1. Cơ sở đề xuất giải pháp<br />
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp<br />
Trong xu thế đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, dạy học theo chủ đề tích hợp<br />
liên môn sẽ thực hiện được yêu cầu của mục tiêu dạy học là phát triển năng lực và<br />
phẩm chất của người học. Học tập với chủ đề tích hợp liên môn sẽ là môi trường<br />
thuận lợi để HS vận dụng và tổng hợp các kiến thức trong mối liên quan với nhau để<br />
giải quyết các vấn đề thực tiễn.<br />
Công nghệ 10 với các nội dung trồng trọt, bảo quản, chế biến và kinh doanh có<br />
liên quan mật thiết với sinh học 10, nên rất phù hợp cho việc thực hiện xây dựng chủ<br />
đề tích hợp liên môn với những nội dung kiến thức liên quan đến hai môn học này,<br />
thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên.<br />
Nhưng với phương pháp, kĩ thuật dạy học trong điều kiện thực tế hạn hẹp về<br />
không gian; về tài liệu học tập; phương tiện học tập thì cách thức tổ chức sẽ như thế<br />
nào để tạo môi trường học tập sinh động, hấp dẫn, tạo ra được động cơ, hứng thú,<br />
đồng thời phát triển được các năng lực học tập cho học sinh?<br />
Chính vì lí do trên, chúng tôi đã thực hiện giải pháp: "Dạy học theo chủ đề tích<br />
hợp liên môn Công nghệ 10 và Sinh học 10, 11 theo định hướng phát triển năng<br />
lực học sinh”.<br />
Học tập với chủ đề tích hợp liên môn sẽ là môi trường tạo điều kiện cho HS<br />
phát triển các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự nghiên cứu,<br />
hợp tác,…. giúp HS nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực<br />
tiễn cuộc sống.<br />
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp<br />
Tại trường THPT Nguyễn Du, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT việc xây dựng các<br />
chủ đề tích hợp/ tích hợp liên môn được chú trọng, từ năm học 2012 đến năm học<br />
2016, chúng tôi đã tiến hành thực hiện việc xây dựng chủ đề tích hợp và chủ đề tích<br />
hợp liên môn với môn Công nghệ 10.<br />
Cụ thể vào năm 2012 đến năm 2014, chúng tôi đã xây dựng hai chủ đề tích<br />
hợp: “Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” và chủ đề “Kinh doanh sản phẩm<br />
chăn nuôi, thủy sản”.<br />
Đến năm học 2015-2016, chúng tôi đã xây dựng phát triển thành một chủ đề<br />
tích hợp giữa môn CÔNG NGHỆ 10 và SINH HỌC 10 đó là: “Chế biến và kinh<br />
doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản”.<br />
<br />
Trang - 1-<br />
<br />
Và đến năm học 2016 - 2017, chúng tôi tiếp tục thực hiện chủ đề tích hợp liên<br />
môn giữa CÔNG NGHỆ 10 và SINH HỌC 10; 11 đó là: “Bảo quản nông sản”.<br />
Việc thực hiện chủ đề tích hợp liên môn đã ảnh hưởng và làm thay đổi cách<br />
thức dạy và học, hướng tới thực hiện dạy học lấy HS làm trung tâm, qua đó nhằm<br />
làm thay đổi và phát triển các năng lực học tập của HS và cũng đã lan tỏa, ảnh hưởng<br />
đến các giáo viên của một số bộ môn khác tại nhà trường.<br />
1.3. Mục tiêu của giải pháp<br />
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn với mục tiêu bồi dưỡng và phát triển các<br />
năng lực của học sinh.<br />
Kết quả thực nghiệm với chủ đề tích hợp liên môn sẽ có điểm trung bình của<br />
bài khảo sát năng lực học sinh sau tác động vượt trội hơn so trước tác động.<br />
1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp<br />
1.4.1. Dạy học tích hợp liên môn.<br />
Dạy học tích hợp liên môn là dạy những nội dung kiến thức liên quan đến hai<br />
hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động<br />
dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì<br />
chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy<br />
liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.<br />
Dạy học tích hợp liên môn là xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai<br />
hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một<br />
nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn<br />
nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của<br />
môn đó và không dạy lại ở các môn khác.<br />
1.4.2. Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn.<br />
Chúng tôi rà soát các nội dung môn học công nghệ 10 và sinh học 10,11 có liên<br />
quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến<br />
thức chung để xây dựng thành chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Các nội dung chế<br />
biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và phần kinh doanh trong chương trình môn công<br />
nghệ 10 có mối liên hệ với nhau, đặc biệt là phần nội dung chế biến sản phẩm chăn<br />
nuôi, thủy sản thì liên quan nhiều đến quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi<br />
sinh vật và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật trong chương trình<br />
sinh học 10.<br />
<br />
Trang - 2-<br />
<br />
Các nội dung trên đều được đưa vào chương trình của các môn học, nhưng thời<br />
điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn là khác nhau, gây khó khăn cho học sinh<br />
trong vận dụng kiến thức.<br />
Chủ đề “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” sẽ khắc phục<br />
những bất cập trên, bởi vì được xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn giữa Công<br />
nghệ 10 và Sinh học 10 - những kiến thức cơ sở rất quan trọng giúp cho học sinh<br />
hiểu được cơ sở khoa học của một số phương pháp chế biến sản phẩm chăn nuôi,<br />
thủy sản, trong đó có quy trình công nghệ chế biến thịt hộp, trình công nghệ làm<br />
ruốc cá, chế biến sữa bột. Vì vậy, cùng với việc sử dụng kiến thức vi sinh vật của<br />
môn Sinh học 10 theo định hướng liên môn, chúng tôi đề nghị tích hợp nội dung quá<br />
trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và nội dung các yếu tố ảnh hưởng<br />
đến sinh trưởng của vi sinh vật của môn Sinh học vào nội dung chế biến các sản<br />
phẩm chăn nuôi thủy sản của chủ đề này.<br />
Bài 27 trong chương trình Sinh học lớp 10 (Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh<br />
trưởng của vi sinh vật) với nội dung “các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, áp suất<br />
<br />
thẩm thấu thì ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật” là cơ sở khoa học<br />
đề xuất một số phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi thủy sản. Bài 12 “Hô<br />
hấp ở thực vật” trong chương trình sinh học lớp 11 với nội dung “các yếu tố<br />
môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ CO2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp<br />
của tế bào thực vật là cơ sở khoa học đề xuất một số phương pháp bảo quản một<br />
số sản phẩm trồng trọt. Theo định hướng liên môn, chúng tôi đề nghị tích hợp các<br />
nội dung đã nêu trên ở Sinh học 10, 11 với kiến thức Công nghệ 10, đây là những<br />
kiến thức rất quan trọng giúp cho HS hiểu được cơ sở khoa học của một số phương<br />
pháp bảo quản nông sản và đề xuất được các biện pháp để tăng hiệu quả cho<br />
<br />
công tác bảo quản.<br />
1.4.3. Kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong chủ đề tích hợp liên môn<br />
Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động. Kĩ<br />
thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống<br />
hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.<br />
Kĩ thuật dạy học tích cực được lựa chọn sử dụng trong chủ đề tích hợp liên<br />
môn gồm:<br />
1. Kĩ thuật tia chớp<br />
<br />
Trang - 3-<br />
<br />
Là kĩ thuật có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào; lần lượt từng người nêu ngắn<br />
gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình<br />
trạng vấn đề, nhằm thu thập thông tin phản hồi, cải thiện tình trạng giao tiếp và<br />
không khí học tập trong lớp.<br />
2. Kĩ thuật lược đồ tư duy<br />
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng<br />
mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề, được<br />
vẽ trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.<br />
3. Kĩ thuật “3 lần 3”<br />
Là kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học<br />
sinh.<br />
Học sinh được yêu cầu trình bày : 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến<br />
về một vấn đề nào đó. Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến<br />
phản hồi.<br />
4. Kĩ thuật “ổ bi”<br />
Là kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm. Chia học sinh thành hai nhóm ngồi<br />
theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều<br />
kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện lần lượt với các học sinh ở nhóm khác.<br />
Khi thảo luận, mỗi học sinh ở vòng trong sẽ trao đổi với học sinh đối diện ở<br />
vòng ngoài. Sau một ít phút thì học sinh vòng ngoài ngồi yên, học sinh vòng trong<br />
chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành<br />
các nhóm đối tác mới.<br />
5. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”<br />
Áp dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức cho HS vận dụng kiến thức giải<br />
quyết tình huống.<br />
Chia cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ A0. Trên tờ giấy chia thành các phần, gồm 1<br />
ô trống ở chính giữa tờ giấy và 4 phần xung quanh giống như khăn trải bàn. Các<br />
thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh, nhóm trưởng phân công<br />
thành viên trả lời 1 câu hỏi trong phiếu học tập. Các thành viên độc lập suy nghĩ và<br />
viết câu trả lời vào phần giấy trước mặt. Sau đó trình bày, thảo luận, thư ký nhóm ghi<br />
ý kiến chung của nhóm vào ô chính giữa tờ giấy.<br />
Nếu có nội dung nào còn thắc mắc hoặc chưa hiểu, thư ký nhóm ghi vào phần<br />
chung của nhóm để yêu cầu GV giải đáp.<br />
<br />
Trang - 4-<br />
<br />
1.5. Phương pháp thực hiện giải pháp<br />
1.5.1. Xác định các kiến thức tích hợp nội môn và liên môn của chủ đề tích hợp liên<br />
môn.<br />
1.5.2. Xây dựng chủ đề với các nội dung và phương pháp dạy học phù hợp của chủ<br />
đề tích hợp liên môn, chúng tôi lựa chọn các kỹ thuật dạy học phù hợp với phương<br />
pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.<br />
1.5.3. Tổ chức dạy thực nghiệm với “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi,<br />
thủy sản”.<br />
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG<br />
GV gợi mở và nêu tên chủ đề: “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi,<br />
thủy sản”.<br />
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ<br />
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “tia chớp” và kĩ thuật sơ đồ tư duy để HS xác định<br />
các tiểu chủ đề.<br />
Nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến xây dựng lược đồ tư duy cho<br />
chủ đề:<br />
Chủ đề chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản có mấy tiểu chủ đề?<br />
Nội dung chính của mỗi tiểu chủ đề là gì?<br />
Hãy vẽ sơ đồ tư duy của mỗi cho mỗi tiểu chủ đề đã nêu ở trên?<br />
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ<br />
HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời, sau đó chia sẻ, trình bày.<br />
Bước 3: Báo cáo thảo luận<br />
HS trình bày nội dung và HS thảo luận nội dung lược đồ với từng tiểu chủ đề.<br />
GV nhận xét ngắn gọn: Chủ đề “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi,<br />
thủy sản”, bao gồm 2 tiểu chủ đề:<br />
Tiểu chủ đề 1: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.<br />
Tiểu chủ đề 2: Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.<br />
GV giới thiệu nguồn tài liệu liên quan cần tra cứu cho học sinh.<br />
Dẫn dắt sang hoạt động 2.<br />
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC<br />
Chia HS trong lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu nội<br />
dung từng tiểu chủ đề cho mỗi nhóm cụ thể.<br />
<br />
Trang - 5-<br />
<br />