Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý vốn nhà nước của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại các doanh nghiệp. Từ đó đưa ra kiến nghị giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động quản lý vốn của SCIC tại các doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ LƢƠNG THANH MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chƣơng trình định hƣớng thực hành Hà Nội - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ LƢƠNG THANH MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Quản lý kinh tế tại trƣờng Đại học kinh tế, đƣợc sự đồng ý của Khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học kinh tế và sự nhất trí của giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế với đề tài: “Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”. Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong SCIC, các anh chị trong tập thể lớp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu trƣờng Đại học kinh tế - ĐHQGHN, Khoa kinh tế chính trị và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn; PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, ngƣời thầy đã hết lòng giúp đỡ, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này; Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia đình, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong SCIC,các anh/chị trong lớp cao học QLKT3-K23 trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn thạc sỹ; Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thiện bài luận văn này. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tác giả của những cuốn sách, bài viết, công trình nghiên cứu và website hữu ích đƣợc đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này. Hà Nội, tháng 02 năm 2017 Nguyễn Thị Lƣơng Thanh
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Về tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4. Kết cấu của Luận văn ................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠICÁC DOANH NGHIỆP ....... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu về mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại DN ......... 6 1.1.1 Tổng quan về nghiên cứu ................................................................. 6 1.1.2. Các mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp .................... 8 1.1.3. Kinh nghiệm tại một số nước và bài học đối với Việt Nam .......... 13 1.2. Mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp .......................... 19 1.2.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Việt Nam.. 19 1.2.2. Yêu cầu hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ...................................................................................................... 21 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp Việt Nam .............................................................................. 28 1.3.1. Nhân tố kinh tế .............................................................................. 28 1.3.2. Nhân tố chính trị- pháp lý ............................................................. 29 1.3.3. Hệ thống quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ........................ 30 1.3.4. Nhân tố khoa học- công nghệ và con người ................................. 32
- 1.3.5. Các cam kết hội nhập khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại Quốc tế ..................................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................. 35 2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu .............................................................. 35 2.1.1. Nguồn tài liệu sơ cấp .................................................................... 35 2.1.2. Nguồn tài liệu thứ cấp ................................................................... 35 2.1.3. Thu thập và xử lý tài liệu .............................................................. 36 2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, dữ liệu ...................................................... 37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC ..................... 39 3.1. Tổng quan về Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC) 39 3.1.1. Cơ sở pháp lý và mục tiêu thành lập SCIC ................................... 39 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, nghĩa vụ của SCIC.............. 43 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của SCIC ................... 46 3.1.4. Nguồn nhân lực ............................................................................. 47 3.1.5. Tài chính của SCIC ....................................................................... 47 3.2. Phân tích về mô hình quản lý vốn của SCIC ....................................... 48 3.2.1. Hoạt động quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của SCIC .... 48 3.2.2. Hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn của SCIC ........................... 56 3.2.3. Tình hình tài chính của SCIC qua các năm .................................. 59 3.2.4 Đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ..... 60 3.2.5 Nguồn nhân lực và công nghệ quản trị doanh nghiệp ................... 62 3.2.6 Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý vốn của SCIC ............. 63 3.2.7 Đẩy nhanh thoái vốn nhà nước tại doanh nhiệp và sắp xếp cổ phần hóa các Công ty TNHH nhà nước MTV và hội nhập hợp tác quốc tế .... 65 3.3. Đánh giá kết quả hoạt động và mô hình hoạt động quản lý vốn của SCIC . 66 3.3.1. Các mặt đạt được và bài học kinh nghiệm.................................... 66
- 3.3.2. Một số khó khăn, vướng mắc cơ bản và nguyên nhân .................. 69 CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC .....70 4.1. Bối cảnh thực hiện phân công của Chính phủ về thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp hiện nay..................................... 70 4.2.Đề xuất về mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua thực tiễn hoạt động của SCIC .................................... 72 4.2.1. Lựa chọn mô hình.......................................................................... 72 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...................................................................................................... 75 4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn của Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vồn Nhà nƣớc trong thời gian tới ............................. 79 4.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụcủa Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước .................................................................................................. 79 4.3.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước ................................................................................................. 80 4.3.3 Các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn của SCIC trong thời gian tới .................................................................................................... 81 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 95
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Từ đầy đủ 1. CTCP Công ty Cổ phần 2. CSH Chủ sở hữu 3. DN Doanh nghiệp 4. DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc 5. Khazanah Khazanah National Berhad 6. NN Nhà nƣớc 7. SASAC Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Trung Quốc 8. SCIC Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc 9. SDIC Tập đoàn Đầu tƣ và Phát triển Nhà nƣớc của Trung Quốc 10. Temasak Temasak Holding 11. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12. UBND Ủy ban nhân dân i
- DANH MỤC BẢNG Số TT Tên bảng Trang 1. Bảng 3.2: Báo cáo tổng kết hoạt động 10 năm 2006-2015 59 của SCIC DANH MỤC HÌNH Số TT Tên hình Trang 1. Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành SCIC 46 2. Hình 3.2: Biểu đồ Bán vốn nhà nước qua các năm 54 3. Hình 4.1: Sơ đồ mô hình thực hiện chức năng đại diện 78 chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới 4. Hình 4.2: Sơ đồ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu 78 nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC ii
- MỞ ĐẦU 1. Về t nh c p thiết của đề tài Quản lý và đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều chủ trƣơng, biện pháp tích cực nhằm hoàn thiện mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc; đã vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm, có sự đổi mới đúng hƣớng, với bƣớc đi thích hợp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc đƣợc đổi mới toàn diện và mạnh mẽ, các DNNN đƣợc chuyển đổi, sắp xếp, cổ phần hóa, cơ cấu lại một cách triệt để, hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc thay đổi một cách mạnh mẽ theo cơ chế thị trƣờng…để đáp ứng phát triển bền vững và hội nhập thành công, thì mô hình quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp theo phƣơng thức can thiệp hành chính nhƣ những năm trƣớc đây không còn phù hợp nữa Một tồn tại lâu nay trong phƣơng thức quản trị doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc ở Việt Nam đó là sự phân tán chức năng và quyền hạn quản trị vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp (DN) cho rất nhiều cấp, bộ, ngành, địa phƣơng. Những cơ quan quản lý nhà nƣớc (NN) này kiêm nhiệm cả chức năng đại diện vốn chủ sở hữu (CSH), khiến hoạt động quản trị vốn NN không minh bạch trong khi hoạt động quản lý NN bị quá tải. Nhận diện đƣợc vấn đề này, chính phủ Việt Nam chủ trƣơng cải cách quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) bằng định hƣớng phân tách hai chức năng trên. Chủ trƣơng này đƣợc ghi nhận tại hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X (2008): “tách bạch vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước” ; văn kiện Đại hội đảng X (2006): “thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với DNNN” và văn kiện Đại hội đảng XI (2001): “nghiên cứu hình thành các tổ chức quản lý đầu tư, kinh doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của nhà nước; khắc phục tình 1
- trạng bộ máy quản lý hành chính tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh thông qua mệnh lệnh hành chính”. Năm 2005,Chính phủ Việt Nam chính thức ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC) nhƣ một mô hình thí điểm về thực hiện đại diện vốn CSH chuyên nghiệp, một mô hình tiên phong trong việc tách rời chức năng quản lý NN và chức năng đại diện CSH vốn NN. SCIC chính thức đi vào hoạt động năm 2006, gồm các hoạt động nhƣ nhận chuyển giao phần vốn NN, cổ phần hóa các DNNN, thoái vốn NN, quản trị DN, thực hiện vai trò của cổ đông NN và thực hiện đầu tƣ hiện hữu, đầu tƣ mới phần vốn NN theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP. Tổng công ty này đƣợc kỳ vọng sẽ trở thành tập đoàn tài chính quy mô lớn trong khu vực, phụ trách các hoạt động đầu tƣ chiến lƣợc của quốc gia trong và ngoài nƣớc, đặc biệt với những lĩnh vực then chốt NN cần nắm giữ vốn. Qua 10 năm hoạt động, mô hình đã đạt đƣợc một số thành công nhất định, tuy nhiên cũng đã bộc lộ một số khó khăn hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động, cần có sự phân tích, đánh giá để có những giải pháp, điều chỉnh cho phù hợp. So với các nƣớc cùng khu vực, trong khi các mô hình quản lý vốn NN tiên phong nhƣ tập đoàn Temasek Holdings (Temasek), Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản Trung Quốc (SASAC), Khazanah National Berhad (Khazanah) đều đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định thì SCIC vẫn còn nhiều tồn tại, hoạt động chậm chạp và chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng, kế hoạch mà Chính phủ đề ra. Từ khi SCIC ra đời đến nay, Chính phủ Việt Nam vẫn chƣa có một bƣớc tiến nào trong việc xây dựng một mô hình quản lý vốn tập trung ở quy mô lớn cho vốn đầu tƣ tại các doanh nghiệp nhà nƣớc. Do đó, việc tìm hiểu những tồn tại, vƣớng mắc của SCIC là vấn đề cần thiết để đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của SCIC nói riêng và đối với việc hình thành một cơ quan quản lý vốn NN hiệu quả ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn hoạt động của SCIC, từ đó đƣa ra những giải pháp hoàn thiện mô hình SCIC, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu Luận văn là: “Mô 2
- hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”. - Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu: Từ phân tích thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân những hạn chế của mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, cần có những giải pháp gì để hoàn thiện mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc trong thời gian tới? 2. Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý vốn nhà nƣớc của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC) tại các doanh nghiệp. Từ đó đƣa ra kiến nghị giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động quản lý vốn của SCIC tại các doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn sẽ lần lƣợt giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mô hình quản lý vốn nhà nƣớc và thực tiễn mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp của Việt Nam; - Phân tích thực trạng của mô hình quản lý vốn nhà nƣớc của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc; - Đánh giá những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nƣớc của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nhằm đƣa ra góc nhìn về bƣớc đầu thực hiện phân tách chức năng CSH vốn NN khỏi chức năng quản lý NN ở Việt Nam, xem xét SCIC nhƣ một ví dụ thực tiễn về việc thành lập và xây dựng mô hình đại diện CSH nhà nƣớc độc lập cho một nhóm doanh nghiệp. Đề tài kế thừa những nghiên cứu đã có, cập nhật số liệu 3
- mới nhất và tình hình hiện tại, đƣa ra những khía cạnh sâu sát và cụ thể về SCIC, đóng góp vào nhóm dữ liệu các bài nghiên cứu trƣớc về phân tách chức năng nhƣ đã trình bày. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, mối quan hệ của tổng công ty này với các cơ quan quản lý NN, các văn bản pháp lý và cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc hiện hành tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu - Mô hình hoạt động quản lý vốn, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc trong thực hiện tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng đại diện chủ sở hữu của Nhà nƣớc; đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay. - Đồng thời đề tài phân tích một số mô hình kinh doanh vốn NN thành công trên thế giới nhƣ Temasek của Singapore, SASAC và Tập đoàn đầu tƣ và phát triển nhà nƣớc(SDIC) của Trung Quốc, quỹ đầu tƣ Khazanal của Malaysia. 4. Kết c u của Lu n văn Đề tài nghiên cứu Luận văn là: “Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp” Đề tài gồm 4 phần: CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
- CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNHQUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC 5
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu về mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại DN 1.1.1 Tổng quan về nghiên cứu Thời gian qua, về mô hình hoạt động của cơ quan quản lý vốn nhà nƣớc tại DN đã đƣợc một số tổ chức quốc tế nhƣ OECD, WB... nghiên cứu. Nghiên cứu của OECD (2012) đã chỉ ra rằng, việc thiết lập mô hình cơ quan chuyên trách chịu ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc phạm trù lịch sử. Một ví dụ điển hình là trƣờng hợp Indonesia. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, các DNNN Indonesia đối mặt với hàng loạt nguy cơ nhƣ nợ xấu tăng nhanh, hoạt động kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là mô hình song trùng đang áp dụng có những tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý và quản trị các DNNN. Do vậy, năm 1998 Indonesia đã lựa chọn mô hình một bộ chuyên trách (Bộ Đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do biến động về chính trị trong giai đoạn từ năm 2000-2001 nên cơ quan này đƣợc chuyển về Bộ Tài chính và hoạt động với tƣ cách là Tổng cục Phát triển doanh nghiệp. Đến năm 2001, Bộ Đầu tƣ và phát triển DNNN đƣợc khôi phục và năm 2004 đƣợc đổi tên thành Bộ DNNN. Do năng lực thể chế, mục tiêu hoạt động và quy mô DNNN, vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có sự khác biệt nên có một số quốc gia lựa chọn mô hình công ty đầu tƣ hoặc công ty nắm vốn hoặc mô hình cơ quan chuyên trách hay mô hình phân tán để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc (OECD, 2012). Hoặc, do các quốc gia có thể chế, hoàn cảnh khác nhau nên không thể có một mô hình chung. Trƣờng hợp của Trung Quốc, do quy mô vốn và số lƣợng DNNN còn rất lớn, đƣợc giao các mục tiêu khác nhau và chịu ảnh hƣởng của Nho giáo (xã hội dựa trên các cách thức quản lý khác nhau giữa lòng tin và trách nhiệm và chia sẻ kinh 6
- nghiệm) dẫn tới phƣơng thức quản trị khác và khó áp dụng phƣơng thức, mô hình của các nƣớc phƣơng Tây; do vậy Trung Quốc đã thành lập hệ thống SASAC. Đồng thời thực tế cho thấy, các DNNN hoạt động thƣơng mại thuần túy thƣờng đƣợc giao cho một cơ quan/tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc. Các DNNN hoạt động phi thƣơng mại vẫn do một bộ phận chuyên trách thuộc bộ quản lý ngành quản lý trực tiếp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc. Ví dụ, tại Thụy Điển, Bộ Y tế và Các vấn đề xã hội có một vụ chuyên trách giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các DNNN, phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có mục tiêu liên quan đến chính trị - y tế, xã hội. Tƣơng tự nhƣ vậy, Bộ Văn hoá có một vụ chuyên trách giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các DNNN, phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có mục tiêu liên quan đến chính trị - văn hoá; Bộ Môi trƣờng có một vụ chuyên trách chuyên trách giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc, phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có mục tiêu liên quan về môi trƣờng. Trong trƣờng hợp khu vực DNNN có quy mô không quá lớn, số lƣợng không nhiều, hoạt động tập trung trong một số ngành lĩnh vực thì việc thiết lập mô hình một cơ quan, tổ chức chuyên trách thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN sẽ không quá phức tạp. Ví dụ trƣờng hợp của Indonesia, việc thành lập và giao cho Bộ DNNN thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN đƣợc cho là thành công khi số lƣợng DNNN giảm từ 557 doanh nghiệp (1960) xuống còn khoảng 140 doanh nghiệp trong giai đoạn 2004 -2012 (BUMN, 2014). Trong trƣờng hợp khu vực DNNN có quy mô còn lớn và đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động thì việc thiết lập mô hình một cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN sẽ khá phức tạp. Ví dụ Trung Quốc, khi số lƣợng DNNN giảm mạnh từ 262.000 (1997) xuống còn 116.000 (2004), tạo tiền đề thành lập Uỷ ban Giám sát, quản lý tài sản nhà nƣớc - 7
- SASAC (Naughton, 2010);. Tuy nhiên, do số lƣợng DNNN vẫn còn rất lớn và mục tiêu, quy mô, phạm vi hoạt động tại các vùng miền khác nhau nên Trung Quốc phải thiết lập hệ thống SASAC, bao gồm 01 SASAC ở cấp Trung ƣơng, 31 SASAC ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và 331 SASAC ở các cấp thấp hơn. Trong đó, SASAC Trung ƣơng quản lý DNNN, phần vốn và tài sản nhà nƣớc tại các doanh nghiệp thuộc cấp Trung ƣơng; tƣơng tự nhƣ vậy đối SASAC cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và SASAC ở cấp địa khu, huyện. Trƣờng hợp của Nam Phi cho thấy, với quy mô 662 DNNN nhƣng chỉ có một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc của Nam Phi nên đã dẫn đến quá tải và thất bại trong quản lý. Kinh nghiệm cho thấy, mô hình một cơ quan chuyên trách chỉ phù hợp với quy mô khoảng 100 DNNN. Đối với những quốc gia có số lƣợng DNNN lớn, cần phải phân chia theo vùng miền hay một phƣơng thức khác để đảm bảo hiệu quả quản lý. 1.1.2. Các mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Cho đến nay, có một số mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc chủ yếu sau đã đƣợc các quốc gia lựa chọn và vận hành: (i) mô hình phi tập trung (decentralized model) đƣợc áp dụng ở Braxin, Hàn Quốc,…; (ii) mô hình song trùng (dual model) đƣợc áp dụng ở Cộng hòa Séc, Mexico,… (iii) mô hình tập trung (centralized model) đƣợc áp dụng ở Trung Quốc, Indonesia, Singapore, một số nƣớc ở Bắc Âu,... Các mô hình trên đều có những ƣu điểm và hạn chế về tổ chức và trong hoạt động. Vì vậy, tùy theo các điều kiện, bối cảnh lịch sử, thể chế; mục tiêu, tính chất hoặc động của các DNNN; quy mô, số lƣợng các DNNN trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nhƣ đã nêu ở trên mà các mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc khác nhau đƣợc lựa chọn. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực tiễn, mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đang dần trở thành xu thế, ngày càng đƣợc nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ƣu điểm và phù hợp hơn về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình 8
- khác. Mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc có thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức tổ chức, cơ quan nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp. Trên thực tế, mô hình tập trung thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các DNNN và phần vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp có thể đƣợc tổ chức dƣới 2 hình thức chủ yếu sau: (i) một tổ chức, cơ quan nhà nƣớc (trƣờng hợp Bộ DNNN ở Indonesia hoặc SASAC ở Trung Quốc và trƣờng hợp cục/vụ thuộc bộ ở các nƣớc Bắc Âu, Đức,…); hoặc (ii) dƣới hình thức một doanh nghiệp (trƣờng hợp Temasek ở Singapore hoặc Khazanah ở Malaysia,…). 1.1.2.1. Mô hình tổ chức dưới hình thức tổ chức, cơ quan Nhà nước. Mô hình cơ quan chuyên trách chủ sở hữu nhà nƣớc có thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức tổ chức, cơ quan nhà nƣớc và bao gồm hai hình thức chủ yếu sau: (i) bộ hoặc cơ quan cấp bộ; và (ii) đơn vị thuộc Bộ. (i). Mô hình bộ hoặc cơ quan cấp bộ Qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực tiễn, mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc vào một tổ chức đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp đang dần trở thành xu thế, ngày càng đƣợc nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ƣu điểm và phù hợp hơn về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình khác. (ii). Mô hình đơn vị thuộc bộ Hình thức một đơn vị chuyên trách thuộc bộ đƣợc sử dụng phổ biến hơn là thiết lập một bộ hoặc một cơ quan hoặc hệ thống cơ quan mới. Theo đó, một đơn vị thuộc Bộ Tài chính hoặc thuộc các Bộ quản lý ngành đƣợc thành lập để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu - hình thức này đƣợc áp dụng tại một số nƣớc Bắc Âu (Thụy Điển, Na uy), Đức, Nam Phi,… Trƣớc thời điểm áp dụng mô hình này (năm 1998 đối với Thụy Điển và 2001 đối với Nauy), các nƣớc này đều áp dụng mô hình phân tán thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nƣớc. Ở mô hình do một đơn vị chuyên trách thuộc bộ thực hiện chức 9
- năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN, Quốc hội phê chuẩn cơ chế thực hiện quyền quyết định đầu tƣ thành lập và thay đổi cơ cấu sở hữu do Chính phủ trình (cơ quan đại diện chuẩn bị); Hội đồng quản trị thực hiện quyền quyết định các hoạt động quản lý của doanh nghiệp, chủ sở hữu không có quyền can thiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp nhƣng có quyền quyết định cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị. Việc quyết định cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị đƣợc thể hiện bằng một bản thoả thuận dài hạn. Nội dung của Bản thoả thuận quy định rõ: Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm cả các mục tiêu tài chính) và mục đích của các hoạt động đó mà Hội đồng quản trị phải tuân thủ trong quá trình quản lý; nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và từng thành viên của Hội đồng quản trị nhằm quản lý vốn do Chính phủ và những ngƣời đóng thuế đã đầu tƣ vào công ty; những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp mà Hội đồng quản trị phải xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc - Cục Quản lý DNNN trƣớc khi quyết định. Hàng năm, Cục Quản lý DNNN sẽ tiến hành đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị của DNNN thuộc Bộ trên một số khía cạnh nhƣ: cống hiến của từng thành viên cho hoạt động của Hội đồng quản trị; kết quả quản lý của toàn bộ Hội đồng quản trị so với mục tiêu đầu năm; kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với mục tiêu đầu năm;... Kết quả đánh giá đƣợc trình lên Bộ trƣởng làm căn cứ để tái bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành các văn bản quy định về chế độ báo cáo, thống kê đối với các loại hình DNNN cũng nhƣ yêu cầu Bộ trƣởng phải xây dựng Báo cáo sở hữu nhà nƣớc. Khu vực DNNN tại các nƣớc Bắc Âu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Ví dụ, năm 2001, cổ phần của Chính phủ Thụy Điển tại khu vực kinh doanh chiếm tới khoảng 25% tổng số cổ phần tại các doanh nghiệp. Năm 2010, Thụy Điển có 60 DNNN; trong đó, Chính phủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ tại 46 doanh nghiệp và nắm phần vốn chi phối tại 14 doanh nghiệp với tổng giá trị tài sản khoảng 236 tỷ USD, doanh thu khoảng 56,5 tỷ USD, lợi nhuận trƣớc thuế khoảng 9,97 tỷ USD và khoảng 190.000 lao động (chiếm khoảng 4% tổng số lao động), cổ tức trả cho Nhà nƣớc là hơn 5,76 tỷ USD. 10
- Tuy nhiên, việc các bộ thực hiện chuyên trách chức năng đại diện chủ sở hữu, cổ đông, thành viên nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý đã bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, Chính phủ Thụy Điển có xu hƣớng chuyển dần việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, cổ đông, thành viên nhà nƣớc tại các doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại về một cơ quan nhà nƣớc (dự kiến là Bộ Tài chính). Đây là những doanh nghiệp hoạt động đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động trong môi trƣờng thị trƣờng cạnh tranh đƣợc mở cửa hoàn toàn với sự tham gia của các doanh nghiệp tƣ nhân, các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Những doanh nghiệp đƣợc giao thực hiện mục tiêu chính trị - xã hội, thực hiện chính sách ngành và thị trƣờng chƣa mở cửa hoàn toàn sẽ tiếp tục do các Bộ Công nghiệp, Năng lƣợng và Truyền thông, Bộ Y tế và Các vấn đề xã hội, Bộ Văn hóa thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc. 1.1.2.2. Mô hình tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp Mô hình tập trung dƣới hình thức doanh nghiệp cũng đƣợc một số nƣớc thiết lập để giám sát và quản lý DNNN. Những doanh nghiệp này có tƣ cách pháp lý độc lập và có bộ máy quản trị riêng. Hình thức này có hai biến thể là công ty nắm vốn (holding company) và công ty đầu tƣ (investment company). Trong đó, hình thức công ty nắm vốn thƣờng đƣợc giao chịu trách nhiệm quản lý tài sản trong danh mục đầu tƣ (hình thức này đƣợc áp dụng tại một số nƣớc nhƣ Hungary, Mozambique, Peru, Bhutan,…). Hình thức công ty đầu tƣ đƣợc các nƣớc mới nổi và một số nƣớc phát triển có năng lực thể chế khá tốt và hoàn chỉnh áp dụng nhƣ trƣờng hợp của Tập đoàn Temasek (Singapore) và Tập đoàn Khazanah (Malaysia). - Trƣờng hợp Temasek (Singapore): Temasek là tổ chức kinh doanh vốn đầu tƣ nhà nƣớc hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp. Temasek, bên cạnh Tổng công ty Đầu tƣ vốn của Chính phủ (CIIC), đƣợc Chính phủ Singapore cấp vốn để đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác. Việc cấp vốn cho hai doanh nghiệp này đƣợc thực hiện thông qua Bộ Tài chính trên cơ sở dự toán đầu tƣ vốn đã đƣợc Quốc hội phê chuẩn. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn