Quản trị nhân sự : Chương 5 Quản trị chiến lược - Hoàng Thị Thùy Dương
lượt xem 9
download
Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị nhân sự : Chương 5 Quản trị chiến lược - Hoàng Thị Thùy Dương
- 9/13/2011 Hoàng Thị Thùy Dương Bộ môn quản trị nhân sự - ĐH Ngoai Thương NỘI DUNG I – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ? II – QUI TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC III – CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY 1
- 9/13/2011 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Chiến lược là gì? Chiến lược là tập hợp của các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (McKinsey, 1978). Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên quan. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Quản trị chiến lược là gì? Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dài hạn của một tổ chức. Quản trị chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó 2
- 9/13/2011 TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Xác định rõ ràng mục tiêu, hướng đi Phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả Gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn. QUI TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 3
- 9/13/2011 Bước1. Xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của tổ chức Sứ mạng: bản tuyên bố về mục đích của tổ chức Tầm nhìn: vị trí mà tổ chức mong có được Mục tiêu và các chiến lược hiện tại của công ty sẽ trở thành những tiêu chí đo lường hiệu quả làm việc cho mỗi nhân viên Bước 2. Phân tích môi trường Phân tích trên cả hai loại môi trường: Môi trường ngành (môi trường tác nghiệp) Môi trường chung Tác dụng: hiểu rõ những gì đang diễn ra trong môi trường bên ngoài và nhận biết được các xu hướng quan trọng có tác động đến tổ chức. 4
- 9/13/2011 Bước 3. Xác định các cơ hội và thách thức Cơ hội là những hướng có tác động tích cực đến hoạt động của công ty. Thách thức là những hướng có tác động tiêu cực đến công ty từ môi trường bên ngoài Phân tích môi trường cơ hội và thách thức Bước 4. Phân tích các nguồn lực của tổ chức Nguồn lực bên trong tổ chức: - Tài sản hữu hình - Tài sản vô hình - Nhân lực Chuỗi giá trị Năng lực cốt lõi Thành quả đã đạt được ... 5
- 9/13/2011 Bước 5. Xác định điểm mạnh, điểm yếu Điểm mạnh là bất kỳ hoạt động nào mà tổ chức thực hiện tốt hoặc bất kỳ nguồn lực nào có tính đặc biệt. Điểm yếu là các hoạt động tổ chức không làm tốt hoặc những nguồn lực tổ chức cần nhưng không có Phân tích nguồn lực điểm mạnh, điểm yếu. Bước 3 + Bước 5: Ma trận SWOT Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức 6
- 9/13/2011 Bước 6. Xây dựng chiến lược Sau khi xác định rõ những cơ hội của tổ chức, nhà quản trị cần thiết lập các chiến lược phát triển. Bước 6 kết thúc khi nhà quản trị lựa chọn được một chiến lược tốt giúp cho tổ chức mình có được những lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh Bước 7. Thực hiện chiến lược Các phương pháp triển khai chiến lược: - Xây dựng cơ cấu tổ chức - Tiến hành các hoạt động tuyển dụng và quản lý nhân sự - Nâng cao hiệu quả lãnh đạo và động viên nhân viên. 7
- 9/13/2011 Bước 8. Đánh giá kết quả Chiến lược của tổ chức có hiệu quả hay chưa? Nếu có sai sót thì ở khâu nào?... Đưa ra sửa chữa, thay đổi nếu cần thiết. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY 8
- 9/13/2011 CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY Nhằm xác định những lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp nên tham gia hoặc muốn tham gia vào Phân loại: Chiến lươc ổn định Chiến lược tăng trưởng Chiến lược suy giảm Chiến lược ổn định Chiến lược ổn định là gì? không có những thay đổi đáng kể các nhà quản trị tiếp tục những lĩnh vực mà họ đang làm và rất e dè chuyển sang hoạt động ở các lĩnh vực khác. Khi nào thì nhà quản trị nên theo đuổi chiến lược ổn định? hoạt động của tổ chức là thỏa đáng môi trường không thay đổi 9
- 9/13/2011 Chiến lược tăng trưởng Chiến lược tăng trưởng là chiến lược cấp công ty nhằm tìm kiếm những cách thức để làm tăng mức độ hoạt động của một tổ chức. Các loại chiến lược tăng trưởng: Tăng trưởng trực tiếp (tăng trưởng tập trung) Tăng trưởng thông qua hội nhập dọc - Hội nhập dọc ngược chiều - Hội nhập dọc xuôi (thuận) chiều - Hội nhập cả hai chiều Tăng trưởng thông qua hội nhập ngang Tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa - Đa dạng hóa có liên quan - Đa dạng hóa không liên quan. Chiến lược suy giảm Chiến lược suy giảm là chiến lược cấp công ty nhằm mục đích giảm qui mô hoặc mức độ đa dạng các hoạt động của công ty. Khi công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, chiến lược suy giảm giúp công ty ổn định hoạt động, củng cố các nguồn lực và năng lực sản xuất, sẵn sàng để tiếp tục cạnh tranh. 10
- 9/13/2011 Ma trận SWOT và các chiến lược tổng quát Điểm mạnh có giá trị Chiến lược tăng trưởng Chiến lược ổn định Tình trạng của doanh nghiệp Điểm yếu cơ bản Chiến lược suy giảm Nhiều Nhiều đe cơ hội Tình trạng môi trường doạ Phân tích danh mục vốn đầu tư của doanh nghiệp 11
- 9/13/2011 Chiến lược phát triển dựa trên ma trận BCG và sơ đồ vòng đời sản phẩm. Giai đoạn “bò sữa”: thu lợi nhuận về càng nhiều càng tốt, hạn chế đầu tư thêm và sử dụng nguồn lợi nhuận hiện có để đầu tư cho các sản phẩm có tiềm năng. Giai đoạn “ngôi sao”: mở rộng đầu tư, khả năng sinh lời chủ yếu dựa vào nguồn lực của tổ chức nhiều hay ít. Giai đoạn “con chó”: không có triển vọng phát triển bán rẻ hay thanh lý. Giai đoạn “dấu hỏi”: cân nhắc và đưa ra quyết định bán rẻ hay đầu tư phát triển. Chiến lược cấp ngành kinh doanh Chiến lược cấp ngành kinh doanh xác định cách thức một công ty cạnh tranh trong từng lĩnh vực hoạt động của mình. Phân loại: Chiến lược chi phí thấp Chiến lược khác biệt hóa Chiến lược tập trung 12
- 9/13/2011 Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế riêng biệt làm cho công ty nổi trội hơn, nó bắt nguồn từ khả năng cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp – khả năng doanh nghiệp có thể làm được hoặc làm tốt hơn những việc mà các đối thủ khác không làm được. Các nhà quản trị cần phải lựa chọn một chiến lược có thể giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 13
- 9/13/2011 Chiến lược chi phí thấp Một công ty được coi là áp dụng chiến lược chi phí thấp khi công ty đó theo đuổi việc sản xuất với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Điều kiện áp dụng: Giá là yếu tố quan trọng đối với người mua Sản phẩm tương đối đồng nhất Sản xuất với quy mô lớn Chiến lược khác biệt hóa Chiến lược tạo sự khác biệt cung cấp những sản phẩm có những tính năng hoặc đặc điểm khác biệt và nổi trội đối với những sản phẩm của đối thủ. Cho phép doanh nghiệp có thể định giá cao Chi phí không phải là yếu tố quan trọng. Nhận ra nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn nhứng nhu cầu đó. 14
- 9/13/2011 Chiến lược tập trung Chiến lược tập trung nhằm vào lợi thế về chi phí (tập trung dựa trên chi phí) hoặc lợi thế khác biệt hóa (tập trung dựa trên khác biệt hóa) trên những phân đoạn thị trường hẹp. Mục tiêu: khai thác được hết tiềm năng của 1 phân đoạn thị trường hẹp (phân đoạn dựa trên: số lượng sản phẩm, loại người tiêu dùng cuối cùng, kênh phân phối, hoặc vị trí địa lý của người mua) Định vị chiến lược 15
- 9/13/2011 Chiến lược cấp chức năng Chiến lược cấp chức năng nhằm thực hiện chiến lược cấp ngành kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp từ lâu đã có những phòng ban chức năng như sản xuất, marketing, quản lý nhân sự, nghiên cứu và phát triển, phòng tài vụ…thì những chiến lược của các phòng ban này là nhằm để thực hiện chiến lược cấp công ty Chiến lược R&D Dựa vào chiến lược cạnh tranh cấp ngành để xác đinh các vấn đề: - Ngân sách cho R&D - Nguồn lực đầu tư cho R&D - Các hoạt động R&D trọng tâm … 16
- 9/13/2011 Chiến lược nhân sự Dựa vào chiến lược cạnh tranh cấp ngành để xác đinh các vấn đề: - Tuyển dụng và bố trí nhân sự - Đào tạo và phát triển nghề nghiệp - Hệ thống kiểm tra đánh giá nhân lực - Chính sách động viên nhân viên … 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP
49 p | 3519 | 1572
-
CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP
50 p | 1361 | 656
-
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP
55 p | 1423 | 632
-
Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực - Nhà quản trị nhân sự
217 p | 626 | 226
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - ĐH Mở TP. HCM
109 p | 589 | 152
-
Quản trị nhân sự - Chương 2
5 p | 263 | 117
-
Quản trị nhân sự - Chương 7
27 p | 184 | 39
-
Bài giảng Lý thuyết quản trị hiện đại: Chương 6 - TS. Nguyễn Ngọc Thắng
17 p | 171 | 16
-
Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Nghiệp vụ bán hàng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Năm 2020)
159 p | 22 | 14
-
Giáo trình Quản trị nhân sự - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu
95 p | 53 | 12
-
Tầm quan trọng của công tác quản trị nhân sự tại Petrolimex
22 p | 35 | 9
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 5: Quản trị nhân sự
21 p | 123 | 8
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực và pháp luật về quản trị nhân sự: Chương 1 - Phạm Hoàng Linh
33 p | 52 | 8
-
Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
164 p | 31 | 7
-
Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
92 p | 34 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý quản trị kinh doanh: Chương 5 (phần 2) - Nguyễn Hải Sản
21 p | 63 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 5: Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
11 p | 11 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý quản trị kinh doanh: Chương 5 (phần 1) - Nguyễn Hải Sản
10 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn