Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học tích cực theo phương pháp tổ chức trò chơi sinh học
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là thiết kế, xây dựng và tổ chức “Trò chơi sinh học” dựa trên các trò chơi truyền hình hoặc các trò chơi dân gian để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Rèn tư duy nhanh nhạy, kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, phát triển kĩ năng phán đoán của học sinh. Vận dụng và thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động của học sinh còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng trong học tập sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học tích cực theo phương pháp tổ chức trò chơi sinh học
- PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết. Qua khảo sát, nghiên cứu chất lượng học tập của học sinh tôi thấy thực trạng của học sinh trường mình có những ưu điểm và khuyết điểm như sau: * Ưu điểm: Môn sinh học là một môn gần gũi với đời sống, hầu hết các em rất có hứng thú trong khi học tập. Đa số học sinh rất tích cực tham gia tranh luận về một vấn đề nào đó do giáo viên đặt ra từ những tình huống đơn giản, dễ suy nghĩ đến những tình huống hóc búa đến đau đầu và sôi nổi tranh luận. Học sinh thích được làm việc nhóm, thích được nghe giáo viên liên hệ thực tế. * Khuyết điểm: Học sinh chưa chủ động nắm kiến thức, còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Học sinh chưa tư duy, sáng tạo, sức ì quá lớn, đa số còn học vẹt Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi. Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí. Ở lứa tuổi học sinh cấp THCS hoạt động vui chơi càng có ý nghĩa quan trọng. Xã hội ngày càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em càng có điều kiện được chơi các đồ chơi máy móc, tối tân nhưng chất lượng nhiều đồ chơi không được đảm bảo, còn mang tính bạo lực,…không được dư luận đồng tình. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng các hình thức trò chơi trong môn sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao. Bởi vì: 1
- Vui chơi là một hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã tích lũy được trong cuộc sống thong qua hoạt động trò chơi Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập Trong các bài học của mình, tôi đã lồng ghép một số trò chơi từ 5 – 7 phút vào bài học để giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản của sinh học tiềm ẩn trong các tình huống trò chơi, giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động và giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên, học sinh chỉ hào hứng ít phút đó còn trong giờ học vẫn chưa thực sự sôi nổi. Vậy làm thế nào để học sinh có tâm lí thoải mái nhất khi học và giúp các em tìm đến kiến thức mà không theo kiểu nhồi nhét? Điều trăn trở đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là dạy học theo hướng tổ chức: “ Trò chơi sinh học ”. Tôi đã áp dụng ở một số bài sinh học 7. Điều đáng mừng là qua những lần tổ chức trò chơi này trên đơn vị lớp, tôi thật sự thấy hài lòng vì nó đem lại hiệu quả cao, học sinh hào hứng chờ đón tiết học để được “học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm: “Dạy học tích cực bằng phương pháp tổ chức trò chơi sinh 2
- học” góp phần thực hiện mục tiêu : Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh tự lĩnh hội kiến thức để trở thành những người năng động sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học hiện đại, vận dụng những hiểu biết để tìm ra những giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống quanh ta. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Thiết kế, xây dựng và tổ chức “ Trò chơi sinh học” dựa trên các trò chơi truyền hình hoặc các trò chơi dân gian để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Rèn tư duy nhanh nhạy, kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, phát triển kĩ năng phán đoán của học sinh Vận dụng và thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động của học sinh còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng trong học tập sinh học 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Địa điểm nghiên cứu đề tài theo các đơn vị lớp 7a, 7b, 7c, 7e, 7g tại trường đang công tác. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Để hoàn thành tài liệu này tôi đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan sau: + Các tài liệu về công trình nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm 3
- + Các tài liệu về tổ chức các hoạt động vui chơi trong dạy học, dạy học bằng trò chơi……..kể các các trò chơi trên truyền hình và dân gian đẻ có thêm kiến thức và kinh nghiệm + Các tài liệu khoa học về chương trình SGK, sách hướng dẫn giảng dạy sinh học 7 và các tài liệu tham khảo nhằm xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng Phương pháp nghiên cứu thực tế + Tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn và các giáo viên cùng trường và khác trường trong quận + Quan sát điều tra ý thức học tập của học sinh, mong muốn của học sinh trong giờ học bằng cách dự giờ và đặc biệt tổ chức trò chuyện với học sinh Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở một số bài sinh học 7 theo cách tổ chức trò chơi sinh học Phương pháp điều tra sư phạm: Tôi tiến hành lấy ý kiến học sinh về các vấn đề liên quan đến dạy học sinh học 7 có tổ chức trò chơi sinh học thông qua phiếu thăm dò 4
- PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 1. Khái niệm “ Trò chơi dạy học” Trò chơi dạy học có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học. Trong lý luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập ... không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi dạy học.Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), 5
- trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập.Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học. 2. Vai trò của trò chơi trong dạy học sinh học Trong quá trình dạy học, các trò chơi nếu được sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy một cách tự nhiên tính năng động và tính tích cực tham gia học tập của học sinh. Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Sinh học nói riêng sẽ tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá lý thú. Học tập của học sinh không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức, nó liên quan đến thực hành, hợp tác, làm việc tập thể theo tổ nhóm hơn là ganh đua cá nhân. Trò chơi được sử dụng hợp lý sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, gây hứng thú học tập đối với môn Sinh học, làm cho những kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn. Đăc biệt thông qua trò chơi học sinh có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện tri 6
- thức trong quá trình học tập. Nếu nhóm học sinh nào đó quen với không khí trầm, các em có thể ít hào hứng, hoặc tỏ ra miễn cưỡng lúc đầu. Nhưng trò chơi bao giờ cũng mang bản chất lôi cuốn hấp dẫn với mọi đối tượng, nó khuyến khích mức độ tập trung công việc thực sự cũng như kích thích niềm ham mê đối với bài học. Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm nảy sinh tình cảm của các em đối với môn học. Do vậy chúng ta hãy mạnh dạn và cố gắng sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong quá trình dạy học môn Sinh học nói riêng. 3.Cấu trúc chung của trò chơi dạy học Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan hệ hiện thực. Đó là cấu trúc phức tạp, chúng ta cần quan tâm tới các yếu tố sau: Mục đích của trò chơi: Đáp ứng được mục tiêu của bài học. Mục đích này chi phối tất cả những yếu tố của trò chơi. Khi trò chơi kết thúc, mức độ đạt được của mục đích chơi được phản ánh ở kết quả hiện thực mà học sinh thu được và kết quả đó cũng là kết quả giải quyết các nhiệm vụ học tập. Học sinh học được những gì cụ thể thì chính những cái đó phải thể hiện trong kết quả chơi. Luật chơi: là những quy định nhằm bảo đảm sự định hướng các hoạt động và hành động chơi vào mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập, chỉ ra các mục tiêu và kết quả của các hành động , các phương thức và tính chất của hoạt 7
- động ,và hành động, xác định trình tự và tiến độ của các hành động, tạo ra các tiêu chí điều chỉnh các quan hệ và hành vi của người tham gia và tiêu chí đánh giá hoạt động, hành động chơi có đáp ứng các nhiệm vụ học tập hay không. Đối tượng tham gia: là những thành tố chính của các hoạt động, tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ học tập thì chúng cần được xác định và thiết kế chặt chẽ, được chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng hơn trong luật chơi để tất cả các thành viên trong lớp học được tham gia Thời gian: Mỗi loại trò chơi phải phân bố thời gian hợp lí và phù hợp với mục tiêu của bài học 4. Nguyên tắc chung phân loại trò chơi Đó là vấn đề quan trọng trong lý thuyết và thực tiễn sử dụng trò chơi. Những nguyên tắc này không cố định, mà phụ thuộc vào cách tiếp cận khoa học cụ thể, nghĩa là không có một nguyên tắc duy nhất nào cả. Có thể phân thành 3 loại trò chơi như sau: Loại trò chơi Khởi động Kích thích học Khám phá tri thức tậ p Mục tiêu Tạo hưng phấn Kích thích tính Khám phá tri thức trước khi học tích cực học tập Tác dụng Thư giãn, kích Học hào hứng, Trải nghiệm, tạo hoạt tâm thế học sôi động tình huống có vấn tậ p đề Đặc điểm Chơi ra chơi, học Thao tác chơi là Thao tác chơi là ra học hình thức học tập nội dung học tập Yêu cầu Trò chơi đa dạng Sử dụng kĩ thuật, Sáng tạo công nghệ 8
- Trong một tiết dạy chúng ta nên thực hiện cả 3 loại trò chơi trên một cách linh hoạt, sáng tạo để kích thích hoạt động nhận thức học tập của học sinh, không để xảy ra trùng lặp gây nhàm chán. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Điều kiện thực hiện Để thực hiện tiết học “Trò chơi sinh học” cần phải có sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh a/ Giáo viên: Xác định rõ mục tiêu của bài học, trọng tâm của bài học từ đó thiết kế trò chơi và phân bố thời gian chơi của mỗi phần thi hợp lý Giới hạn nội dung cần chuẩn bị để học sinh tham gia tốt trò chơi Chia học sinh thành các đội chơi tùy số lượng học sinh tham gia trò chơi Chuẩn bị chi tiết luật chơi, cách cho điểm, ngân hàng câu hỏi, thời gian qui định. Là người theo dõi phần chấm điểm dành cho các đội chơi Chuẩn bị các câu hỏi phát vấn sau mỗi trò chơi để học sinh rút ra nhận xét liên quan đến nội dung bài học b/ Học sinh Ôn tập kiến thức đã học Chuẩn bị nội dung học tập theo yêu cầu của giáo viên Ngồi theo đúng vị trí qui định của đội mình Tham gia sôi nổi trong quá trình chơi Sau đây, xin trình bày qui tắc tổ chức “Trò chơi sinh học” theo đơn vị lớp ở mỗi bài học như sau: 9
- Giáo viên đặt tên cuộc thi cho mỗi bài học + Phần 1: Khởi động Mục đích: Giới thiệu bài học, tạo hưng phấn trước khi học, giúp học sinh thư giãn và có tâm thế học tập Trò chơi: Đa dạng tùy theo bài + Phần 2: Tăng tốc Mục đích: Thông qua trò chơi học sinh tự lĩnh hội được kiến thức của bài và giải quyết các tình huống thực tế có liên quan Trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi kích thích học tập hoặc khám phá tri thức Sau phần này giáo viên sẽ đặt các câu hỏi phát vấn giúp học sinh rút ra nhận xét sau khi tham gia chơi + Phần 3: Về đích Mục đích: Củng cố lại kiến thức bài học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức Trò chơi: Đa dạng tùy theo từng bài 10
- 2. Áp dụng vào thực tiễn ở một số bài sinh học 7 Bài 27 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kiến thức – Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ. – Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. – Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ. 2. Kĩ năng – Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. – Kĩ năng hoạt động nhóm. _ Kĩ năng thuyết trình, tranh luận 3. Thái độ _ Yêu thích môn học _ Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và hạn chế sâu bọ gây hại. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, loa, phần thưởng cho học sinh HS: Các nhóm chuẩn bị bài tập về nhà GV đã giao từ tiết trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC GV: Hôm nay, chúng ta sẽ tham gia cuộc thi “Khám phá kiến thức” Lớp chia làm 4 đội chơi 11
- TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 phút Hoạt động 1: Phần thi khởi động: Trò chơi “Nghe tiếng đoán tên” Mục tiêu: Thông qua trò chơi sẽ tạo tâm thế học tập cho học sinh và hứng thú nghiên cứu bài học Thể lệ: Cả lớp chia làm 4 đội chơi. Các đội chơi sau khi nghe xong âm thanh 15 giây sẽ đoán tên loài vật. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: 1 HS đọc thể lệ GV: Tuyên bố trò chơi bắt đầu HS: Các đội tham gia trò chơi HS: Các đội lần lượt trả lời đáp án vào bảng nhóm GV: đưa ra áp án đúng và tính điểm cho mỗi đội Đáp án trò chơi: Âm thanh 1 (Muỗi) Âm thanh 2 (Ve) Âm thanh 3 (Ong) Âm thanh 4 (Dế) GV: Kết luân điểm của phần thi khởi động GV mở bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài sâu bọ (côn trùng). Lớp này có số lượng loài lớn nhất trong ngành động vật không xương sống nói riêng và giới động vật nói chung. Chúng ta cùng đi tìm 12
- hiểu về sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ ở phần thi “Tăng tốc”. Hoạt động 2: Phần thi “Tăng tốc”: Tìm hiểu 1 số đại diện của lớp 35 sâu bọ phút Mục tiêu: Sau khi tham gia trò chơi, học sinh nêu được sự đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ Thể lệ: Mỗi đội chơi sau khi hoàn thành xong PHT có tổng điểm là 60 điểm. Sau đó, các nhóm lần lượt luân chuyển bài làm của mình cho đội khác, đội đó sẽ tìm nội dung còn thiếu hoặc lỗi sai trong PHT. Lưu ý, các đội không được tìm trùng lặp nhau. Mỗi nội dung, đội tìm đúng sẽ được cộng 5 điểm, đội sai bị trừ 5 điểm GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: Đọc thể lệ GV: Chiếu phiếu học tập và yêu cầu HS nghiên cứu tư liệu đã được chuẩn bị sẵn, kết hợp sách giáo khoa, trong thời gian 7 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập HS: Các đội chơi thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tậ p HS: Sau khi các đội hoàn thành xong PHT, cho các đội lần lượt luân chuyển bài làm để các đội khác nhận xét và GV: Cho HS treo bài làm lên bảng phụ đánh giá. 13
- và thảo luận phần nhận xét của đội HS: Thảo luận nhóm. Từng khác đội lần lượt báo cáo và tranh luận với các đội khác GV: Nhận xét và đánh giá bài làm của các đội GV: tổng kết điểm của từng đội ở phần thi tăng tốc GV: căn cứ vào phần tìm hiểu của các đội, cô mời một bạn nêu các đặc điểm HS: Suy nghĩ trả lời khác nhau, đặc điểm giống nhau và vai trò của các đại diện GV: Nhận xét, đánh giá và đưa ra kiến thức GV: Chiếu hình ảnh một số sâu bọ có ích, có hại. Yêu cầu học sinh nêu các biện pháp bảo vệ loài có ích, hạn chế HS: Quan sát hình ảnh, suy sâu bọ có hại với đời sống con người? nghĩ, trả lời GV: Lưu ý HS khi sử dụng các biện pháp chống sâu bọ có hại phải chú ý không gây ảnh hưởng tới môi trường và không mất cân bằng sinh thái GV: Tổng kết điểm sau hai phần thi và chuyển sang phần thi về đích Kết luận 14
- 1, Sự đa dạng Số lượng loài: khoảng gần 1 triệu loài, phong phú nhất trong giới động vật Đặc điểm cấu tạo: khác nhau tùy từng loài Môi trường sống: ở nước, ở cạn, kí sinh Tập tính: phong phú về sinh sản, tự vệ,… 2, Đặc điểm chung Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, phần bụng có các lỗ thở Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển, biến thái khác nhau 3, Vai trò thực tiễn Một số sâu bọ có lợi, có hại đối với động vật và thực vật 5 phút Hoạt động 3: Phần thi “Về đích” Mục tiêu: Thông qua trò chơi học sinh củng cố lại kiến thức đã học Thể lệ: Thành viên trong mỗi đội hãy lần lượt sắp xếp các động vật cho sau đây vào lớp Sâu bọ. Hết thời gian 60 giây, đội nào ghi được nhiều kết quả chính xác nhất là đội chiến thắng. Điểm xếp theo thứ tự là 40, 30, 20,10 GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: Đọc thể lệ GV: Cử HS làm giám sát và báo cáo kết HS: Giám sát báo cáo kết quả quả 15
- GV: Ghi điểm phần thi Về đích cho từng đội GV: Tổng kết điểm của 3 phần thi và tuyên bố đội thắng cuộc GV: Phát quà cho các đội GV dặn dò: Như vậy, qua cuộc thi này chúng ta đã tìm hiểu về đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Về nhà các con tiếp tục tìm hiểu thêm và chuẩn bị trước bài 28: Thực hành xem băng hình về tập tính của sâu bọ IV. Củng cố Dùng 3 câu hỏi cuối bài để kiểm tra kiến thức của học sinh V. Dặn dò Học bài cũ. Đọc mục “Em có biết” Ôn tập ngành chân khớp Tìm hiểu về tập tính của sâu bọ để chuẩn bị cho bài 28 Nhận xét: Qua phần áp dụng phương pháp “Tổ chức trò chơi sinh học” vào bài học này, bản thân tôi thấy rút ra một số nhận xét sau: Phương pháp cũ sử dụng: + Giáo viên mở bài: Lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật, chúng phân bố khắp nơi trên trái đất. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ở bài 27 16
- + Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu một số hình ảnh, thong tin điền vào bảng 1 trang 91 SGK. Từ đó, giáo viên gợi mở giúp học sinh rút ra nhận xét về sự đa dạng của lớp sâu bọ. + Hoạt động 2: Cho học sinh quan sát hình ảnh cấu tạo một số đại diện của lớp sâu bọ và làm bài tập trang 91SGK. Từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm chung của lớp sâu bọ. + Hoạt động 3: Cho HS hoàn thành bảng 2 trang 92SGK. Từ đó rút ra nhận xét về vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ. Phương pháp sử dụng trò chơi sinh học: + Hoạt động 1: Cho học sinh chơi trò chơi khởi động nhằm mục đích gây hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá của các em. HS đã đạt được: Kiến thức: nhận biết được một số loài sâu bọ trong đời sống thực tiễn Kỹ năng: rèn kỹ năng hoạt động nhóm, cá nhân Thái độ: HS hào hứng tham gia sôi nổi Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi tăng tốc nhằm mục đích giúp học sinh tự nghiên cứu bài học để tìm ra kiến thức. HS đạt được: Kiến thức: nêu được sự đa dạng, đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ. Kỹ năng: rèn kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình, tranh luận Thái độ: HS làm việc hăng say, khẩn trương. Các em được tự mình tìm tòi, khám phá kiến thức. Không khí lớp học rất sôi nổi, hào hứng. 17
- Hoạt động 3: HS tham gia trò chơi để củng cố lại kiến thức đã học. HS đạt được: Kiến thức: củng cố lại kiến thức về lớp sâu bọ Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp Thái độ: HS hào hứng, tham gia nhiệt tình Như vậy, hai phương pháp trên có cùng đơn vị kiến thức nhưng phương pháp tổ chức trò chơi sinh học có ưu điểm là HS chủ động tìm ra kiến thức, không khí lớp học thoải mái. HS làm việc hăng say và thích thú chờ đón các tiết học sau. 18
- 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6
16 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy một giờ luyện tập Hình học 6
12 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn
30 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
22 p | 133 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học văn học dân gian lớp 6
12 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8 – Tập 1) theo hướng rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh
25 p | 46 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7
20 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy Post-speaking trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS
18 p | 58 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn
21 p | 7 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn