Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Âm nhạc lớp 3 hiện hành theo định hướng chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 3 - Trường TH&THCS Lê Quý Đôn
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Dạy học Âm nhạc lớp 3 hiện hành theo định hướng chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 3 - Trường TH&THCS Lê Quý Đôn" nhằm khảo sát thực trạng dạy học môn Âm nhạc lớp 3 theo chương trình hiện hành. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ÂN lớp 3 ở trường TH và THCS Lê Quý Đôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Âm nhạc lớp 3 hiện hành theo định hướng chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 3 - Trường TH&THCS Lê Quý Đôn
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Dạy học Âm nhạc lớp 3 hiện hành theo định hướng chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 3 - Trường TH&THCS Lê Quý Đôn Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học xã hội và nhân văn Tác giả: Hoàng Ngọc Anh Thơ Trình độ chuyên môn: Ths Âm nhạc Chức vụ: Tổ trưởng tổ Âm nhạc - Múa Nơi công tác: Trường CĐSP Lạng Sơn Điện thoại liên hệ: 0939.396.396 Địa chỉ thư điện tử: hoangleminhanh3103@gmail.com Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: CSTĐ cơ sở Lạng Sơn, năm 2022
- 2 MỤC LỤC Trang Tóm tắt sáng kiến 3 Các từ viết tắt 4 Danh mục bảng biểu 4 I. MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn sáng kiến 5 2. Mục tiêu của sáng kiến 6 3. Phạm vi của sáng kiến 6 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 1. Cơ sở lý luận 6 2. Cơ sở thực tiễn 13 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 14 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 14 1.1. Học hát 14 1.2. Phát triển khả năng âm nhạc 17 2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu được 22 2.1. Tính mới, tính sáng tạo 22 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến 23 IV. KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 PHỤ LỤC 28
- 3 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Năm học 2021 - 2022, lớp 3 vẫn thực hiện theo chương trình SGK hiện hành. Nếu GV không có sự cải tiến trong dạy học đối với các môn trong đó có môn Âm nhạc lớp 3 hoặc lớp 4, 5 các em sẽ bị chậm một bước so với việc tiếp cận chương trình GDPT 2018 khi mà SGK cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực cũng sẽ bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ năm học 2021 – 2022. Để đạt hiệu quả trong giảng dạy các hoạt động âm nhạc, chúng tôi kết hợp áp dụng các nội dung và PPDH theo chương trình GDPT 2018 vào dạy học cho các em lớp 3 nhằm giúp học sinh hào hứng tiếp cận đón đầu các nội dung mới cũng như cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái thiện trong âm nhạc bằng cách tự do khám phá dưới sự định hướng của giáo viên. Từ đó, các em ngày càng yêu thích, say mê với bộ môn, yêu nghệ thuật, hướng tới chân – thiện – mĩ và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sáng kiến mang lại những hiệu quả về xã hôi, tạo hứng thú cho người dạy và người học và góp phần nâng cao hiệu quả tiết học âm nhạc. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong dạy học môn Âm nhạc tại Trường TH&THCS Lê Quý Đôn.
- 4 CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐSP: Cao đẳng sư phạm GDPT 2018: Giáo dục phổ thông 2018 GV: Giáo viên PPGD âm nhạc: Phương pháp giáo dục âm nhạc PPDH: Phương pháp dạy học SGK: Sách giáo khoa TH&THCS: Tiểu học và Trung học cơ sở DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH STT Tên Nội dung 1 Bảng 1 Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm ở nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng 2 Bảng 2 Bảng tổng hợp kết quả môn Âm nhạc giữa học kỳ 2 năm học 2021 - 2022 3 Hình 1 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi 4 Hình 2 Bài học trên kênh Musical Notation - Learning Music for Kids 5 Hình 3 Bài học trên kênh Music Lesson Compilation for Kids 6 Hình 4 Bài học trong chương trình “Là La Lá” trên kênh giáo dục VTV7 7 Hình 5 Dạy nốt qua ký hiệu bàn tay (hand sign)
- 5 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh (HS) có năng khiếu âm nhạc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hòa về thể chất và tinh thần. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn Giáo dục cơ bản và giai đoạn Giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giáo dục âm nhạc đối với cấp Tiểu học thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản. Âm nhạc là môn học bắt buộc bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, thường thức âm nhạc, trải nghiệm và khám phá (vận dụng – sáng tạo). Chương trình giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Năm học 2021 – 2022 là năm thứ hai sử dụng bộ sách mới cho cấp Tiểu học đối với lớp 1 và lớp 2, trong đó có bộ môn Âm nhạc. Tuy nhiên, trong năm học này lớp 3 vẫn thực hiện theo chương trình SGK hiện hành. Nếu GV không có sự cải tiến trong dạy học đối với môn Âm nhạc lớp 3 hoặc lớp 4,5 các em sẽ bị chậm một bước so với việc tiếp cận chương trình GDPT 2018 khi mà SGK cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực cũng sẽ bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ năm học 2021 – 2022. Vì vậy, để đạt hiệu quả trong giảng dạy các
- 6 hoạt động âm nhạc, giáo viên có thể kết hợp áp dụng các nội dung và PPDH theo chương trình GDPT 2018 vào dạy học cho các em ngay từ lớp 2. Qua đó, một mặt để học sinh hào hứng tiếp cận đón đầu các nội dung mới, mặt khác, với cách áp dụng đó, học sinh sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái thiện trong âm nhạc bằng cách tự do khám phá dưới sự định hướng của GV. Từ đó, các em ngày càng yêu thích, say mê với bộ môn, yêu nghệ thuật, hướng tới chân – thiện – mĩ và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: Dạy học Âm nhạc lớp 3 hiện hành theo định hướng chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 3 - Trường TH&THCS Lê Quý Đôn làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục tiêu của sáng kiến Khảo sát thực trạng dạy học môn ÂN lớp 3 theo chương trình hiện hành. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ÂN lớp 3 ở trường TH và THCS Lê Quý Đôn. 3. Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng nghiên cứu: Dạy học Âm nhạc lớp 3 hiện hành theo định hướng của chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 3 - Trường TH&THCS Lê Quý Đôn. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2021 đến tháng 3 năm 2022 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò của các hoạt động âm nhạc đối với học sinh tiểu học 1.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ Giáo dục âm nhạc trước hết là thực hiện mục tiêu giáo dục thẩm mĩ bởi âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho học sinh. Lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc giúp học sinh tưởng tượng, tập nói lên cảm xúc của mình, bằng âm nhạc học sinh có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng. Tiếp xúc với các hoạt động âm nhạc (ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc) tác động ở học sinh những nhận xét, trao đổi, sự cảm nhận về ý nghĩa lời ca, giai điệu, tiết tấu…
- 7 qua đó học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc. Đó chính là ý nghĩa giáo dục thẩm mĩ. Tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho học sinh những sự ham thích, xuất hiện dần quan hệ lựa chọn, đó chính là cơ sở của việc hình thành thị hiếu âm nhạc. Do đó các bài hát giản dị, có tính nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở học sinh thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mĩ, đạo đức tốt đẹp. Âm nhạc nói chung đặc biệt hoạt động ca hát nói riêng có sức mạnh lôi cuốn tâm hồn, tình cảm của người trong đời sống xã hội, nhất là đối với học sinh. Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảm hóa con người cùng hướng tới cái đẹp. 1.1.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức Lời ca trong các tác phẩm âm nhạc giàu hình ảnh, phong phú và mang đậm chất trữ tình. Chính vì vậy nó đã giúp học sinh phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, về tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước.... từ đó gợi mở cho học sinh về cách ứng xử, giao tiếp hay nói cách khác là giáo dục học sinh đạo đức làm người. Những bài dân ca, đồng dao khác nhau của các dân tộc Việt Nam phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục tập quán sẽ cho học sinh những hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam, bồi dưỡng cảm xúc trữ tình, lòng tự hào về văn hóa dân tộc. Tham gia các hoạt động âm nhạc tạo cho các em học sinh niềm vui, sự hồn nhiên, đoàn kết, tự tin hơn... Hình thức hoạt động âm nhạc phong phú, đa dạng tổ chức cho học sinh ở trường tiểu học (cá nhân, tập thể, múa hát, trò chơi âm nhạc....) rèn cho học sinh tính tổ chức, sự tập chung chú ý, phản ứng nhanh, tính kiên trì, biết nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau... Có ý kiến cho rằng: giáo dục âm nhạc - đó không phải là đào tạo nhạc công mà là đào tạo con người. Vì vậy, âm nhạc là điều kiện góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học. 1.1.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ
- 8 Nghệ thuật âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần mà còn có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển trí tuệ của học sinh. Tiến sĩ Hovard Garner cho rằng: “Thông minh âm nhạc là một trong bảy trí thông minh ban đầu của con người”. Ở học sinh tiểu học, các hình thức tư duy trực quan hành động, trực quan hình tượng và tư duy trừu tượng được biểu hiện trong bất kỳ hoạt động nào, trong đó có âm nhạc. Tiếp xúc với âm nhạc, học sinh dần dần có khả năng tổng hợp cùng với tư duy logic. Ví dụ, khi nghe được các thể loại âm nhạc khác nhau học sinh có thể tổng hợp, nhận biết được như hát ru có tính êm dịu tình cảm, còn hành khúc có tính mạnh mẽ... Âm nhạc giúp phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại. Khả năng ghi nhớ âm nhạc thông qua độ nhạy cảm của tai nghe âm nhạc và sự phối hợp các thao tác của tư duy. Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong các hoạt động âm nhạc cũng có vai trò trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Để thuộc một bài hát bên cạnh việc ghi nhớ lời ca, HS cần đến sự nhạy cảm của tai nghe để tập trung chú ý nghe và nhận biết đặc điểm phát triển của giai điệu như sự cao - thấp, mạnh - nhẹ, sắc thái... Đồng thời cần có sự phối hợp của tư duy để ghi nhớ tác phẩm. Bên cạnh đó các hoạt động âm nhạc còn có tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén cho học sinh, tăng cường sự nhận thức của học sinh về thế giới xung quanh, kích thích khả năng độc lập tích cực và thức dậy ở học sinh khả năng tưởng tượng, sự sáng tạo trên cơ sở những hiểu biết, kinh nghiệm mà học sinh đã quan sát và thu thập. Ngoài ra theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California - Irvine, Hoa Kỳ thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong lĩnh vực khoa học Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh của học sinh đến 46% so với những đứa học sinh không được lớn lên cùng âm nhạc. Giáo dục âm nhạc có vai trò quan trọng thúc đẩy trí tuệ học sinh được hoạt động tích cực. 1.1.4. Âm nhạc tác động đến sự phát triển sinh lý của học sinh
- 9 Nghe, vận động âm nhạc giúp học sinh tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toàn thân khi có nhạc kèm theo tạo cho học sinh sự mềm dẻo nhịp nhàng, có ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ. Nghe nhạc đúng mức, phù hợp làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo. Hát giúp phát triển thể lực, củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, hô hấp, hình thành giọng hát. Sự nhạy cảm của tai nghe âm nhạc thể hiện qua tư thế ca hát đúng tạo cho học sinh những hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi vận động thể chất ở học sinh tiểu học. Ngoài ra theo những nghiên cứu mới đây, những học sinh được tiếp xúc với âm nhạc sẽ có thể tiêu hóa tốt hơn do cảm giác thư giãn trong và sau khi nghe nhạc. Tác động của nó là hiệu quả trao đổi chất và cuối cùng là sự gia tăng trọng lượng diễn ra tốt hơn… Tóm lại, giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực. Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng giáo dục của âm nhạc đối với học sinh lứa tuổi tiểu học, điều cần thiết thực hiện đó là cần tiến hành tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho các em. Tác dụng của môn Âm nhạc đối với học sinh trong nhà trường là điều không thể phủ nhận, bởi đây là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ GD đạo đức, thẩm mỹ nhằm góp phần GD học sinh toàn diện, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người, là môn học không thể thiếu được. 1.2. Một vài đặc điểm của học sinh lớp 3 1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý Học sinh lớp 3 thường vào khoảng 8-9 tuổi và được xem như giai đoạn giáo dục quan trọng. Trong độ tuổi này, học sinh thường có khả năng tiếp thu kiến thức bài học rất nhanh. Các kiến thức, kỹ năng xã hội cũng dần hoàn thiện. Lúc này tri giác phát triển nhanh và dần hoàn thiện, trí nhớ và khả năng ghi nhớ có sự tiến bộ rõ rệt, tư duy phát triển, trí tưởng tượng cũng trở nên
- 10 phong phú hơn, tư duy trừu tượng và khả năng khái quát vấn đề dần hoàn thiện, khả năng ngôn ngữ phát triển hơn hẳn so với giai đoạn trước. 1.2.2. Đặc điểm âm nhạc Ở lứa tuổi học sinh lớp 3, tai nghe các em khá tinh, tay chân mềm mại thuận lợi cho làm các động tác múa, vận động theo nhạc. Tuy nhiên, sự hứng thú, năng lực tiếp thu và hoạt động âm nhạc của các em trong cùng một lớp không hoàn toàn giống nhau. Cũng như các lứa tuổi khác ở cấp học tiểu học, ca hát là một nhu cầu không thể thiếu được đối với các em học sinh lớp 3. Về giọng hát: Bộ phận phát thanh phát triển còn chậm, dung lượng không khí chứa trong phổi của các em nam và nữ tương đương nhau. Tầm cữ giọng hát các em nam và nữ gần giống nhau. Về phẩm chất giọng hát các em có thể tạm chia các loại: - Giọng vang, sáng, khỏe, đôi khi hơi chói. - Giọng vang, êm, nhẹ, có nhạc cảm, âm sắc dễ chịu. - Giọng tối, mờ, nhỏ, hay rung. - Giọng rè, khàn, kém chuẩn xác. Tầm cữ giọng hát: Giọng hát của học sinh lớp 3 đẹp ở tầm âm từ nốt Son (quãng tám nhỏ) tới nốt Si giáng ở quãng tám thứ nhất. 1.3. Vài nét về chương trình giáo dục âm nhạc lớp 3 hiện hành Về khung chương trình quy định môn Âm nhạc lớp 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung môn Âm nhạc lớp 3 theo chương trình hiện hành bao gồm hai mảng: Học hát và Phát triển khả năng âm nhạc. * Nội dung học hát: - Học hát Quốc Ca Việt Nam, học 11 bài hát ngắn gọn âm vực trong phạm vi quãng 9 đến quãng 10, nhịp 2/4, 3/4, 3/8, 4/4. Các bài hát có nội dung phù hợp với độ tuổi lớp 3, trong đó chọn 1 - 2 bài dân ca Việt Nam, 1 - 2 bài hát nước ngoài.
- 11 - Tập các kỹ năng ca hát đã học. Tập hát ngân giọng. Bước đầu tập hát diễn cảm theo tốc độ và sắc thái tình cảm của bài. Tập đánh nhịp 2/4. - Tập hát kết hợp vận động phụ họa hoặc trò chơi âm nhạc. * Nội dung phát triển khả năng âm nhạc: - Nghe một số bài gồm: Dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc nhạc không lời. - Giới thiệu hình dáng và nghe âm sắc một vài nhạc cụ dân tộc như: bầu, nguyệt tranh (thập lục), tam thập lục. - Nghe kể 1 - 2 câu chuyện về âm nhạc. - Tập nhận biết tên nốt nhạc vị trí các nốt nhạc trên khuông qua các trò chơi âm nhạc. - Tập nhận biết hình nốt nhạc: đen, trắng, móc đơn và các dấu lặng đen, lặng đơn. - Tập nói tên nốt và hình nốt trên khuông. Tóm lại, nội dung chủ yếu là dạy hát với 11 bài hát theo quy định và 2 bài hát thuộc nội dung tự chọn của giáo dục địa phương. 11 bài hát quy định trong chương trình Âm nhạc lớp 3 hiện hành bao gồm: STT Tên bài hát Tác giả 1 Quốc ca Việt Nam Văn Cao 2 Bài ca đi học Phan Trần Bảng 3 Đếm sao Văn Chung 4 Gà gáy Dân ca Cống (Lai Châu); Lời mới: Huy Trân 5 Lớp chúng ta đoàn kết Mộng Lân 6 Con chim non Dân ca Pháp 7 Ngày mùa vui Dân ca Thái; Lời mới: Hoàng Lan 8 Em yêu trường em Hoàng Vân 9 Cùng múa hát dưới trăng Hoàng Lân 10 Chị ong nâu và em bé Tân Huyền 11 Tiếng hát bạn bè mình Lê Hoàng Minh * Về mức độ cần đạt: - Học sinh biết tên bài bài tên tác giả, có thái độ chăm chú vào hứng khi hát và nghe nhạc.
- 12 - Học sinh biết kể tóm tắt nội dung câu chuyện. - Học sinh biết hình dáng và được nghe âm thanh của đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh (thập lục), đàn tam thập lục. - Biết tên gọi nốt nhạc và tập viết nốt nhạc trên khuông 1.4. Vài nét về chương trình giáo dục âm nhạc GDPT 2018 Chương trình môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). 1.4.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Chương trình môn Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. Hình 1
- 13 1.4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù - Năng lực thể hiện âm nhạc: + Bước đầu biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái tình cảm của bài hát. + Đọc nhạc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ. + Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu và giai điệu. - Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: + Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, phân biệt được sự khác nhau trong từng thuộc tính âm nhạc. + Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. + Nhận biết được câu đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng, nhận biết được sự giống nhau và khác nhau của các nét nhạc. + Bước đầu biết đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác. - Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: + Bước đầu biết mô phỏng, tái hiện một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu và giai điệu đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên. + Biết làm dụng cụ học tập đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên; biết tưởng tượng khi nghe nhạc không lời. + Biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với người khác; biết biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học và kết quả học tập giữa học kỳ 2 môn Âm nhạc, năm học 2020 – 2021 Ngay từ khi mới thành lập vào năm 2019, Trường TH&THCS Lê Quý Đôn được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho bộ môn Âm nhạc. Về phòng học: 01 phòng học âm nhạc riêng biệt được trang bị máy chiếu. Ngoài ra, nhà trường còn được trang bị đầy đủ các nhạc cụ cần thiết và thiết yếu phục vụ cho việc dạy và học bộ môn Âm nhạc: 02 đàn PSR YAMAHA 710, 01
- 14 đàn CASIO, các bộ nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, tambourine, triangle, trống con; Các phòng học văn hóa được xây dựng sạch đẹp, gọn gàng và đều được trang bị máy chiếu, mạng internet và điều hòa hai chiều, tủ đựng của GV và tủ đựng đồ dùng học tập cá nhân của HS. Ngoài ra, Trường TH và THCS Lê Quý Đôn còn sử dụng hệ thống các phòng học hiện có tại giảng đường và các phòng học Ngoại ngữ, Tin học, phòng thí nghiệm, thư viện, hội trường nhà đa chức năng, sân giáo dục thể chất… cho các hoạt động giảng dạy và giáo dục của trường. Về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc khối Tiểu học: Hiện nay, khối tiểu học có 01 giáo viên, là giảng viên thuộc Khoa Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch được nhà trường chọn lựa và phân công giảng dạy. Về kết quả học tập giữa học kỳ 2 môn Âm nhạc, năm học 2020 – 2021: STT Lớp Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Không hoàn thành 1 3A1 33 28 (85%) 5 (15 %) 0 2 3A2 30 26 (87%) 5 (13%) 0 2.3. Hạn chế và nguyên nhân - Giáo viên giảng dạy nhiều lớp, nhiều hệ đào tạo khác nhau trong Trường Cao đẳng Sư phạm nên có nhiều sự chi phối về công việc, hồ sơ sổ sách, giáo án giảng dạy. Mặt khác, giáo viên mới tiếp cận dạy học phổ thông nên phương pháp dạy phổ thông còn gặp nhiều bỡ ngỡ. - Học sinh lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3 do bản tính hiếu động, nhiều khi chưa tập trung vào bài học. - Do dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp trong suốt năm học làm quá trình dạy học của cô và trò bị gián đoạn. - Về chương trình: Chương trình môn Âm nhạc lớp 3 hiện hành chủ yếu là hoạt động dạy hát, các hoạt động âm nhạc xen kẽ còn đơn điệu dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 1.1. Học hát
- 15 Hát là nội dung quan trọng trong chương trình môn Âm nhạc. Hầu hết các tiết học âm nhạc đều có hoạt động ca hát. Khi dạy hát giáo viên cần chú ý đến cách hát của mình sao cho giọng hát vừa hay vừa truyền tải được thông điệp của bài hát một cách rõ ràng. Có như vậy mới truyền được cảm hứng cho học sinh khi học bài hát hát. Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng một số kĩ năng ca hát cơ bản, giọng hát của học sinh biểu hiện chính cách dạy của thầy cô. Trong những bản nhạc cụ thể, nếu học sinh và hát lên những nốt cao, giáo viên cần hướng dẫn cách em cách hát giọng cả giả; nên thường xuyên khuyến khích học sinh sử dụng giọng giả. Đây chính là nét nổi bật khi dạy hát cho học sinh tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn. 1.1.1. Một số kĩ năng ca hát cơ bản Việc đầu tiên khi dạy hát cho học sinh, giáo viên luôn lưu ý những kĩ năng cơ bản sau: - Tư thế hát (đứng hoặc ngồi) ngay ngắn và tự nhiên, để có giọng hát linh hoạt. - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. - Hát rõ lời và thuộc lời để truyền đạt rõ ràng nội dung của bài hát đến người nghe. - Biết thở và lấy hơi đúng cách, duy trì được tốc độ ổn định. - Hát có cảm xúc, biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa. 1.1.2. Quy trình dạy học hát Quy trình dạy học hát cho học sinh lớp 3 cũng giống quy trình chung để dạy hát cho các lớp tiểu học, bao gồm bảy bước cơ bản: - Bước 1: Tìm hiểu bài hát - Bước 2: Đọc lời ca - Bước 3: Nghe hát mẫu - Bước 4: Khởi động giọng - Bước 5: Tập hát từng câu - Bước 6: Hát cả bài - Bước 7: Luyện tập, biểu diễn.
- 16 Khi vận dụng quy trình trên, trong quá trình dạy hát cho học sinh, chúng tôi đã linh hoạt thay đổi trình tự bước đầu tiên cho phù hợp với thực tiễn dạy học. Nhiều tiết dạy, chúng tôi cho học sinh được nghe bài hát ngay ở bước đầu tiên và không thực hiện bước 2 vì học sinh đã biết đọc thông thạo. Điều này hoàn toàn phù hợp đối với học sinh lớp 3. Có những tiết học chúng tôi không thực hiện bước 4 nếu đã khởi động giờ học là một hoạt động khác như hát một bài hát, đọc nhạc. Việc vận dụng linh hoạt quy trình giúp các tiết học hát tránh rập luôn làm học sinh cảm thấy nhàm chán. Điều đặc biệt trong tiết học âm nhạc lớp 3 tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn, chúng tôi thường cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu bài hát trên nhịp trống của đàn. Điều này tạo hiệu quả rất rõ rệt. Các em học sinh rất hào hứng và tham gia nhiệt tình đối với nội dung này. 1.1.3. Thay đổi tư duy về việc hát mẫu Ở bước 5 (tập hát từng câu), chúng tôi kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc mẫu và đàn giai điệu vì cả hai hoạt động này đều rất cần thiết. Việc nghe hát mẫu sẽ giúp học sinh nhận biết được cách phát âm cách lấy hơi và sự biểu cảm, còn việc nghe đàn giai điệu sẽ hỗ trợ học sinh hát đúng nhạc. Giáo viên không nhất thiết hát mẫu mà chỉ nên đàn giai điệu để học sinh cảm nhận được giai điệu của bài. GV chỉ hát khi sửa sai cho học sinh hoặc khi dạy hát các bài dân ca có nhiều luyến láy. 1.1.4. Minh họa dạy học hát theo định hướng phát triển năng lực - Dạy học phân hóa: Trong quá trình dạy học, chúng tôi luôn chú ý phân chia học sinh thành các nhóm có năng lực âm nhạc khác nhau tạo điều kiện và cơ hội cho các em thể hiện bộc lộ hết những khả năng, thiên hướng và sở trường âm nhạc của mình. Ví dụ: Những học sinh hát tốt sẽ được yêu cầu hát mẫu, hát lĩnh xướng, đơn ca, hoặc hướng dẫn các bạn hát còn chưa đúng. Những học sinh chơi nhạc cụ tốt có thể chơi giai điệu hoặc đệm cho bài hát (vì trong lớp có những em học sinh đã được đi học nhạc cụ ở các trung tâm âm nhạc), những học sinh có năng lực bình thường thì chủ yếu tham gia hát đồng ca cùng các bạn.
- 17 - Dạy học tích hợp: Dạy học tích hợp trong nội dung hát tương đối thuận lợi vì các bài hát để có sự liên hệ với những kiến thức âm nhạc khác như: lý thuyết âm nhạc âm nhạc, thường thức âm nhạc... Ngoài ra còn có thể tích hợp với kiến thức của môn học khác như: giáo dục đạo đức (thông qua nội dung bài hát), mĩ thuật (tranh ảnh minh họa cho bài hát), ngữ văn (giải thích ca từ), lịch sử và địa lý (giới thiệu nguồn gốc xuất xứ bài hát), giáo dục thể chất (kết hợp vận động). Tuy nhiên, nên tránh thích hợp một cách khiên cưỡng hoặc sa đà vào việc giảng dạy kiến thức của môn học khác. - Dạy học thông qua động hoạt động: Chúng tôi dạy học sinh hát thông qua các hoạt động đặc thù của môn Âm nhạc (nghe, đọc, thể hiện, phản ứng, trình diễn, phân tích, đánh giá, ứng dụng, sáng tạo). Trong các hoạt động kể trên, chúng tôi dành nhiều thời gian cho những hoạt động mang tính thực hành để học sinh được hát nhiều (tái hiện, trình diễn); không mất nhiều thời gian vào những hoạt động chủ yếu dùng lời nói (hỏi và trả lời, thuyết trình, giải thích). 1.2. Phát triển khả năng âm nhạc 1.2.1. Nghe nhạc Giáo dục âm nhạc thế giới có xu hướng sử dụng âm nhạc không lời nhiều hơn âm nhạc có lời. Trong những nỗ lực xây dựng văn hóa âm nhạc và các giá trị thẩm mĩ cho học sinh, âm nhạc có lời như các bài hát, ca khúc cổ điển nhạc cực được đánh giá có tính nghệ thuật cao khi có cả phần nhạc và phần lời hay, hấp dẫn người nghe. Còn âm nhạc không lời ngôn ngữ chủ yếu của nó chính là giai điệu tiết tấu nhịp điệu, âm nhạc trầm bổng, sự hòa quyện của các nhạc cụ với các âm sắc khác nhau hay những liên kết hòa âm. Ở các nước có nền giáo dục âm nhạc tiến bộ, âm nhạc không lời đặc biệt là nhạc cổ điển luôn được sử dụng như một nguồn tư liệu chủ yếu để dạy học sinh nghe cảm thụ âm nhạc, bởi vì âm nhạc cổ điển chính là nguồn tư liệu nghệ thuật tinh hoa của nhân loại được phát triển trong nhiều thế kỷ của xã hội loài người. Một trong những quan điểm xây dựng chương trình môn Âm nhạc là tiếp thu kinh nghiệm của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới trẻ em được làm quen với giai đoạn lịch sử khác nhau ngay từ mẫu giáo hay tiền học đường. 1.2.2. Giới thiệu hình dáng và nghe âm sắc của nhạc cụ dân tộc
- 18 Học sinh tiểu học tìm hiểu các loại nhạc cụ ở mức độ rất đơn giản. Đối với học sinh lớp 3 chỉ là được giới thiệu về tên nhạc cụ, quan sát hình ảnh của nhạc cụ, quan sát động tác chơi nhạc cụ, nghe âm sắc của nhạc cụ. Về cơ bản, phương pháp và quy trình dạy nội dung tìm hiểu nhạc cụ không thay đổi nhiều so với phương pháp và quy trình dạy nội dung giới thiệu nhạc cụ mà giáo viên vẫn thực hiện trước đây. Quy trình dạy nội dung tìm hiểu nhạc cụ gồm các bước sau: - Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ - Bước 2: Nghe âm sắc. - Bước 3: Củng cố. Trong quá trình dạy, chúng tôi hoán đổi thứ tự các bước trên trên một cách linh hoạt để tạo hứng thú và không gây nhàm chán cho học sinh. Để dạy nội dung này, chúng tôi sưu tầm nhiều tư liệu minh họa như tranh ảnh, âm thanh, video clip… Nếu sẵn có nhạc cụ, chúng tôi mang lên lớp cho học sinh được trực tiếp quan sát làm tăng tính sinh động của tiết học. Khi giới thiệu các thông tin về nhạc cụ, chúng tôi chỉ giới thiệu một cách ngắn gọn và súc tích. Chúng tôi cũng chuẩn bị các câu hỏi gợi mở để giúp học sinh khám phá kiến thức. Ở bước củng cố, chúng tôi tổ chức các hoạt động mang tính trải nghiệm để học sinh tập nhận biết nhạc cụ thông qua âm thanh hình ảnh, động tác chơi... 1.2.3. Câu chuyện âm nhạc Trong quá trình dạy học nội dung này, phương pháp chúng tôi thường sử dụng là phương pháp đóng vai. Sau khi đọc câu chuyện khoảng 2 lần cho học sinh nhớ, chúng tôi thường đặt một số câu hỏi để kiểm tra lại trí nhớ của học sinh về câu chuyện. Sau đó mời học sinh kể lại câu chuyện. Bước cuối cùng là phân vai cho học sinh đóng các nhân vật trong câu chuyện. Đối với lớp 3, tiết 30 có câu chuyện Chàng Ooc Phê và cây đàn Lia. Các bước chúng tôi thực hiện như sau: - Bước 1: Giới thiệu hình ảnh của cây đàn Lia và nói về xuất xứ của nó trong truyện thần thoại Hy Lạp.
- 19 - Kể cho học sinh nghe câu chuyện hoặc trình chiếu video câu chuyện (khoảng 2 lần). - Đặc các câu hỏi: + Chàng Ooc Phê có tài năng gì? + Khi chàng chơi đàn thì sự vật, con người xung quanh như thế nào? + Nguyên nhân cái chết của vợ chàng là gì? + Ooc Phê đã làm gì để xin với Diêm Vương cho vợ mình sống lại? + Diêm Vương đã dặn dò chàng những gì?... - Yêu cầu 1 – 2 học sinh kể lại câu chuyện - Giao kịch bản lời thoại và phân các vai các nhân vật cho học sinh: + Chàng Ooc Phê + Nàng Ơ ri đi xơ (vợ Ooc Phê) + Lão lái đò Ca rông + Diêm Vương + Thần A pô lông Khi dạy theo phương pháp trên học sinh tỏ ra rất hào hứng, nhiều em xung phong được đóng vai các nhân vật. Hiệu quả là giờ học rất sôi động và hiệu quả, các em nhớ và kể lại được câu chuyện một cách tự nhiên. 1.2.4. Học các nốt nhạc (hình nốt, tên nốt, vị trí trên khuông…) Để tạo hứng thú cho các em, tiếp cận theo chương trình SGK âm nhạc phổ thông 2018, chúng tôi sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Nếu trước đây giáo viên thường dạy các nốt nhạc theo các cổ điển như: Giới thiệu các hình nốt (trắng, đen, móc đơn, đen chấm dôi, dấu lặng đen, lặng đơn…) bằng ký hiệu của nốt ngay từ đầu thì các em không thể nhớ nổi tên và vị trí các nốt nhạc trên khuông. Vì thế, các em thường ghi tên các nốt nhạc dưới các nốt trong bản nhạc và hậu quả là cuối năm các em không nhớ vị trí của nốt nhạc nào. Chúng tôi đã tìm hiểu và tìm ra một số cách để cho các em nhớ vị trí và hình các nốt như sau:
- 20 Cách 1: Sưu tầm các video dạy âm nhạc cho trẻ trên youtube như: Music Lesson Compilation for Kids, Musical Notation - Learning Music for Kids… Đây là các kênh dạy âm nhạc rất hiệu quả cho thiếu nhi. Hình 2 Hình 3 Với phiên bản tiếng Việt, chúng tôi sưu tầm những video dạy âm nhạc cho thiếu nhi trong chương trình “Là La Lá” trên kênh giáo dục VTV7. Đây là một chương trình rất hấp dẫn, dạy âm nhạc cho thiếu nhi một cách cơ bản và tạo hứng thú cho các em.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy học sinh tiểu học nhận biết và sử dụng dấu ngoặc đơn
35 p | 1226 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 4 ở tiểu học
24 p | 1582 | 131
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Tin học 11 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các ví dụ cụ thể
15 p | 331 | 78
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học sinh sử dụng bất đẳng thức vectơ để giải các bài toán chứng minh bất đẳng thức
22 p | 309 | 37
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy giải toán bằng phương pháp suy luận
20 p | 197 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau
17 p | 172 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 2C Làng PleiRlưng – Xã ĐăkCẩm đi học chuyên cần hơn
32 p | 171 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Ngữ Văn theo tinh thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh
25 p | 170 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần phương trình lượng giác
21 p | 427 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 81 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học sinh lớp 1 kĩ năng tự bảo vệ bản thân
36 p | 244 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 23 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học Lớp 5
37 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học
37 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn