4<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết<br />
Giáo dục là sự nghiệp trồng ngƣời, với mục tiêu đào tạo ra những công<br />
dân tốt cho đất nƣớc. Để đào tạo đƣợc những công dân tốt trong tƣơng lai thì<br />
phải kết hợp chặt chẽ giữa dạy kiến thức với dạy ngƣời, giữa truyền thụ tinh<br />
hoa tri thức nhân loại với những giá trị truyền thống của dân tộc, giữa giáo<br />
dục tri thức khoa học với giáo dục đạo đức. Chiến lƣợc Giáo dục Việt Nam<br />
giai đoạn 2010-2020 xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con<br />
người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến<br />
của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và<br />
động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.<br />
Hiện nay, do sự tác động và ảnh hƣởng của mặt trái kinh tế thị trƣờng<br />
làm cho đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Các hiện tƣợng học sinh vô<br />
lễ với thầy giáo, cô giáo và những ngƣời sinh thành, dƣỡng dục mình; học<br />
sinh tụ tập thành băng nhóm quậy phá, ăn chơi, hút chích, đánh nhau, sinh<br />
hoạt bầy đàn… không còn hiếm. Nguyên nhân của những hiện tƣợng trên có<br />
nhiều, nhƣng một trong những nguyên nhân cơ bản là sự xuống cấp đạo đức<br />
học sinh đi cùng với sự xuống cấp đạo đức xã hội; việc giáo dục đạo đức<br />
(GDĐĐ) cho các em còn nhiều hạn chế, cả về nội dung và phƣơng pháp, sự<br />
quan tâm GDĐĐ cho các em của nhà trƣờng, xã hội và gia đình.<br />
Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Tây Nguyên là trƣờng phổ<br />
thông có nhiều cấp học; học sinh phần nhiều là con em đồng bào các dân tộc<br />
thuộc các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên. Ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các<br />
quy chế chung đối với một trƣờng phổ thông, Nhà trƣờng phải làm tốt việc<br />
GDĐĐ cho học sinh để đào tạo ra các thế hệ mới đảm nhiệm sứ mệnh xây<br />
dựng và bảo vệ thành quả cách mạng ở một địa bàn đặc biệt quan trọng của<br />
đất nƣớc. Thời gian qua việc GDĐĐ của Nhà trƣờng tồn tại nhiều bất cập, do<br />
đặc điểm phức tạp của đội ngũ học sinh bán công, chất lƣợng và hiệu quả quản<br />
lý, rèn luyện học sinh, chất lƣợng giáo dục học sinh, nhất là bộ phận học sinh<br />
<br />
5<br />
bán công có những phức tạp về gia đình, về tƣ tƣởng… Trong bối cảnh đó, việc<br />
biên soạn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng<br />
giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên”<br />
là cấp thiết.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Thông qua nội dung đề tài nhằm trao đổi và thống nhất nhận thức về một<br />
số giải pháp cơ bản GDĐĐ cho học sinh Trƣờng PTDTNT để góp phần nâng<br />
cao chất lƣợng giáo dục của Nhà trƣờng.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất<br />
lƣợng GDĐĐ cho học sinh ở Trƣờng PTDTNT Tây Nguyên.<br />
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lƣợng<br />
GDĐĐ cho học sinh ở Trƣờng PTDTNT Tây Nguyên.<br />
4. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Chất lƣợng GDĐĐ cho học sinh ở Trƣờng PTDTNT.<br />
5. Phạm vi nghiên cứu<br />
Giải pháp nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho học sinh ở Trƣờng PTDTNT<br />
Tây Nguyên.<br />
6. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí<br />
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN); đề tài vận dụng<br />
các phƣơng pháp lô-gic, phân tích-tổng hợp và phƣơng pháp chuyên gia.<br />
7. Đóng góp khoa học:<br />
Kết quả sáng kiến giúp giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục<br />
Trƣờng PTDTNT Tây Nguyên nghiên cứu vận dụng vào GDĐĐ cho học sinh để<br />
góp phần nâng cao chất lƣợng GD-ĐT của Nhà trƣờng. Các trƣờng PTDTNT<br />
khác có thể nghiên cứu và vận dụng phù hợp điều kiện thực tế của mình.<br />
8. Kết cấu của đề tài<br />
Gồm mở đầu, hai phần, kết luận, tài liệu tham khảo.<br />
<br />
6<br />
Phần 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO<br />
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH<br />
TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN<br />
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
- Khái niệm đạo đức:<br />
Theo cách hiểu chung nhất, đƣợc đăng trên các phƣơng tiện thông tin đại<br />
chúng và đƣợc thế giới thừa nhận “Đạo đức là tập hợp những quan điểm của<br />
một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế<br />
giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho<br />
phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội”.<br />
Khái niệm “Đạo đức” chỉ ra nội hàm, gồm:<br />
Thứ nhất, Đạo đức là thuộc tính của con ngƣời và chỉ con ngƣời mới có<br />
thuộc tính đạo đức, loài vật không thể đƣợc xem là có đạo đức, mặc dù có thể<br />
có những loài vật sống thành bầy đàn và có tính tổ chức rất cao mà trong thực<br />
tế chúng ta vẫn thấy. Đạo đức là một hiện tƣợng lịch sử, là sự phản ánh của<br />
các quan hệ xã hội.<br />
Thứ hai, Đạo đức đƣợc xem là luân thƣờng đạo lý của con ngƣời. Nói<br />
đến luân thƣờng đạo lý là đề cập đến sự ứng xử của con ngƣời. Sự ứng xử đó<br />
thuộc về những vấn đề tốt - xấu, hay - dở, phải - trái. Đây đƣợc xem là là các<br />
chuẩn mực trong quan hệ con ngƣời với nhau, là phép ứng xử đúng - sai. Đạo<br />
đức đƣợc sử dụng trong các phạm trù: lƣơng tâm con ngƣời, hệ thống phép<br />
tắc đạo đức con ngƣời, giá trị đạo đức con ngƣời. Đạo đức gắn với nền văn<br />
hóa, tôn giáo, triết học, luật lệ… của một xã hội.<br />
Thứ ba, Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên<br />
tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong<br />
quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại, quá khứ, tƣơng lai,<br />
đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dƣ<br />
<br />
7<br />
luận xã hội. Đạo đức con ngƣời phải đƣợc xã hội thừa nhận, phù hợp với<br />
truyền thống văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục địa phƣơng, phải đƣợc số<br />
đông ngƣời tán thành, ủng hộ…<br />
Không thể tồn tại thứ đạo đức phi văn hóa truyền thống, đi ngƣợc lại<br />
thuần phong mỹ tục, vô lƣơng tâm. Những thứ đƣợc gọi là “đạo đức” đó sớm<br />
muộn cũng bị xã hội phủ định. Bởi lẽ, mọi thời đại đều phê phán, lên án cái<br />
ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dƣơng, ủng hộ cái<br />
thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lƣợng, khiêm tốn...<br />
- Khái niệm về giáo dục đạo đức cho học sinh:<br />
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm<br />
xây dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho họ<br />
những quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi người, với công việc,<br />
với tổ quốc.<br />
Khái niệm chỉ ra các vấn đề sau:<br />
Thứ nhất, GDĐĐ cần phải đƣợc coi trọng đặc biệt, nhất là trong sự<br />
nghiệp cách mạng hiện nay của dân tộc, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu<br />
rộng vào cộng đồng quốc tế, với nhiều nguy cơ và thách thức lớn.<br />
Thứ hai, GDĐĐ cho học sinh là làm cho nhân cách của học sinh phát<br />
triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để học sinh ứng xử đúng đắn trong các<br />
mối quan hệ của cá nhân với bản thân, với ngƣời khác (ngƣời thân trong gia<br />
đình, bạn bè, thầy cô giáo…), với xã hội, với tổ quốc, với môi trƣờng...<br />
Thứ ba, Các yếu tố ảnh hƣởng đến GDĐĐ học sinh, gồm: Gia đình, có<br />
thể nói gia đình là trƣờng học đầu tiên về đạo đức, tính cách ngƣời, đặc biệt<br />
trong đó phải nhấn mạnh vai trò cha mẹ, đó là ngƣời thầy đầu tiên của con<br />
cái; Nhà trƣờng, với vai trò và chức năng của mình, nhà trƣờng có vai trò hết<br />
sức quan trọng trong GDĐĐ học sinh; Cộng đồng (xã hội) vừa có ảnh hƣởng<br />
quan trọng, vừa giữ vai trò hỗ trợ tích cực trong GDĐĐ cho các em.<br />
<br />
8<br />
1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam về đạo đức và giáo dục đạo đức<br />
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và GDĐĐ:<br />
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã<br />
hội chủ nghĩa (XHCN), mỗi một con ngƣời, trƣớc hết là đội ngũ cán bộ phải<br />
luôn luôn tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.<br />
Từ quan điểm về vai trò cực kỳ quan trọng của đạo đức, Hồ Chí Minh<br />
luôn luôn quan tâm vấn đề giáo dục đạo đức. Ngay từ những năm 1920 bài<br />
giảng đầu tiên của Ngƣời cho lớp thanh niên trí thức yêu nƣớc Việt Nam là<br />
“tƣ cách của một ngƣời cách mạng”. Trƣớc khi về cõi vĩnh hằng, Ngƣời để lại<br />
cho dân tộc ta một tài sản vô cùng quý giá: “Di chúc Hồ Chí Minh”, trong đó<br />
Ngƣời dành một phần để nói về vấn đề đạo đức, Ngƣời dặn: “Đảng phải quan<br />
tâm chăm lo GDĐĐ cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành<br />
những ngƣời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.<br />
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của ngƣời cách mạng, cũng giống<br />
nhƣ gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Ngƣời viết: “Cũng nhƣ sông thì<br />
có nguồn mới có nƣớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không<br />
có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì<br />
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân”; “Ngƣời cách mạng phải<br />
có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách<br />
mạng vẻ vang”; “Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù<br />
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân”; và “Có tài mà không có<br />
đức là ngƣời vô dụng”.<br />
- Quan điểm của ĐCSVN về giáo dục đạo đức:<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo<br />
cách mạng luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và xây dựng đạo<br />
đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, thông<br />
qua các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng.<br />
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đảng chủ trƣơng: “Nâng cao đạo<br />
<br />