Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Tác giả và tác phẩm <br />
a.i.1. Tác giả <br />
La Quán Trung tên là Bản, tên chữ là Quán Trung, lại có biệt hiệu là "Hồ Hải <br />
tản nhân" có thể là người Thái Nguyên (còn có thuyết cho rằng ông là người Lư <br />
Lăng Tiền trị của nhà Nguyên Thuận Đế (Thỏa Hoàn Thiếp Mộc Nhĩ) và Minh <br />
Đường, Đông Nguyên. v. v ...). Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời <br />
Minh, ước chừng vào khoảng năm 1300 đến năm 1400 giữa thời thống Thái Tổ <br />
(Chu Nguyên Chương). Có thuyết còn nói rõ rằng ông sinh năm 1328 và mất <br />
năm 1398. Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả <br />
các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Ông là người đóng góp <br />
xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử đời MinhThanh.<br />
<br />
La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc. Tuổi thanh niên ông nuôi <br />
chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ <br />
đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân. Ông là một trong những <br />
người "có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương". Tiếc rằng tình hình tường tận thế <br />
nào nay không thể biết rõ được. La Quán Trung tương truyền từng tham gia <br />
cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ <br />
Thành thất bại, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi, thống nhất đất <br />
nước, ông lui về ở ẩn, sưu tầm và biên soạn dã sử.<br />
<br />
<br />
1<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
a.i.2. Tác phẩm <br />
Về tiểu thuyết thì ngoài Tam Quốc Diễn Nghĩa ra, tương truyền có tất cả hơn <br />
mười bộ, như nay ta biết còn có: Tùy Đường chí, Tản Đường ngũ đại sử diễn <br />
ca, Tam toại bình yêu truyện... (hiện nay những bản còn lưu truyền đã bị người <br />
đời sau sửa đổi, viết lại, không còn nguyên bản của ông nữa). Tam quốc diễn <br />
nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa], là một tiểu thuyết lịch <br />
sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn <br />
Tam Quốc (190280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba <br />
hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong <br />
bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.<br />
<br />
Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La <br />
Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá <br />
trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người.<br />
<br />
• Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân <br />
gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết <br />
kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện <br />
và hình tượng các nhân vật phong phú thêm.<br />
<br />
• Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Quán Trung đã viết bộ <br />
Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa chính là đã dựa trên cơ sở sáng tác tập thể <br />
rất hùng hậu đó của nhân dân quần chúng. Dĩ nhiên trong khi viết ông có tham <br />
khảo những bản ghi chép của các nhà viết sử và các nhà văn khác (Tam quốc chí <br />
của Trần Thọ, Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi), nhưng quan trọng hơn là <br />
phần thể nghiệm cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học <br />
kiệt xuất của ông.<br />
<br />
• Một trong những bản Tam quốc diễn nghĩa ra đời sớm nhất hiện nay còn giữ <br />
được là bản in năm Giáp Dần niên hiệu Hoằng Trị đời Minh (1494), năm Nhâm <br />
Ngọ Gia Tĩnh (1522) gồm có 24 cuốn 240 tiết. Từ đó về sau (gần 300 năm) <br />
nhiều bản Tam quốc đã lưu hành, nhưng nội dung đều không có gì khác nhau <br />
lắm. Truyện Tam quốc của La Quán Trung so với bản truyện kể của đời nhà <br />
Nguyên, đại khái có mấy đặc điểm như sau:<br />
<br />
2<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
Tước bớt một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết "quá ư <br />
hoang đường".<br />
<br />
Viết thêm, làm nội dung cuốn truyện phong phú thêm rất nhiều, tô vẽ tính cách <br />
và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn.<br />
<br />
Nâng cao ngôn ngữ đến mức nghệ thuật, tăng cường thêm sức hấp dẫn của <br />
nghệ thuật.<br />
<br />
Làm nổi bật lên một cách rõ ràng và mãnh liệt nhân dân tính và xu hướng tính <br />
văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng vềnước Thục chống lại nước <br />
Ngụy trong toàn cuốn sách.<br />
<br />
Nói tóm lại La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện Tam <br />
quốc mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, <br />
nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng. Đầu đời Thanh, hai <br />
cha con Mao Luân, Mao Tôn Cương (người Tràng Châu tỉnh Giang Tô) lại bắt <br />
đầu tu đính truyện Tam quốc. Công việc tu đính này hoàn thành vào khoảng năm <br />
Khang Hy thứ 18 (1679). Mao Tôn Cương đã gia công, thêm bớt, nhuận sắc <br />
những chi tiết nhỏ, sắp xếp lại các hồi mục, câu đối, sửa chữa lại câu, lời trùng <br />
hoặc những chỗ chưa thỏa đáng. Ông đã tước bỏ rất nhiều những chương tấu, <br />
những bài bình luận, tán rộng trong phần chú thích, thay đổi một số câu thơ lẫn <br />
lộn văn kể với văn vần, v.v... và thêm vào đó những lời bàn, dồn 240 tiết thành <br />
120 hồi, lại đặt cho bộTam quốc cái tên là "cuốn sách đệ nhất tài tử". Làm cho <br />
truyện càng hoàn chỉnh, văn kể trong sáng, gọt giũa, trên một mức độ nào đó <br />
cũng đã làm tiện lợi cho mọi quần chúng độc giả. Từ đó bản của Mao Tôn <br />
Cương thay bản của La Quán Trung, tiếp tục được lưu truyền rộng rãi. Năm <br />
1958, Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh đã chỉnh lý lại nhiều, bằng cách <br />
dựa vào bản của Mao Tôn Cương hiệu đính rất kỹ từng câu, từng chữ, từng tên <br />
riêng có đối chiếu với bản của La Quán Trung rồi sửa chữa lại những chỗ mà <br />
bản của Mao Tôn Cương đã sửa hỏng, sửa sai với nguyên bản của La Quán <br />
Trung, nhưng nói chung vẫn giữ nguyên bộ mặt của bản Mao Tôn Cương. Còn <br />
những tên lịch sử đặc biệt như tên người, tên đất, tên chế độ... nếu cả hai bản <br />
trên đều sai, thì hiệu đính lại theo sử sách. Nên các lần in sau hầu hết đều lấy <br />
theo bản in này.<br />
<br />
3<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
Tóm tắt tác phẩm<br />
<br />
Tam Quốc diễn nghĩa kể lại cuộc phân tranh trong vòng 87 năm giữa ba tập <br />
đoàn phong kiến: Ngụy, (Tào Tháo), Thục, (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền). <br />
<br />
Từ hồi 1 đến hồi 14 (năm 184–190) cuộc khởi nghĩa nông dân Khăn Vàng. <br />
Đổng Trác thâu tóm quyền hành. Vương Doãn dùng mĩ nhân kế diệt Trác. Các <br />
thế lực bắt đầu xâu xé lẫn nhau.<br />
<br />
Từ hồi 15 đến hồi 50 (năm 190–208) Viện Thiệu xưng hùng rồi đại bại. Tào <br />
Tháo tiêu diệt sạch các tập đoàn phương Bắc, làm chủ trung nguyên Lưu Bị đã <br />
có binh hùng tướng mạnh nhưng chưa có đất. Tào Tháo đại bại ở Xích Bích. <br />
Lưu Bị được đất Kinh Châu: Thế chân vạc Ngụy–Thục–Ngô hình thành. <br />
<br />
Từ hồi 51 đến hết (208–280) Tào Tháo có binh hùng tướng mạnh, lúc đánh <br />
Ngô, lúc tiến công Thục, thế trận giằng co thì Táo Tháo chết. Con là Tào Phi lên <br />
thay, phế vua Hán, lập ra nước Ngụy, quyền hành rơi dần vào tay thừa tướng <br />
Tư Mã Ý. <br />
<br />
Lưu Bị có mưu sĩ Khổng Minh, có ngũ hổ tướng, thế lực ngày một mạnh. Lưu <br />
Bị lên ngôi vua. Quan Vũ bị Đông Ngô giết. Trương Phi cất quân đánh báo thù <br />
cho anh mà bị hại. Lưu Bị thảm bại về trận hoả công của Đông Ngô rồi ốm <br />
chết. Con là Lưu Thiện nối ngôi. Khổng Minh “thất cầm Mạnh Hoạch”, “Lục <br />
xuất Kỳ Sơn”, sự nghiệp đang dở dang thì ốm chết. Thục suy vong dần. Năm <br />
263, tướng Ngụy là Đặng Ngải, diệt Thục, Lưu Thiện đầu hàng. Nhà Ngô có <br />
địa thế Giang Đông hiểm yếu, có binh hùng tướng mạnh, lấy thủ, làm công, <br />
nhiều lần đánh bại Ngụy, Thục. Sau khi Tôn Quyền chết, Tôn Hạo lên thay, thế <br />
yếu dần. Năm 279 Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý), kéo đại binh đánh Đông Ngô, <br />
Tấn Hạo đầu hàng. Tư Mã Ý phế Ngụy, lập ra nhà Tôn thống nhất Trung Quốc.<br />
<br />
Như vậy, “Tam quốc diễn nghĩa” chủ yếu kể lại những sự kiện lịch sử chính <br />
diễn ra trong thời kì loạn lạc của Trung Quốc. Bên cạnh câu chuyện được kể <br />
xoay quanh sự tranh giành quyền lực giữa ba tập đoàn Ngô Thục Ngụy thì tác <br />
phẩm còn ẩn chứa những ước mơ, khát khao của tác giả về một đất nước hòa <br />
bình, hưng thịnh. Ẩn sâu bên trong tác phẩm chính là hình ảnh những người anh <br />
<br />
<br />
4<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
hùng xuất chúng, những biểu tượng bất tử của lòng trung hiếu, tiết nghĩa đáng <br />
được người đời ca tụng.<br />
<br />
a.i.3. Về hồi thứ 21 “Tào Tháo <br />
uống rượu luận anh hùng”<br />
Thuộc hồi 21 trích trong “ Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung. Đoạn <br />
trích giới thiệu nhân vật, sự vật, sự việc, hoàn cảnh của Huyền Đức khi đang <br />
nương nhờ trên đất Tào Tháo, nhẫn nhịn chờ thời cơ để ra đi mưu đồ việc lớn. <br />
Qua đoạn trích này, bản chất của hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo được bộc lộ <br />
rất rõ từ đó La Quán Trung cũng gửi gắm những quan niệm đúng đắn về hình <br />
tượng người anh hùng.<br />
<br />
II. Quan niệm về hình tượng người anh hùng của Lưu <br />
Bị và Tào Tháo qua hồi thứ 21<br />
1. Về hình tượng người anh hùng<br />
<br />
I.1. Khái niệm hình tượng<br />
Về vấn đề hình tượng nghệ thuật, theo từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá <br />
Hán Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi (NXB Giáo dục_2010) chủ biên có nói: <br />
“Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng <br />
tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật”. Hình tượng là kết quả <br />
của sự nhận thức và cắt nghĩa đời sống mà tác giả thể hiện trong tác phẩm. <br />
Bằng cá tính sáng tạo, người nghệ sĩ xây dựng hình tượng để bộc lộ những <br />
quan điểm về cuộc đời và nghệ thuật. Hình tượng là những bức vẽ về cuộc đời <br />
và con người cụ thể, có thể là đồ vật, thiên nhiên hay cảnh lao động sản xuất…<br />
Nhưng hình tượng trung tâm nhất vẫn là con người có tên hay không tên, cá nhân <br />
hay tập thể. Nhưng không phải nhân vật nào trong tác phẩm cũng trở thành hình <br />
tượng văn học. Hình tượng nghệ thuật phải vừa có giá trị thể hiện những nét cụ <br />
thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản <br />
chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của người <br />
nghệ sĩ. Hay có thể nói đó phải là một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển <br />
<br />
5<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
hình. Hình tượng điển hình khái quát được những nét bản chất nhất của đời <br />
sống, thể hiện được những tư tưởng sâu sắc, lí tưởng cao, tình cảm mãnh liệt <br />
của người nghệ sĩ.<br />
<br />
Như vậy, hình tượng nhân vật trong văn học là nhân vật điển hình trong tác <br />
phẩm, mang những nét khái quát của một tầng lớp, một giai cấp nào đó, đồng <br />
thời nhân vật đó phải mang những nét bản chất nhất được thể hiện nổi bật qua <br />
sự miêu tả sinh động, hấp dẫn với những số phận éo le, những cảnh ngộ riêng <br />
biệt, những hành vi độc đáo, những cá tính không lặp lại.<br />
<br />
I.2. Về khái niệm “anh hùng” và hình tượng <br />
người anh hùng<br />
“Anh hùng” , chữ “anh” được hiểu ở đây là chữ anh hoa với vẻ đẹp được <br />
biểu hiện ra bên ngoài, đó chính là sự cộng hưởng của vẻ đẹp tâm hồn lẫn trí <br />
tuệ. Đó là những người có tài năng và dũng khí hơn hẳn người thường; có sức <br />
mạnh vĩ đại và làm nên những kì tích được người đời ca tụng. Ta có thể tìm <br />
thấy bóng dáng người anh hùng qua những câu chuyện thần thoại dân gian. Như <br />
vậy hình tượng người anh hùng chính là những hình mẫu lí tưởng, những bức <br />
chân dung về những con người có tài năng và sức mạnh phi thường, đại diện <br />
cho công lí và chính nghĩa. Hình tượng người anh hùng trong văn học cổ Trung <br />
Quốc được nhắc tới rất nhiều và thường xuất hiện trong những tác phẩm có <br />
quy mô lớn, viết về đề tài lịch sử. Hình tượng này xuất hiện trong văn học và <br />
trở thành một trong những hình tượng trung tâm làm phong phú nền văn học <br />
Trung Quốc thời kì trước. Và “Tam quốc diễn nghĩa” cũng là một tác phẩm đã <br />
xây dựng nên hình tượng những người anh hùng xuất chúng, có vị trí quan trọng <br />
đối với lịch sử với những nét đẹp con người và nhân cách cao quý. Qua đó, tác <br />
giả cũng đã bộc lộ được những quan niệm khác biệt, đúng đắn về hình tượng <br />
người anh hùng trong thời xưa.<br />
<br />
2. Quan niệm về người anh hùng của La Quán Trung <br />
trong hồi thứ 21<br />
Có thể nói nhân vật Lưu Bị trong hồi thứ 21 trong nghệ thuật tự sự <br />
của tác giả chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt câu chuyện để từ đó La Quán <br />
6<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
Trung thể hiện quan niệm của mình về hình tượng người anh hùng thông qua <br />
câu nói của nhân vật Tào Tháo : “Rồng là vật anh hùng, lúc ẩn, lúc hiện, lúc thì <br />
hô phong giá vũ, lúc thì ẩn núp trong lùm cây, tùy theo từng lúc mà cử động. Đó <br />
chẳng sánh với các bậc anh hùng sao”. Trong câu nói đó của Tào Tháo ta nhận ra <br />
được hai ý chính trong quan niệm về hình tượng người anh hùng mà tác giả <br />
muốn gửi gắm, đó là người anh hùng thì phải biết quyền biến, tức có lúc phải <br />
biết chờ thời nhưng một khi có cơ hội thì phải vùng lên một cách mạnh mẽ .<br />
Hình tượng rồng trong nền văn hóa Trung Quốc t uy xếp hàng thứ tư trong <br />
tứ linh nhưng rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người <br />
dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương tỉnh Hà Nam, người ta <br />
khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi. Như <br />
vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy.<br />
Sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín <br />
ngưỡng linh vật hay vật tổ: Đồ đằng sung bái và liên quan mật thiết đến chính <br />
trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và <br />
ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm Rồng luôn hiện hữu <br />
trong các chuyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên <br />
mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn <br />
Hải Kinh, Tả Truyện, v.v....<br />
Nói tới rồng người ta nghĩ tới hình tượng của vua chúa, rồng trong biểu <br />
tượng của Nho giáo đó là sự thể hiện của sự khôn ngoan. Như vậy chúng ta <br />
thấy việc sử dụng hình tượng rồng để nói lên quan niệm về hình tượng người <br />
anh hùng của La Quán Trung là một hình ảnh đặc sắc có sức khái quát rất lớn <br />
thể hiện sự tinh tế và tài tình của tác giả La Quán Trung.<br />
Với vai trò là người dẫn dắt câu chuyện thì quan niệm của Lưu Bị về người <br />
anh hùng trong thiên hạ là cách ông che mắt Tào Tháo khi đưa ra một loạt những <br />
cái tên quân nhiều thế mạnh, tung hoành giang hồ. Việc ông hàng ngày chỉ chăm <br />
chú làm vườn, không quan tâm đến chính sự cũng chính vì sợ Tào Tháo phát hiện <br />
ra ý đồ của mình. Khi Tào Tháo cố tình dò xét tư tưởng Lưu Bị, ông đã có những <br />
biểu hiện như giật mình, sợ tái mặt. Nhưng sau khi nghe Tào Tháo nói mục đích <br />
của buổi gặp mặt, Lưu Bị an lòng, lấy lại bình tĩnh mà đối đáp. Nghe Tào Tháo <br />
gợi chuyện từ rồng liên tưởng đến người anh hùng, Lưu Bị đã trả lời rất khiêm <br />
nhường, che giấu đi suy nghĩ thật trong lòng mình. “Tôi là phường mắt thịt, đâu <br />
biết những đấng anh hùng” câu nói ấy cũng đủ minh chứng cho một chí lớn ấp <br />
ủ thẳm sâu trong tiềm thức ông mà không thể thổ lộ. Không thể tùy tiện đối đáp <br />
<br />
7<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
với Tào Tháo, Lưu Bị đành đưa ra một số vị tướng quân mà ông cho là có chỗ <br />
đứng trong trời đất nhằm làm an lòng Tào Tháo.<br />
<br />
II.1. Người anh hùng là người chưa gặp thời thì phải biết chờ thời.<br />
<br />
Trong hồi thứ 21 chúng ta có thể thấy rất rõ hình ảnh của sự chờ đợi <br />
thời cơ với hình ảnh của Lưu Bị.Ta có thể thấy trong hoàn cảnh Tào Tháo lộng <br />
quyền, vua Hiến Đế là vua nhưng lại dưới quyền Tháo và rất sợ Tháo. Tháo <br />
mời vua đi săn để thể hiện uy lực của mình ( hồi 20), vua Hiến Đế tức giận <br />
nhưng không thể làm gì được bèn có cha của Phúc hoàng hậu bày kế tiến cử <br />
Đổng Thừa. Vua liền may áo đai có mật chiếu bằng máu đỏ tỏ rỏ tâm huyết <br />
cứu nhà Hán giết Tào Tháo và đưa cho Đổng Thừa. Đổng Thừa về suy nghĩ và <br />
tập hợp lực lượng bèn cùng với Huyền Đức mưu bàn cơ nghiệp sau này. Và <br />
trong hồi thứ 21 Huyền Đức sợ Tào Tháo biết âm mưu của mình nên hằng ngày <br />
chỉ biết cuốc đất chăm vườn cây nhằm che mắt Tào Tháo đợi cơ hội để lập <br />
nghiệp lớn. Có thể nói hình tượng Lưu Bị trong hồi thứ 21 là hình ảnh của một <br />
con rồng đang trú ngụ ở nơi đất khô chờ cơ hội để ra biển rộng vẫy vùng, còn <br />
hình tượng của Tào Tháo là hình ảnh của một con rồng đang bay cao và muốn <br />
bay cao hơn nữa. Sự chờ thời này cũng được thể hiện rõ trong hồi thứ 37 với <br />
hình ảnh của Lưu Huyền Đức ba lần đến Thảo Lư với mong muốn được <br />
Khổng Minh giúp sức trong mưu đồ lập nghiệp sau này. Nếu Trương Phi và <br />
Quan Công không thích thái độ của Khổng Minh nhưng với sự chờ đợi quyết <br />
thu phục Khổng Minh thì Bị hoàn toàn có thể làm tất cả. Trong cuộc chiến bất <br />
phân thắng bại nếu bên nào có những quân sư tài ba thì cũng chứng tỏ sẽ nắm <br />
phần thắng nhiều hơn và khi Từ Thứ tiến cử Khổng Minh một con người trí <br />
tuệ hơn người thì Bị đã không bỏ qua cơ hội này. Sự nắm bắt cơ hội là một <br />
bước ngoặt quan trọng nó có thể làm thay đổi cục diện của một lực lượng và <br />
điều này chúng ta có thể thấy rõ là từ khi có Khổng Minh trợ giúp thì lực lượng <br />
của Lưu Bị lớn mạnh lên rõ rệt và đánh thắng nhiều trận như trận Đồi Bác <br />
Vọng, mượn Chu Du đánh Tào…Ngược lại như chúng ta thấy nếu không biết <br />
nắm bắt cơ hội thì thất bại sẽ đến, ví như khi Đào Khiêm tỏ ý muốn nhường <br />
lại Từ Châu cho Lưu Bị nhưng bị với sự trọng nghĩa khí của mình không muốn <br />
nhận, hay như Khi Lưu Chương ở vùng đất Tây Xuyên vốn nhu nhược, với lời <br />
khuyên của Khổng Minh là phải giết Lưu Chương chiếm lấy vùng đất Tây <br />
<br />
8<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
Xuyên, dù Khổng Minh đã sắp đặt xong xuôi hết cả nhưng Bị vẫn không nỡ <br />
lòng nào giết chế người cùng họ của mình. Đó là hình ảnh của một con người <br />
lấy nhân nghĩa làm đầu, nhưng cũng chính không biết nắm bắt cơ hội cho nên <br />
Bị lại phải khốn đốn nhiều lần, thậm chí mất dần những cánh tay đắc lực của <br />
mình khi họ phải lao vào những cuộc chiến trận mà đáng lẽ nếu Bị biết nắm <br />
bắt cơ hội thì không thể nào xảy ra. Chúng ta cũng có thể lấy ví dụ về hình ảnh <br />
của Lưu Biểu, nhân lúc Tào Tháo dốc quân lên Hà Bắc đánh hai người con của <br />
Viên Thiệu là Viên Đàm và Viên Thượng, Lưu Biểu sai Lưu Bị mang quân tấn <br />
công Hứa Xương. Nhưng quân Lưu Bị chỉ tiến đến huyện Diệp thì lực lượng <br />
được Lưu Biểu giao quá ít ỏi không thể tiếp tục tác chiến, phải rút lui. Lưu <br />
Biểu giữ chủ trương “ngồi xem thành bại” trong nhiều năm, không can dự vào <br />
việc tranh hùng ở trung nguyên. Lúc Tào Tháo mới mang quân đi xa lên đánh <br />
Liễu Thành, Lưu Bị khuyên Lưu Biểu đánh úp Hứa Xương nhưng ông không <br />
theo. Sau này Tào Tháo thắng trận trở về, Lưu Biểu ân hận vì không nghe theo <br />
Lưu Bị. Như vậy qua đó chúng ta thấy được sự chờ thời nó đóng một vai trò <br />
hết sức quan trọng trong sự thành bại, cùng với sự mưu trí thì sự nắm bắt cơ <br />
hội là một điều rất cần thiết tạo nên những chiến công trong sự nghiệp của <br />
những anh hùng. Và hình tượng Tào Tháo cũng chính là hình ảnh của một con <br />
người biết chờ thời ví như trong cuộc thu phục Quan Công. Vì yêu mến tài <br />
năng và nghĩa khí của Quan Công cho nên Tháo đã tìm mọi cách đối xử tốt với <br />
Quan Công nhằm thu phục, dù nhiều lần Quan Công từ chối nhưng Tháo vẫn <br />
gắng thu phục bằng được, thử hỏi nếu như không biết tận dụng cơ hội thu <br />
phục lòng người thì liệu rằng các lực lượng Ngô, Ngụy, Thục có dễ dàng có <br />
những vị quân sư tài ba như vậy, bởi vậy điều mà chúng ta dễ nhận thấy là <br />
một khi có ai tiến cử một người nào đó giúp sức cho mình thì cả Tôn Quyền, <br />
Lưu Bị, và Tào Tháo đều gắng mời họ đến giúp sức, đó chính là biểu hiện của <br />
những con người biết nắm bắt cơ hội vậy.Ví như trong hồi thứ 31 trong lúc <br />
Viên Thiệu đánh Tào khiến Tào phải thua bỏ chạy, Thiệu đuổi theo, hai bên <br />
đánh nhau mà vẫn không phân chia thắng bại, Hứa Nhu khuyên Thiệu không <br />
nên động binh, Thiệu tức giận làm Hứa Nhu sang đầu hàng Tào, bày kế đánh <br />
Thiệu khiến Thiệu bị thua trận. Tào liền đem quân đánh Ký Châu nhưng phải <br />
đợi sang Thu, sợ bọn Lưu Bị nhân cơ hội Tào tấn công Hà Bắc sẽ chiếm Hứa <br />
Đô của Tào nên Tào bèn đánh chiếm Nhữ Nam ngăn Lưu Bị. Huyền Đức Bị <br />
<br />
9<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
thua phải cầu cứu Lưu Biểu. Thấy binh lính mỏi mệt Tào không thể đánh Ký <br />
Châu ngay mà phải đợi đến sang Thu và chuyển qua đánh Thiệu. Như vậy Tháo <br />
cũng là một con người biết chờ thời, nắm thời và điều đó đã tạo nên những <br />
thành công của Tháo sau này.<br />
<br />
Tóm lại chúng ta có thể thấy hình ảnh của một con rồng ẩn trong <br />
đám mây chính là sự tượng trương cho con người biết chờ thời, chính sự chờ <br />
thời và nắm bắt cơ hội sẽ là một tiền đề quan trọng cho sự thành công trong <br />
cuộc chiến giữa các lực lượng, nhưng điều quan trọng là không chỉ dừng lại ở <br />
sự chờ thời mà người anh hùng phải biết quyền biến trong mọi hoàn cảnh, <br />
biến cái không thành có, một khi có cơ hội thì phải hành động một cách mạnh <br />
mẽ nhằm thu phục thiên hạ, bởi vậy hai mặt này phải có sự thống nhất hài hòa <br />
với nhau, đó chính là một sự tinh tế trong cách nhìn nhận của La Quán Trung về <br />
hình tượng của người anh hùng vậy.<br />
<br />
II.2. Người anh hùng là người biết quyền biến, nắm bắt cơ hội và hành <br />
động mạnh mẽ<br />
<br />
Qua đoạn trích ta thấy quan niệm Tào Tháo ở điểm nổi bật đó chính là chú ý <br />
đến tài năng cá nhân phải hơn người, phải có mưu trí, tính quyết đoán. Người <br />
anh hùng không phải bao giờ cũng thành công hết mà cái quan trọng là phải biết <br />
chờ thời nắm bắt cơ hội nhưng khi đã hành động thì phải tung hoành thiên hạ <br />
cho phỉ chí làm trai, thỏa nguyện bậc đại trượng phu. Tháo là một con người <br />
thông minh, sắc sảo rất tự tin ở chính mình, bởi vậy Tháo mới dám nói “anh <br />
hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi” và ngầm ý chỉ mình <br />
hơn Lưu Bị.<br />
<br />
Theo Tào Tháo người anh hùng phải biết chờ thời bởi vậy ông xem Lưu Bị <br />
cũng là một con rồng ẩn náu mình trong mây, đang tìm cách rời đồng khô để vào <br />
bể lớn. Còn Tháo là con rồng đang bay cao vút trên bầu trời và đang muốn bay <br />
cao hơn nữa, từ quan niệm này ta cũng thấy phần nào tính cách tự đắc của Tào <br />
Tháo. Chúng ta thấy rằng những bình luận về người anh hùng của Tào Tháo <br />
nhìn chung đều đúng và đúng với cả tương lai khi hầu hết họ đều bị tiêu diệt <br />
hoặc thất bại. Đó là sự tài tình của một đôi mắt nhìn xa trông rộng và sắc sảo <br />
của Tào Tháo.<br />
<br />
10<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
Như vậy, qua đoạn trích hồi 21 “ Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” chúng <br />
ta có thể thấy được bản chất của hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị. Một người <br />
có chí lớn nhưng phải che giấu, một người vì lo ngại trước ý chí phi thường của <br />
người kia mà phải thăm dò, xét thử. Nhưng qua cuộc nói chuyện trên, phần nào <br />
ta cũng thấy được người anh hùng bên trong suy nghĩ của Tào Tháo và Lưu Bị là <br />
như thế nào. Qua cách nghĩ và cách suy luận của hai nhân vật, La Quán Trung <br />
cũng đã gửi gắm quan niệm của mình về hình tượng người anh hùng. Thiết nghĩ <br />
nếu quan niệm rằng người anh hùng là phải lập được chiến công và thành danh, <br />
quyết đoán và quyết làm với mục đích làm bá vương làm cho dân chúng phải <br />
quỵ lụy thì chúng ta thấy rằng La Quán Trung hoàn toàn đồng ý với quan niệm <br />
của Tào Tháo. So sánh với Tào Tháo ta thấy Lưu Bị quá nhân từ và có phần <br />
không quyết đoán, chính điều này là mộ trong những nguyên nhân dẫn đến sự <br />
thất bại sau này. Ngược lại Tháo rất mạnh tay trong mọi việc chính điều đó đã <br />
tạo nên sự thành công, như vậy xét phần nào ta thấy La Quán Trung có phần <br />
ủng hộ quan niệm của Tào Tháo. Lòng nhân nghĩa phải đi liền với sự cương <br />
quyết thì mới thành công, Tháo dù không nhân từ nhưng cũng thành công chính là <br />
vì thế.<br />
<br />
Nhưng nếu xét về quan niệm rằng người anh hùng là người lấy được lòng dân <br />
thì thiết nghĩ với tư tưởng “ủng Lưu phản Tào” thì chúng ta thấy rằng La Quán <br />
Trung hoàn toàn đồng ý với quan niệm của Lưu Bị. Dù họ không đạt được mục <br />
đích cuối cùng là tồn tại và tồn tại với cái uy lực lẫy lừng nhưng họ cũng đã <br />
phần nào thành danh trong cuộc đời của mình. So sánh với Lưu Bị chúng ta thấy <br />
ông đã trở thành người hùng trong lòng dân chúng, điều nhân nghĩa trong tư <br />
tưởng của Lưu Bị không thể nào lung lay được. Với Tào Tháo là đạp lên trên <br />
chữ “nhân” dù thành công nhưng lòng dân không phục, ngược lại Lưu Bị dù <br />
không thành công trên con đường sự nghiệp nhưng lại trở thành người hùng <br />
trong lòng nhân dân. Như vậy dường như La Quán Trung đang đặt ra câu hỏi cho <br />
muôn thời đại về vấn đề quan niệm như thế nào về người anh hùng là đúng, xã <br />
hội như thế nào sẽ chấp nhận người anh hùng như thế này hoặc thế khác, hoặc <br />
là vừa phải có cái nhân của Lưu Bị và có cái gian của Tào Tháo. Và có lẽ thiết <br />
nghĩ hợp lý hơn cả sẽ là sự tổng hòa của hai con người Lưu Bị và Tào Tháo <br />
như vậy vừa được lòng dân mà vừa được sự nghiệp. Tào Tháo nói Lưu Bị và <br />
Tháo là anh hùng nhưng thiết nghĩ trong lúc này đây La Quán Trung đang ngầm ý <br />
11<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
muốn hợp nhất hai con người này lại với nhau như thế mới đáng là anh hùng <br />
trong thiên hạ.Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn quan niệm của tác giả, chúng ta không <br />
thể dừng lại ở mỗi hồi 21 mà phải tìm hiểu toàn bộ tác phẩm, xét trên phương <br />
diện khái quát và tổng thể.<br />
<br />
III. Quan niệm của La Quán Trung về hình tượng <br />
người anh hùng trong “Tam quốc diễn nghĩa”<br />
1.Người anh hùng phi thường, xuất chúng<br />
Quan niệm về người anh hùng của La Quán Trung không chỉ được tập trung <br />
chủ yếu qua hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị trong hồi thứ 21 mà nó bao trùm <br />
toàn bộ tác phẩm. “Tam quốc diễn nghĩa” được viết ra không chỉ ghi chép lại <br />
những sự kiện trong thời loạn lạc của lịch sử Trung Quốc mà còn gửi gắm <br />
những ước mơ của tác giả về một xã hội tốt đẹp hơn. Tất cả những nhân vật <br />
trong tác phẩm được khắc họa trên phương diện khí phách, mưu lược cùng tấm <br />
lòng trung nghĩa. Nhiều người được coi là bậc anh kiệt nhưng cũng có nhiều kẻ <br />
tầm thường. Có những người anh hùng cũng có những kẻ gian hùng. Dù vậy, <br />
nổi bật lên trong Tam quốc chính là hình tượng những người anh hùng dũng <br />
cảm, tài nghệ phi thường, sống có lí tưởng.<br />
<br />
Hình tượng người anh hùng xuất chúng được thể hiện rất rõ qua nhân vật <br />
Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Điển Vi, Hoàng Trung, Mã Siêu,… với tài <br />
nghệ đánh giặc cao cường, làm ai nấy khi được chứng kiến đều phải nể phục, <br />
khen ngợi. Họ đều là những tướng giỏi, hết lòng thờ chúa, làm nên những chiến <br />
công vang dội trong việc giao tranh với kẻ thù. Tài năng của những anh hùng này <br />
đều được lấy từ thước đo là lòng dũng cảm và sức mạnh phi thường, địch nổi <br />
muôn người. Trước hết, ta có thể kể đến Quan Công người anh hùng đẹp đẽ <br />
nhất trong lịch sử thời Tam quốc. Ông được miêu tả là người cao chín thước, <br />
mặt đỏ như thoa son, mắt phụng mày ngài, tướng mạo đường đường, oai phong <br />
lẫm liệt. La Quán Trung đã tập trung rất nhiều bút lực để miêu tả tài năng xuất <br />
chúng và tính cách nghĩa khí của Vân Trường. Quan Công chém rớt đầu của Hoa <br />
Hùng xong mà chén rượu rót ra vẫn còn nóng hổi (Hồi 5), giết chết hai tướng <br />
mạnh là Nhan Lương và Văn Xú của Viên Thiệu để đáp lại ơn của Tào Tháo. <br />
<br />
12<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
Sau đó, Quan Công lại một mình một ngựa vượt qua năm ải và chém hết sáu tên <br />
tướng Tào để bảo vệ hai phu nhân của Lưu Bị. Những việc làm này không phải <br />
bất cứ người thường nào cũng có thể làm được. Tài nghệ của Quan Công đều <br />
được đặt trong những thử thách thực sự, luôn phải đối đầu với những đối thủ <br />
có sức mạnh phi thường. Chính trong những hoàn cảnh đó, sự chiến thắng của <br />
Quan Công càng tôn lên vẻ đẹp oai hùng, xuất chúng cũng như tinh thần dũng <br />
cảm của một vị tướng tài ba. Có những đoạn tài năng của ông được miêu tả <br />
bằng giọng văn hết sức hào hùng, tỏ rõ khí phách hiên ngang của bậc anh hào. <br />
Sau khi từ giã Tào Tháo đi tìm Lưu Bị, Quan Công chém chết sáu tướng qua ải <br />
và gặp lại Trương Phi nhưng lại bị Trương Phi nghi ngờ về lòng trung nghĩa, <br />
Quan Công đã chứng minh bằng cách chém đầu tướng Thái Dương của Tào <br />
Tháo chỉ trong vòng chưa đầy một hồi trống: “ Quan Công chẳng thèm nói thèm <br />
rằng cứ vung Thanh long đao vỗ ngựa đến. Thanh long đao vừa vung ra, đầu <br />
Thái Dương đã rụng xuống đất. Trên thành Trương Phi chưa đánh hết một hồi <br />
trống” (Hồi 28, tr459 tập 1). Không chỉ có tài xuất chúng khi ra trận, ngay cả <br />
trong những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt của cuộc sống Quan Công lại <br />
chứng tỏ được sức mạnh phi thường, không ai sánh nổi. Lúc Quan Công bị trúng <br />
độc, cách điều trị duy nhất là phải róc thịt, cạo xương để lấy hết chất độc ra <br />
ngoài. Đối với một người bình thường, việc ấy quả thật không hề đơn giản và <br />
có vẻ phóng đại nhưng Quan Công vẫn tỏ ra thản nhiên đánh cờ trong khi ai <br />
nhìn thấy cũng phải sợ hãi rùng mình. Hoa Đà đã thất kinh mà nói rằng: “ Tôi <br />
chưa bao giờ thấy một người có khí phách như thế này, thật tiếng đồn chẳng <br />
sai” (Hồi 75, tr 588 tập 2). Cái tài của Quan Công khiến ai nghe thấy cũng phải <br />
nể sợ, chính vì thế mà ông được coi là một trong “ngũ hổ tướng quân” của đất <br />
Thục. Như thế, khi nói về sức mạnh phi thường thì Quan Công không chỉ được <br />
biết đến ngoài tài chiến đấu mà trong cuộc sống, sự kiên cường của ông vẫn <br />
luôn được khẳng định và đề cao.<br />
<br />
Bên cạnh Quan Công là bậc hào kiệt không ai sánh bằng, vẫn còn rất nhiều <br />
chân dung người anh hùng cái thế, sức mạnh địch nổi muôn người mà chúng ta <br />
không thể bỏ qua đó chính là Trương Phi. Quan Công và Trương Phi đều có sức <br />
mạnh hơn người. Trương Phi mình cao tám thước, mắt tròn, râu hùm hàm én, <br />
tiếng vang như sấm, mắt phượng mày tằm, vô cùng oai phong lẫm liệt. Cái tài <br />
của Trương Phi đã được bộc lộ ngay từ những ngày đầu diệt giặc Khăn Vàng, <br />
13<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
cùng Quan Công và Lưu Bị lập nhiều chiến công lớn. So với Quan Công, <br />
Trương Phi có phần nóng nảy nhưng khí phách thì luôn luôn giữ vững cho dù <br />
hoàn cảnh nào. Như khi Lưu Bị bị Tào Tháo đuổi đến Cẩu Trường Bản, Trương <br />
Phi đã tỏ rõ được sự oai phong, phi thường của mình chỉ bằng một tiếng hét <br />
vang như sấm khiến ai cũng phải giật mình hoảng sợ. Tào Tháo nghe tiếng <br />
Trương Phi thì luôn tỏ ra đề phòng, lo lắng: “Trương Phi xông vào chỗ trăm vạn <br />
quân, lấy đầu thượng tướng dễ như lấy vật trong túi. Nay gặp hắn ở đây, chúng <br />
ta chớ nên giao đấu” (Hồi 42, tr57 tập 2). Điều thật đáng khen là tiếng hét của <br />
Trương Phi oai lực đến nỗi khiến tướng của Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt sợ hãi <br />
vỡ mật chết tươi. Thực ra đây là một yếu tố hư cấu, phóng đại nhằm khẳng <br />
định, ngợi ca khí phách và sức mạnh hơn người của Trương Phi. Đã có rất <br />
nhiều lần Trương Phi lập công không phải bằng sức mà bằng mưu lược đúng <br />
đắn. Vậy nên ta có thể khẳng định rằng Trương Phi là một anh hùng xuất chúng <br />
trong thiên hạ, một hình tượng nhân vật sống động nhưng mang tính toàn vẹn <br />
nhất, thực tế nhất trong Tam quốc.<br />
<br />
Người anh hùng phi thường, xuất chúng trong tác phẩm còn được thể hiện <br />
qua rất nhiều nhân vật mà chủ yếu đều xoay quanh các chư tướng của hai thế <br />
lực Tào Tháo và Lưu Bị. Một trong những người thuộc bộ “ ngũ hổ tướng quân” <br />
của nước Thục đó chính là Triệu Tử Long người anh hùng đại diện cho sự <br />
trung thành tiết nghĩa. Tài năng của Triệu Vân được đánh giá và nhìn nhận qua <br />
nhiều chi tiết lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là những khi ông phải đối diện với <br />
những hiểm nguy. Vì có tài mà Triệu Vân được Lưu Bị vô cùng khâm phục và <br />
mến mộ nên sau khi rời Công Tôn Toản, Triệu Vân đã gặp được Lưu Bị và suốt <br />
đời trung thành, cống hiến nhiều chiến công vang dội. Lúc Huyền Đức dắt dân <br />
qua sông, Triệu Vân có nhiệm vụ bảo vệ gia quyến Huyền Đức nhưng giữa <br />
đường không may để bị lạc, Triệu Vân đã một mình xông pha vào trận quyết <br />
cứu được hai phu nhân. Triệu Vân đã chém chết Hạ Hầu Ân, dù bị vây kín giữa <br />
trận Tào nhưng ông vẫn không hề nao núng mà tiếp tục giục ngựa xông vào <br />
đám quân Tào chém giết, vừa chém vừa hỏi thăm tin tức hai phu nhân. Sau khi <br />
cứu được Á Đẩu, Triệu Vân cũng một mình một ngựa đâm chết Ẩn Minh, giao <br />
đấu với Trương Cáp. Lúc bị sa xuống hố, bốn mặt đều có quân Tào, Triệu Vân <br />
đã quyết chiến một lúc với bốn tướng: “Triệu Vân rút rút bảo kiếm Thanh Cang <br />
ra chém loạn đả. Lưỡi kiếm bay đến đâu chặt cụt thương, chém toác giáp, đầu <br />
14<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
rơi, máu đổ như suối đến đó” (Hồi 41, tr 53 tập 2). La Quán Trung đã dùng <br />
những lời lẽ rất oai hùng để miêu tả tài năng của Triệu Vân: “Tính ra trận ấy, <br />
Triệu Vân một mình một ngựa phá bao nhiêu vòng vây, chém gãy hai cây cờ lớn, <br />
cướp ba ngọn giáo dài, và trước sau đã giết hơn một trăm viên tướng Tào bỏ <br />
mạng” (Hồi 41, tr 54 tập 2). Cũng giống như Quan Công và Trương Phi, Triệu <br />
Vân cũng thể hiện được bản lĩnh và sức mạnh hơn người trong những hoàn <br />
cảnh hết sức nguy hiểm. Nhưng chính trong những thời khắc đó, hình tượng và <br />
bản chất anh hùng của Triệu Vân mới càng được bộc lộ rõ và khẳng định. Về <br />
sau, cái khí phách của Triệu Vân vẫn được ca ngợi mặc dù tuổi tác đã cao nhưng <br />
vẫn chém liên tiếp các tướng Hàn Anh, Hàn Quỳnh, Hàn Dao, Hàn Đức khiến <br />
quân lính đều trầm trồ ngợi khen khí phách của ông như lúc trai trẻ. Như vậy, <br />
Triệu Vân là một nhân vật anh hùng có tính cách khá trầm tĩnh nhưng luôn hăng <br />
hái, xông pha mọi trận chiến dù là khó khăn nhất.<br />
<br />
Những anh hùng có sức mạnh phi thường không chỉ được nhắc đến xoay <br />
quanh tướng của Lưu Bị mà có các nhân vật tiêu biểu của Tào Tháo như là Điển <br />
Vi một tướng tài rất được Tào Tháo trọng dụng. Ngay từ buổi đầu gặp Tào <br />
Tháo, Điển Vi đã thể hiện được tài nghệ của mình khiến ai cũng phải nể phục: <br />
“Tào Tháo bảo Điển Vi múa kích thử xem. Điển Vi liền cắp đôi kích nhảy lên <br />
ngựa, đi đi lại lại múa veo veo. Giữa lúc đó bỗng có ngọn gió thổi đến làm xiêu <br />
ngọn cờ lớn trước trướng. Quân sĩ xúm lại giữ không nổi. Điển Vi từ trên lưng <br />
ngựa nhảy xuống quát bảo quân sĩ lui ra, rồi một tay nắm cán cờ dựng đứng <br />
lên, để mặc cho cờ tung bay, gió tự do thổi ” (Hồi 11, tr182 tập 1). Rõ ràng sức <br />
mạnh ấy của Điển Vi đã được hư cấu, phóng đại và không phải người bình <br />
thường nào cũng có thể làm được. La Quán Trung cũng dành không ít lời khen <br />
khi miêu tả sự oai phong của Điển Vi. Đặc biệt trong hồi 26, cái chết của Điển <br />
Vi như minh chứng cho một khí phách ngang tàng, xả thân vì cứu chúa: “Điển Vi <br />
vung gươm chạy ra chặn cửa, giết luôn một lúc hơn hai mươi người. Nhưng <br />
quân kỵ vừa lui, quân bộ lại tới, hai bên gươm giáo đâm tua tủa như rừng gai. <br />
Điển Vi không có mảnh giáp che thân, bị đâm trên dưới vài chục mũi thương, <br />
vẫn cố liều chết mà đánh. Rồi gươm bị sứt mẻ không dùng được nữa, Vi liền <br />
quăng gươm, hai tay nắm xác hai tên lính, vung lên mà quật vào quân giặc. Lại <br />
quật được tám chín tên”. Chính trong lúc gặp nguy hiểm, Điển Vi đã dùng tất cả <br />
sức mạnh để chiến đấu và đã hi sinh một cách anh dũng nhất. Cái chết của <br />
15<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
Điển Vi đã khiến Tào Tháo vô cùng thương tiếc vì cảm phục trước lòng trung <br />
thành và tài năng xuất chúng của ông. <br />
<br />
Còn rất rất nhiều người anh hùng được coi là phi thường, xuất chúng, hơn <br />
người được La Quán Trung đề cao và khen ngợi như Hoàng Trung, Mã Siêu, <br />
Cam Ninh,… mà ở mỗi nhân vật tác giả đều tập trung khai thác khía cạnh tài <br />
năng cũng như tinh thần vì chúa của họ. Vì là những người anh hùng có sức <br />
mạnh đặc biệt nên họ đều được yêu mến và trọng dụng. Có những chương vô <br />
cùng cảm động về tình huynh đệ, tình vua tôi khi viết về sự xả thân, hi sinh của <br />
những tướng tài để đáp lại ơn nghĩa của chúa. Có thể nói, hình tượng người anh <br />
hùng phi thường, xuất chúng trong Tam quốc là hình tượng nổi bật, xuyên suốt <br />
mọi thời đại, mọi không gian và thời gian. Không chỉ bắt gặp hình tượng người <br />
anh hùng này trong “Tam quốc diễn nghĩa” mà trong những tác phẩm văn học cổ <br />
Trung Quốc, người anh hùng có sức mạnh được nói đến rất nhiều và nó đã trở <br />
thành một thước đo giá trị con người. Như trong “ Thủy Hử” viết về 108 anh <br />
hùng Lương Sơn Bạc với võ nghệ cao cường và ý chí chiến đấu xả thân vì <br />
nghiệp lớn. Nói như vậy để thấy rằng, người anh hùng đầu tiên phải là người <br />
có tài năng xuất chúng, phải được mọi người kính trọng, khâm phục. Nhưng <br />
không phải bất cứ ai có tài năng thì đều trở thành người anh hùng. Người có tài <br />
nhưng bất nghĩa, vô mưu, sống gian dối, xảo quyệt thì người đó không còn là <br />
bậc anh hùng mà là kẻ tầm thường. Như trong tác phẩm ta vẫn thấy nhân vật <br />
Lữ Bố là người có sức mạnh vô địch mà đến Quan Công, Trương Phi cũng phải <br />
nể phục. Lữ Bố có lần đã đấu với ba anh em Lưu, Quan, Trương và cũng nhiều <br />
lần lập được nhiều chiến công lừng lẫy. Tuy nhiên, Lữ Bố bị coi là kẻ thất phu, <br />
sống hai mặt, bất nghĩa. Lữ Bố đã giết cha nuôi Đinh Nguyên, theo Đổng Trác, <br />
về sau lại giết Đổng Trác chỉ vì Điêu Thuyền. Khi gặp phải khó khăn, Huyền <br />
Đức hết lòng giúp đỡ nhưng Lữ Bố lại nhân lúc Huyền Đức đi vắng đã đánh <br />
chiếm Từ Châu. Lữ Bố cũng được coi là kẻ hữu dũng vô mưu, luôn ỷ vào tài <br />
năng của mình nên cuối cùng dẫn đến thất bại. Như thế, Lữ Bố mặc dù là kẻ có <br />
sức mạnh phi thường nhưng phần nào vẫn là một kẻ tầm thường, không phải là <br />
hình mẫu lí tưởng của bậc anh hùng xuất chúng. Quan niệm về người anh hùng <br />
của La Quán Trung không chỉ dừng lại ở biểu hiện tài năng con người mà còn đi <br />
sâu vào tâm hồn, tính cách để khắc họa những hình tượng anh hùng toàn vẹn cả <br />
nhân lẫn trí, cả dũng lẫn mưu.<br />
16<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
2. Người anh hùng trọng “nghĩa” <br />
Chữ “nghĩa” là một trong những khía cạnh thuộc về nhân cách cao đẹp của <br />
con người, thể hiện tinh thần, thái độ sống nhân nghĩa, có lí tưởng. Người được <br />
coi là anh hùng bên cạnh tài năng còn phải là người sống nghĩa khí. Chữ “nghĩa” <br />
không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là nhân nghĩa, nghĩa hiệp mà nói rộng hơn <br />
đó là trung nghĩa và cả tín nghĩa; tức là lòng trung thành, có trước sau, luôn phấn <br />
đấu và hi sinh vì lí tưởng đẹp đẽ; nghĩa tức là nói ra phải làm, đã hứa thì phải <br />
thực hiện. Trong tác phẩm này, hình tượng người anh hùng trọng nghĩa được <br />
khắc họa nổi bật nhất chính là Lưu Bị một vị vua nổi tiếng nhân từ, nghĩa khí <br />
ngay từ những ngày đầu khởi binh lập nghiệp. <br />
<br />
Tư tưởng xuyên suốt tam quốc được La Quán Trung tập trung thể hiện qua <br />
nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng, Lưu Bị là hình <br />
mẫu lí tưởng cho một người anh hùng vẹn toàn còn Tào Tháo không chỉ mang <br />
khí phách anh hùng mà còn mang bản chất của một kẻ gian hùng. Sự đối lập, <br />
trái ngược nhau trong hai hình tượng nhân vật này đã tạo nên sự sinh động, <br />
phong phú và cũng rất chân thực trong quan niệm anh hùng của tác giả. Như đã <br />
nói ở trên, người anh hùng trong Tam quốc chính là những người rất dũng cảm <br />
trong chiến trận và trọng tình nghĩa cụ thể là tình vua tôi, tình huynh đệ, tình <br />
bạn bè,… Với 120 hồi với rất nhiều tình tiết hấp dẫn, thú vị, nhiều người được <br />
ngợi ca bằng giọng điệu hết sức oai hùng, thể hiện được phần nào khí chất anh <br />
dũng của người trai thời chiến. Trước hết, ta có thể nói về Lưu Bị người mẫu <br />
lí tưởng cho hình tượng người anh hùng toàn vẹn cả nhân lẫn trí. Lưu Bị tuy <br />
xuất thân là một người dệt chiếu, đóng giày nhưng là người có chí lập nghiệp <br />
lớn. Sau khi kết nghĩa anh em với Quan Vũ, Trương Phi, Lưu Bị đã chiêu hiền <br />
đãi sĩ, dấy binh giúp triều đình diệt giặc Khăn Vàng, diệt trừ phản tặc Đổng <br />
Trác. Sau đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, có khi phải nương nhờ Lữ Bố, <br />
Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu nhưng chưa có khi nào Lưu Bị tỏ ra hèn nhát, <br />
suy kiệt tinh thần. Bằng sự dũng cảm, Lưu Bị đã một mình thoát khỏi vòng vây <br />
khi bị Thái Mạo truy kích ở Đàn Khê. Không những thế, Lưu Bị còn được biết <br />
đến là người nhân nghĩa, là vị chúa được nhân dân tôn thờ, kính trọng. Khi Lữ <br />
Bố có ý sang đầu hàng, Lưu Bị lấy nghĩa mà đối xử, vui mừng coi trọng Lữ Bố. <br />
Sau đó, Lữ Bố lại quay sang cướp Từ Châu, buộc Lưu Bị đóng quân nơi Tiểu <br />
<br />
17<br />
Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung<br />
<br />
Bái, Lưu Bị vẫn không có ý trả thù. Khi Khổng Minh tỏ ý muốn Lưu Bị đem <br />
quân đánh Kinh Châu, lấy đó làm gốc mà chống lại Tào Tháo, Lưu Bị lúc này <br />
đang mang ơn Lưu Biểu nên không nỡ làm việc ấy và đã nói rằng “ Ta thà chết <br />
chứ không làm điều phụ nghĩa” (Hồi 40, tr 23 tập 2).Vì tấm lòng luôn nghĩ đến <br />
nhân dân mà ông đã không bỏ chạy mà vừa đi vừa dẫn bá tính đi theo, một ngày <br />
đi được mười dặm (Hồi 41). Khi Bàng Thống hiến kế lấy Ích Châu, Lưu Bị một <br />
mực không đồng ý vì ông đặt chữ nghĩa lên hàng đầu. Vốn Lưu Chương và ông <br />
đều là dòng dõi hoàng tộc và lại không có hiềm thù. Nếu chiếm Ích Châu, ông <br />
sẽ bị mang tiếng bất nghĩa. Vì vậy, Lưu Bị nói rằng: “ Hiện nay có một kẻ địch <br />
khắc ta như nước với lửa. Đó là Tào Tháo. Tào Tháo gay gắt, ta khoan hồng; <br />
Tào Tháo tàn bạo, ta nhân đức; Tào Tháo gian dối xảo quyêt, ta trung hậu thật <br />
thà…Mọi việc của hắn đều trái với ta hết. Nay nếu vì lợi nhỏ làm tổn thất <br />
thanh danh thì nhất định ta không bao giờ thi hành” (Hồi 60, tr 344 tập 2). <br />
Chính vì trọng nhân nghĩa mà Lưu Bị quyết không làm những điều ông cho là sai <br />
trái. Rất nhiều lần Lưu Bị bỏ qua cơ hội nhưng cũng không ít lần chính tấm <br />
lòng nhân nghĩa của ông đã chinh phục được lòng người. Như khi Trương Tùng <br />
muốn dâng Thục cho Tào Tháo, Tào Tháo y thế mình hơn người nên coi thường <br />
Trương Tùng. Ngược lại, Lưu Bị lại đối đãi với Trương Tùng rất hậu, sai Triệu <br />
Vân, Quan Công ra tận nơi đón vào và còn bày tiệc rượu thết đãi. Vì vậy, <br />
Trương Tùng tỏ ra rất kính trọng, khâm phục Lưu Bị: “Minh công là thân thuộc <br />
nhà Hán, lại nổi tiếng nhân từ khắp nơi. Đừng nói đến việc chiếm châu quận <br />
giả thử thay bậc chính thống lên ngôi Hoàng đế cũng còn được mà ” (Hồi 60, tr <br />
336 tập 2). Hầu như đi đến đâu, tấm lòng nhân nghĩa của Lưu Bị đều được mọi <br />
người ca tụng.Đến khi Lưu Bị chiếm được Hán Trung, đánh bại Tào Tháo, các <br />
chư tướng đều muốn Lưu Bị xưng đế nhưng ông nhất quyết không đồng ý, coi <br />
hành động đó là hành động phản quốc, không đúng lòng người. Phải từ chối <br />
nhiều lần, phân lẽ nhiều phen Lưu Bị mới chấp nhận lên ngôi Hoàng đế. Việc <br />
nhỏ ấy thôi cũng nói lên được sự trọng nghĩa khí của Lưu Bị. <br />
<br />
Sự nhân nghĩa của Lưu Bị còn được thể hiện qua cách ông đối xử với các <br />
tướng, không những coi họ theo nghĩa chúa tôi mà còn lấy tình cảm để mà đáp <br />
lại sự nhiệt thành của họ. Khi Lưu Bị gặp Triệu Vân, ông đã rất vui mừng, tình <br />
cảm chân thành, lưu luyến: “Khi ta mới gặp Tử Long, ta đã đem lòng lưu luyến <br />
rồi. Nay được gặp nhau còn mừng nào hơn” (Hổi 28, tr 465). Vì cảm mến tấm <br />