1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Nội dung<br />
<br />
Trang<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU: ................................................................................................ 2<br />
I. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 2<br />
1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 2<br />
2. Cơ sở thực tế: ......................................................................................... 3<br />
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................... 4<br />
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 4<br />
1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 4<br />
2. Kế hoạch nghiên cứu: ............................................................................ 4<br />
3. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................... 4<br />
IV. Phạm vi và phương pháp ứng dụng:. ............................................................. 4<br />
1. Phạm vi ứng dụng .................................................................................. 4<br />
2. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 4<br />
V. Tính mới trong đề tài: ................................................................................... 5<br />
PHẦN 2. NỘI DUNG: ............................................................................................ 6<br />
1. Cơ sở lí luận: .......................................................................................... 6<br />
2. Cơ sở thực tiễn: ...................................................................................... 6<br />
3. Giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề nêu trên:..................................... 7<br />
4. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm: ................................................... 7<br />
4.1. Thực nghiệm: ................................................................................. 7<br />
4.2. Kết quả thực hiện: ........................................................................ 14<br />
PHẦN 3. KẾT LUẬN: ......................................................................................... 18<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO : ................................................................................. 19<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, với sự phát triễn như vũ bão của tin<br />
học như hiện nay đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các<br />
hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin<br />
học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân<br />
trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có<br />
nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hy vọng có thể sớm<br />
hoà nhập với khu vực và trên thế giới.<br />
Trong thời đại thông tin bùng nổ ngày nay, việc lập được các chương trình tự<br />
hoạt động cho máy tính, máy gia dụng là cần thiết. Và để làm được việc đó cần có<br />
một quá trình nghiên cứu, học tập về ngôn ngữ lập trình lâu dài, qua đó nhà lập<br />
trình có thể chọn một ngôn ngữ lập trình thích hợp.<br />
Tin học là một môn học mới ở các trường phổ thông nên học sinh còn nhiều<br />
bỡ ngỡ khi tiếp cận với môn học này. Nội dung tin học lập trình lớp 11 là một nội<br />
dung mới lạ đối với đa số học sinh với nhiều khái niệm, thuật ngữ, cấu trúc dữ liệu<br />
mà học sinh mới được tiếp xúc lần đầu. Chính vì vậy mà học sinh dễ mắc sai lầm<br />
khi lập trình giải quyết các bài toán. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn mà học<br />
sinh thường gặp là rất phong phú nhưng có thể thấy một số nguyên nhân chính sau<br />
đây:<br />
+ Học sinh thường gặp khó khăn khi xác định bài toán.<br />
+ Khó liên hệ phương pháp giải một bài toán trong toán học với thuật giải<br />
trong tin học.<br />
Tuy nhiên mọi thứ điều có điểm khởi đầu của nó, với học sinh việc học ngôn<br />
ngữ lập trình Turbo Pascal là khởi đầu cho việc tiếp cận ngôn ngữ lập trình bậc cao,<br />
<br />
3<br />
<br />
qua đó giúp các em hình dung được sự ra đời, cấu tạo, hoạt đông cũng như ích lợi<br />
của các chương trình hoạt động trong máy tính, các máy tự động… Qua đó người<br />
thầy phải có phương pháp giảng dạy tích cực nhằm giúp các em có thêm định<br />
hướng hình thành năng đồng thời giúp các em có thêm một một niềm đam mê về<br />
tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này.<br />
Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ<br />
NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH<br />
THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH”.<br />
2. Cơ sở thực tế<br />
Trong các năm trước đây trong quá trình dạy môn tin học lớp 11 tôi nhận<br />
thấy một số vấn đề còn tồn tại sau: đa phần học sinh khó tiếp cận với ngôn ngữ lập<br />
trình Pascal. Hè năm 2014 tôi được Sở giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng cử đi học<br />
lớp<br />
“ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO<br />
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỄN NĂNG LỰC HỌC SINH”. Tôi thấy rất hiệu<br />
quả qua phương pháp giảng dạy và đánh giá theo định hướng năng lực. Từ đó tôi<br />
chọn đề tài “DẠY HỌC CẤU TRÚC RẼ NHÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP<br />
TÍCH CỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH” để<br />
chia sẽ một số kinh nghiệm nhỏ của mình.<br />
<br />
4<br />
<br />
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
Do gặp phải những khó khăn trên nên khi học về ngôn ngữ lập trình để giải<br />
các bài toán học sinh thường khó tiếp cận. Vì vậy trong nội dung đề tài này tôi nêu<br />
ra một phương pháp để giúp các em học sinh dần tiếp cận với ngôn ngữ lập trình<br />
pascal thông qua các bài toán thực tế và hình thành năng lực cho các em.<br />
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Học sinh các lớp 11A1, 11A3 trường THPT Trần Văn Bảy năm học 20142015.<br />
2. Kế hoạch nghiên cứu:<br />
Trực tiếp qua các bài dạy.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Khi dạy ngôn ngữ lập trình nói chung, ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal nói<br />
riêng là rất nhiều, rât phong phú. Tuy nhiên trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm<br />
này tôi chỉ trình bày một phần của bài cấu trúc rẽ nhánh” dạng thiếu và dạng đủ”<br />
IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.<br />
1. Phạm vi ứng dụng<br />
Phạm vi ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm này có thể được áp dụng cho<br />
giáo viên khi dạy tin học khối 11 (pascal) cho học sinh:<br />
- Đây có thể coi là một tài liệu tham khảo dành cho giáo viên tin học THPT<br />
và THCS.<br />
- Đây là tài liệu giúp cho giáo viên có phương pháp giảng dạy tích cực và<br />
giúp học sinh hình thành năng lực của các em.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Đọc và nghiên cứu.<br />
- Khi khi dạy câu lệnh rẽ nhánh, cần lấy những tình huống công việc mà giải<br />
quyết nó đòi hỏi học sinh phải phân chia 2 trường hợp, phải chọn việc làm tương<br />
<br />
5<br />
<br />
ứng với điều kiện cần thỏa mãn. Nên chọn tình huống công việc xuất phát từ thực<br />
tiễn cuộc sống hằng ngày, cấu trúc lại công việc theo ý đồ sư phạm, loại bỏ những<br />
tình huống không cần thiết, thu nhỏ kích thước bài toán. Tổ chức lại tình huống đó<br />
theo ý tưởng sư phạm. Căn cứ mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức liên quan, giáo<br />
viên cài đặt những chi thức định dạy cho học sinh vào trong đó theo trình tự và nội<br />
dung cần dạy một cách lôgic, để học sinh tiến hành chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng<br />
một cách say mê, hào hứng thông qua hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng<br />
tạo.<br />
- Tình huống công việc thực tiễn, giúp tạo động cơ học tập, hướng đích cho<br />
học sinh, góp phần gắn bài học với thực tế sinh động diễn ra hằng ngày. Góp phần<br />
hình thành nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng, góp phần hình thành<br />
năng lực giải quyết vấn đề về học sinh.<br />
V. TÍNH MỚI TRONG ĐỀ TÀI<br />
Thâm nhập vào tình huống có thật trong thực tế để đặt vấn đề, tìm giải pháp,<br />
xây dựng thuật toán, phát hiện tình huống có vấn đề, tìm giải pháp để giải quyết<br />
vấn đề, và giới thiệu chương trình tối ưu.<br />
<br />