intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình ảnh con cá kiếm được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Ông già và biển cả của O - nít Hê - minh – uê

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ơ-nít Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, người đã đóng góp một phần quan trọng vào việc đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết. Dù viết về đề tài nào, Hê-minh-uê cũng kiên trì quan niệm nghệ thuật: Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Ông già biển cả (1952) là tác phẩm kết tinh tiêu biểu những nét mới mẻ trong lối viết truyện của Hê-minh-uê.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình ảnh con cá kiếm được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Ông già và biển cả của O - nít Hê - minh – uê

Đề bài: Hình ảnh con cá kiếm được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Ông già <br /> và biển cả của O ­ nít Hê ­ minh – uê<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Ơ­nít Hê­minh­uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương <br /> Tây, người đã đóng góp một phần quan trọng vào việc đổi mới lối viết truyện và tiểu <br /> thuyết. Dù viết về đề  tài nào, Hê­minh­uê cũng kiên trì quan niệm nghệ thuật: Viết một  <br /> áng văn xuôi đơn giản và trung thực về  con người. Ông già biển cả  (1952) là tác phẩm  <br /> kết tinh tiêu biểu những nét mới mẻ trong lối viết truyện của Hê­minh­uê.<br /> <br /> Con cá kiếm trong tác phẩm được nhà văn tập trung miêu tả  như một nhân vật đặc biệt  <br /> bởi những nét rất khác thường, Ở đầu đoạn trích, con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo  <br /> ấn tượng bằng bằng những vòng tròn rất lớn. Nó gợi cảm nhận về đường lượn của con  <br /> cá, tạo nên sự ám ảnh về một hình tượng cụ thể mặc dù nó chưa xuất hiện ­ ông lão chưa <br /> thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn. Sự lặp lại của những vòng lượn <br /> của con cá kiếm gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: chỉ bằng con mắt  <br /> từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ước lượng được khoảng cách ngày càng  <br /> gần của con cá. Vì vậy, mặc dù chưa nhìn thấy con cá nhưng ông cũng đoán biết được  <br /> đối thủ  của mình. Hơn nữa, những vòng lượn cũng vẽ  lên những cố  gắng cuối cùng  <br /> nhưng hết sức mãnh liệt của con cá, cố  gắng thoát khỏi sự  níu kéo bủa vây của người <br /> ngư phủ: nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.<br /> <br /> Nhà văn có dụng ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác  <br /> về những vòng lượn ấy. Điều này làm cho mỗi người có hình dung khác nhau về nó. Phải  <br /> đến khi cái bóng của nó xuất hiện thì Xan­ti­a­gô, một người lâu năm trong nghề  câu cá  <br /> cũng không khỏi kinh ngạc: một cái bóng đen vượt dài qua dưới thuyền, đến mức lão <br /> không thể tin nổi độ dài của nó. Con cá kiếm rất lớn và rất đẹp: cái đuôi lớn hơn cả một  <br /> chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm cùng thân hình đồ <br /> sộ và những sóc tía trên mình, những cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn  <br /> xòe rộng. Ngoại hình đó toát lên sức mạnh ghê gớm và sự  oai phong, đĩnh đạc. Không  <br /> những con cá rất lớn và đẹp mà nó còn đầy sức mạnh. Những vòng bơi của con cá kiếm  <br /> khiến ông lão hoa mắt, chóng mặt và choáng váng,... Ông lão cảm nhận được cú quật đột <br /> ngột và cú nảy mạnh  ở sợi dây do con cá gây ra. Lão không tin ở mắt mình vì con cá quá  <br /> lớn, phải hơn nửa tấn và người đọc thì trầm trồ vì sức mạnh ghê gớm, sự oai phong đĩnh  <br /> đạc, nét kì vĩ và cả sự duyên dáng này. Hình ảnh con cá kiếm đã bị mắc câu được miêu tả <br /> với những vòng lượn được nhắc lại, gợi lên đặc điểm về  cuộc đấu giữa ông lão và con <br /> cá kiếm. Đó là cuộc đấu kéo dài suốt hành trình chiếm được con cá, buộc con cá vào mạn <br /> thuyền và đưa con cá trở về. Con cá kiếm khổng lồ to khoẻ (đến hơn nửa tấn) cùng con  <br /> người luôn luôn ở trong tư thế vờn miếng nhau, một bên để thoát thân, một bên để chiếm  <br /> giữ, chinh phục. Cả hai lúc đầu dồi dào sức lực, sau đó rệu rã, mệt mỏi dần nhưng vẫn <br /> cố gắng hết sức phô diễn sự kiêu dũng của mình, không hề chịu lùi bước, ngã gục trước  <br /> đối thủ.<br /> <br /> Hê­minh­uê tập trung tô đậm những chi tiết về sự khôn ngoan của nó. Nó không hề  cắn  <br /> câu ngay mà còn thử  lượn vòng. Ngay cả  khi ăn mồi rồi, nó cũng không dễ  dàng chấp  <br /> nhận và phản  ứng dữ  dội: nó bơi đi, nhào người qua lại như  đoán được việc ông lão <br /> chuẩn bị  phóng lao để  tiêu diệt nó. Cái chết của con cá kiếm cũng rất khác thường. Nó  <br /> dường như không chấp nhận cái chết mà phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc  <br /> khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Đó là dáng vẻ của sức mạnh và sự kiêu hùng. Khi sức cùng  <br /> lực kiệt nhưng con cá vẫn có phong thái hiên ngang và đầy uy dũng. Sự  kiêu hùng đó <br /> chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của nhà văn và góp phần nâng cao tầm vóc của <br /> ông lão đánh cá Xan­ti­a­gô.<br /> <br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2