết toán công trình xây dựng + các chi phí khác liên quan; + Đối với TSCĐ loại được Công ty len cấp, được điều chuyển đến từ các đơn vị nội bộ của Công ty len (như Máy ghép chuyển từ len NĐ lên- nguyên giá 865.422.356 đ, Máy sợi thô chuyển từ len NĐ lên-nguyên giá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 6

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Đối với TSCĐ loại đầu tư xây dựng (như Nhà kèo tiệp Len 2 mới-nguyên giá 664.007.464 đ xây xong trong năm 2001, Nhà vệ sinh khu điều hành-nguyên giá 39.174.000 đ xây xong đầu năm 2002...): Nguyên giá = giá quyết toán công trình xây dựng + các chi phí khác liên quan; + Đối với TSCĐ loại được Công ty len cấp, được điều chuyển đến từ các đơn vị nội bộ của Công ty len (như Máy ghép chuyển từ len NĐ lên- nguyên giá 865.422.356 đ, Máy sợi thô chuyển từ len NĐ lên-nguyên giá 449.515.209 đ...): Nguyên giá TSCĐ là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Nhà máy căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế,. giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để xác định các chỉ tiêu nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định và phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định được Nhà máy hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Nhà máy sử dụng quỹ khấu hao cơ bản của Nhà máy để tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định. Trong năm 2002, Nhà máy đề nghị Công ty len Việt Nam xin trích từ quỹ này hơn 1 tỷ đồng để mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng mới cho dự án đầu tư bổ sung thiết bị tăng năng lực sản xuất dây chuyền kéo sợi len từ 150 tấn/năm - 300 tấn/năm. - Các chi phí để nâng cấp TSCĐ được Nhà máy phản ánh tăng thêm nguyên giá TSCĐ đó. Các chi phí sửa chữa TSCĐ được Nhà máy hạch toán trực tiếp (hoặc phân bổ dần nếu chi phí là lớn) vào chi phí kinh doanh trong thời kỳ.
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - TSCĐ được Nhà máy phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo d õi TSCĐ. Hiện TSCĐ trong Nhà máy được phân thành: + TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh, gồm Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc (như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, sân bãi...), Loại 2: Máy móc, thiết bị công tác (nh ư máy bứt tách tow, máy ghép, máy sợi, máy đậu Savio, máy xe... ); Loại 3: Phương tiện vận tải (hiện chỉ có Ô tô); Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý (như Máy phô tô SF 2025 h/c, Máy in LQ 2180 t/v, Máy FAX 1270, Máy vi tính máy in ổ đĩa CD (KD,KT,GĐ,T/c), Máy điều hoà nhiệt độ (GĐ), Bộ loa đài phòng họp, Điên thoại...); Loại 5: Thiết bị động lực (như Máy biến thế 380/ 220 V, Máy biến áp 380/ 220 V, Hệ thống điện, Hệ thống nước, Nồi hơi đốt than...); Loại 6: Đất. + TSCĐ dùng cho phúc lợi, gồm có 28 căn nhà trong khu tập thể Len Nhuộm và Mương thoát nước tập thể; Nhà máy đã thực hiện việc quản lý, sử dụng đối với những TSCĐ đ• khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như: Máy nhuộm len, Máy đánh ống, Máy sấy len, Máy chải, Máy xé săn, Máy nén khí, Máy xé trộn, Máy sợi con, Máy vắt ly tâm, Máy bào, Máy nhuộm mẫu... Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, Nhà máy vẫn tiến hành kiểm kê TSCĐ và kết quả kiểm kê cho kết quả đủ; - Riêng đối với quyền sử dụng đất (mà theo sổ sách của Nhà máy là Đất), diện tích đất 39.938m2 Nhà nước giao đã được Nhà máy quản lí và sử dụng như sau: + Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy (xây dựng nhà cửa công trình kiến trúc cho hoạt động sản xuất, cho công tác quản lí điều hành và hoạt động bán hàng);
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Một số mảnh đất do chưa có nhu cầu sử dụng cho các hoạt động nêu trên được nhà máy đầu tư xây dựng thành các cửa hàng, nhà xưởng để cho thuê. + Nhà máy điều chuyển Nhà kho vật tư phụ tùng (gồm cả đất) cho Công ty len Việt Nam trong năm 2002 theo yêu cầu của Công ty len; + Bên cạnh đó vẫn còn một số mảnh đất để trống do chưa có nhu cầu sử dụng hoặc không thể khai thác sử dụng (phía sau giáp với đồng Vạn Phúc có 10000m2 (rộng 200m * 50m) do ảnh hưởng của đường điện cao thế nên hiện tại Nhà máy không đưa vào khai thác sử dụng được); - Nhà máy cho thuê hoạt động các TSCĐ thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình (những TSCĐ tạm thời chưa dùng đến) để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập, đồng thời vẫn đảm bảo theo dõi và quản lý được TSCĐ. Nhà máy đã lập phương án trình Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam duyệt trước khi thực hiện. Nhà máy và bên thuê TSCĐ đã lập hợp đồng thuê TSCĐ trong đó nói rõ loại TSCĐ, thời gian thuê, tiền thuê phải trả và trách nhiệm hai bên. Cụ thể: Nhà máy ký hợp đồng cho công ty TNHH dệt Quốc Tấn thuê nhà xưởng (1507 m2 , 10.549.000 đ/tháng) + sân bãi (556,55 m2, 1.947.925 đ/tháng) thời hạn 10 năm (1/7/2000-1/7/2010); cho công ty TNHH Hoàng Dương thuê 1 cửa hàng (1.200.000 đ/tháng) thời hạn 5 năm (15/5/2001-15/5/2005), cho thuê nhà nồi hơi KZL (309 m2, 2.781.000 đ/tháng) + sân bãi (550 m2, 1.925.000 đ/tháng) thời hạn 10 năm (1/7/2000-1/7/2010). Hiện mỗi năm Nhà máy thu hơn 200 triệu đồng tiền thuê. Trong thời gian cho thuê, Nhà máy vẫn tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Nhà máy đã nhượng bán các TSCĐ không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu qủa hơn (năm 2001, Nhà máy nhượng bán 1 ô tô tải con và 1 máy sợi con thu 147 triệu đồng, năm 2002 nhượng bán 1 số TSCĐ gắn với Nhà in hoa thu 11 triệu đồng); Nhà máy cũng đã thanh lý những tài sản lạc hậu hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng, tài sản sử dụng không có hiệu qủa và không thể nhượng bán nguyên trạng. Hiện Nhà máy cũng đang xin Công ty len Việt Nam cho thanh lý một số tài sản khác (đã khấu hao hết). Những tài sản chờ thanh lý bao gồm: 1 Máy xé săn 1 Máy chải số 1 1 Hệ thống hút bụi máy chải 1 hệ Máy nén làm lạnh 107,3kw 1 hệ Tháp làm mát 116m3/h 1 hệ Máy điều hoà không khí 2 Nồi hơi đốt dầu Pháp 1 Máy xé Lông cừu ET 60 1 Máy In GL h/c 2 Máy Vi tính 300 A t/v 1 Máy in LQ 2180 t/v 1 Nồi hơi đốt than 1 Máy đánh ống chuyển từ NĐ lên 3 Máy nhuộm len 1 Máy sấy lông cừu
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Để nhượng bán, thanh lý tài sản, một Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản đã được thiết lập (gồm có sự tham gia của Giám đốc, cán bộ phòng kỹ thuật, phòng kế toán và phòng kinh doanh). Tài sản đem nhượng bán được tổ chức đấu giá, thông báo công khai trên báo Nhân Dân. Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý đã được hạch toán vào kết qủa kinh doanh của Nhà máy (phần Lợi nhuận bất thường). Bốn là, đối với công nợ, Nhà máy đã mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công nợ phải thu theo từng đối tượng nợ, thời gian nợ và số tiền thiếu nợ. Định kỳ (tháng, qúy), Nhà máy tiến hành đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu; đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, qúa hạn và các khoản nợ khó đòi (là các khoản phải thu dự kiến không thu được trong kỳ kinh doanh tới do khách nợ không có khả năng thanh toán). Với các khoản nợ không thu hồi được, Nhà máy xác định rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý rồi trình Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam xem xét phê duyệt. Ngày 10/9/2002, một Hội đồng xử lý công nợ đã được thành lập, họp xem xét Nợ tồn đọng khó đòi phát sinh từ năm 1996 đến nay vẫn chưa thu hồi được. Hội đồng gồm Giám đốc, Trưởng phòng tài chính-kế toán và một nhân viên phòng tài chính- kế toán chuyên kế toán công nợ của Nhà máy. Căn cứ vào Nghị định số 69/2002/NĐ-CP về quản lí và xử lí nợ tồn đọng đối với DNNN và Quyết định số 628/QĐ-TCHC của Giám đốc Nhà máy len Hà Đông về thành lập Hội đồng xử lý công nợ, sau khi xem xét kỹ khả năng thu hồi các khoản nợ tồn đọng, đã thống nhất trích lập dự phòng các khoản nợ tồn đọng khó đòi sau:
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bảng 3: Các khoản nợ tồn đọng khó đòi phát sinh từ năm 1996 đến nay Tên người nợ Số nợ (đ) Năm p/s nợ Lý do lập dự phòng STT HTX Hoà Phát-Hoa Vang-QNĐN 11.539.300 1998 Khách hàng đã ngừng hoạt 1 động và không tìm được địa chỉ Nguyễn Văn Mạnh-Cục thuế Hà Tây 1996 Là cá nhân đã già 2 2.000.000 yếu không có khả năng thanh toán Nhà máy giầy Yên Viên 1996 Chi phí đòi nợ > Giá trị khoản nợ 3 965.579 phải thu Nhà máy dệt vải công nghiệp HN 867.500 1998 Chi phí đòi nợ > Giá trị 4 khoản nợ phải thu Tổng cộng 15.372.379 (Nguồn: Biên bản xử lý công nợ khó đòi năm 2002 của Nhà máy) Toàn thể Hội đồng xử lý công nợ đã nhất trí thông qua biên bản. Mức trích dự phòng như vậy là phù hợp với Thông tư số 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 hướng dẫn chế độ trích lập và bổ sung các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp; theo đó, tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm (tức là không quá 20% * 6.422.771.513 = 1.284.554.302,6 đ >15.372.379 đ). Khoản dự phòng các khoản nợ khó đòi sau tạm được Nhà máy hạch toán vào chi phí kinh doanh c ủa Nhà máy. Mức trích này đã được Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam duyệt.
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Năm là, đối với dự trữ, Nhà máy đã mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản mục (gồm: Hàng mua đang đi đường; Nguyên liệu, vật liệu tồn kho; Công cụ, dụng cụ trong kho; Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; Thành phẩm tồn kho; hàng hoá tồn kho và Hàng gửi đi bán). Định kỳ (tháng, qúy), Nhà máy tiến hành đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình hàng tồn kho. Riêng đối với công cụ lao động nhỏ, Nhà máy đã theo dõi, quản lý, sử dụng chúng như đồi với TSCĐ và đã tính toán, phân bổ dần giá trị của chúng vào chi phí kinh doanh theo thời gian sử dụng cho phù hợp. Đối với công cụ đã phân bổ hết mà vẫn sử dụng được, Nhà máy đã theo dõi, quản lý, sử dụng chúng nh ư những công cụ lao động nhỏ bình thường nhưng không phân bổ giá trị của nó vào chi phí kinh doanh. Đặc biệt, ngày 6/12/1999, Nhà máy len Hà Đông đã thành lập Hội đồng kiểm kê gồm: Giám đốc, Trưởng phòng tài chính-kế toán, Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng phòng kỹ thuật sản xuất đầu tư và hai phó phòng kỹ thuật sản xuất đẩu tư cùng nhau kiểm tra xem xét đánh giá chất lượng các loại vật tư hàng hoá thành phẩm kém mất phẩm chất của Nhà máy tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 như sau: + Thảm len phục vụ xuất khẩu: Là loại thảm dệt ra với hy vọng trả nợ cho CH Liên bang Nga. Nhưng do chỉ tiêu trả nợ từ năm 1996 đến nay không có, cho nên không tiêu thụ được. Tổng số loại thảm này tồn kho đến 31/12/1999 là 1211,74 m2, số thảm này được dệt ra từ những năm 1991, 1994, 1995 nên chất lượng bị suy giảm nhiều, mặt thảm bị con nhậy cắn, các tua đa phần bị úa vàng, chất lượng kém; + Hoá chất thuốc nhuộm tồn kho ứ đọng lâu ngày: Do không có chỉ tiêu trả nợ cho CH liên bang Nga nên mặt hàng len thảm bị thu hẹp lại. Vì vậy, số hoá chất thuốc nhuộm mua về để chuẩn bị phục vụ cho sản xuát len thảm bị tồn kho ứ đọng nhiều, vì tồn kho lâu năm nên số hoá chất thuốc nhuộm này bị tác động của độ ẩm, không khí, oxy
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hoá làm chất lượng giảm đi rất nhiều, đại bộ phận là vón cục, chảy nước, thậm chí có những loại không còn sử dụng được trong sản xuất công nghiệp nữa (chỉ đưa vào sản xuất ở dạng thủ công nghiệp); + Vải thành phẩm tồn kho lâu ngày: Đại bộ phận số vải này là vải đầu tấm, vải có khuyết tật trong quá trình nhuộm và cũng có cả khuyết tật ngay khi còn là vải mộc được dồn từ năm này sang năm khác; số vải này do chất lượng kém, khó tiêu thụ nên tồn kho quá lâu năm, vì vậy độ bền cũng như màu sắc các dạng lỗi, không còn đảm bảo theo tiêu chuẩn phân loại nữa; + Len thảm: Số len thảm tồn kho từ đầu những năm 1990 đến nay đã bị nhậy cắn nhiều, ố vàng, chất lượng suy giảm rất nhiều; + Len Acrylic: Do mới đầu tư nên chất lượng chưa đạt được như len Acrylic của các Nhà máy có truyền thống như len Vĩnh Thịnh, len Biên Hoà. Mặt khác, do chưa có kinh nghiệm trong khâu tiếp cận thị tr ường, nắm bắt những nhu cầu của khách h àng cho nên một số màu sắc bị lạc mốt, chỉ số sợi bị lạc hậu; + Phụ tùng dụng cụ: Một số phụ tùng dụng cụ để từ lâu không sử dụng đến dẫn đến bị han rỉ, nứt hỏng, giá trị sử dụng bị giảm đi rất nhiều; Bảng 4: Giá trị nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm ứ đọng kém, mất phẩm chất đến 31/12/1999 đơn vị: đồng Hàng mộc 1 8.670.560 4.947.400 -3.723.160 Thuốc nhuộm hoá chất 2 1.259.331.692 536.851.416 -722.480.276 Xăng dầu mỡ 202.173.366 148.617.506 -53.555.860 3 Phụ tùng và vật liệu khác 94.185.309 4 24.501.660 -69.683.649
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Công cụ dụng cụ 5 14.289.789 7.843.330 -6.446.459 Vải các loại 305.660.388 140.603.779 -165.056.609 6 Thảm len 7 588.978.514 98.210.000 -490.768.514 Len thảm 8 482.085.827 428.186.000 -53.899.827 Len đan 9 1.175.293.162 695.744.000 -479.549.162 Tổng 4.130.668.607 2.085.505.091 -2.045.163.516 (Nguồn: Biên bản xác định chất lượng vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000) Tất cả mọi thành viên của Hội đồng kiểm kê đều ký tên vào Biên bản này. Nhà máy đã thảo Công văn số 159/CV-TCKT về việc xin xử lý hàng hoá kém mất phẩm chất kèm theo Biên bản này gửi Công ty len Việt Nam, đề nghị Công ty len Việt Nam đề nghị Tổng công ty dệt may Việt Nam xem xét và giải quyết cho Nhà máy được giảm vốn của số vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000 là: 2.045.163.516 đ; đồng thời có phương án nhượng bán số hàng tồn này để tránh chúng tiếp tục xuống giá nhanh chóng, song cho đến nay vẫn chưa được duyệt. Sáu là, Nhà máy đã dùng lãi năm sau (trước thuế) để bù lỗ các năm trước: Lỗ luỹ kế hơn 1,5 tỷ đồng (tính đến hết năm 1998) của Nhà máy được bù bằng l•i trong 4 năm liên tục từ 1999 2002 (thời gian chưa quá 5 năm), đến nay lỗ luỹ kế chỉ còn 170.396.772 đ; Bảy là, Nhà máy đang nỗ lực giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Trong quản lý chi phí vật tư, giá vật tư đã được xác định như sau: + Theo giá hoá đơn do công ty giao cho nhà máy đối với vật tư do công ty trực tiếp nhập khẩu;
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Là giá theo hoá đơn của người bán cộng với các chi phí khác có liên quan như vận chuyển, bốc xếp... đối với vật tư do nhà máy mua trong nước; + Là giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí phát sinh trong quá trình tự chế đối với vật tư tự chế và là giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thuê ngoài gia công chế biến đối với vật tư thuê ngoài gia công chế biến. Các loại vật t ư trên đều phải có hoá đơn chứng từ theo quy định của nhà nước. Các khoản chi phí mua vật tư trong nước được quy định như sau: + Đối với loại vật tư mua lẻ, đột xuất, Giám đốc Nhà máy len Hà Đông quyết định, sau đó đã báo cáo Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam; + Các loại vật tư khác: Do Công ty len Việt Nam trực tiếp đàm phám giá và uỷ quyền cho Nhà máy len Hà Đông thực hiện. Đối với mức tiêu hao vật tư, Giám đốc Nhà máy chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành định mức các loại vật tư dùng trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán, theo dõi, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hàng quý phân tích tình hình thực hiện định mức vật tư, có biện pháp không ngừng hoàn thiện định mức trên. Đối với tiền lương, hàng năm Nhà máy đã xây dựng định mức chi phí tiền lương trên doanh thu. Công ty len Việt Nam chịu trách nhiệm xem xét, tổng hợp trình Tổng công ty dệt may Việt Nam phê duyệt, làm cơ sở cho Nhà máy trích vào chi phí và trả cho người lao động. Chi phí ăn ca được căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, mức ăn ca do Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam xem xét quyết định. Năm 2001 và 2002, mức này là 3000đ/người/ca.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2