Quản trị doanh nghiệp - Chương 9
lượt xem 19
download
Chương 9. QUẢN TRỊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DN 9.1. Tổng giá trị sản xuất và phân bổ tổng giá trị sản xuất trong DN 9.2. Lợi nhuận và những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị doanh nghiệp - Chương 9
- Chương 9. QUẢN TRỊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DN 9.1. Tổng giá trị sản xuất và phân bổ tổng giá trị sản xuất trong DN 9.2. Lợi nhuận và những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN 9.3. Phân tích hoạt động SXKD trong DN 1
- 9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX trong DN 9.1.1. Khái niệm và ý nghĩa a) Khái niệm • Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). • Trong thống kê, Giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế và giá so sánh. 2
- 9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX ... • Giá trị sản xuất bao gồm: – Giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất; – Giá trị mới tăng thêm trong quá trình sản xuất: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất, và thặng dư sản xuất. • Giá trị sản xuất có sự tính trùng giá trị HH và dịch vụ giữa các đơn vị sản xuất, mức độ tính trùng phụ thuộc vào mức độ CMH của tổ chức sản xuất. 3
- Cơ cấu tổng giá trị sản xuất • Theo C. Mác, tổng giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận: G=C+V+m Trong đó: C: Giá trị vật chất các TLSX đã tiêu hao trong quá trình sản xuất, gồm khấu hao TSCĐ, nguyên nhiên vật liệu. V: giá trị công lao động và các chi phí cho lao động tiêu hao trong quá trình sản xuất m: Bộ phận giá trị thặng dư, là bộ phận còn lại của doanh nghiệp để thực hiện chức năng tái sản xuất mở rộng. 4
- Hệ thống tài khoản quốc gia • Hệ thống tài khoản quốc gia: GO (Gross Outputs) bao gồm chi phí trung gian ký hiệu IC (Intermediary Costs) và giá trị tăng thêm ký hiệu VA (Value Added). GO = VA + IC 5
- Chi phí trung gian IC • Khái niệm Chi phí trung gia là chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới trong một thời kỳ nhất định, gồm cả chi phí sửa chữa nhỏ và duy tu tài sản cố định dùng trong sản xuất. Chi phí trung gian tính theo ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế, theo giá thực tế và giá so sánh. 6
- Chi phí trung gian IC • Cơ cấu: IC gồm hai nhóm chủ yếu: – Nhóm chi phí vật chất gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện, nước, khí đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng và chi phí sản phẩm vật chất khác. – Nhóm chi phí dịch vụ gồm: vận tải; bưu điện; bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác. => Trong IC cũng bao gồm các chi phí do DN tự sản xuất được tính quy đổi theo giá trị hiện 7 hành và các chi phí thuê mướn bên ngoài (thuê
- Giá trị tăng thêm VA (Value Added) • Giá trị tăng thêm VA: là bộ phận quan trọng nhất trong tổng giá trị sản xuất của DN, được tạo ra do tiêu dùng các yếu tố ban đầu (tiêu dùng trung gian), VA bao gồm: W (Wages): Chi phí lao động thường xuyên (tiền công, tiền lương). Trường hợp thuê lao động ngoài có tính thời vụ, không thường xuyên thường gắn liền với dịch vụ được tính vào chi phí trung gian. ff (finance fees): Các chi phí về dịch vụ tài chính, thuế, bảo hiểm, lãi vay ngân hàng. T (Tax): Các khoản thuế và lệ phí mà doanh nghiệp phải đóng góp, A (Amortization): khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất trong năm Pr (profit): Lợi nhuận ròng (lợi nhuận thuần) của doanh nghiệp được sử dụng cho việc đầu tư tăng thêm, tiêu dùng hay tích luỹ để tái sản xuất mở rộng 8
- 9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX ... 9.1.2. Ý nghĩa của phân phối tổng giá trị sản xuất • Phân phối GTSX là một khâu quan trọng không thể thiếu của quá trình tái sản xuất. • Giúp giải quyết hài hoà các lợi ích, đáp ứng hợp lý cho các bộ phận, các khâu sản xuất, đảm bảo điều kiện cho quá trình tái sản xuất. 9
- 9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX ... 9.1.2. Nội dung phân phối giá trị sản xuất a) Nguyên tắc Thực hiện nguyên tắc phân phối tổng sản phẩm xã hội của Mác: • Toàn bộ tổng sản phẩm xã hội phải khấu trừ: Phần tư liệu sản xuất đã dùng rồi (C) Một phần thêm vào để mở rộng sản xuất Một phần để dự trữ bảo hiểm đề phòng thiên tai • Phần còn lại để tiêu dùng, nhưng trước khi tiến hành phân phối cho cá nhân thì phải khấu trừ đi: Chi phí chung về quản lý Chi phí dùng để thoả mãn nhu cầu chung (như trường học, bệnh viện, vệ sinh nơi công cộng…) Trích nuôi dưỡng những người không có khả năng lao 10
- 9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX ... 9.1.2 Nội dung phân phối giá trị sản xuất b) Nội dung phân phối giá trị sản xuất trong DNNN • Bù đắp được các yếu tố tiêu hao • Đảm bảo mở rộng tái sản xuất và tiêu dùng • Phân phối nhằm thực hiện được nghĩa vụ đối với nhà nước và đảm bảo hài hoà các lợi ích kinh tế. 11
- Bù đắp các yếu tố tiêu hao • Các giá trị tiêu dùng trung gian (IC) phải được tính đầy đủ, chính xác cho từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ của DN và phải được bù đắp ngay sau mỗi chu kỳ sản xuất. • Bù đắp hao phí lao động thể hiện quan hệ giữa lợi ích của DN và người lao động, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. • Các chi phí tài chính: bao gồm lệ phí, lãi vay ngân hàng... thể hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính. • Các chi phí về các loại thuế thể hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với Nhà nước. • Khấu hao: là phần bù đắp hao mòn của tài sản cố định để tái đầu tư và bảo tồn vốn sản xuất của doanh nghiệp. 12
- Đảm bảo mở rộng tái sản xuất và tiêu dùng • Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp (Pr) được sử dụng cho việc đầu tư tăng thêm để mở rộng sản xuất kinh doanh hay tiết kiệm, trích lập các quỹ của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng là quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng. • Tăng quy mô giá trị sản phẩm tăng thêm là cơ sở cho việc giải quyết một cách hợp lý và hài hoà các mối quan hệ trong phân phối: quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, sản xuất và tích luỹ, sản xuất và đầu tư và các lợi ích kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. 13
- c) Yêu cầu phân phối tổng giá trị sản xuất trong DN • Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, lưu ý yếu tố giá cả • Chi phí thù lao lao động phải được quan tâm đúng mức, có tính đến sự khác nhau về hao phí lao động giữa các ngành, các hoạt động. • Thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ thuế theo Luật định. • Cần đảm bảo sự dân chủ và công khai trong phân phối tổng sản phẩm 14
- 9.2. Lợi nhuận và những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN 9.2.1. Khái niệm và nguồn gốc của lợi nhuận trong DN 9.2.2. Vai trò và phương pháp xác định lợi nhuận 9.2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận 9.2.4. Biện pháp tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong DN 15
- 9.2.1. Khái niệm, nguồn gốc của lợi nhuận a) Khái niệm • Lợi nhuận trong kinh tế học: là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. • Lợi nhuận trong kế toán: là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: l1ợi 6
- 9.2.1. Khái niệm, nguồn gốc của lợi nhuận • Lợi nhuận của DN gồm 03 loại: – Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đưa lại (liên doanh, liên kết, đầu tư mua bán chứng khoán, thu lãi tiền gửi. . .) – Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là lợi nhuận từ các hoạt động mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc những hoạt động không mang tính chất thường xuyên như: Thanh lý tài sản, thu từ vi phạm hợp đồng, thu tiền phạt huỷ bỏ hợp đồng. . . 17
- 9.2.2 Vai trò, phương pháp tính lợi nhuận a) Vai trò • Đối với doanh nghiệp – Lợi nhuận vừa là mục tiêu, động lực và điều kiện tồn tại và phát triển – Là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng – Là nguồn để khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống – Lợi nhuận còn là nguồn để doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội 18
- 9.2.2 Vai trò, phương pháp tính lợi nhuận a) Vai trò của lợi nhuận • Đối với kinh tế xã hội – Là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà Nước – Là nguồn tích luỹ quan trọng nhất để thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội và đáp ứng các nhu cầu phát triển của xã hội. – Lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: chỉ tiêu về đầu tư, sử dụng các yếu tố đầu vào, chi phí và giá thành sản xuất, các chỉ tiêu đầu ra và các chính sách tài chính nhà nước. 19
- b) Phương pháp tính lợi nhuận Chỉ tiêu Cách tính Ý nghĩa Lợi nhuận Lợi nhuận thu được từ DTT - ZTB HĐSX, cung ứng sản phẩm, HĐSXKD dịch vụ trong kỳ. Lợi nhuận Doanh HĐTC Là số chênh lệch giữa doanh thu -Thuế (nếu có) - chi thu từ HĐTC với chi phí HĐTC về HĐTC và các khoản thuế phí HĐTC. gián thu (nếu có). Lợi nhuận DTBT - thuế (nếu có) - Là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí HĐBT CPBT. bất thường và khoản thuế gián thu (nếu có). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị sản xuất 13.9
19 p | 379 | 232
-
Quy trình xây dựng ISO 9000 (Phần 3)
5 p | 414 | 197
-
9 cách làm giàu
8 p | 246 | 162
-
9 lý do tại sao các doanh nghiệp thất bại
3 p | 403 | 130
-
9 LÝ DO KHIẾN DOANH NGHIỆP THẤT BẠI
3 p | 206 | 93
-
HÌNH THỨC CHO VAY HỖ TRỢ XUẤT KHẨU NGẮN HẠN
1 p | 234 | 80
-
9 yếu tố giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường
5 p | 185 | 73
-
Giáo trình quản trị học căn bản 9
9 p | 241 | 68
-
Tất cả là thử thách-Hồi kí chủ tập đoàn HYUNDAI (Kỳ 9)
6 p | 119 | 33
-
CHI TIẾT NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH
5 p | 109 | 29
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 9
10 p | 129 | 18
-
9 lời khuyên khi quyết định mở rộng kinh doanh
5 p | 108 | 11
-
Nhìn từ bài học từ dotcomTrung Quốc
14 p | 109 | 11
-
9 phẩm chất làm nên những doanh nhân lỗi lạc
4 p | 74 | 10
-
Những cách khiến doanh nghiệp "sụm" sớm
3 p | 65 | 10
-
Quy chế quản trị công ty - Công ty Cổ phần Vinhomes
14 p | 67 | 7
-
Quy chế nội bộ về quản trị - Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất
16 p | 62 | 2
-
Quy chế nội bộ về quản trị công ty - Công ty Cổ phẩn Thủy sản Cà Mau
28 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn