Sáng kiến kinh nghiệm: Giảng dạy yếu tố văn hóa cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giảng dạy yếu tố văn hóa cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ; thực tiễn dạy và học tiếng Anh của sinh viên không chuyên năm thứ nhất với tiết học yếu tố văn hóa, từ đó đưa ra những biện pháp giúp việc dạy và học yếu tố văn hóa cho sinh viên đạt hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giảng dạy yếu tố văn hóa cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Giảng dạy yếu tố văn hóa cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn. Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học xã hội Tác giả:.Lê Thị Thanh Hương Trình độ chuyên môn:Thạc sĩ tiếng Anh Chức vụ:Trưởng khoa Nơi công tác:Khoa Ngoại ngữ, trường CĐSP Lạng Sơn Điện thoại liên hệ: 0936777586 Địa chỉ thư điện tử:lehuongcdspls@gmail.com Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: LĐTT Lạng Sơn,tháng 4 năm 2021 1
- I – MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Trong nhiều năm gần đây nhu cầu học ngoại ngữ nói chung và giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh nói riêng đang ngày càng gia tăng, Khi xu hướng giao tiếp và hội nhập quốc tế ngày càng trở nên cần thiết thì kĩ năng giao tiếp càng được chú trọng. Quan niệm cho rằng dạy ngoại ngữ chỉ đơn thuần là cung cấp cho người học một vốn từ vựng hay một vốn ngữ pháp đủ để diễn đạt ý nghĩ của mình đã trở nên hạn hẹp. Mục tiêu dạy học ngoại ngữ ngày nay là hướng đến rèn luyện năng lực giao tiếp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, học ngoại ngữ mà không hiểu và nắm được văn hóa bản ngữ thì khó có thể hiểu vấn đề sâu sắc để giao tiếp thành công. Để bắt kịp với sự phát triển của việc giảng dạy tiếng Anh trên thế giới đồng thời giúp người học vượt qua rào cản về văn hóa, việc lồng ghép các yếu tố văn hóa vào dạy học các kĩ năng tiếng Anh là cần thiết. Thông qua các hoạt động này giáo viên sẽ giúp người học phần nào nhận thức được những tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước nói tiếng Anh (đặc biệt là 3 nước Anh, Mỹ, Úc). Hơn nữa việc lồng ghép các yếu tố văn hóa vào dạy – học tiếng Anh sẽ không thể có hiệu quả nếu thiếu việc lựa chọn phương pháp phù hợp khi thực hiện vì vậy tôi đưa ra sáng kiến “Giảng dạy yếu tố văn hóa cho sinh viên khối không chuyên tại trường CĐSP Lạng Sơn” Mục tiêu của sáng kiến Nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ; thực tiễn dạy và học tiếng Anh của sinh viên không chuyên năm thứ nhất với tiết học yếu tố văn hóa, từ đó đưa ra những biện pháp giúp việc dạy và học yếu tố văn hóa cho sinh viên đạt hiệu quả hơn. 2. Phạm vi của sáng kiến Dạy học yếu tố văn hóa cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất, học kì 1 năm học 2021- 2022 tại trường CĐSP Lạng Sơn. 2
- II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm về văn hóa Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.” Các nhà nghiên cứu khác Gallois. C, Callan. V,J. 1997 cũng cho rằng văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người và như vậy văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện v.v…Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Trong cuộc sống hàng ngày văn hóa thường được hiểu là những tác phẩm văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu điện ảnh. Các trung tâm văn hóa có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: Văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cách cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận. 1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ Qua các khái niệm về văn hóa chúng ta có thể thấy ngôn ngữ là một phần của văn hóa và có mối liên hệ mật thiết với văn hóa. Tác giả Nguyễn Quang đã viết về mối liên hệ giữa văn hóa, ngôn ngữ và giao tiếp như sau: “Quan hệ tương tác giữa các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ và ngữ năng giao tiếp là một thực tế hiển nhiên và nó đòi hỏi phải có một sự quan tâm thỏa đáng.” Với phương pháp chức năng và thực hành giao tiếp, vai trò công cụ giao tiếp của ngôn ngữ đã được nhấn mạnh và 3
- vị trí của lời nói đã được đề cao. Người ta cũng dần nhận thức được rằng không thể làm chủ được một ngôn ngữ nếu không nắm bắt được tấm phông văn hóa của nó, rằng trong mỗi hành vi giao tiếp cả hành vi ngôn từ và hành vi phi ngôn từ(verbal and non-verbal) đều có dấu ấn mạnh mẽ của văn hóa. Ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ vô cùng chặt chẽ tới mức ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu không có kiến thức về cái kia. Những người thuộc các nền văn hóa khác nhau hiện đang học các ngôn ngữ thuộc các nền văn hóa khác thậm chí rất khác với văn hóa nguồn của họ. Họ có cơ hội gặp gỡ trò chuyện với người bản ngữ và họ dần nhận ra rằng họ có thể nắm bắt được các từ ngữ nhưng không dễ dàng nắm bắt được các thông điệp truyền tải. Trong nhiều trường hợp họ và người bản ngữ hiểu lầm nhau và do đó gây phật ý và khó chịu cho nhau mặc dù cả hai đều có thiện chí. Họ thấy ở đối tác giao tiếp của họ một cái gì đó “bất bình thường”. Nói tóm lại là họ không thể hoặc chí ít chưa thể tìm thấy một “ngôn ngữ chung”, thứ ngôn ngữ nằm phía sau và bên ngoài cái ngôn ngữ mà họ đang sử dụng và đó là văn hóa của đất nước, con người của ngôn ngữ đó. Qúa trình giao tiếp gồm 2 yếu tố: truyền thông và phân tích thông tin. Để truyền thông tin con người sử dụng ngôn ngữ với nhiều kí hiệu khác nhau: có thể bằng lời (verbal) hoặc không dùng lời(non- verbal). Tuy nhiên để phân tích thông tin ta cần giải mã các kí hiệu đó để đạt mục đích cuối cùng là lưu thông tin theo đúng nghĩa nó được truyền tải. Cả hai quá trình này đều liên quan đến văn hóa. Khi người nghe không hiểu về văn hóa của người nói thì người nghe sẽ giải mã thông tin theo văn hóa của chính anh ta và gây ra sự hiểu lầm và còn được hiểu như “sốc văn hóa”. Ngôn ngữ không chỉ là âm thanh hay chữ viết. Ngôn ngữ là những âm thanh và chữ viết có ý nghĩa. Nhưng ý nghĩa không phải là những gì chung chung và bất biến tồn tại giữa hư không hoặc trong các cuốn từ điển cứng nhắc. Ý nghĩa bao giờ cũng gắn liền với ngữ cảnh trong đó có một người nói/ viết, một hoặc nhiều người nghe/ đọc,trong một không khí nhất định và những quan hệ xã hội, tình cảm và mục đích giao tiếp nhất định. Nếu ý nghĩa bao giờ cũng gắn liền với ngữ cảnh thì theo Dell. H. 1972 “Chìa khóa để hiểu ngôn ngữ trong ngữ cảnh là phải bắt đầu không phải với ngôn ngữ mà là với ngữ cảnh”. Ngữ cảnh, hiểu theo nghĩa rộng, chính là văn hóa. 4
- Tóm lại văn hóa- ngôn ngữ- giao tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau và văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ngoại ngữ nói chung trong đó có tiếng Anh. Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ các giáo viên dạy ngoại ngữ cần tìm ra các phương pháp và nội dung lồng ghép các yếu tố văn hóa và giao thoa văn hóa phù hợp vì đó vừa là yếu tố kích thích sự hứng khởi trong quá trình học ngoại ngữ vừa là tạo cơ hội cho sinh viên hiểu biết về văn hóa các nước trên thế giới. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Thực trạng về việc dạy và học tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên tại trường CĐSP Lạng Sơn Sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất học tiếng Anh theo 2 giáo trình chính: Giáo trình New English File dành cho sinh viên khối không chuyên ngành đào tạo giáo viên và giáo trình Solutions Elementary dành cho sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp. Trong sáng kiến này tác giả tập trung vào thực trạng dạy và học tiếng Anh cho sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp, cụ thể là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung. Sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất học tiếng Anh 1 và tiếng Anh 2 với thời lượng 120 tiết (kì 1: 60 tiết, kì 2: 60 tiết), giáo trình Solutions là cuốn giáo trình mới được Bộ Lao động Thương binh xã hội đưa vào làm giáo trình chính trong giảng dạy cho sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2019 - 2020. Là một người trực tiếp giảng dạy bản thân tôi và đồng nghiệp nhận thấy giáo trình Solutions là một cuốn tài liệu cập nhật đa dạng kiến thức: chủ đề các bài học đa dạng, kiến thức văn hóa trong các bài học cập nhật với cuộc sống đương đại, bố cục chặt chẽ khoa học. Một đơn vị bài học được dạy trong 9 tiết: - Tiết 1. Từ vựng: Sinh viên được học và làm bài tập (Vocabulary builder) liên quan đến chủ đề bài học. - Tiết 2. Ngữ pháp: Sinh viên học về cấu trúc ngữ pháp và làm bài tập (Grammar builder). - Tiết 3,4. Kỹ năng nghe, tiết học mang nhiều kiến thức văn hóa của các nước nói tiếng Anh trên thế giới. (Sinh viên nghe và đọc, làm bài tập về kiến thức văn hóa của các đất nước nói tiếng Anh trên thế giới) - Tiết 5. Tiết ngữ pháp: Sinh viên học về cấu trúc ngữ pháp và làm bài tập (Grammar builder). 5
- - Tiết 6,7. Đọc hiểu: (Phát triển kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên) - Tiết 8. Kỹ năng nói: (Phát triển kỹ năng nói cho sinh viên qua các hội thoại hàng ngày) - Tiết 9. Kỹ năng viết: (Sinh viên viết một đoạn theo chủ đề của bài). 2.2 Thuận lợi, khó khăn trong dạy và học yếu tố văn hóa trong bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên - Thuân lợi + Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc học ngoại ngữ của sinh viên thuận lới hơn nhiều so với các thế hệ trước. Sinh viên có đầy đủ giáo trình, giáo trình mới, cập nhật kiến thức, tài liệu phong phú. Sinh viên phần lớn có điện thoại thông minh, thuận lợi trong tìm kiếm thông tin và kết nối, chia sẻ nguồn liệu học tập. + Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đủ cho việc dạy và học ngoại ngữ.Nhà trường đã cố gắng trang bị máy chiếu cho phần lớn các phòng học, có kết nối mạng internet, thư viện của nhà trường khá nhiều tài liệu tham khảo cho bộ môn tiếng Anh. - Khó khăn Thứ nhất, trình độ sinh viên không đồng đều và thấp hơn trình độ chuẩn Theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam học sinh khi kết thúc chương trình tiếng Anh ở phổ thông phải đạt trình độ bậc 2 (A2). Tuy nhiên, khi vào trường CĐSP Lạng Sơn trình độ tiếng Anh của sinh viên rất khác nhau, rất ít sinh viên đạt trình độ bậc 2 vì nhiều lí do: một số sinh viên đến từ các trung tâm giáo dục thường xuyên các em không học tiếng Anh ở bậc trung học phổ thông, một phần sinh viên tập trung vào các môn thi đại học và ít quan tâm đến học môn tiếng Anh nên hổng kiến thức. Thứ hai, sinh viên thiếu kiến thức nền, kiến thức về văn hóa, xã hội còn hạn chế. 90 % sinh viên năm thứ nhất và sinh viên khối tiếng Trung cũng vậy là người dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi còn nhiều khó khăn về cuộc sống cũng như các điều kiện học tập và phát triển văn hóa xã hội khác. Do đó sinh viên 6
- không biết hoặc biết rất ít về văn hóa, xã hội của các nước nói tiếng Anh.Một khía cạnh khác tuy với sự phát triển của khoa học công nghệ sinh viên ngày nay có thể tiếp cận với nhiều phương tiên truyền thông và văn hóa nhưng do đặc điểm vùng miền gần biên giới Trung Quốc nên sinh viên quan tâm đến văn hóa chủ yếu là về giải trí của Trung Quốc nhiều hơn còn các kiến thức về văn hóa xã hội, âm nhạc, giải trí thể thao của các nước nói tiếng Anh sinh viên hiểu biết còn khiêm tốn. Thứ ba là thời gian dành cho môn học tiếng Anh của sinh viên còn hạn chế. Sinh viên chỉ tập trung học môn chuyên ngành cụ thể là môn tiếng Trung. Sinh viên năm thứ nhất khối không chuyên chủ yếu là sinh viên ngành cao đẳng tiếng Trung Quốc, sinh viên cần nhiều thời gian tập trung học chuyên ngành đào tạo, đó ít thời gian cho ngoại ngữ 2 - tiếng Anh. Một bộ phận sinh viên còn lười, không xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, không tự giác học tập. Do vậy dù kiến thức của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên không phải là khó tuy nhiên kết quả học tập, khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp vẫn còn hạn chế. Về phía giáo viên: Giáo viên tiếng Anh đã cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, sử dụng các bài giảng điện tử, các trò chơi, các phần mềm thiết kế các bài test để giúp sinh viên hứng thú với giờ học tiếng Anh hơn nhưng chủ yếu giáo viên vẫn tập trung vào giảng dạy kiến thức ngôn ngữ mà chưa khai thác yếu tố văn hóa trong giảng dạy do đó hiệu quả của mục đích dạy học ngoại ngữ và ở đây là bộ môn tiếng Anh chưa được như kì vọng. 7
- III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng khiến 1.1.Lựa chọn, lồng ghép các yếu tố ngôn ngữ văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ cho sinh viên, so sánh đối chiếu giữa nền văn hóa Việt Nam và các nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh trên thế giới. Mục đích: Giúp sinh viên hiểu rõ hơn văn hóa giao tiếp nằm bên trong ngôn ngữ từ đó sinh viên có thể sử dụng ngôn ngữ chính xác hơn trong giao tiếp. Quy trình: Ở mỗi bài học trong các đơn vị chức năng ngôn ngữ giáo viên cần tìm hiểu rõ hơn về yếu tố văn hóa nằm bên trong yếu tố ngôn ngữ để so sánh đối chiếu với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Khi giảng dạy giáo viên giải thích thêm hoặc kể những câu chuyện nhỏ về văn hóa ẩn bên trong ngôn ngữ, như vậy sẽ tăng thêm sự hấp dẫn của ngôn ngữ với người học và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp đúng hơn cho sinh viên. Ví dụ: trong cách chào hỏi (a greeting routine) kiểu “Anh ăn cơm chưa?” hay “ Bác đang làm gì thế?” trong tiếng Việt thì không được dùng trong văn hóa phương Tây vì có thể bị coi là tò mò, thay vào đó họ thường hỏi thăm về sức khỏe (How are you?) hay về công việc, cuộc sống (How are the things?). Giáo viên có thể kể cho sinh viên thêm về giao tiếp phi ngôn từ trong giao thoa văn hóa trong cách đón chào của các cộng đồng văn hóa. Khi người Châu Âu gặp gỡ họ thường giơ tay ra và bắt tay nhau. Tại sao lại như vậy? Họ bắt tay nhau nhằm thể hiện cái gì? Ta biết người Châu Âu xưa vốn thường dùng kiếm trong chinh chiến. Chuôi kiếm được nắm chặt bằng một tay. Vì vậy, khi bắt tay họ mở rộng lòng bàn tay và chìa tay về phía đối tác giao tiếp với hàm ý: “ Đây nhé tay tôi không có vũ khí. Ta hãy nắm tay nhau và chúng ta là bạn”. Khi bắt tay , họ thường nhìn thẳng vào đối tác giao tiếp với thông điệp bất thành ngôn là bày tỏ sự bình đẳng, tình bằng hữu và tính chân thật, những giá trị được coi là rất tích cực trong văn hóa Âu châu. Vậy con người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung thì sao? Họ vốn thường sử dụng cung nỏ hay đao chùy khi chiến đấu, và do đó họ thường dùng đến cả hai tay để nắm giữ vũ khí. Ngay cả khi sử dụng đến kiếm (như người Nhật), họ vẫn nắm chuôi kiếm bằng hai tay. Khi gặp gỡ và muốn bày tỏ thiện chí hữu hảo, 8
- họ đưa hai tay ra trước ngực, hai lòng bàn tay để mở nhưng hướng vào nhau với ý tứ: “Tay tôi không có vũ khí. Đối tác giao tiếp có thể tin cậy tôi”. Sau đó họ úp lòng bàn tay vào nhau, đồng thời cúi thấp đầu, lưng hơi cong xuống nhằm tỏ ý thuần phục, biểu thị sự khiêm nhường, hoặc tỏ lòng tôn trọng hay sự tôn vinh đối với đối tác giao tiếp. Đây là những giá trị tích cực trong giá trị Đông phương. Nam giới trong một bộ tộc của thổ dân Úc có cách chào đón thật đặc biệt. Lãnh thổ của họ là vùng đất quanh năm nóng bức. Hơn nữa họ là những người ưa hoạt động nên khắp cơ thể nhớp nháp mồ hôi. Khi gặp bạn họ dùng lòng bàn tay phải vét vào nách bên trái, bàn tay trái vét nách bên phải. Sau đó họ đặt hai lòng bàn tay vào ngực ta và mỉm cười. Theo suy nghĩ của ta có thể dẫn đến những nhận xét hoặc phản ứng tiêu cực nhưng khi chúng ta cùng chia sẻ và hiểu được văn hóa của họ thì thấy đó là một hành vi đáng yêu. Ta biết rằng mồ hôi toát ra từ thân thể, khi làm như vậy người thổ dân muốn nói rằng” Đây là một phần của thân thể tôi, tôi trao nó cho bạn, chúng ta là bạn bè”. Ở một bộ tộc người Eskimô sống tại vùng băng giá cực bắc khi gặp ta, họ sẽ tiến lại gần, lấy tay phải rồi tay trái phẩy ngang mũi, sau đó thở hắt mạnh ra. Cách diễn giải dựa trên văn hóa Việt và Mỹ sẽ gây ra sự hiểu lầm là họ phẩy tay, xì mũi nhằm tỏ thái độ khinh bỉ, nhưng theo cách diễn giải của người Eskimô, hành vi này được hiểu như sau: Vùng cực Bắc xa xôi vốn rất gió và lạnh. Khi gặp bạn, người Eskimô dùng tay phải và tay trái để xua đi khí lạnh và thở hắt mạnh ra để truyền hơi ấm sang cho bạn, Người Mô-ri cũng chào hỏi bằng cách chạm mũi như vậy. Những câu chuyện về sự khác nhau giữa các nền văn hóa gây sự tò mò hứng thú đối với người học, mở rộng sự hiểu biết của sinh viên về con người và văn hóa xung quanh, biết tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa khác nhau. Giáo viên cũng nên so sánh đối chiếu ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt, ví dụ trong quan hệ gia đình của Việt Nam từ cháu dùng cho tất cả các mối quan hệ trong gia đình: ông , bà, chú, bác, cô dì…..nhưng trong tiếng Anh lại dùng từ khác: với ông bà là: grandson, granddaughter, cháu gọi là cô, chú, bác lại là nephew hoặc là niece. Về họ tên người Mỹ và cách xưng hô: tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và cuối cùng là họ (tiếng Việt của chúng ta là Họ, đệm và tên). Người Mỹ lấy theo họ bố, không dùng họ mẹ 9
- Ví dụ: Bill William Clinton (Bill là tên riêng, William là tên đệm, Clinton là họ. Tên đệm thường được viết tắt thậm chí không viết. Ví dụ Bill William Clinton viết là Bill. W. Clinton hoặc Bill Clinton. Phụ nữ phương Tây khi lấy chồng đổi họ theo chồng. Có một số người dùng cả họ mình và chồng. Ví dụ Angelina Jolie- Pit.(Jolie là họ của cô ấy, Pit là họ chồng) Cách xưng hô: Đối với lần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thư từ đầu tiên nên gọi nhau bằng Mr, Mrs, Miss hoặc Dr tiếp theo là họ. Ví dụ Mrs Hillary. Có thể gọi tên riêng khi được mời hoặc sau khi đã có quan hệ thân mật. Không gọi tên riêng (trừ khi được mời) với những người hơn nhiều tuổi hoặc có địa vị hoặc cấp cao hơn mình hoặc đối với những người bạn muốn thể hiện sự tôn trọng. + Đối với trẻ em thì luôn có thể gọi tên riêng. + Đối với quân nhân hoặc cảnh sát thì gọi bằng cấp bậc (nếu biết) hoặc gọi chung là officer và tiếp theo là họ. Ví dụ General Clark (tướng Clark). + Đối với người gặp lần đầu và không biết tên như nhân viên bán hàng, thư kí, lái xe, nhân viên khách sạn có thể gọi là Sir, Mr, M’am hoặc Miss. 1.2. Yêu cầu sinh viên tìm hiểu về yếu tố văn hóa trước khi tới lớp Mục tiêu:Tăng cường tính chủ động, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đối với nội dung bài học, giúp sinh viên hiểu về yếu tố văn hóa được sâu và đa chiều hơn. Quy trình: Trong giờ học trước giáo viên yêu cầu sinh viên tìm hiểu yếu tố văn hóa của bài qua các nguồn học liệu đa dạng trên Internet, sách báo… để trả lời các câu hỏi: 1.What is it about?/ Who is it about? 2. Where does it take place? 3. What are you most interested in? Trên lớp giáo viên sẽ dành 5 – 7 phút để sinh viên trao đổi ý kiến của mình trước khi vào bài. Giáo viên yêu cầu sinh viên viết vào hồ sơ học tập và tích điểm chuyên cần khi sinh viên trao đổi ý kiến, kết hợp đánh giá quá trình cho sinh viên. 1.3. Sử dụng hồ sơ học tập (Portfolio) giúp sinh viên khắc sâu kiến thức về văn hóa 10
- Mục tiêu: Giúp sinh viên khắc sâu kiến thức về văn hóa được học. Quy trình: Cuối giờ học giáo viên yêu cầu sinh viên viết tóm tắt về nội dung giờ học văn hóa đó vào cuốn hồ sơ học tập của mình (What have you learned today? (Bạn học được gì trong giờ học về văn hóa?). What do you like best about it? (Bạn thích nhất về điều gì?). 2 tháng một lần giáo viên thu vở và đánh giá hồ sơ học tập của sinh viên. 1.4. Tổ chức ngày văn hóa (Culture Day) Mục tiêu: Giúp sinh viên có thể ôn lại những kiến thức đã học về văn hóa và trải nghiệm các yếu tố văn hóa đã học, tăng cường động cơ học tập và năng lực sử dụng ngôn ngữ cho sinh viên. Quy trình: Cuối học kì hoặc cuối năm học giáo viên tổ chức Ngày văn hóa Anh Mỹ cho sinh viên (gần như là buổi ngoại khóa hoặc sinh hoạt Câu lạc bộ. Ở đó sinh viên được trải nghiệm các hoạt động văn hóa mà sinh viên đã được học như các lễ hội Halloween, lễ hội Giáng sinh, lễ hội Ánh sáng (Diwali). Sinh viên có thể làm quà tặng nho nhỏ, thắp nến, tham gia cuộc thi hiểu biết các kiến thức về văn hóa, tìm hiểu về âm nhạc….. 2. Đánh giá kết quả thu được 2.1. Tính mới, tính sáng tạo Đây là lần đầu các yếu tố văn hóa được chú trọng hơn trong việc lồng ghép dạy ngoại ngữ cho sinh viên khối không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn với nội dung chi tiết, thiết thực gắn với chương trình học bộ môn tiếng Anh của sinh viên. Sự lồng ghép các yếu tố văn hóa này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngôn ngữ sinh viên học từ đó cải thiện khả năng giao tiếp của sinh viên. 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến: a) Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng: Những biện pháp như lựa chọn, tìm hiểu lồng ghép các yếu tố văn hóa, tìm hiểu, so sánh đối chiếu văn hóa và ngôn ngữ qua cách chào hỏi, trong quan hệ gia đình, trong cách xưng hô giữa tiếng Anh và tiếng Việt, cách thiết kế hoạt động trong tiết dạy về văn hóa cũng như cách tổ chức Ngày văn hóa tác giả đã thực hiện trong học kì vừa qua là những biện pháp không quá khó, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ giáo viên và sinh viên đều có thể thực hiện được dễ dàng. Qua thời gian thực hiện việc lồng ghép các yếu tố văn hóa trong giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho khối 11
- không chuyên năm thứ nhất tác giả đã tiến hành khảo sát nhỏ với 40 SV lớp K18TV5 đánh giá sự yêu thích các tiết học về văn hóa của các nước nói tiếng Anh trên thế giới, về mức độ tự tin trong giao tiếp tiếng Anh khi hiểu hơn về văn hóa Anh Mỹ và mức độ hỗ trợ của kiến thức văn hóa đối với việc học tập bộ môn tiếng Anh.(Phụ lục Khảo sát dành cho sinh viên). Kết quả như sau: Đánh giá về tiết học văn hóa các nước nói tiếng Anh Mức Rất thích Khá thích Thích Không thích độ SL % SL % SL % SL % 5/ 40 12,5 10 25 20 50 5 12,5 Đánh giá về sự tự tin hơn trong giao tiếp khi được học về văn hóa các nước nói tiếng Anh Mức Rất tự tin Khá tự tin Tự tin Không tự tin độ SL % SL % SL % SL % 5/ 40 12,5 15 37,5 15 37,5 5 12,5 Đánh giá về sự hỗ trợ của kiến thức văn hóa trong học tập bộ môn tiếng Anh Mức Rất hỗ trợ Khá hỗ trợ Hỗ trợ Không hỗ trợ độ SL % SL % SL % SL % 10/ 40 25 15 37,5 15 37,5 0 0 Qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên thích tiết học về văn hóa 35/ 40 sinh viên chiếm 87,5 %, chỉ có 5 sinh viên không thích tiết học về văn hóa chiếm tỉ lệ 12,5 % và cũng số lượng như vậy về sự tự tin của sinh viên trong giao tiếp tiếng Anh khi được học về văn hóa các nước nói tiếng Anh. 100 % sinh viên cho rằng kiến thức về văn hóa đã hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập bộ môn tiếng Anh. Như vậy trong quá trình giảng dạy tác giả nhận thấy những chuyển biến khá tích cực trong thái độ, động cơ của sinh viên trong học tập bộ môn tiếng Anh như: 12
- sinh viên yêu thích học môn tiếng Anh hơn, thích tìm hiểu về văn hóa con người và con người của các đất nước nói tiếng Anh hơn. Sinh viên đi học đầy đủ, tham gia làm hồ sơ học tập, yêu thích tiết học về văn hóa hơn. Sinh viên tươi tắn, tự tin thoải mái hơn trong giờ học. Sinh viên biết nghe nhạc Anh, Mỹ, biết nhiều hơn về các nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới. Kết quả điểm kiểm tra số 1 và 2 (40 sinh viên K18TV5) Theo phân phối chương trình năm thứ nhất sinh viên chưa có kì kiểm tra hết môn, ở đây tác giả lấy kết quả của 2 bài kiểm tra định kì để so sánh về chất lượng học tập của sinh viên. Bài Điểm KT Điểm 2-3 Điểm 4 Điểm 5- 6 Điểm 7-8 Điểm 9- 10 SL % SL % SL % SL % SL % Số 1 5 12,5 % 8 20 % 10 25 % 10 25 % 7 17,5% Số 2 0 0% 5 12,5 % 5 12,5 20 50 % 10 25 % % Qua kết quả 2 bài kiểm tra định kì chúng ta có thể thấy sự tiến bộ của sinh viên. Bài kiểm tra thứ nhất số sinh viên đạt điểm dưới trung bình là 13 chiếm 35,5 %, số SV đạt điểm 5-6 là 10 SV chiếm 25 %, có 7 SV đạt điểm 9 chiếm 17,5 %. Bài kiểm tra số 2 không có SV đạt điểm 2-3, số sinh viên đạt điểm 4 là 5SV chiếm 12,5 %, số SV đạt điểm 7,8 tăng gấp đôi là 20 SV chiếm 50 %, số sinh viên đạt điểm 9 là 10 SV chiếm 25 %. b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học tiếng Anh của các cấp học, giúp học sinh sinh viên có kiến thức sâu hơn về văn hóa đa dạng của các nước trên thế giới, từ đó người học hứng thú học bộ môn tiếng Anh hơn và hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và tăng khả năng giao tiếp của người học. 13
- IV – KẾT LUẬN Tiếng Anh không ngừng biến đổi theo thời gian và không gian và tiếng Anh được sử dụng bởi các cộng đồng nói các ngôn ngữ khác nhau. Việc hiểu biết sâu sắc về văn hóa trên tinh thần cởi mở và khả năng giao tiếp linh hoạt sẽ giúp người dạy và người học nắm bắt được xu thế phát triển, vì vậy cần có những thay đổi trong cách giảng dạy và học tiếng Anh. Kết hợp giảng dạy kĩ năng ngôn ngữ và các yếu tố văn hóa nhằm nâng cao sự nhận thức của người học ngôn ngữ trong những nền văn hóa khác nhau sẽ giúp cho quá trình giao tiếp liên văn hóa đúng đắn, chuẩn mực hơn là những vấn đề cần quan tâm. Trong sáng kiến của mình tác giả đã trình bày các khái niệm về văn hóa, mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa, ngôn ngữ và giao tiếp. Tác giả cũng đã nghiên cứu thực trạng học và giảng dạy bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên năm thứ nhất tại trường CĐSP Lạng Sơn với những thuận lợi và khó khăn như trình độ sinh viên không đồng đều, một số sinh viên thấp hơn so với chuẩn đầu vào trường, sinh viên thiếu động cơ học tập với môn học, giáo viên chủ yếu tập trung vào giảng dạy kĩ năng ngôn ngữ cho sinh viên, yếu tố văn hóa chưa được quan tâm trong giảng dạy. Từ thực trạng đó tác giả đã thực hiện một số biện pháp giúp người học hiểu hơn về văn hóa, con người của đất nước nói tiếng Anh trên thế giới qua sự tìm hiểu, so sánh văn hóa của một số dân tộc trên thế giới qua cách chào hỏi, trong quan hệ gia đình, cách xưng hô. Trong các tiết dạy về văn hóa tác giả yêu cầu sinh viên tìm hiểu trước yếu tố văn hóa ở nhà trước khi tới lớp và viết tóm tắt nội dung về văn hóa đó trong hồ sơ học tập. Tác giả cũng tổ chức những hoạt động trải nghiệm văn hóa cho sinh viên qua Ngày văn hóa. Những biện pháp đó đã có những chuyển biến tích cực trong thái độ động cơ của người học: Người học thấy hứng thú hơn trong học tập, mở mang kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ của đất nước và con người sinh viên đang học, khả năng giao tiếp của sinh viên được cải thiện. Sáng kiến được thực hiện trong học kì 1 vì điều kiện thời gian và vì văn hóa và ngôn ngữ là lĩnh vực vô cùng rộng lớn và phong phú với khả năng có hạn nên chắc chắn sáng kiến còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp các em học sinh sinh viên để sáng kiến được tốt hơn. 14
- DANH MỤC TÀILIỆU THAM KHẢO 1. Dell. H. 1972. Introduction in Functions of Languague in the Classroom. New York Teachers College Press 2. Gallois. C. Callan. V.J. 1997. Communication and Culture. A Guide for Practice. London England: Willey 3. Green. GM. 1989. Pragmatics and Natural Language Understanding. Lawrence Erlbaum Associates Publishers 4. Nguyen Quang. 1998. Intercultural Communication. CFL Vietnam National University 5. Tim Falla, Paul. A. Davies. Sollutions Elementary student’s book & workbook. Oxford University Press. - 15
- PHỤ LỤC KHẢO SÁT Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của việc học yếu tố văn hóa đối với người học ngoại ngữ Xin anh chị hãy đánh giá bằng cách tích (V) vào ô mức độ về việc học yếu tố văn hóa đối với người học ngoại ngữ. Bản khảo sát chỉ dành cho mục đích nghiên cứu, không dùng để đánh giá kết quả cá nhân của người học nên xin anh chị đánh giá khách quan. Xin cảm ơn./. Đánh giá về tiết học văn hóa các nước nói tiếng Anh Mức Rất thích Khá thích Thích Không thích độ Đánh giá về sự tự tin hơn trong giao tiếp khi được học về văn hóa các nước nói tiếng Anh Mức Rất tự tin Khá tự tin Tự tin Không tự tin độ Đánh giá về sự hỗ trợ của kiến thức văn hóa trong học tập bộ môn tiếng Anh Mức Rất hỗ trợ Khá hỗ trợ Hỗ trợ Không hỗ trợ độ 16
- 17
- 18
- 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy Toán học
28 p | 3536 | 1529
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp các trò chơi trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6
21 p | 1556 | 381
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng tổ chuyên môn
14 p | 1246 | 165
-
SKKN: Kinh nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp10
38 p | 600 | 153
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế trò chơi ô chữ trong củng cố luyện tập
7 p | 924 | 89
-
SKKN: Kinh nghiệm giảng dạy phần và tiết luyện tập Ngữ văn 7 theo phương pháp dạy và học tích cực
9 p | 406 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong giảng dạy bài Các hiện tượng bề mặt chất lỏng
21 p | 210 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng phần mềm Netsupport School trong dạy học và quản lí phòng tin học
9 p | 143 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản tin về thời tiết vào dạy học Địa Lí tự nhiên 12
14 p | 86 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 82 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học tích cực theo phương pháp tổ chức trò chơi sinh học
33 p | 33 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn
21 p | 7 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp giảng dạy giờ ôn tập, tổng kết môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở
10 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân theo hướng phát triển năng lực
53 p | 38 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Hợp chất của cacbon
125 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp trong giảng dạy tiết 1 bài 16 công nghệ chế tạo phôi môn công nghệ lớp 11 nhằm tăng khả năng tự học, tự thực hành của học sinh
35 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn