Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 1 – 9<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG<br />
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH SÀI GÒN<br />
Vũ Văn Thực1<br />
1<br />
<br />
TS. Trường Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 26/04/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
31/06/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/15<br />
Title:<br />
Customer relationship<br />
management at the Bank for<br />
Agriculture and Rural<br />
development of VietnamSaigon branch<br />
Từ khóa:<br />
Agribank, quản trị mối quan<br />
hệ khách hàng<br />
Keywords:<br />
Agribank, customer<br />
relationship management<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The success or failure of a commercial bank absolutely depends on their<br />
customers; therefore, maintaining the stability and developing new customers are<br />
highly mportant to it. This study aims to assess the reality of customer<br />
relationship management (CRM) at Saigon Branch of the Bank for Agriculture<br />
and Rural Development of Vietnam, and to propose some solutions for improving<br />
management of customer relationship of Agribank-Saigon Branch in the future.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sự thành công hay thất bại của một ngân hàng thương mại phụ thuộc rất nhiều<br />
vào khách hàng của họ, vì thế giữ vững sự ổn định và phát triển khách hàng mới<br />
là công việc rất quan trọng của bất cứ ngân hàng thương mại nào. Mục tiêu của<br />
nghiên cứu này là đánh giá thực trạng quản trị mối quan hệ khách hàng tại Ngân<br />
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sài Gòn<br />
(Agribank chi nhánh Sài Gòn), đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn<br />
thiện quản trị mối quan hệ khách hàng tại Agribank chi nhánh Sài Gòn trong<br />
thời gian tới.<br />
<br />
làm cho nhiều khách hàng còn phải phàn nàn hoặc<br />
ngưng giao dịch, cũng như chưa phát triển được<br />
khách hàng tiềm năng. Do đó, để giữ vững và phát<br />
triển khách hàng, việc nghiên cứu đưa ra giải pháp<br />
quản trị mối quan hệ khách hàng là một công việc<br />
hết sức cần thiết của Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khách hàng là người mang lại nguồn thu nhập<br />
cho các ngân hàng thương mại, một ngân hàng có<br />
khối lượng khách hàng lớn, có lòng trung thành<br />
cao thì ngân hàng đó sẽ phát triển tốt và ngược lại.<br />
Do đó, việc giữ vững và mở rộng mối quan hệ<br />
khách hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu<br />
của bất cứ ngân hàng thương mại nào, trong đó<br />
Agribank chi nhánh Sài Gòn không phải là một<br />
ngoại lệ. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ vững và<br />
phát triển được khách hàng là một điều không hề<br />
đơn giản, để làm được điều đó cần có sự tác động<br />
từ nhiều yếu tố, trong đó quản trị mối quan hệ<br />
khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng<br />
và cần thiết để giữ vững và phát triển được số<br />
lượng khách hàng của mình. Thực tế cho thấy,<br />
thời gian qua, Agribank chi nhánh Sài Gòn đã có<br />
nhiều giải pháp để giữ và phát triển khách hàng.<br />
Tuy nhiên, việc làm đó chưa thực sự hiệu quả,<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) là quá trình<br />
ra quyết định quản trị với mục tiêu cuối cùng là<br />
gia tăng giá trị của cơ sở khách hàng thông qua<br />
mối quan hệ tốt hơn đối với khách hàng dựa trên<br />
việc cá biệt hóa khách hàng (Peppers & Rogers,<br />
2004).<br />
Quản trị quan hệ khách hàng là quá trình lựa chọn<br />
khách hàng mà một doanh nghiệp có thể phục vụ<br />
một cách sinh lời nhất và thiết lập những tương<br />
tác riêng biệt giữa doanh nghiệp với từng khách<br />
1<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 1 – 9<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
hàng (Kumar & Reinartz, 2012).<br />
<br />
Đối với nhân viên ngân hàng: quản trị mối quan<br />
hệ khách hàng giúp nhân viên ngân hàng nắm rõ<br />
được các thông tin về khách hàng, từ đó có giải<br />
pháp hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng,<br />
kịp thời, chính xác, tạo được uy tín đối với khách<br />
hàng.<br />
<br />
Theo Philip Kotler (2003), quản trị mối quan hệ<br />
khách hàng sử dụng công nghệ thông tin để thu<br />
thập dữ liệu, sau đó dữ liệu được sử dụng để phát<br />
triển nhằm tạo ra sự giao tiếp có tính cá nhân với<br />
khách hàng. Trong dài hạn, dữ liệu được phân tích<br />
và điều chỉnh liên tục nhằm gia tăng giá trị cho<br />
khách hàng lâu dài với doanh nghiệp.<br />
<br />
3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MỐI QUAN<br />
HỆ KHÁCH HÀNG TẠI AGRIBANK CHI<br />
NHÁNH SÀI GÒN<br />
<br />
Như vậy, có thể nói, quản trị mối quan hệ khách<br />
hàng là tập hợp những cách thức quản trị nhằm<br />
thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ khách<br />
hàng nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng và<br />
đáp ứng nhu cầu ấy.<br />
<br />
Ý thức được rằng, quản trị mối quan hệ khách<br />
hàng là một trong những yếu tố để mở rộng và<br />
phát triển khách hàng, Agribank chi nhánh Sài<br />
Gòn đã thiết lập được mối quan hệ khách hàng,<br />
điều này được thực hiện theo các bước như: thiết<br />
lập quan hệ khách hàng, quản lý khách hàng,<br />
chăm sóc khách hàng và mở rộng mối quan hệ<br />
khách hàng. Dưới đây là thực trạng quản trị mối<br />
quan hệ khách hàng tại Agribank chi nhánh Sài<br />
Gòn:<br />
<br />
Sự cần thiết phải quản trị mối quan hệ khách<br />
hàng:<br />
Đối với khách hàng: góp phần gắn kết mối quan<br />
hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng, nhờ có<br />
quản trị mối quan hệ khách hàng, các ngân hàng<br />
sẽ hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của khách<br />
hàng, đồng thời khách hàng sẽ cảm nhận được sự<br />
quan tâm, chăm sóc từ ngân hàng, từ đó khách<br />
hàng sẽ gắn bó với ngân hàng hơn.<br />
<br />
Tiền thân là Sở giao dịch 2, đơn vị đầu mối của hệ<br />
thống Agribank tại khu vực phía Nam; trước năm<br />
2000, Agribank chi nhánh Sài Gòn chỉ tập trung<br />
giao dịch với khách hàng là các tổng công ty nhà<br />
nước. Tuy nhiên, sau khi chuyển mô hình là chi<br />
nhánh trực thuộc Agribank và được đổi tên là<br />
Agribank chi nhánh Sài Gòn, cũng như trước áp<br />
lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân<br />
hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh,<br />
Agribank chi nhánh Sài Gòn đã đưa ra chiến lược<br />
phát triển triển khách hàng hỗn hợp, tức là vừa<br />
phát triển khách hàng doanh nghiệp, vừa phát<br />
triển khách hàng cá nhân.<br />
<br />
Đối với ngân hàng: nhờ quản trị mối quan hệ<br />
khách hàng, ngân hàng sẽ lắng nghe được các ý<br />
kiến phản hồi từ khách hàng của mình, từ đó sẽ dễ<br />
dàng nắm được tình hình kinh doanh và phát triển<br />
của mình trong quá khứ, hiện tại cũng như tương<br />
lai; giúp ngân hàng quảng bá sản phẩm dịch vụ<br />
ngân hàng, thương hiệu một cách nhanh chóng,<br />
kịp thời, chính xác và ít tốn kém chi phí nhất;<br />
giảm chi phí để tìm kiếm khách hàng, từ đó sẽ tiết<br />
kiệm được chi phí cho hoạt động marketing,<br />
thông tin liên lạc, chi phí bán hàng, gia tăng lòng<br />
trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.<br />
<br />
Trên cơ sở chiến lược đề ra, chi nhánh đã phát<br />
triển mạnh mẽ mạng lưới trên nhiều quận nội<br />
thành ở TP. Hồ Chí Minh như quận 1, quận 3,<br />
quận 6, Phú Nhuận, Tân Bình… Với mạng lưới<br />
ngày càng mở rộng là một trong những cơ sở quan<br />
trọng để chi nhánh mở rộng thiết lập mối quan hệ<br />
khách hàng. Trước đây, khách hàng tại chi nhánh<br />
chỉ là các tổng công ty, nhưng sau khi chuyển đổi<br />
qua mô hình mới, chi nhánh đã phát triển một<br />
lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp và cá<br />
nhân, hộ gia đình. Dưới đây là số liệu khách hàng<br />
tại Agribank chi nhánh Sài Gòn trong những năm<br />
gần đây.<br />
<br />
Đối với nhà quản trị ngân hàng: quản trị mối quan<br />
hệ khách hàng giúp nhà quản trị có thể thống kê,<br />
phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của ngân<br />
hàng từ quá khứ, hiện tại đến tương lai; phát hiện<br />
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt<br />
động, từ đó đưa ra được những giải pháp thích<br />
hợp để giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt<br />
động kinh doanh của mình, đồng thời có thể đánh<br />
giá một cách khách quan được hiệu quả làm việc<br />
của nhân viên của mình.<br />
<br />
2<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 1 – 9<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Bảng 1. Số lượng khách hàng tại Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
Năm 2011<br />
Số lượng<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Mức tăng,<br />
giảm<br />
<br />
Đơn vị tính: khách hàng<br />
Năm 2013<br />
<br />
Năm 2012<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ tăng,<br />
giảm (%)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Mức tăng,<br />
giảm<br />
<br />
Tỷ lệ tăng,<br />
giảm (%)<br />
<br />
Khách hàng cá nhân<br />
<br />
161.234<br />
<br />
175.213<br />
<br />
13.979<br />
<br />
8,67<br />
<br />
180.886<br />
<br />
5.673<br />
<br />
3,24<br />
<br />
Khách hàng tổ chức<br />
<br />
8.627<br />
<br />
8.972<br />
<br />
345<br />
<br />
4<br />
<br />
9.027<br />
<br />
55<br />
<br />
0,61<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
169.861<br />
<br />
184.185<br />
<br />
14.324<br />
<br />
8,43<br />
<br />
189.913<br />
<br />
5.728<br />
<br />
3,1<br />
<br />
Nguồn: Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
<br />
Bảng trên cho thấy, số lượng khách hàng tại chi<br />
nhánh tăng trưởng đều qua các năm, cụ thể: năm<br />
2012, tổng số khách hàng tại chi nhánh là 184.185<br />
khách hàng, tăng 14.324 khách hàng so với năm<br />
2011, tỷ lệ tăng 8,43%, trong đó: khách hàng cá<br />
nhân là 175.213 khách hàng, tăng 13.979 khách<br />
hàng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 8,67% và khách<br />
hàng tổ chức là 8.972 khách hàng, tăng 345 khách<br />
<br />
hàng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 4%; năm 2013,<br />
tổng số khách hàng tại chi nhánh là 189.913<br />
khách hàng, tăng 5.728 khách hàng so với năm<br />
2012, tỷ lệ tăng 3,1%, trong đó: khách hàng cá<br />
nhân là 180.886 khách hàng, tăng 5.673 khách<br />
hàng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 3,24% và khách<br />
hàng tổ chức là 9.027 khách hàng, tăng 55 khách<br />
hàng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 0,61%.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Số lượng khách hàng cá nhân và tổ chức tại Agribank Chi nhánh Sài Gòn<br />
<br />
200000<br />
180000<br />
160000<br />
Nguồn: Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
<br />
Số lượng khách hàng phát triển nhanh giúp cho<br />
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh<br />
ngày càng mở rộng và phát triển. Dưới đây là một<br />
vài sản phẩm dịch vụ chủ yếu tại Agribank chi<br />
nhánh Sài Gòn trong giai đoạn vừa qua, cụ thể:<br />
<br />
đồng, tỷ lệ giảm 4,77%; năm 2013 tổng số dư tiền<br />
gởi đạt 6.182,4 tỷ đồng, tăng 466 tỷ đồng so với<br />
năm 2012, tỷ lệ tăng 8,15%, trong đó, tiền gởi từ<br />
dân cư đạt 2.296,5 tỷ đồng, tăng 530,4 tỷ đồng so<br />
với năm 2012, tỷ lệ tăng 30,1% và tiền gởi từ tổ<br />
chức đạt 3.885,9 tỷ đồng, giảm 67,4 tỷ đồng so<br />
với năm 2012, tỷ lệ giảm 1,7%. Nguồn vốn huy<br />
động tăng trưởng đã góp phần mở rộng các sản<br />
phẩm dịch vụ ngân hàng khác như tín dụng, thanh<br />
toán quốc tế, thẻ…, qua đó từng bước đáp ứng<br />
được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là những<br />
khách hàng sử dụng gói sản phẩm dịch vụ trọn<br />
gói.<br />
<br />
Về nguồn vốn huy động: nguồn vốn huy động tại<br />
Agribank chi nhánh Sài Gòn tăng trưởng đều qua<br />
các năm gần đây, đặc biệt là nguồn tiền gởi từ dân<br />
cư, cụ thể: năm 2012, nguồn vốn huy động tại chi<br />
nhánh đạt 5.716,4 tỷ đồng, tăng 348,7 tỷ đồng so<br />
với năm 2011, tỷ lệ tăng 6,5%, trong đó: nguồn<br />
tiền gởi cá nhân tăng 546,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng<br />
44,96%, tiền gởi từ các tổ chức giảm 198,2 tỷ<br />
Bảng 2. Số dư tiền gởi tại Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
Năm 2011<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Số tiền<br />
<br />
Đơn vị tính: tỷ đồng<br />
Năm 2013<br />
<br />
Năm 2012<br />
Số tiền<br />
<br />
Mức<br />
tăng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
tăng (%)<br />
<br />
Số tiền<br />
<br />
Mức<br />
tăng<br />
<br />
Tỷ lệ tăng<br />
(%)<br />
<br />
Khách hàng cá nhân<br />
<br />
1.216,2<br />
<br />
1.763,1<br />
<br />
546,9<br />
<br />
44,96<br />
<br />
2.296,5<br />
<br />
530,4<br />
<br />
30,1<br />
<br />
Khách hàng tổ chức<br />
<br />
4.151,5<br />
<br />
3.953,3<br />
<br />
(198,2)<br />
<br />
(4,77)<br />
<br />
3.885,9<br />
<br />
(67,4)<br />
<br />
(1,7)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
5.367,7<br />
<br />
5.716,4<br />
<br />
348,7<br />
<br />
6,5<br />
<br />
6.182,4<br />
<br />
466<br />
<br />
8,15<br />
<br />
Nguồn: Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
<br />
3<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 1 – 9<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Về dư nợ cho vay: những năm gần đây, cuộc suy<br />
thoái kinh tế đã có tác động không nhỏ đến việc<br />
tăng trưởng dư nợ, điều đó được thể hiện rõ nét là<br />
dư nợ cho vay của các ngân hàng tăng trưởng<br />
chậm, trong đó Agribank chi nhánh Sài Gòn cũng<br />
không phải là một ngoại lệ, dư nợ tại chi nhánh<br />
tăng trưởng thấp, cụ thể: năm 2012, tổng dư nợ<br />
cho vay tại chi nhánh đạt 4.123,4 tỷ đồng, tăng so<br />
với năm 2011 là 137,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 3,46%,<br />
trong đó: dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt<br />
1.092,7 tỷ đồng, tăng 56,6 tỷ đồng so với năm<br />
2011, tỷ lệ tăng 5,5%, dư nợ cho vay khách hàng<br />
<br />
tổ chức là 3.030,7 tỷ đồng, tăng 81,2 tỷ đồng so<br />
với năm 2011, tỷ lệ tăng 2,75%; năm 2013, tổng<br />
dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Sài Gòn là<br />
4.162,6 tỷ đồng, tăng 39,2 tỷ đồng so với năm<br />
2012, tỷ lệ tăng 0,95%, trong đó: dư nợ cho vay<br />
khách hàng cá nhân giảm 22,9 tỷ đồng, tỷ lệ giảm<br />
2,1% và dư nợ cho vay khách hàng là tổ chức đạt<br />
3.092,8 tỷ đồng, tăng 62,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng<br />
2,05%. Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng<br />
đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế<br />
của TP. Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như cả nước<br />
nói chung.<br />
<br />
Bảng 3. Dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
Năm 2011<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Đơn vị tính: tỷ đồng<br />
Năm 2013<br />
<br />
Năm 2012<br />
<br />
Dư nợ<br />
<br />
Dư nợ<br />
<br />
Mức tăng,<br />
giảm<br />
<br />
Tỷ lệ tăng,<br />
giảm (%)<br />
<br />
Dư nợ<br />
<br />
Mức tăng,<br />
giảm<br />
<br />
Tỷ lệ tăng,<br />
giảm (%)<br />
<br />
Khách hàng cá nhân<br />
<br />
1.036,1<br />
<br />
1.092,7<br />
<br />
56,6<br />
<br />
5,5<br />
<br />
1.069,8<br />
<br />
(22,9)<br />
<br />
(2,1)<br />
<br />
Khách hàng tổ chức<br />
<br />
2.949,5<br />
<br />
3.030,7<br />
<br />
81,2<br />
<br />
2,75<br />
<br />
3.092,8<br />
<br />
62,1<br />
<br />
2,05<br />
<br />
3.985,6<br />
<br />
4.123,4<br />
<br />
137,8<br />
<br />
3,46<br />
<br />
4.162,6<br />
<br />
39,2<br />
<br />
0,95<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nguồn: Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
<br />
Hoạt động thanh toán quốc tế: với thế mạnh là<br />
đơn vị đầu mối thanh toán trong khu vực phía<br />
Nam, hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh<br />
đã có những bước phát triển đáng kể, từng bước<br />
nâng cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn TP. Hồ<br />
Chí Minh, điều đó được thể hiện qua doanh số<br />
thanh toán hàng xuất và nhập khẩu luôn đạt ở mức<br />
cao. Thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ<br />
cuộc suy thoái kinh tế, song doanh số thanh toán<br />
xuất nhập khẩu tại chi nhánh vẫn đạt được những<br />
kết quả đáng khích lệ, cụ thể: năm 2012, tổng<br />
doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 350.741<br />
<br />
ngàn USD, giảm 150.833 ngàn USD so với năm<br />
2011, tỷ lệ giảm 30,07%, trong đó: doanh số<br />
thanh toán hàng nhập khẩu là 41.990 ngàn USD,<br />
giảm 22.285 USD so với năm 2011, tỷ lệ giảm<br />
34,7%, doanh số thanh toán hàng xuất đạt 308.751<br />
ngàn USD, giảm 128.548 ngàn USD so với năm<br />
2011, tỷ lệ giảm 29,4%; năm 2013, doanh số<br />
thanh toán hàng nhập đạt 46.098 ngàn USD, tăng<br />
4.108 ngàn USD so với năm 2012, tỷ lệ tăng 9,8%<br />
và doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là 169.216<br />
ngàn USD, giảm 139.535 ngàn USD so với năm<br />
2012, tỷ lệ giảm 45,2% ( xem Bảng 4).<br />
<br />
Bảng 4. Doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu tại Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
Đơn vị tính: ngàn USD<br />
Năm 2011<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Nhập khẩu<br />
Xuất khẩu<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Doanh số<br />
thanh toán<br />
64.275<br />
437.299<br />
501.574<br />
<br />
Năm 2012<br />
Doanh số<br />
thanh toán<br />
41.990<br />
308.751<br />
350.741<br />
<br />
Năm 2013<br />
<br />
Mức tăng,<br />
giảm<br />
<br />
Tỷ lệ tăng,<br />
giảm (%)<br />
<br />
(22.285)<br />
(128.548)<br />
(150.833)<br />
<br />
(34,7)<br />
(29,4)<br />
(30,07)<br />
<br />
Doanh số<br />
thanh toán<br />
46.098<br />
169.216<br />
242.314<br />
<br />
Mức tăng,<br />
giảm<br />
4.108<br />
(139.535)<br />
(108.427)<br />
<br />
Tỷ lệ tăng,<br />
giảm (%)<br />
9,8<br />
(45,2)<br />
30,09<br />
<br />
Nguồn: Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
<br />
4<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 1 – 9<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Biểu đồ 3. Doanh số thanh toán hàng xuất, nhập khẩu tại Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
<br />
500000<br />
400000<br />
300000<br />
200000<br />
100000<br />
<br />
Nguồn: Agribank chi nhánh Sài Gòn<br />
<br />
Cách thức quản lý khách hàng: trên cơ sở thông<br />
tin khách hàng cung cấp, chi nhánh đã xây dựng<br />
cơ sở dữ liệu về khách hàng theo thứ tự: tên khách<br />
hàng, địa chỉ liên hệ, mã số khách hàng, mã số<br />
thuế, loại hình khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp<br />
tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ<br />
phần… trên cơ sở nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân<br />
hàng, Agribank chi nhánh Sài Gòn đã phân loại<br />
cho khách hàng sử dụng từng loại dịch vụ riêng<br />
biệt như: tín dụng, tiền gởi, thanh toán trong<br />
nước, thanh toán quốc tế, thẻ, bảo lãnh… trên cơ<br />
sở khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng, nếu<br />
khách hàng có nhu cầu, chi nhánh cung cấp toàn<br />
bộ thông tin giao dịch của khách hàng đã sử dụng<br />
tại ngân hàng, như thông tin về số dư, chuyển<br />
khoản, số lượng giao dịch, giao dịch, lãi suất, phí<br />
dịch vụ ngân hàng…<br />
<br />
bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như<br />
mở rộng mạng lưới giao dịch, sửa chữa trụ sở giao<br />
dịch khang trang, sạch đẹp hơn… Bên cạnh đó,<br />
hàng năm chi nhánh đều tổ chức chương trình tiết<br />
kiệm dự thưởng với giải đặc biệt là chiếc xe ô tô<br />
trị giá 1 tỷ đồng (hoặc hiện kim có giá trị tương<br />
đương). Ngoài ra, chi nhánh còn đưa ra các<br />
chương trình chăm sóc khách hàng mới như<br />
khuyến mãi lãi suất, quà tặng có giá trị đối với<br />
khách hàng gởi hoặc vay có số dư lớn, doanh số<br />
hoạt động nhiều hoặc khách hàng tiềm năng.<br />
Những giải pháp trên đã thu hút được nhiều sự<br />
chú ý của khách hàng đối với Agribank chi nhánh<br />
Sài Gòn.<br />
4. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ<br />
Thứ nhất, chưa xây dựng được chiến lược cũng<br />
như mô hình quản trị mối quan hệ khách hàng: chi<br />
nhánh chưa xây dựng được chiến lược quản trị<br />
mối quan hệ khách hàng, việc giao tiếp với khách<br />
hàng chủ yếu thực hiện tại các quầy giao dịch làm<br />
cho sự gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng<br />
chưa cao, chưa có chính sách chăm sóc khách<br />
hàng một cách chuyên nghiệp, dẫn đến nhiều<br />
khách hàng khi giao dịch còn phàn nàn hoặc<br />
ngưng giao dịch, ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt<br />
động kinh doanh của chi nhánh.<br />
<br />
Nhằm chăm sóc tốt hơn đối với những khách hàng<br />
quan trọng (hay gọi là khách hàng VIP),<br />
Agribank chi nhánh Sài Gòn đã sao kê số dư tiền<br />
gởi, tiền vay và dịch vụ thanh toán quốc tế trong<br />
từng thời kỳ để làm cơ sở chăm sóc khách hàng,<br />
đối tượng cụ thể chăm sóc khách hàng được tính<br />
dựa trên cơ sở số dư trong một giai đoạn cụ thể từ<br />
đó làm cơ sở để tính toán định mức cụ thể để có<br />
kế hoạch chăm sóc, cụ thể: đối với khách hàng<br />
tiền gởi là cá nhân có số dư bình quân trong 1<br />
năm là 5 tỷ đồng, khách hàng tổ chức là 20 tỷ<br />
đồng (đối với tiền gởi; tiền vay là 10 tỷ đồng đối<br />
với cá nhân và 50 tỷ đồng đối với tổ chức; dư nợ<br />
không thuộc đối tượng là nợ xấu) là đối tượng<br />
thuộc đối tượng chăm sóc. Những đối tượng<br />
khách hàng này vào ngày lễ, sinh nhật hay ngày<br />
thành lập, chi nhánh đều tặng hoa và món quà có<br />
ý nghĩa để tặng khách hàng.<br />
<br />
Thứ hai, chính sách quản trị mối quan hệ khách<br />
hàng còn hạn chế, cụ thể là chi nhánh chưa xây<br />
dựng hệ thống các văn bản về quản trị mối quan<br />
hệ khách hàng, làm cho việc quản trị mối quan hệ<br />
khách hàng chưa thực sự bài bản; chưa đưa ra<br />
được tiêu chí để phân loại khách hàng từ đó có<br />
chính sách chăm sóc riêng biệt cho từng nhóm<br />
khách hàng; các bộ phận nghiệp vụ khi chăm sóc<br />
khách hàng còn có sự chồng chéo với nhau, ngay<br />
cả các thành viên trong cùng một phòng cũng<br />
chưa phân biệt được rõ chức năng, nhiệm vụ của<br />
mình là gì.<br />
<br />
Để mở rộng khách hàng ngày càng tốt hơn, trong<br />
những năm qua, Agribank chi nhánh Sài Gòn đã<br />
đưa ra nhiều giải pháp để mở rộng khách hàng<br />
5<br />
<br />