Quan niệm về tiểu thuyết trong Lý luận phê bình văn học Đô thị miền Nam 1954-1975 _2
lượt xem 7
download
S o với các thể loại khác, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Không những thế, nó "là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình(1).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quan niệm về tiểu thuyết trong Lý luận phê bình văn học Đô thị miền Nam 1954-1975 _2
- Quan niệm về tiểu thuyết trong Lý luận phê bình văn học Đô thị miền Nam 1954-1975
- o với các thể loại khác, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Không những S thế, nó "là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình(1). Việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết là một yêu cầu chủ yếu, luôn có tính thời sự của lý luận văn học. Vì vậy, đi tìm quan niệm tiểu thuyết cũng là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý thuyết Ở nước ta việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết xuất hiện khá sớm với công trình Bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh trên tạp chí Nam phong năm 1921. Sau đó là các công trình chuyên khảo về tiểu thuyết: Theo dòng (1941) của Thạch Lam, Khảo về tiểu thuyết (1941) của Vũ Bằng. Ngoài ra, còn có một số công trình cũng bàn về một số vấn đề của tiểu thuyết như Phê bình và cảo luận (1938) của Thiếu Sơn, Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan... Tuy điểm nhìn và phạm vi nghỉên cứu mỗi công trình có khác nhau nhưng với sự có mặt của chúng, lịch sử nghiên cứu thể loại tiểu thuyết đã bước đầu hình thành và đặt nền móng cho việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết sau này. Ở đô thị miền Nam, giai đoạn 1954-1975, việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận phê bình với một số công trình tiêu biểu như Nhân vật trong tiểu thuyết (Nhiều tác giả, Sáng tạo, số 1/1960); Viết và đọc tiểu thuyết (Nhất Linh, Nxb. Đời nay,1961); Hiện hữu của tiểu thuyết (Lê Tuyên, Đại học số 4/1961); Tiểu thuyết Việt Nam thế hệ 1932 -1945 (Thanh Lãng, Đại học số 2 tháng 4/1961); Tiểu thuyết hiện đại (Tràng Thiên, Nxb Thời mới, 1963);Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (Nguyễn Văn Trung, Nam sơn xb, 1965); Sự hình thành của tiểu thuyết mới trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Phạm Thế Ngũ, Quốc học Tùng thư xb, 1965); Chuyện phiếm về tiểu thuyết (Triều Sơn, Văn số 34, ra ngày 15/5/1965); Văn học và tiểu thuyết (Doãn Quốc Sỹ Sáng tạo xb, 1973)… Ở các công trình này nhiều vấn đề lý luận về tiểu thuyết được đặt ra với một cái nhìn đa diện, đa chiều như: Quan niệm về tiểu thuyết, nhân vật và phương thức xây dựng nhân vật tiểu thuyết, cốt truyện trong tiểu thuyết... 1. Một cái nhìn đa diện về tiểu thuyết Nếu ở những giai đoạn trước, cách hiểu tiểu thuyết còn mang tính khái quát để chỉ chung cho tác phẩm văn xuôi dù đó là truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài thì ở giai đoạn
- này, khi sự phân định về mặt thể loại ngày càng cụ thể hơn, khái niệm về tiểu thuyết cũng được các nhà lý luận phê bình văn học đô thị miền Nam hiểu một cách rõ ràng, sát với đặc trưng thể loại. Trong chuyên luận “Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết”, Nguyễn Văn Trung cho rằng: “yếu tính của tiểu thuyết là cái tưởng tượng, không thể kiểm chứng được”(2). Đó cũng là quan niệm của Duyên Anh "Tiểu thuyết mà thiếu tưởng tuợng không phải là tiểu thuyết. Và bắt buộc, nó khó lòng thoát lên cao. Nó chỉ là đất trên mặt cỏ"(3). Còn với Võ Phiến “tiểu thuyết là công trình giả tưởng. Màu trời, sắc nắng, cây, lá, gió, trăng, mọi hoạt động trong đó đều bịa đặt”(4). Và theo Trần Văn Nam: “Tiểu thuyết là truyện bịa đặt y như sự thật”(5). Tuy cách diễn đạt có khác nhau, song trong quan niệm của các tác giả trên đều thống nhất cho rằng yếu tính của tiểu thuyết là tưởng tượng, hư cấu. Nhưng tiểu thuyết có phải hoàn toàn là sản phẩm của tưởng tượng và hư cấu? Điều ấy chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong quan niệm tiểu thuyết của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam. Thật vậy, dù đề cao vai trò tưởng tượng và hư cấu của tiểu thuyết, nhưng các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam cũng thấy được mối tương liên giữa tưởng tượng, hư cấu trong tiểu thuyết với hiện thực cuộc đời. Vì vậy trong quan niệm của họ, nhà văn dẫu có hư cấu cũng phải trên cơ sở tôn trọng sự thực đời sống. Bởi vì “Với sự có mặt của mình trước cuộc đời, với sự hiện hữu của mình ở trong cuộc đời, tiểu thuyết là một hình thái của nghệ thuật, một lối diễn đạt của con người gần với cuộc đời nhất”(6). Và “tiểu thuyết không phải là tả cảnh, tả tình nhưng là một suy nghĩ ( ...) truyện không còn phải là một giải trí nhưng là một sự thức tỉnh đưa tới nhận định về cuộc đời”(7). Tuy thấy được sự tương giao giữa tiểu thuyết và cuộc đời nhưng trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, hiện thực trong tiểu thuyết không phải là đời thực mà chỉ mang bóng dáng cuộc đời, là "ảo ảnh" của cuộc đời. Vì theo Nguyễn văn Trung “Tiểu thuyết không bao giờ thực mà chỉ có vẽ thực”(8). Do đó, nếu đồng nhất cuộc sống trong nghệ thuật với cuộc sống ngoài đời, sẽ làm nghèo đi cả hai hiện thực ấy. Và như thế, liệu có cần đến sự hiện hữu của văn học nữa không? Câu trả lời chắc chẳng khó lắm, khi mà không ai ngây thơ tin rằng những ông bụt, ông tiên trong truyện cổ tích là có thật!?. Theo Lê Tuyên “Tiểu thuyết phải thoát cuộc đời một chút và chỉ có thể có thực với cuộc đời, vì cuộc đời có thể là như thế”(9). Còn nói như Nguyễn Đình Toàn
- “Tiểu thuyết không phải là tấm gương, phản ảnh đời sống mà là cái phần được che giấu của đời sống, cái phần không thuộc về đời sống”(10). Quả thật, tiểu thuyết cho dù là tấm gương phản ánh đời sống, cũng không bao giờ là bản sao của cuộc sống. Bởi lẽ ngoài việc phản ánh thực tại cuộc đời, tiểu thuyết còn phải phản ánh được thế giới thẳm sâu của tâm hồn con người và “giá trị của một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời”(11). Vì thế, nếu chúng ta mãi băn khoăn, tiểu thuyết phản ánh được bao nhiêu phần trăm sự thật ở đời, lấy đó làm căn cứ thẩm định giá trị tác phẩm tiểu thuyết thì vô hình trung làm nghèo thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết và làm vơi đi thế giới tưởng tượng của người tiếp nhận. Giá trị tiểu thuyết cần nhất là sâu sắc và “Sâu sắc chính là ở chỗ mình diễn tả được tất cả những cái mông lung bí ẩn của tâm hồn”(12). Như vậy quan niệm về tiểu thuyết của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam là một cái nhìn đa diện, đa chiều. Tuy họ đều thống nhất cho rằng yếu tính của tiểu thuyết là tưởng tượng, hư cấu nhưng dù là tưởng tượng, hư cấu thì tiểu thuyết cũng phải tái tạo cuộc sống, phải mang hình bóng của cuộc đời. Thoát ly cuộc đời, tiểu thuyết sẽ không còn là tiểu thuyết, sẽ đánh mất giá trị nhân bản; sẽ không thể sống trong lòng người đọc. Vì từ trong ý thức sáng tạo, nhà tiểu thuyết “bao giờ cũng muốn trình bày những con người sống thực. Mà con người sống thực bao giờ cũng có liên hệ chặt chẽ với xã hội, với quá khứ”(13). 2. Về nhân vật tiểu thuyết Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật. Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Nhưng có hay không nhân vật trong tiểu thuyết, và nếu có thì vai trò, vị trí và phương thức tồn tại của nó như thế nào, đó là vấn đề lý thuyết mà mọi nền lý luận văn học đều quan tâm lý giải. Chính vì thế, cuộc thảo luận về “nhân vật tiểu thuyết” do tạp chí Sáng tạo tổ chức đã khẳng định sự quan tâm của các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam cũng như góp phần trả lời vấn đề quan niệm về nhân vật tiểu thuyết. Ở cuộc thảo luận này, vấn đề được bàn thảo nhiều nhất đó là vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết. Theo Trần Thanh Hiệp, trong tiểu thuyết vấn đề quan trọng "phải là vấn đề nhân vật. Người ta sẽ tìm thấy bộ mặt con người trong các nhân vật của tiểu thuyết (…) Trong
- tiểu thuyết, ngoài nhân vật còn có gì khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá thể, vừa là linh hồn”(14). Còn Thanh Tâm Tuyền lại cho rằng trong tiểu thuyết “không khí là chính, nhân vật là phụ”(15). Nhưng Tô Thùy Yên lại không đồng tình với Thanh Tâm Tuyền và khẳng định: “gây không khí cho tiểu thuyết là một điều kiện cần thiết nhưng chưa đầy đủ (…) không khí chỉ là môi trường cho nhân vật cử động thôi, thành thử nhân vật vẫn là trọng tâm của tiểu thuyết gia”(16). Qua cuộc thảo luận về nhân vật tiểu thuyết trên tạp chí sáng tạo, ta thấy việc xác định vai trò nhân vật tiểu thuyết trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam còn có ý kiến chưa thống nhất. Nhưng quan niệm về sự hiện hữu của nhân vật trong tiểu thuyết là một điều đã được khẳng định. Song không chỉ ở cuộc thảo luận này vấn đề nhân vật tiểu thuyết mới được nói đến mà ở một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết, các nhà lý luận phê bình cũng đã bày tỏ quan niệm của mình. Nhất Linh trong tác phẩm “ Viết và đọc tiểu thuyết” cho rằng “Viết tiểu thuyết là tả cuộc đời mà trong đó hầu hết là tả con người”(17), mà con người trong tiểu thuyết, không gì khác đó chính là nhân vật tiểu thuyết. Với Doãn Quốc Sỹ trong công trình nghiên cứu Văn học và tiểu thuyết đã khẳng định: “Đối tượng của kịch cũng như tiểu thuyết là những nhân vật hành động”(18). Còn theo Võ Phiến “Người làm thơ có thể không cần biết tới ai ngoài mình, không cần nói tới ai ngoài mình (…) còn lại các nhà viết kịch, các họa sĩ và các người viết tiểu thuyết, những người này thì phải đẻ ra nhân vật”(19). Như vậy, dù còn có những ý kiến khác nhau trong cách nhìn về vai trò của nhân vật tiểu thuyết nhưng trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, nhân vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể tìm thấy “bộ mặt con người”. Nói một cách khác, nhân vật là chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” với “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết. Qua thế giới nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn sẻ chia. Vì vậy, quan niệm về phương thức xây dựng nhân vật tiểu thuyết cũng là một vấn đề mà khi nghiên cứu về tiểu thuyết không thể không đề cập đến. Trong chuyên luận Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết Nguyễn Văn Trung cho rằng “Nhà văn nào cũng có ý nghĩ của mình về cuộc đời và khi cầm bút viết tức là muốn dựng lên một thế giới con người và sự vật nhằm thể hiện những ý nghĩ đó. Cho nên hai
- yếu tố cấu tạo chính của tác phẩm tiểu thuyết là nhân vật và sự vật. Vậy phải xây dựng một nhân vật thế nào trong truyện? Câu hỏi đó đặt vấn đề kỹ thuật xây dựng”(20). Và để trả lời câu hỏi này, Nguyễn văn Trung cho rằng việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết bao giờ cũng tùy thuộc vào quan niệm về con người của nhà văn. Và ứng với mỗi quan niệm về con người là một phương thức xây dựng nhân vật tiểu thuyết. Theo ông, nếu quan niệm tiểu thuyết là một quang cảnh thì “dù khác nhau về quan điểm nhìn tất cả đều giống nhau ở chỗ: công nhận tác giả khác nhân vật”(21). Còn nếu quan niệm tiểu thuyết là một ý thức thì “Tác giả là chính nhân vật, hay chính nhân vật nhìn cuộc đời, nhìn mình”(22). Và nếu quan niệm tiểu thuyết là một phản tiểu thuyết thì: “Họ từ chối nhân vật vì không “có” con người trong tác phẩm, không có phân tích tâm tình, cảm nghĩ gì cả. Vì không có nhân vật nên không có “truyện” để kể, truyện hiểu theo nghĩa một câu chuyện có những tình tiết gay go, đặc biệt, li kì hay phức tạp đáng kể như trong tiểu thuyết cũ. Không có “truyện” cũng không có “tình tiết” vì chủ đích của nhà văn không phải là kể chuyện nhưng là lấy một vài sự việc nhỏ tầm thường để thể hiện một cái nhìn đặc biệt về cuộc đời bằng cách sử dụng những kỹ thuật diễn tả đặc biệt”(23). M. Bakhtin trong tác phẩm Lý luận và thi pháp tiểu thuyết cho rằng: “Tiểu thuyết không có những qui phạm như những thể loại khác”(24). Do đó quan niệm về phương thức xây dựng nhân vật tiểu thuyết cũng là một quan niệm không bao giờ bị “đông cứng”. Chính vì vậy trong lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, không chỉ có Nguyễn Văn Trung bàn đến vấn đề phương thức xây dựng nhân vật tiểu thuyết mà nhiều nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm. Trong cuộc thảo luận về “nhân vật tiểu thuyết” do Tạp chí Sáng tạo tổ chức, Duy Thanh cho rằng “nhà tiểu thuyết chỉ xây dựng những nhân vật quen thuộc với mình, những nhân vật mà mình có hiểu biết về họ, sống với họ”(25). Chính nỗi ám ảnh về nhân vật là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà văn “Nhân vật và nỗi ám ảnh của tác giả nó như những sự vật bị hút vào một lòng trái đất. Có thể tác giả dựng một cách khách quan nhiều nhân vật với những nết hay tật xấu khác nhau nhưng sự hiện diện của toàn thể các nhân vật đó đủ để chứng minh một cái gì. Cái gì đó chính là nỗi ám ảnh của tác giả”(26). Còn Nhất Linh trong Viết và đọc tiểu thuyết thì quan niệm “Không thể nào viết truyện hay nếu nhân vật chỉ lờ mờ trong óc”(27). Vì thế, theo Nhất Linh, nhà văn trong quá trình
- xây dựng nhân vật tiểu thuyết cần phải chú ý đến bốn vấn đề: “tính tình, cử chỉ, lời nói, hình dáng”(28). Đây cũng chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tính cách nhân vật tiểu thuyết. Như vậy, trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, nhà văn chỉ có thể xây dựng nhân vật tiểu thuyết bằng chính vốn sống và sự hiểu biết về nhân vật. Và như thế, một vấn đề đặt ra trong phương thức xây dựng nhân vật tiểu thuyết, là giải quyết như thế nào mối quan hệ giữa nhân vật và tác giả. Có ý kiến cho rằng nhân vật trong tác phẩm là hình ảnh của tác giả. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại. Vấn đề này, theo chúng tôi cần được hiểu một cách linh động hơn. Là sản phẩm do nhà văn sáng tạo, nhân vật tiểu thuyết tất nhiên phải là hình bóng, là hiện thân tư tưởng của nhà văn, vì “bản chất tiểu thuyết không có gì đố kỵ với tư tưởng, miễn là tư tưởng đừng thủ tiêu, đừng hút hết máu tươi và da thịt của nhân vật để chỉ còn lại những bộ xương khô”(29). Và “Ở những tác phẩm lớn của nhân loại về tiểu thuyết, tư tưởng cao sâu đều có cái duyên may gặp được những nhân vật sống, có cá tính, mang ra phô diễn. Nhân vật linh động là điều cần thiết, nhưng chưa đủ để làm ra tác phẩm vĩ đại”(30). Nhưng dù nhân vật có là cái loa phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn, thì nhân vật cũng không bao giờ là hình hài của tác giả, là đồng nhất với tác giả. Cho nên trong xây dựng nhân vật, nhà văn đừng bao giờ biến nhân vật thành chú lừa chở quá nhiều tư tưởng của mình. Vì trong quan niệm của Võ Phiến “Người đọc tiểu thuyết không thích bị đưa đi quá xa vào cái thế giới lạnh lẽo của ý tưởng thuần túy đến nỗi mất liên lạc với xã hội loài người. Đi đâu thì đi hãy để cho họ còn được tiếp xúc với cuộc sống ấm áp của những con người thực”(31). Bởi lẽ qua nhân vật, nhà văn muốn gửi gắm những ý tưởng của mình về đời người và người đời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH (Tiết 1)
5 p | 435 | 43
-
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
5 p | 358 | 31
-
LỰC HƯỚNG TÂM VÀ LỰC QUÁN TÍNH LI TÂM HIỆN TƯỢNG TĂNG, GIẢM, MẤT TRỌNG LƯỢNG
8 p | 297 | 27
-
Giáo án bài Ôn tập về văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8
9 p | 809 | 26
-
Quan niệm về tiểu thuyết trong Lý luận văn học đô thị miền Nam 1954-1975
12 p | 167 | 25
-
HỆ QUY CHIẾU CÓ GIA TỐC. LỰC QUÁN TÍNH
5 p | 279 | 19
-
TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI (Tiết 3)
5 p | 225 | 19
-
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _3
5 p | 119 | 18
-
Nhân vật của tiểu thuyết "Hậu chiến"
10 p | 106 | 17
-
Quan niệm về tiểu thuyết trong Lý luận phê bình văn học Đô thị miền Nam 1954-1975
7 p | 134 | 16
-
TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI (Tiết 1)
5 p | 163 | 11
-
Bài 35. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày
6 p | 264 | 11
-
TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI (Tiết 2)
6 p | 141 | 10
-
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _1
5 p | 77 | 10
-
Slide bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Ngữ văn 8
19 p | 199 | 6
-
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh_2
5 p | 57 | 5
-
KHÁI NIỆM MẶT TRÒN XOAY
4 p | 109 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn