Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm trong mô hình trường học mới VNEN
lượt xem 92
download
Mô hình trường học mới VNEN tập trung vào đổi mới sư phạm, đó là đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới phương pháp tổ chức lớp học. Vậy trong công tác chủ nhiệm thì mô hình này có những thuận lợi và khó khăn nào? Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến kinh nghiệm để tìm hiểu nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm trong mô hình trường học mới VNEN
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN MỤC LỤC NỘI DUNG Mục lục I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng a. Thuận lợi, khó khăn b. Thành công, hạn chế c. Mặt mạnh, mặt yếu d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu III. Kết luận, kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện Tài liệu tham khảo 3 TRANG 3 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 7 8 8 9 10 10 10 16 16 17 18 19 19 20 21 22 Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Mô hình dạy học VNEN hiện nay đã và đang áp dụng khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo xa xôi... Mô hình Trường học mới tại Việt Nam được triển khai trên toàn quốc là một bước đột phá trong việc đổi mới, cải cách giáo dục, hy vọng mở ra cho nền giáo dục Việt Nam một lối đi đúng hướng để cùng hòa nhập với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới, đáp ứng với sự phát triển chung của xã hội, là một nỗ lực trong việc hình thành thế hệ trẻ Việt Nam là những công dân toàn cầu. Có thể nói, mô hình này đã trở thành yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội, đòi hỏi sự chung tay của các cấp, các ngành. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã áp dụng Mô hình trường học mới gần 3 năm và đã gặt hái được nhiều thành tích được các cấp, các ngành ghi nhận. Đối với bản thân tôi cũng tham gia thực hiện dạy học theo mô hình này gần 2 năm nên đã dần quen với việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức lớp học theo tinh thần VNEN. Qua thời gian thực hiện dạy học theo Mô hình trường học mới, tôi nhận thấy để công tác dạy học theo hướng đổi mới thành công thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN” đúc kết từ hai năm qua để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN Đối tượng nghiên cứu là tập thể học sinh, phụ huynh lớp 4D năm học 2013 - 2014, tập thể học sinh, phụ huynh lớp 5D năm học 2014 – 2015 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Quảng Điền. 5.Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thực hành Phương pháp điều tra Phương pháp thống kê, tổng hợp II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Trường học mới VNEN là nơi học sinh cùng học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Ở đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình đẳng. Ở đó, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình. Mô hình trường học mới tập trung vào đổi mới sư phạm: đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới phương pháp tổ chức lớp học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng quyết định thành công của quá trình dạy học theo mô hình này. 2.Thực trạng a. Thuận lợi- khó khăn Thuận lợi Mô hình trường học mới đã được triển khai và áp dụng ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã gần 3 năm nên cả giáo viên và học sinh đã quen với hoạt động dạy - học theo mô hình VNEN. Đại đa số học sinh trong lớp là con em của người dân trong địa bàn ( 1 em ở huyện Lắk), không có dân tộc thiểu số, là một thuận lợi lớn trong quá trình dạy học của thầy trò chúng tôi. Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp và sự ủng hộ của đa số cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng xã hội là động lực giúp cho công tác dạy học và giáo dục của nhà trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng mang lại nhiều thành công đáng kể. Khó khăn Học sinh thuộc vùng địa bàn là nông thôn nên khả năng giao tiếp, các kĩ năng xã hội để đáp ứng yêu cầu vẫn còn hạn chế. 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN Việc trang trí lớp học, đồ dùng học tập theo mô hình này cũng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư nhiều thời gian hơn so với các lớp học bình thường. Phòng học còn chật chưa đáp ứng được yêu cầu các hoạt động dạy học. Việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học chung cả lớp sang phương pháp học tập tích cực (chủ yếu theo nhóm) lúc đầu đã không khỏi gây nhiều khó khăn cho những giáo viên chủ nhiệm như tôi trong việc khắc phục hiện tượng giảng giải, thuyết trình nhiều trước lớp. Học sinh chưa làm quen với việc tự quản, tự chiếm lĩnh kiến thức,… Phụ huynh học sinh cũng mang một tâm lý hoang mang, sợ con em mình không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh còn hạn chế về năng lực học tập. Một số bộ phân cha mẹ học sinh còn chưa nhiệt tình ủng hộ mô hình dạy học này. Một số gia đình học sinh còn “khoán trắng” công tác dạy học và giáo dục cho nhà trường. b. Thành công - hạn chế Thành công Qua thời gian áp dụng Mô hình trường học mới tôi nhận thấy học sinh của tôi đã phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Các em còn phát huy tốt các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học, ngoài ra còn giúp các em có tinh thần trách nhiệm và biết phấn đấu làm chủ quá trình học tập của mình. Còn đối với giáo viên chủ nhiệm như tôi cũng không còn vất vả trong việc thuyết trình, giảng giải trước lớp. Vai trò của tôi chỉ còn là người quan sát, hỗ trợ các em học tập. Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng thì họ đã có trách nhiệm hơn trong việc phối hợp, hỗ trợ nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy học, giáo dục con em mình. Đồng thời cha mẹ học sinh còn được tiếp nhận, bổ sung tri thức từ nhà trường thông qua học sinh. Nhiều phụ huynh học sinh khá hài lòng về kết quả của con em mình khi theo học Mô hình VNEN. Hạn chế Trong công tác chủ nhiệm tôi cũng còn thấy một số hoạt động còn chưa hiệu quả như: Học sinh sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học trong lớp còn hình thức, chưa thật sự hiệu quả. Việc ngồi học theo nhóm trong suốt buổi học là điều kiện cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng và còn ỷ lại vào những bạn khá, giỏi. c. Mặt mạnh- mặt yếu 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN Mặt mạnh Mô hình trường học mới tôi nhận thấy bản thân mình đã dần khắc phục được cách dạy học áp đặt một chiều và lối học thụ động của học sinh. Cách thức tổ chức lớp học theo các nhóm đã tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, khám phá, tự lĩnh hội kiến thức. Mối quan hệ, tương tác giữa học sinh với giáo viên, và quan hệ giữa học sinh với nhau được tăng cường. Việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong Mô hình trường học mới diễn ra thuận lợi. Tiến độ hoàn thành yêu cầu của những đối tượng học sinh khá giỏi trong lớp so với các bạn khác là nhanh hơn nên các em có thời gian để tìm hiểu khám phá những yêu cầu mới cao hơn so với các bạn thông qua những bài tập nâng cao mà giáo viên đã chuẩn bị. Phong trào cùng học theo con, cùng dạy cho con ở mỗi gia đình trong địa phương càng phát triển và nhân rộng. Mặt yếu Giáo viên giảng dạy và tổ chức lớp học còn theo khuôn mẫu, rập khuôn, thiếu sáng tạo bởi tài liệu dạy học đã được hướng dẫn tỉ mỉ, giáo viên cứ thế mà làm theo. Ngoài ra, không phải học sinh nào cũng phù hợp để tham gia mô hình này. Với những em có lực học chưa tốt, tiếp thu chậm thì việc để các em tự học để theo kịp các bạn trong nhóm là khá vất vả. Năng lực hướng dẫn, giảng giải bài giúp bạn của các nhóm trưởng cũng như của các thành viên trong nhóm hạn chế thì giáo viên phải tham gia trợ giúp cho những em có lực học chưa tốt ở các nhóm trở nên vất vả bội phần. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Qua thời gian thực hiện Mô hình trường học mới, tôi nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của quá trình dạy học đó là yếu tố người dạy và người học (giáo viên và học sinh). Đối với người giáo viên, phải không ngại đổi mới, không ngại loại bỏ thói quen dạy theo lối giảng giải, thuyết trình mà phải thật sự coi trọng việc tự chủ, tự học của học sinh; phải khuyến khích học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới thông qua nhóm học tập, cặp đôi hay quá trình tự học của mình. Đối với học sinh, các em phải rèn luyện tính tự lập, tự chủ, tự tin trong việc chiếm lĩnh tri thức mới; phải nhạy bén hợp tác với bạn bè, thầy cô cũng như gia đình trong quá trình tự học, tự rèn luyện. Ngoài ra cơ sở vật chất cũng góp phần quan trọng trong mô hình dạy học này. Với cách bố trí các nhóm học tập, các công cụ hỗ trợ trong lớp học thì đòi hỏi 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” cho đội viên của Trường THCS Xuân Giang
34 p | 1029 | 274
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm lớp 1D - Nguyễn Thị Bé Chính
6 p | 404 | 82
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác tổ chức kế toán tại trường THPT Tam Phước - tỉnh Đồng Nai
65 p | 422 | 75
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm giỏi
7 p | 261 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Than Uyên
23 p | 301 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư ở Trường THPT Xuân Lộc
68 p | 190 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Văn thư- Lưu trữ trong trường học
19 p | 42 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển đảng viên tại Đảng bộ xã Phổ Thuận
10 p | 65 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp và kĩ năng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
16 p | 26 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Thực trạng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ
20 p | 53 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm học sinh trường THCS Phan Đình Phùng
14 p | 58 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Công Đoàn nhằm nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường học
46 p | 40 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội ở trường Tiểu học
31 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường Tiểu học
14 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trường TH Dray Sáp
29 p | 58 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) tại trường tiểu học Krông Ana
23 p | 68 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn