intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

Chia sẻ: Ha Tu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

433
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non với mục đích tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường mầm non theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, thực tế nhà trường;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Thời gian gần đây, chủ đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về kỹ năng sống cho trẻ, các trung tâm dạy kỹ năng sống cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào lại là một vấn đề cần đặt ra nhiều câu hỏi. Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của trẻ khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng,... thậm chí là tự kỷ, không thích giao tiếp với ai. Trong cuộc sống đổi mới hiện nay, thực hiện theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Đưa giáo dục lên hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ mới thay đổi về tri thức. Đó là trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất giúp các em có đủ điều kiện để ứng phó với cuộc sống Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y gi¸o dôc cña níc ta ®· b¾t ®Çu thay ®æi, ®Èy m¹nh phong trµo phæ cËp gi¸o dôc cho trÎ mÇm non. Môc tiªu cña viÖc ®æi míi ch¬ng tr×nh lµ “ X©y dùng néi dung, ch¬ng tr×nh gi¸o dôc ph¸t triÓn toµn diÖn thÕ hÖ trÎ ®¸p øng yªu cÇu ph¸t triÓn nguån nh©n lùc, phôc vô c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt níc, phï hîp víi thùc tiÔn vµ truyÒn thèng ViÖt Nam”. §©y lµ mét vÊn ®Ò rÊt míi, rÊt khã vµ ®îc toµn quèc quan t©m. Việc đổi mới giáo dục phổ thông lần này có ý nghĩa sâu sắc và toàn diện nhất từ trước đến nay và nó thực sự là một cuộc cách mạng về việc “ Đổi mới phư- ơng pháp dạy, phương pháp học”. Trong những năm học trước việc đổi mới phư- ơng pháp dạy học ở bậc mầm non cũng được triển khai một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Để nâng cao chất lượng toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục mầm non đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của Giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục mầm non cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ, phù hợp với đặc điểm của từng độ tuổi, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ 1
  2. năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho trẻ. Kiểu học cô là trung tâm còn trẻ chỉ nghe và làm theo máy móc truyền thống đã không phù hợp với yêu cầu đặt ra hạn chế nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo chỉ là người tổ chức điều khiển, định hướng, trẻ chủ động tiếp thu, tìm tòi kiến thức riêng cho mình đã được áp dụng tất cả các lĩnh vực, và các hoạt động đều nhằm vào mục tiêu chất lượng và hiệu quả. Nhất thiết mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của trẻ trong mỗi giờ học, làm sao cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng tự nhiên, trẻ được tích cực hoạt động, trực tiếp trải nghiệm và có hiệu quả nhất trong từng bài dạy, từng lĩnh vực, từng hoạt động. Góp một phần quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ đó là việc dạy và học tốt. Người giáo viên mầm non cần giúp trẻ thích nghi dần với cuộc sống mới bằng sự nhạy cảm, nghệ thuật sư phạm và những phương pháp dạy học thích hợp để “ Mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui”, Trao cho trẻ sự hứng thú với mỗi bài học, mỗi hoạt động học tập. Khổng tử đã từng dạy học trò rằng: “ Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Vì vậy, một trong những giải pháp đảm bảo sự thành công trong dạy học là tạo sự hứng thú nhận thức cho các em. Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, trẻ được trực tiếp trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng mới. Bắt đầu từ năm học 2008 – 2013, ngành giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng tr- ường học thân thiện, học sinh tích cực.” Năm học 2012 - 2013, Bộ GD- ĐT đa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc mầm non. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Bên cạch đó có thể bởi từ "Kỹ năng sống" còn rất mới mẻ nên một số giáo viên bỡ ngỡ có vẻ quan trọng hóa "Kỹ năng sống" nên việc lên nội dung, phương pháp dạy KNS cho trẻ còn lúng túng mà không để ý rằng: trong cuộc sống hàng ngày ở nhà và ở trường trẻ vẫn được rèn luyện về ‘kỹ năng sống" cơ bản. Chính vì lí do đó nên tôi chọn đề tài: “ Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non” II) Mục đích và phạm vi nghiên cứu: 1. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung ,nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời kì hội nhập. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững. Đề tài : “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non” nhằm: 2
  3. - Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường mầm non theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, thực tế nhà trường. - Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả trong trường mầm non - Đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả, kích thích được sự hứng thú của trẻ qua đó phát triển được kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ ứng phó được mọi hoạt động, mọi tình huống trong cuộc sống 2. Đối tượng và phạm vi đề tài Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống xoay quanh các hoạt động học tập vui chơi và lao động trong trường mầm non Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong lứa tuổi mầm non, vì hơn 80% nhân cách của con người hình thành ở lứa tuổi này, và đây cũng là lứa tuổi bắt đầu hình thành những kiến thức, kỹ năng sơ đẳng ban đầu của con người. 3.Thời gian - Địa điểm : - Tìm đọc tài liệu ,thu thập tài liệu ,tìm hiểu thực tế (tháng 8,9,10,11,12 năm 2012) - Lập đề cương (tháng 1,2,3 năm 2013) - Hoàn thành sáng kiến (giữa tháng 3 năm 2013) - Tại trường mầm non 4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn Qua nghiên cứu giáo dục trẻ KNS cho trẻ mầm non, giúp giáo viên hiểu rõ hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm hơn và thực hiện nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả hơn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Khái niệm kỹ năng sống. (KNS) Có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về KNS tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng đất nước, từng môi trường và từng thực trạng. (*) Theo tổ chức y tế thế giới WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ 3
  4. mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này.KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” (*) Theo quỹ nhi đồng liên hiệp quốc UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). - Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột của GD, đó là: Học để biết, gồm các KN tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả,…; Học làm người gồm các KN cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác, gồm các KN xã hội như; giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm KN thực hiện công việc và các nhiệm vụ như KN đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,… Vậy bản chất của KNS là: Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Và rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực) Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại). là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cá nhân tồn tại và thích nghi trong cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại…. Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi xảy ra hàng ngày trong cuộc sống Kỹ năng sống là kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ chuyển đổi những gì trẻ biết (nhận thức), những gì trẻ cảm nhận (thái độ) và những gì trẻ quan tâm (giá trị) thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gì? Và làm như thế nào (hành vi)? để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống. 2. Các nội dung về kỹ năng sống 2.1 Các nội dung về kỹ năng 4
  5. Về nội dung giáo dục kỹ năng sống cũng có nhiều quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào thực trạng của từng quốc gia, Kỹ năng sống thay đổi theo nền văn hoá và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy kỹ năng sống, cần xem xét các yếu tố văn hoá và xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động. * Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kỹ năng cốt lõi sau: - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán - Kỹ năng giao tiếp hiệu quả -Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân - Kỹ năng tự nhận thức và tự tin của bản thân, xác định giá trị - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. * Trong giáo dục ở Anh, KNS được chia thành 6 nhóm chính là: - Hợp tác nhóm - Tự quản - Tham gia hiệu quả - Suy nghĩ/tư duy bình luận, phê phán - Suy nghĩ sáng tạo - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề * Ở Việt Nam : - Nhóm các KN nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin, ... - Nhóm các KN nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,... - Nhóm các KN ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,... * Theo tài liệu tập huấn hè năm học 2012 – 2013 thì xác định một số kỹ năng cốt lõi sau: - Kỹ năng tự nhận thức - Tự trọng 5
  6. - Thể hiện cảm thông - Có trách nhiệm - Ứng phó với sự căng thẳng - Kiểm soát cảm xúc - Giao tiếp hiệu quả - Quan hệ của cá nhân với người khác - Suy nghĩ sáng tạo - Ra quyết định - Giải quyết vấn đề 2.2 Các nội dung kỹ năng sống có thể dạy cho trẻ mầm non. * Theo tài liệu tập huấn hè năm học 2012 – 2013 thì các nội dung có thể dạy cho trẻ mầm non gồm có các nhóm sau: - Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân + Kỹ năng tự phục vụ bản thân + Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm + Nhận biết giá trị bản thân.. - Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc: + Học cách cảm thông và chia sẻ + Kiểm soát tình cảm + Lòng tự trọng - Nhóm KN giao tiếp và quan hệ xã hội + Kỹ năng thết lập quan hệ với bạn bè và người lớn + Kỹ năng thuyết phục và thương thuyết + Sự tự tin + Kỹ năng thay đổi hành vi + Kỹ năng giao tiếp - Nhóm kỹ năng tương tác + Kỹ năng tổ chức hoạt động + Kỹ năng làm việc nhóm + Kỹ năng ra quyết định + Kỹ năng giải quyết vấn đề 3. Sự cần thiết phải dạy cho trẻ kỹ năng sống (KNS) 6
  7. * Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. - KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. - KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển XH, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyển con người. - Giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được công nhân trong luật pháp Việt Nam và quốc tế. *Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ - Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động … hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. - GD KNS giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của CS và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với GĐ, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt. * Đối với trẻ MN - Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... - Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển NC, do đó cần giáo dục KNS cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ - Kỹ năng sống là kỹ năng nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng đi học lớp 1. - Ở độ tuổi mầm non, trẻ vẫn còn thụ động không biết ứng phó kịp thời với những hoàn cảnh nguy cấp, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân trước mọi nguy hiểm... Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Ở lứa tuổi mầm non, hầu hết các bậc cha mẹ luôn có thói quen làm thay cho trẻ vì sợ con làm hỏng việc. Các cô giáo lại muốn trẻ có kết quả nhanh nên hay dùng mệnh lệnh... Khi người lớn yêu cầu, trẻ luôn làm theo nhưng vẫn cảm thấy như mình bị sai khiến. Chính vì thế rất khó hình thành được 7
  8. những ý thức và kỹ năng trong đầu trẻ. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. Có kỹ năng, trẻ sẽ biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm, từ đó mỗi ngày trẻ lại có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi đã tự tin thì trẻ sẽ chủ động hơn và biết cách xử lý các tình huống thành thục. Điều này còn giúp trẻ khơi gợi khả năng tư duy. - Giáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non + Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ, có khả năng thích ứng với những thay đổi của điề kiện sống + Giáo dục KNS giúp cho trẻ biết khiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, sự chia sẻ đồng cảm với người xung quanh. + Giáo dục KNS giúp trẻ mạnh dạn tự tin, tự trọng và tôn trọng ngườ khác, có khả năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cưởi mở. + Giáo dục KNS giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo có những ký năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1 như: sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc, với các mối quan hệ xã hội... - Mặt khác bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình được học đọc học viết ngay trong những năm tháng ở mẫu giáo. Những thực chất còn nhiều kỹ ăng quan trọng nhất trẻ phải được học trong giai đoạn này chính là những KNS như: sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường sự lo lắng của giáo viên mầm non thường tập trung vào những trẻ có vấn đề về hành vi và khả năng tập trung. Đơn giản là vì những trẻ này không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non, trẻ cần phải học cách ứng xử hki vào trong các nhóm trẻ khác nhau, khi tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất II/ CƠ SỞ THỰC TIỂN : 1. Thuận lợi: Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ 8
  9. năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây mới, thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. - Ban giám hiệu lên kế hoạch chương trình giáo dục sớm, kịp thời nên tôi có thời gian để sắp xếp các nội dung phù hợp với lớp học của mình, luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành các ý tưởng. - Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên về chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Đặt hàng 6 tiết dạy mẫu về chuyên đề trải nghiệm tại trường Mầm Non Quang Trung 2 vào ngày 06 tháng 11 năm 2012 Tiết dạy mẫu dạy trẻ kỹ năng sống: “Gấp quần áo” tại trường mầm non Quang Trung 2 9
  10. “Bé phân loại rác” tiết dạy mẫu đề tài “nghề lao công” Tại trường MN Quang Trung 2 Xây dựng tiết dạy mẫu tại trường các lĩnh vực Phát triển nhận thức 2 tiết toán (cô Ngọc), khám phá khoa học (Cô Huệ), 1 tiết phát triển ngôn ngữ (Cô hạnh), 2 Tiết phát triển thẩm mỹ âm nhạc (cô Hà), tạo hình (cô Chung), Phát triển tình cảm xã hội (Cô Dung), 1 tiết trải nghiệm (Cô Hạnh). Giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về KNS cho trẻ - Tôi là người thông thạo về công nghệ thông tin nên thuận lợi trong việc tìm tòi những tài liệu mới, những phương pháp mới nhằm xây dựng các phương pháp, hình thức phù hợp và phong phú với lớp của mình giúp trẻ hình thành tốt KNS. 2. Khó khăn 2.1 Đối với phụ huynh Lớp của tôi là lớp mẫu giáo lớn nên các bậc cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, chưa biết viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá. Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào? chơi thế nào? Có tác dụng gì hay không? trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? - Bên cạnh đó có một số phụ huynh ở nông thôn trình độ nhận thức còn kém, nên chỉ nghĩ con đến trường chỉ hát hò mấy câu và chơi chứ chẳng có tác dụng gì nên rất khó khăn trong việc tuyên truyền, phối hợp với gia đình để làm tốt công tác giáo dục KNS cho trẻ. 2.2 Đối với cá nhân - Bản thân còn có con nhỏ nên việc thực hiện các biện pháp đôi lúc còn gặp khó khăn về thời gian và còn bị dán đoạn. III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Những kỹ năng đã đưa vào thực hiện. - Theo TS Trần Bội Lan, chuyên gia tư vấn đào tạo, Trung tâm ABS TPHCM cho biết: “Ở các nước trên thế giới, giáo dục kỹ năng sống được đưa vào CT giảng dạy và là một môn học”. - Nhưng đối với độ tuổi mầm non thì phải lựa chọn nội dung GD Kỹ năng sống cho trẻ em hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của trẻ. - Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân + Kỹ năng tự phục vụ bản thân (Kỹ năng tự xúc ăn, Kỹ năng tự mặc quần áo, Kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân, tự dọn đồ đạc, tự làm việc nhà tùy theo lứa tuổi) 10
  11. + Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm (Kỹ năng phân biệt nguy hiểm, Kỹ năng tự xoay sở) + Nhận biết giá trị bản thân. - Nhóm KN giao tiếp và quan hệ xã hội ( Kỹ năng giao tiếp với bạn bè, Kỹ năng giao tiếp với bố mẹ, ông bà, Kỹ năng giao tiếp với người lạ) - Nhóm kỹ năng tương tác + Kỹ năng tổ chức hoạt động + Kỹ năng làm việc ( Kỹ năng tạo niềm vui thông qua kết quả tập thể đạt được, Kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội ) + Kỹ năng ra quyết định + Kỹ năng giải quyết vấn đề - Nhóm Kỹ năng khám phá thế giới xung quanh + Kỹ năng khám phá không gian + Kỹ năng khám phá sự vật + Kỹ năng khám phá chất liệu + Kỹ năng khám phá thiên nhiên Qua quá trình thực hiện chuyên đề “Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: 2. Về phương pháp thực hiện. PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và trẻ, trong những điều kiện xác định, nhằm đạt tới mục đích bài học. 2.1 Nhóm phương pháp 1: Nhóm phương pháp trực quan Làm gương/làm mẫu - Chúng ta biết tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hình tượng, trẻ tư duy thông qua các hình tượng mà trẻ nhìn thấy và nắm bắt được, đến cuối độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì tư duy logic mới bắt đầu phát triển. Đối với trẻ mọi sự vật hiện tượng, hay một công việc nào đó đều mới mẻ và lạ. Nên khi chúng ta truyền thụ cho trẻ một kiến thức hay một kỹ năng nào đó thì chúng ta phải làm mẫu kết hợp với phân tích giảng giả thì trẻ mới có thể nắm bắt được kiến thức và thông qua một thời gian trẻ mới có thể hình thành được kỹ năng đó. Ngược lại nếu chúng ta chỉ nói, phân tích mà không làm mẫu thì chắc chắn trẻ sẽ không thể hiểu và làm được vì vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, và kỹ năng của trẻ sẽ không bao giờ có thể hình thành được. Vì vậy khi dạy cho trẻ một kỹ năng nào đó dù đơn giản hay phức tạp tôi luôn làm mẫu cho trẻ. Ví dụ: Cô truyền thụ kỹ năng đội mũ bảo hiểm “Tay cầm ngửa mũ lên, phía trước của mũ quay vào phía trong lòng mình, 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngoài của mũ, 2 ngón trỏ và ngón cái giữ lấy 2 quai mũ, 2 tay vuốt 2 dây quai cho thẳng, 2 tay cầm chốt khoá ấn vào nhau cho đến khi có tiếng “tách” là chốt đã đóng chặt. Để biết 11
  12. quai mũ đã đảm bảo chưa, ta dùng ngón trỏ và ngón giữa luồn vào phía dây dưới cằm nếu ngón tay không cho vào được là quai mũ bị chặt quá, nếu 2 ngón tay cho vào mà dây vẫn còn rộng là quai mũ rộng quá. Lúc này chúng mình sẽ nhờ bố mẹ hoặc người lớn điều chỉnh lại quai mũ cho đảm bảo. Khi tháo mũ ra chúng mình cầm 2 tay vào 2 chốt khoá, tay trái bấm khoá, tay phải rút chốt ra.”  Nếu cô chỉ nêu cách đội, không làm mẫu và cho trẻ thưc hiện thao tác chắn chắn 100% trẻ sẽ không có trẻ nào có thể đội được mũ bảo hiểm đúng cách, vì trẻ chưa hiểu được thế nào là phía trước của mũ quay vào phía trong lòng mình, hay là 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngoài của mũ, 2 ngón trỏ và ngón cái giữ lấy 2 quai mũ, 2 tay vuốt 2 dây quai cho thẳng. với vốn từ và trí tưởng tưởng của trẻ thì trẻ không thể hiểu được đúng vẫn đề.  Nhưng nếu cô vừa nêu và làm mẫu trẻ quan sát cô làm thì trẻ sẽ hiểu à thế này là ngửa mũ ra, vắt 2 dây sang 2 bên là thế này… thì chắc chắn trẻ sẽ làm được. Bé học đội mũ bảo hiểm - Đối với trẻ mầm non cô giáo luôn là tầm gương cho trẻ. Ở độ tuổi này cô giáo là người mẹ thứ 2, là người có ảnh hưởng với trẻ rất nhiều, đa số thời gian trong ngày là ở với cô, cố là người cô đầu tiên là người mà trẻ yêu, và thần tượng nhất trong giai đoạn này. Trẻ rất thích làm theo cô, từ những hành động cử chỉ, lời nói, nét mặt thậm chí là cách cô dạy trẻ như thế nào trẻ sẽ bắt chước như thế đó vì vậy trước mắt trẻ cô phải luôn luôn là tấm gương, cô hướng dẫn trẻ các kỹ năng đó như thế nào thì bình thường cô cũng phải thực hiện đúng những kỹ năng đó để trẻ làm theo và thông qua đó cũng tạo thêm có hội cho trẻ được khắc sâu kỹ năng là làm lại tốt hơn từ đó sẽ giúp kỹ năng của trẻ phát triển. 2.2 Nhóm phương pháp2: Nhóm phương pháp dùng lời: Trò chuyện, đàm thoại 12
  13. Trong quá trình truyền thụ kỹ năng sống cho trẻ thì nhóm phương pháp trò chuyện, đàm thoại sẽ giúp trẻ hiểu và khắc sâu hơn những kỹ năng mà mình vừa được học. Khi truyền thụ đến trẻ một kỹ năng mới chúng ta trò chuyện cùng trẻ, sử dụng hệ thống câu hỏi để đà thoại với trẻ vừa kích thích trẻ sáng tạo, tự trẻ khám phá cùng cô, và nó còn giúp trẻ hiểu sâu hơn và ghi nhớ hơn về kỹ năng mà trẻ vừa được học. Nhưng khi vận dụng dụng phương pháp này giáo viên cần chú ý: Phải tạo cho trẻ sự thoải mái; Phải chuẩn bị câu hỏi đàm thoại chu đáo và câu hỏi phải kích thích được trẻ khám phá, câu hỏi không quá dễ sẽ không kích thích được trẻ mà còn gây sự nhàm chán, không muốn tìm hiểu; Cô phải linh hoạt trong mọi tình huống có thể xảy ra. Cô có thể áp dụng phương pháp này mọi lúc mọi nơi. mọi hoạt động. 2.3 Nhóm phương pháp 3: Nhóm phương pháp thực hành Trải nghiệm, Giải quyết tình huống, Trò chơi, Tập luyện thường xuyên, Khen ngợi, động viên trẻ kịp thời, Thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, kể chuyện. Đây là biện pháp rất quan trọng giúp trẻ hình thành kỹ năng sống. Dù chúng ta dạy trẻ à không cho trẻ được thực hành thì ký năng của trẻ sẽ không thể hình thành được. Trải nghiệm chính là một quá trình giúp trẻ hình thành kỹ năng sống, thông qua việc trẻ được trực tiếp trải nghiệm làm các thao tác, trực tiếp hoạt động, trực tiếp khám phá mà KNS sẽ được hình hành trau dồi và phát triển. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã phát động chuyên đề “ Tạo môi trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ” tôi đã lên kế hoạch đầy đủ thực hiện các giải pháp sau: a. Lồng ghép vào tất cả các tiết học, trong tiết học nào chúng ta cũng đều xác định một kỹ năng nhất định và rõ ràng để truyền thụ đến trẻ, và từ việc xác định được kỹ năng đó tôi trực tiếp cho trẻ được trải nghiệm ngay trên tiết dạy của mình Ví dụ 1: Tiết tìm hiểu về một số loại quả, tôi đã chuẩn bị vật thật là những quả thật (Chuối, cam, chanh ..) cho trẻ trực tiếp quan sát và trò chuyện với nhau, rồi cắt đôi quả ra cho trẻ xem phía bên tròn của quả có gì? Cho trẻ nếm trực tiếp xem mùi vị của các loại quả đó. Thông qua đó giúp trẻ phát triển được kỹ năng khám phá khoa học. 13
  14. Ví dụ 2: Tiết chuyện “chú dê đen” tôi sắp xếp cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi để khi dạy tôi có thể chọn tiết đa số trẻ đã biết. Và trực tiếp cho trẻ đóng các vai chú dê trắng, dê đen và sói. Thông qua đó giúp trẻ có thể phát triển kỹ năng diễn xuất trước đám đông, kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm là phải bình tĩnh không được sợ hãi. Bé đóng kịch Chú Dê đen Ví dụ 3: Tiết âm nhạc tổng hợp, cho trẻ thực hành các kỹ năng như: Kỹ năng biểu diễn cá nhân, nhóm, tập thể, kỹ năng hoạt động nhóm, phối hợp nhóm, kỹ năng trình diễn, kỹ năng khẳng định giá trị bản thân, qua việc cho cháu thể hiện dưới các hình thức như hát đơn ca phối hợp múa phụ họa, múa theo nhóm, nhạc trưởng chỉ đạo dàn hợp xướng..... Ví dụ 4: Tiết khám phá “Bé làm gì khi đi chơi khi bị lạc đường”. Cô tạo tình huống để giúp trẻ biết cách xử lý: Bé phải làm gì? Phải tìm sự giúp đỡ từ ai? Phải cung cấp cho họ những thông tin gì? Sau đó đưa ra các giải pháp để trẻ thảo luận và chọn phương án cho mình: +Nếu bị lạc đường, trẻ cần bình tĩnh, không kêu khóc mà đứng im tại chỗ để chờ cha mẹ quay lại tìm +Nếu chờ một lúc mà không thấy bố mẹ trẻ có thể tìm đến chú bảo vệ công an ở nơi gần nhất. + Trẻ nói với người đáng tin cậy, địa chỉ nhà mình, số điện thoại của cha mẹ, nhờ họ giúp hoặc nhờ phát thanh lên loa công cộng để bố mẹ đón về. 14
  15. + Khi bị lạc không nên đi theo bất kỳ người lạ nào, vì có nguy cơ bị bắt cóc. Nếu có người cố tình kéo đi, thì trẻ phải la hét to lên “Đây không phải là bố mẹ cháu, cháu bị bắt...” Thông qua đó giúp trẻ hình thành được kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp với người lạ, kỹ năng xử lý tình huống. b. Thông qua trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. Qua trò chơi, trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực. Thông qua trò chơi, trẻ cũng được trực tiếp trải nghiệm, và nó gây sự hứng thú của trẻ rất cao, thông qua trò chơi trẻ không những tiếp thu kiến thức, mà còn rèn luyện phát triển kỹ năng sống. Với trẻ em, phương pháp có hiệu quả và dễ “ngấm” nhất là phương pháp trò chơi. Phương pháp này được hiểu rộng bao gồm các trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi xây dựng nhóm… Với sự phong phú, đa dạng các trò chơi khác nhau và sự hứng thú, nhiệt tình khi tham gia mỗi trò chơi sẽ giúp trẻ hình thành được các kỹ năng khác nhau trong cuộc sống. Khi chơi trẻ học được gì? Hãy cùng xem chương trình “Học để chung sống” đã chỉ ra những lợi ích của trò chơi: 15
  16. “- Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. - Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. - Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi. - Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. - Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.” Tóm lại, phương pháp giáo dục kỹ năng sống tốt nhất là những phương pháp tạo ra sự tương tác và vai trò tham gia của học viên trong việc học và thực hành kỹ năng. Với trẻ, phương pháp giáo dục kỹ năng sống tốt nhất là phương pháp trò chơi. Cách học tốt nhất của trẻ là khi chơi. Những trò chơi chính là chương trình học hoàn hảo để trẻ có thể hình thành và phát triển toàn diện về kỹ năng nhận thức, tình cảm, thể lực và xã hội. Trong các tiết học, trong các giờ hoạt động giáo viên cần phải linh hoạt sử dụng các trò chơi phù hợp với nội dung, kiến thức, kỹ năng và tình hình điều kiện của lớp, phải sắp xếp phù hợp giữa trò chơi động và tĩnh. c.Hoạt động vui chơi: Việc tổ chức HĐVC cho trẻ không chỉ giúp hình thành khả năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những KN sống.Việc chơi trò chơi đóng vai là một trong những cách mà qua đó ngôn ngữ có thể được dạy và học. Trò chơi đóng vai là một hoạt động tự nhiên dành cho những đứa trẻ thích thú với môi trường xung quanh gần gũi của chúng, con người trong cuộc sống và đối tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Ví dụ, đứa trẻ sống trong một gia đình, khi trẻ được mua một con búp bê thì trẻ sẽ rất thích được "giả bộ làm mẹ", đút cho búp bê ăn và thay tã cho búp bê. Các chuyên gia đều có sự nhất trí chung rằng việc chơi trò đóng vai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Ví dụ, chuyên gia Angela Uchoa Branco từ trường đại học Brasilia, Brazil nói rằng, "Tầm quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ là một điều rất đáng ghi nhận." Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị một môi trường mà có lợi cho khả năng đóng vai của trẻ và bao gồm cả chính họ vào trong sự phát triển của trò chơi đóng vai. Hãy ghi nhớ rằng điều quan trọng ở đây là giáo viên không kiềm chế những 16
  17. hoạt động vui chơi của trẻ và dập tắt những sáng kiến và sáng tạo của trẻ. Ví dụ, một giáo viên cùng với một nhóm trẻ đang chơi trò đóng vai trong phòng khám có thể giả làm bệnh nhân bên cạnh trẻ. Nếu trẻ giả bị đau bao tử, thì giáo viên có thể giả bị một chứng bệnh khác. Sau đó sẽ thực hiện khả năng đóng vai đối với những trò chơi mới - với một loạt những triệu chứng mới, sử dụng những trang thiết bị khác của bác sĩ và các toa thuốc khác nhau. Trẻ cũng sẽ phải suy nghĩ một cách hợp lý để phản ứng với những thay đổi được giới thiệu bởi các giáo viên. Để đẩy mạnh trò đóng vai trong lớp học, giáo viên có thể để riêng một 'góc tưởng tượng' với một chủ đề khác nhau vào mỗi tháng. Trẻ có thể được khuyến khích để đem các món đồ từ nhà để đóng góp vào góc tưởng tượng của chúng. Thông qua đó các kỹ năng sống cơ bản của trẻ sẽ được hình thành một cách tự nhiên và có hiệu quả cao. Bé tập làm Bác sỹ Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như: - Trẻ được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn. - Gây hứng thú và chú ý cho trẻ vì trò chơi đóng vai mang tính tự nguyện cao trẻ thích thì trẻ chơi khi trẻ chán trẻ có thể đổi vai chơi cho bạn, vì vậy nó giảm sự nhàm chán đối với trẻ. - Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của trẻ - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của trẻ theo hướng tích cực. - Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. - Thông qua HĐVC sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng là việc theo nhóm, có thủ lĩnh, kỹ năng giải quyết vẫn đề, kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng tổ chức hoạt động, Kỹ 17
  18. năng làm việc, kỹ năng tạo niềm vui thông qua kết quả tập thể đạt được, Kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội. Ví dụ: Trẻ chơi gia đình có bố, mẹ, và các con. Khi về góc chơi trẻ sẽ phải tự phân vai chơi ai sẽ là bố, là mẹ là con. Bố sẽ người có quyền nhất trong gia đình và sẽ giao nhiệm vụ cho mọi người. mẹ sẽ đi chợ, con sẽ ở nhà dọn dẹp giúp bố đón tết… Quá trình đó chính là quá trình mà kỹ năng sinh hoạt nhóm của trẻ đang được hình thành và phát triển. Ví dụ: Góc xây dựng người kỹ sư trưởng sẽ phải biết cách phân công công việc cho các thành viên còn lại, trong quá trình xây dựng cô có thể tạo tình huống là người qua đường bị đau bụng và cần được đưa đi cấp cứu, thì kỹ sư trưởng sẽ phải phân công người giúp người qua đường bị đau bụng đi bẹnh viện. Từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng ra quyết định và kỹ năng giải quyết vẫn đề và thể hiện được vai trò làm thủ lĩnh của mình, hay của bạn Bé làm kỹ sư xây dựng d. Thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, kể chuyện Các hoạt động nghệ thuật có tính hấp dẫn riêng đôi với trẻ, nó khơi dậy ở trẻ sự sảng khoái, xua đi cái mệt mỏi. Hoạt động này cũng rất hấp dẫn đối với trẻ, trẻ sẽ bớt nhàm chán, sẽ tích cực hoạt động thông qua đó các kỹ năng sẽ được hình thành và phát triển. 18
  19. Ví dụ: Hoạt động vẽ “Chân dung mẹ” trong quá trình vẽ giúp trẻ phát triển được kỹ năng cầm bút, kỹ năng tưởng tưởng, tính kiên trì, và phát triển được kỹ năng thể hiện tình cảm đối với những người thân yêu. Giờ học vẽ Trong hoạt động ca hát, nhảy múa, kể chuyện trẻ sẽ phát triển được kỹ năng làm chủ bản thân, bình tĩnh, tự tin, kỹ năng thể hiện mình, xác định được giá trị của bản thân, . Khi trẻ biểu diễn cá nhân trẻ sẽ thể hiện mình, khi trẻ biểu diễn cùng bạn trẻ phải phối hợp với bạn, phải quan sát bạn và từ đó sẽ hình thành được kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội, hoạt động nhóm. đ. Trong các hoạt động khác: Thực hiện trong các hoạt động khác như giờ ăn, ngủ, đón trả trẻ, vệ sinh... Thông qua các hoạt động đó trực tiếp giáo dục trẻ các kỹ năng tự phục vụ, Kỹ năng tự xúc ăn, Kỹ năng tự mặc quần áo, Kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân, tự dọn đồ đạc, tự làm việc nhà tùy theo lứa tuổi.... 19
  20. Bé xếp gối vào tủ Bé tự xúc cơm ăn Khi tổ chức bữa ăn cô để trẻ tự chia cơm cho bạn, phát thìa giúp cô, lấy khăn lau tay, tự xếp và cất bàn ăn. Cô phải thường xuyên thay đổi trẻ thực hiện tránh tình trạng trẻ nào biết thì làm thường xuyên còn những trẻ yếu thì chỉ ngồi chờ bạn. Khi ăn trẻ phải tự xúc ăn, không để cơm rơi vãi ra bàn, phải ăn nhẹ nhàng, lúc ăn không được nói chuyện. Sau khi ăn xong trẻ phải tự cất bát của mình. Trong giờ ngủ trưa trẻ tự lấy gối và cất gối của mình vào đúng tủ đã được quy định, sau khi ngủ dậy trẻ xếp chăn chiếu cùng cô. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2