Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh lớp 5 rèn luyện kĩ năng về viết văn miêu tả ; viết được bài văn miêu tả sinh động và sáng tạo. Giúp giáo viên dạy lớp 4, 5 có vốn kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình – TH Sơn Thủy A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong chương trình Tiểu học, mỗi một môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, cung cấp cho các em những hiểu biết ban đầu cơ bản nhất về tự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức, kĩ năng đầu tiên về hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt của con người. Song môn tiếng Việt vẫn là môn học có vị trí quan trọng bậc nhất, bởi nó là phương tiện để giao tiếp và tư duy, là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Mà trong đó phân môn tập làm văn giữ một vị trí quan trọng hơn cả vì đây chính là phân môn tích hợp bốn kĩ năng nói trên của học sinh. Từ lâu, đã có không ít giáo viên quan tâm đến chất lượng dạy học và họ đã tìm ra các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng trong đó có việc nâng cao chất lượng dạy tập làm văn cho học sinh. Song thực tế cho thấy rằng: chất lượng các bài văn của học sinh vẫn còn rất thấp. Phần tập làm văn ở các bài kiểm tra định kì hay các bài khảo sát của các em hầu hết chỉ dành được một nửa số điểm, thậm chí có em chỉ dành được một phần tư số điểm quy định. Làm thế nào để nhiều học sinh viết được những câu văn đúng, câu văn hay, bài viết có cảm xúa riêng... từ đó bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người. Để trả lời cho câu hỏi đó, tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ” để nghiên cứu nhằm tiếp tục đề xuất thêm một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng viết văn cho học sinh nói riêng. II. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh lớp 5 rèn luyện kĩ năng về viết văn miêu tả ; viết được bài văn miêu tả sinh động và sáng tạo. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 1
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Giúp giáo viên dạy lớp 4, 5 có vốn kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả. III. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tượng, phạm vi: Các bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 đơn vị tôi công tác; Thời gian nghiên cứu: Năm học: 2013 2014. IV. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu thuộc phạm trù lí luận: Sưu tầm tập hợp tài liệu, phân tích, so sánh đề xuất ý kiến. Các phương pháp nghiên cứu thuộc phạm trù thực tiễn: Quan sát, kiểm tra, đối chiếu kết quả nhận thức của học sinh. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 2
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận Dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo. Người giáo viên là một kĩ sư tâm hồn và là một nhà làm nghệ thuật. Việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì thế nó luôn đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp giảng dạy của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Trong đời sống, muốn người khác công nhận những điều mình đã thấy, đã sống, đã trải qua, chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các câu chuyện, các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận, văn viết thư nhiều lúc cũng cần có các đoạn văn miêu tả. Chính vì lẽ đó mà văn miêu tả giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thể loại tập làm văn ở chương trình Tiểu học. 2. Cơ sở thực tiễn Ở Tiểu học, học sinh được học văn miêu tả trong chương trình lớp 4, lớp 5 và thể loại văn miêu tả chiếm chủ yếu trong phân môn tập làm văn của chương trình hai lớp này. Lớp 4, học sinh được học kiểu bài tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Sang lớp 5, học sinh được học thêm kiểu bài tả người và tả cảnh, đến kì 2 các em được ôn luyện lại văn tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật . Như vậy, việc giúp học sinh có kĩ năng làm văn miêu tả là một việc làm hết S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 3
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p sức quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, viết được những câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài miêu tả, đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, luôn có ý thức tìm ra các biện pháp dạy học phù hợp đối tượng, nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, góp phần nuôi dưỡng và phát triển khả năng quan sát của các em với thiên nhiên, khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp, khả năng phát triển ngôn ngữ. II. Thực trạng Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn vụng về, gặp nhiều khó khăn trong viết văn miêu tả. Các em không thích học phân môn tập làm văn vì không biết nói gì? viết gì? Khi viết văn các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng miêu tả. Vì thế bài văn đó có thể gắn cho một đối tượng cùng loại nào cũng được. Bài văn miêu tả của các em viết có bố cục thiếu cân đối, mang tính liệt kê các chi tiết, bộ phận một cách đơn giản. Trình tự tả chưa hợp lí, chọn lọc các chi tiết chưa tiêu biểu, đặc sắc, thiếu hình ảnh, diễn đạt chưa mạch lạc và thường viết theo một khuôn mẫu nhất định mà thiếu đi rất nhiều ở tính sáng tạo của các em. Mặt khác các em dùng từ, đặt câu thiếu chính xác, hay dùng từ lặp, từ địa phương. Câu văn thiếu các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ so sánh, nhân hoá dẫn đến bài văn viết khô khan, thiếu chân thực, sinh động. Thậm chí có em viết sai đề. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên là: *Đối với giáo viên: Do giáo viên chưa khơi gợi, huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ của học sinh; S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 4
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Qua bài văn mẫu cũng như nhận xét bài làm của học sinh, giáo viên cũng chỉ hướng các em đi đến nhận xét một cách chung chung mà chưa đi sâu vào nhận xét cụ thể về cách dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý của các bài văn đó; Giáo viên chưa kết hợp tốt việc dạy tập làm văn với các phân môn khác trong môn tiếng Việt như tập đọc, luyện từ và câu để làm tăng thêm “vốn” cho học sinh. *Đối với học sinh Nguyên nhân cơ bản là: Do các em không đọc kĩ đề bài; Do các em chưa có thói quen tốt trong việc quan sát kĩ hay chưa biết cách quan sát các đối tượng mà các em định miêu tả; Do vốn từ của các em chưa phong phú nên dùng từ thiếu chính xác, sử dụng câu què, câu cụt. *Tổ chức thực nghiệm lần 1 Thời gian tiến hành: Tháng 11 năm 2013 Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 5 đơn vị tôi công tác Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp ở quê hương em. Với một đề văn thuộc thể loại tả cảnh vừa được học trong tháng, tiến hành cho học sinh làm bài trong thời gian 25 phút nhưng khi chấm bài chỉ thu được kết quả quá khiêm tốn như sau: Tổng Yếu Giỏi Khá T.bình Lớp số HS (điểm dưới (điểm 9, 10) (điểm 7, 8) (điểm 5, 6) /kh dự 5) ối khảo SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) sát 5A 28 0 0 4 14 20 72 4 14 5B 27 0 0 3 11,1 19 70,4 5 18,5 K.5 55 0 0 7 12,7 39 70,9 9 16,4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 5
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Nhìn vào bảng thống kê số liệu ta thấy số học sinh chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt không có bài nào đạt điểm 9. Và thực tế cho thấy, các em chưa có kĩ năng viết văn miêu tả, đặc biệt đây là đối tượng học sinh lớp 5, các em đã được tiếp cận và tập viết các bài văn miêu tả từ lớp 4 thế nhưng bài viết của các em lủng củng, ý nghèo nàn, thiếu logic... Đây sẽ là những băn khoăn, trăn trở cho những giáo viên có tâm huyết trong dạy học nói chung, dạy tập làm văn nói riêng. Từ thực trạng và những nguyên nhân nêu trên, bản thân tôi rất trăn trở và đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả được tốt hơn Góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà ngành đề ra. III. Biện pháp Để giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả hay, có tính sáng tạo, giàu hình ảnh, trước hết cần giúp các em hiểu rằng: Tả đồ vật (tả cây cối, tả con vật, tả người…) là dùng lời văn của mình giúp người đọc như thấy được cụ thể trước mắt đồ vật (cây cối, con vật, người…) đó. Vì vậy, khi dạy thể loại văn miêu tả, chúng ta cần khắc sâu cho học sinh hiểu: Khi miêu tả các em không được đưa ra lời nhận xét chung chung như “cây này cao, lá của nó nhỏ”, hay “con vật này có bộ lông màu vàng, đôi mắt tròn…” mà phải làm cho người đọc thấy được cái cây (đồ vật, con vật, người,…) em đang tả có những đặc điểm riêng biệt, giúp người đọc phân biệt cây (đồ vật, con vật,…) đó khác với cây (đồ vật, con vật…) cùng loại. Hơn nữa, các em cần phải viết được bài văn theo một trình tự nhất định, có bố cục rõ ràng, qua bài làm các em phải gửi gắm tình cảm yêu mến của mình với những gì mà mình miêu tả. Để giúp học sinh làm được việc này, tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp sau: S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 6
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p 1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi nó giúp học sinh định hướng được công việc sẽ làm Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại nào? kiểu bài gì? đối tượng miêu tả là gì? Từ đó giúp học sinh không đi lạc yêu cầu của đề. Ví dụ: Với đề bài: Em hãy tả lại một cây cho bóng mát. Tôi hướng dẫn các em như sau: Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả) Kiểu bài nào? (Tả cây cối) Đối tượng miêu tả là gì? (Cây cho bóng mát) Yêu cầu học sinh kể tên các loại cây cho bóng mát mà em biết? ( cây bàng, cây xà cừ…) Tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn gạch chân các từ ngữ quan trọng. 2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tinh vi, thấu đáo, em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của đối tượng mình định tả để thể hiện trong bài viết. Còn em nào quan sát hời hợt, phiến diện thì bài viết của em đó sẽ khô khan, nông cạn. Để giúp các em học sinh tìm ra những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từng đối tượng miêu tả, tôi đã hướng dẫn các em: Muốn tìm ý cho bài văn, các em phải quan sát kĩ, quan sát nhiều lần đối tượng mình định tả trong một khung cảnh cụ thể, thời gian cụ thể. Cần xác định rõ trình tự quan sát và biết chọn lựa các trình tự quan sát khác nhau và phải sử dụng nhiều giác quan để quan sát. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 7
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Ví dụ: Với mỗi kiểu bài, tôi thường định hướng cho học sinh cách quan sát theo các trình tự khác nhau như sau: + Đối với kiểu bài tả đồ vật: Quan sát theo trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật, thu hút bản thân, gây cảm xúc thì quan sát trước; hoặc quan sát theo trình tự: Mắt nhìn, tay sờ, tai nghe, mũi ngửi. + Đối với kiểu bài tả con vật: Quan sát ngoại hình rồi đến thói quen sinh hoạt và những hoạt động của con vật khi ăn, khi ngủ, khi đùa giỡn với các con vật khác. + Đối với kiểu bài tả cây cối: Quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới, từ bao quát đến chi tiết, bộ phận, nét khác biệt của cây đó với cây khác. Hoặc quan sát theo trình tự thời gian: Từ nhỏ đến lớn, từ mùa này đến mùa khác. + Đối với kiểu bài tả người: Quan sát người định tả trong các hoàn cảnh cụ thể để tìm được những nét nổi bật, tiêu biểu về cả tính tình, hình dáng, sự hoạt động nhưng chú ý nhất mặt trọng tâm: Về hình dáng: chú ý những đặc điểm về lứa tuổi nghề nghiệp, những nét riêng biệt về tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, mắt, miệng, chân tay… hoặc cách ăn mặc, dáng đi đứng, giọng nói, cười. Về tính tình: cần nhận ra đặc điểm về tinh thần, tình cảm, tính nết biểu hiện qua lời nói, việc làm, thái độ cư xử. Về sự hoạt động: cần theo dõi nhiều việc làm khác nhau của người được tả, nhưng nắm cụ thể, tỉ mỉ vài hoạt động chính, nhận xét trong khi làm từng việc, người ấy có dáng điệu, cử chỉ gì, cách làm ra sao… Kết hợp việc quan sát trực tiếp với việc nhớ lại những điều đã biết từ trước về nhân vật qua các lần đã tiếp xúc với người ấy và qua những ý kiến nhận xét của người khác để xác nhận, bổ sung cho các điều đã quan sát được. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 8
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p + Đối với kiểu bài tả cảnh: Quan sát theo trình tự không gian như: từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ phải sang trái… hoặc ngược lại. Hay quan sát theo trình tự thời gian như: từ sáng đến trưa, từ thời điểm trước đến thời điểm sau… Hay theo trình tự không gian kết hợp tâm lí như: tả hoạt động nổi bật gây chú ý nhiều nhất ở vị trí trung tâm rồi đến cảnh ít nổi bật hơn ở vị trí bên ngoài… Hướng dẫn học sinh quan sát phải đi liền với ghi chép ý: Ghi những đặc điểm cơ bản về hình dáng, màu sắc, hoạt động… của đối tượng miêu tả. Nhất là những điểm mới, riêng, nổi bật mà người khác không nhìn thấy và bản thân mình cảm nhận là sâu sắc nhất, tạo ra hứng thú, cảm xúc giúp các em dễ dàng tìm từ, chọn ý (không nhất thiết phải ghi đầy đủ, tỉ mỉ tất cả các bộ phận). Như thế các em sẽ viết được bài văn miêu tả sinh động với những nét đặc sắc, độc đáo, mới lạ và hấp dẫn. 3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả. Để viết được một bài văn hay, học sinh phải có thói quen lập dàn ý chi tiết. Một bài văn cho dù dài hay ngắn cũng phải đủ 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đồ vật (cây cối, con vật, người, cảnh) mình định tả; Thân bài: + Tả bao quát + Tả chi tiết + Nêu ích lợi, ý nghĩa… Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng mình định tả. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát, tìm ý, tôi giúp các em biết sắp xếp các ý thành một dàn ý chi tiết, tránh được tình trạng các em viết một bài văn lủng củng, lộn xộn. Ví dụ: Lập dàn ý tả cây hoa hồng. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 9
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p * Mở bài: Giới thiệu cây hoa hồng, trồng ở đâu? (trước cửa). Ai trồng? (Mẹ em). *Thân bài: Tả bao quát: Cây cao khoảng nửa mét, thân khẳng khiu bằng chiếc đũa ăn cơm. Tả chi tiết: + Cành đâm tua tủa, có nhiều gai nhọn như những chàng vệ sĩ. + Lá hình bầu dục, lá non màu tim tím, lá già màu xanh đậm, mép lá có hình răng cưa. + Nụ hoa màu xanh mơn mởn, bằng đầu ngón tay út của em. + Hoa mới nở to bằng chén uống trà, như ông mặt trời đỏ thắm + Cánh hoa đỏ tươi, mỏng mịn như nhung, xếp chồng lên nhau. + Hương thơm thoang thoảng quyến rủ ong bướm. *Kết bài: Nêu cảm nghĩ: Yêu thích, tỉa lá, tưới nước, bắt sâu để cây luôn xanh tốt. 4. Biện pháp 4. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật, tích luỹ vốn từ thông qua các phân môn của môn tiếng Việt. Để góp phần làm cho bài văn miêu tả sinh động, có hình ảnh, người viết phải sử dụng những biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy. Trong môn tiếng Việt, phân môn tập làm văn là sự tích hợp các kiến thức của các phân môn còn lại. Các em học tốt các phân môn như tập đọc, luyện từ và câu,… thì sẽ học tốt phân môn tập làm văn. Vì thế thông qua từng phân môn của tiếng Việt, tôi thường chú ý giúp các em khai thác nội dung này. a. Dạy tập làm văn thông qua dạy tập đọc. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 10
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Trong văn miêu tả, việc dùng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm là rất cần thiết. Việc giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả đó một cách chính xác, hợp lí là vấn đề quan trọng đối với giáo viên. Số lượng từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả rất phong phú, cách sử dụng các từ ngữ đó cũng rất sáng tạo. Chính vì thế mà từ các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả, tôi đều giúp các em: Chỉ ra các từ ngữ miêu tả hay, đã được chọn lọc, gọt giũa để các em học tập vận dụng vào bài viết của mình. Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật của tác giả, tôi chọn một vài trường hợp đặc sắc để phân tích kĩ giúp học sinh thấy được sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Ví dụ: Dạy bài “Mùa thảo quả” tiếng Việt 5 tập 1; Khi phân tích đoạn 1, tôi giúp học sinh hiểu rằng: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật “lặp từ” Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. nhằm nhấn mạnh hương thơm đặc biệt của thảo quả. Thảo quả có mùi thơm lan toả, kéo dài. Hoặc khi phân tích đoạn cuối, tôi giúp học sinh thấy được tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật “đảo ngữ” rực lên những chùm thảo quả, biện pháp nghệ thuật “so sánh” Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. nhằm giúp ta như thấy rõ hơn màu đỏ của thảo quả thật rực rỡ, màu đỏ ấy như chứa cả sức nóng của lửa, chứa cả sự tươi mới lộng lẫy của nắng, vẻ đẹp tinh tuý của thiên nhiên. Hoặc: Dạy bài: “Phong cảnh đền Hùng” tiếng Việt 5 tập 2, Tôi giúp học sinh thấy được cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng được tác giả miêu tả bằng các từ láy, từ gợi tả và biện pháp so sánh như: Khóm hải đường đâm S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 11
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p bông rực đỏ, những cáng bướm dập dờn bay lượn, đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững,… Tóm lại, ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và phong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động và gây ấn tượng. Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các bài tập đọc cũng rất sáng tạo. Bằng cách này, tôi đã tích luỹ thêm vốn từ và cách sử dụng chúng cho các em học sinh; đồng thời thông qua các bài tập đọc, tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng: Để một bài văn miêu tả hay, cần phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lí. b. Dạy tập làm văn thông qua dạy luyện từ và câu: Mục tiêu chính của luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ, cách sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý. Khi dạy về nội dung mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm, tôi giúp học sinh hiểu rõ nghĩa các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề đó. Từ đó sẽ giúp các em sử dụng từ ngữ chính xác, hợp lí. Ngoài ra, tôi còn cho các em tìm thêm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa; Đặt câu với các từ vừa tìm được nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng từ cho học sinh. Trong tiết luyện từ và câu có nội dung về ngữ pháp, ngoài việc dạy các em viết câu đúng, tôi luôn chú ý đến việc giúp các em viết câu văn có hình ảnh. Với các bài tập đặt câu, tôi luôn đặt một câu đủ ý bên cạnh câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh. Ví dụ: Tả hình dáng một cây bàng cổ thụ, tôi đưa ra 2 câu: + Câu 1: Thân cây to, cao. + Câu 2: Thân cây to, cao, nhìn từ xa như một cây ô khổng lồ. Sau đó cho học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn? Tóm lại, với biện pháp này, tôi giúp học sinh có kĩ năng viết câu văn có hình ảnh, đủ ý. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 12
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p 5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá khả năng viết bài của mình và của bạn. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể. Do đó trong giảng dạy, giáo viên cần đưa ra những ví dụ cụ thể để học sinh hình dung, hiểu rõ cách làm. Xác định được điều này, trong các tiết trả bài viết, sau khi hướng dẫn học sinh chữa lỗi, tôi chọn những bài văn hay đọc cho cả lớp nghe để biểu dương. Tiếp đó, tôi đặt ra một số câu hỏi để học sinh trả lời. Ví dụ: Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào? (Yêu cầu học sinh nêu ra một cách cụ thể như chỉ ra các từ ngữ miêu tả, những hình ảnh nhân hoá, so sánh…) Em học tập được những gì từ bài làm của bạn? Trả lời được các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được ở bạn và vận dụng vào bài viết cuả mình. 6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu. Ngoài việc dạy tốt các tiết chính khóa, ở các tiết luyện tập tiếng Việt buổi 2, tôi quan tâm đến việc luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu theo các chủ điểm ở 2 mức độ khác nhau thông qua một số bài tập cụ thể nhằm không ngừng giúp các em mở rộng vốn từ, dùng từ đúng và hay, viết được câu văn chính xác và có hình ảnh. Từ đó, các em biết vận dụng vào bài viết của mình để miêu tả một đối tượng cụ thể mà đề bài yêu cầu. Ví dụ: Mức độ 1: Tìm từ miêu tả đặc điểm về hình dáng của một con mèo, hay miêu tả bộ lông của một con chó, hay miêu tả một chiếc lá (hình dáng, màu sắc). Đặt câu với các từ vừa tìm được ở bài tập trên. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 13
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Mức độ 2: Đặt câu có sử dụng các từ gợi tả, các từ láy, các hình ảnh so sánh, nhân hoá để tả hình dáng của một cây (một con vật, một đồ vật, người …) nào đó ; hoặc để tả một bộ phận cụ thể nào đó của một con vật (đồ vật, cây cối), hoặc một hoạt động nào đó của một người… Với mỗi yêu cầu, học sinh tìm từ, đặt câu, báo cáo kết quả, tôi cho các em nhận xét cụ thể, so sánh các từ vừa tìm được, các câu vừa đặt được để nhận ra cái đúng, cái hay cũng như cái chưa đạt yêu cầu và hướng dẫn học sinh sửa chữa kịp thời. *Riêng với học sinh yếu, các em vẫn được rèn luyện các kĩ năng như đã nêu trên nhưng mức độ đòi hỏi không quá cao để tránh sự nhàm chán. Trong giờ dạy, tôi luôn quan tâm tới đối tượng này để kịp thời sửa chữa những sai sót và động viên khen ngợi nếu các em biết đặt một câu văn đúng hoặc có những lời nhận xét, những câu trả lời phù hợp, nhằm tạo hứng thú học tập cho các em. 7. Biện pháp 7: Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo mẫu. Chúng ta biết rằng, hầu hết học sinh không có năng khiếu về văn, thiếu sự tìm tòi, suy nghĩ, thiếu sự sáng tạo nên để giúp các em có hứng thú hơn, các em viết được những câu văn gãy gọn, súc tích, có hình ảnh hay tránh được lối viết theo kiểu liệt kê thì một biện pháp theo tôi không kém phần quan trọng đó là cung cấp cho các em các mẫu bài viết, sau đó dựa vào mẫu các em viết bài theo yêu cầu của giáo viên. Các bước tôi đã tiến hành là: Bước 1. Cung cấp mẫu: Vào buổi 2, ở tiết luyện tiếng Việt, tôi dành một thời gian cung cấp các mẫu bài viết về một đồ vật, một cảnh... nào đó, cho học sinh đọc. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 14
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Bước 2. Phân tích mẫu: Giúp học sinh tìm hiểu về cách miêu tả của tác giả qua việc trả lời một số câu hỏi. (Cách sử dụng từ, liên kết câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật...) Bước 3. Luyện viết bài theo mẫu: Dựa vào mẫu, yêu cầu học sinh viết một câu văn, đoạn văn khác để tả một đồ vật hay một cây, một người, một cảnh... nào đó. Ví dụ : Tả hồ nước. Tôi cung cấp đoạn văn tả hồ Xuân Hương hay tả Hồ Hoàn Kiếm... + Mẫu: Giữa thành phố Đà Lạt có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Hay tả Hồ Gươm: ... Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh... + Phân tích mẫu: Mặt nước hồ Xuân Hương được tác giả so sánh với gì? (mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu). Tác giả dùng những từ ngữ miêu tả nào để tả về vẻ đẹp của hồ Than Thở? (nước trong xanh, hàng thông reo nhạc)… + Luyện viết bài theo mẫu: Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả vẻ đẹp của một hồ nước hay một dòng sông vào một buổi sáng mùa thu (hay chiều hè) mà em biết. Hoặc tả người: Tôi cung cấp đoạn văn tả hình dáng và hoạt động của anh thanh niên HMông rất đẹp trong lao động cày ruộng. + Mẫu: “…A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng...Hai tay Cháng nắm dốc cày, thân mình nhoài thành S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 15
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p một đường cong mềm mại, khi đi bên trái lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một vành trăng lưỡi liềm... ” + Phân tích mẫu: Em hãy tìm những từ ngữ được tác giả sử dụng để tả hình dáng của A Cháng? (ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng). Qua cách miêu tả của tác giả, em hình dung ra A Cháng là người như thế nào? (khoẻ mạnh). GV: Tác giả đã tập trung quan sát những đặc điểm nổi bật của A cháng và dùng biện pháp so sánh: Da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ làm cho chúng ta càng thấy rõ hơn hình ảnh một A Cháng khoẻ, đẹp. Khoẻ hơn, đẹp hơn, đáng yêu hơn khi ta quan sát anh lao động, mà ở đây là anh đang cày ruộng. Tác giả đã miêu tả hoạt động cày ruộng của A Cháng như thế nào? (nắm dốc cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái lúc tạt qua phải theo đường cày).v.v… + Luyện viết bài theo mẫu: Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 6 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của một người gần gũi với em. Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trực tiếp vào đối tượng học sinh lớp 5 đơn vị tôi công tác, tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú và đam mê với phân môn tập làm văn. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động hơn. Các em đã chủ động hơn khi viết văn miêu tả; vốn từ ngữ của các em ngày càng phong phú hơn nên cách sử dụng từ ngữ của các em chính xác hơn, hay hơn. Trong khi viết văn các em đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, điệp từ. Bài viết của các em đã thể hiện được những sắc thát riêng về đối tượng mà các em miêu tả. Điều này đã chứng minh được S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 16
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p qua điểm bài thi định kì lần 3, qua các bài làm văn viết ở lớp, chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. Để lấy kết quả so sánh, đối chứng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm lần 2. Thời gian tiến hành: Tháng 3 năm 2014 Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 5 đơn vị tôi công tác Đề bài: Hãy tả một người mà em yêu quý nhất. Thời gian làm bài: 25 phút Kết quả thu được như sau: Tổng Yừu Giỏi Khá T.bình số HS (Điểm dưới (Điểm 9,10) (Điểm 7, 8) (Điểm 5, 6) Lớp dự 5) khảo SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) sát 5A 28 2 7,1 6 21,5 18 64,3 2 7,1 5B 27 1 3,7 6 22,2 19 70,4 1 3,7 K.5 55 3 5,5 12 21,8 37 67,2 3 5,5 Kết quả này cho thấy những biện pháp đã nêu ở trên bước đầu đã đem lại kết quả khả quan đối với việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 17
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT I. Kết luận: Tập làm văn ở Tiểu học nói chung, ở lớp 5 nói riêng là một phân môn khó bởi nhiều nguyên nhân mà trong đó vốn hiểu biết, vốn ngôn ngữ, óc so sánh , nhận xét… ở lứa tuổi các em còn hạn chế đã tác động tới các em khi viết bài văn miêu tả. Bài văn miêu tả dù là tả người, tả đồ vật hay tả cây cối thì yêu cầu đầu tiên đối với các em là phải làm bật nổi được đối tượng các em đang miêu tả, nghĩa là phải đi sâu vào miêu tả những nét đặc sắc của đối tượng sau đó mới yêu cầu đến việc rèn giũa để có các câu văn hay; các hình ảnh so sánh, các ý miêu tả độc đáo... Muốn vậy, trong quá trình dạy tập làm văn miêu tả cho học S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 18
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p sinh, yêu cầu người giáo viên phải dày công trong việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh óc quan sát về đối tượng miêu tả; lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, chi tiết đặc sắc để tả; tìm hình ảnh tương tự để so sánh; sắp xếp trình tự tả. Không có một khuôn mẫu định sẵn nào cho học sinh khi làm bài văn miêu tả. Do vậy, muốn có được ở học sinh một bài văn miêu tả hay cần rèn cho các em kĩ năng tổng hợp khi viết bài văn ở thể loại này là: quan sát, chọn lọc chi tiết, so sánh, dùng từ, đặt câu, có như vậy học sinh mới có thể chủ động trước các đề tập làm văn miêu tả và viết được những bài văn ở thể loại này đáp ứng mong muốn của giáo viên. II. Kiến nghị đề xuất Với những kinh nghiệm thu lượm được trong quá trình giảng dạy môn tiếng Việt nói chung, phân môn tập làm văn nói riêng của bản thân tôi, cũng như sự trao đổi, học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh làm văn miêu tả tốt hơn như sau: 1. Phải nhận thức đúng đắn rằng tập làm văn là phân môn đòi hỏi sự sáng tạo chứ không phải sao chép đơn thuần, đây là phân môn tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các phân môn khác trong môn học tiếng Việt để từ đó định hướng về phương pháp và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp. 2. Phải biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi dạy học tập làm văn miêu tả . Giáo viên cần đưa ra những tình huống có vấn đề nhằm phát triển năng lực tưởng tượng, quan sát, so sánh, dùng từ miêu tả, đặt câu… ở học sinh.. Giáo viên cần đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong khâu cảm thụ để sáng tạo nhằm bồi dưỡng và phát huy năng khiếu văn chương cho các em . 3. Không ngừng rèn luyện việc tập nói cho học sinh thông qua các tiết tập làm văn, kịp thời chữa các lỗi trong việc dùng từ miêu tả và lỗi diễn đạt S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 19
- D¹y - häc v¨n miªu t¶ líp 5, Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p để từng bước khắc phục hiện tượng học sinh viết văn mà như nói trong làm tập làm văn. 4. Giáo viên cần sưu tầm các đoạn văn, các bài văn miêu tả hay, có tính sáng tạo để cho học sinh đọc, làm quen và vận dụng trong quá trình học tập làm văn. Kiến nghị với nhà trường: Nhà trường cần mua sắm, bổ sung thêm các tài liệu tham khảo như các chuyên đề dạy tập làm văn ở Tiểu học, các sách văn mẫu… và trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học để giáo viên có điều kiện dạy học tốt. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tích luỹ được trong quá trình giảng dạy. Rất mong bạn đọc góp ý bổ sung thêm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tháng 3 năm 2014 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – n¨m häc: 2013 - 2014 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc bậc Tiểu học
5 p | 1767 | 249
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện đạo đức cho học sinh Tiểu học
4 p | 1470 | 224
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kỹ năng thiết kế hoạt động ngoại khóa ở Liên đội tiểu học Tiên Cát
20 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy giải toán bằng phương pháp suy luận
20 p | 197 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy trẻ nhận biết nhanh tập hợp số lượng thông qua trò chơi
11 p | 240 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong học tập
11 p | 181 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau
17 p | 182 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
19 p | 185 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
18 p | 135 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán lớp 4
11 p | 73 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tốt Lịch sử 4 nhằm chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm mà bản thân có được từ 5 năm dạy lớp 4
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học lớp 4
19 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
17 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn