PHẦN 1: MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn đề tài:<br />
1. Về mặt lý luận: cần nhận thấy vai trò của ý tưởng trong quá trình viết văn.<br />
Với xu hướng học tập theo lối mở để kích thích sự vận động trí óc của học sinh như<br />
hiện nay, việc hình thành ý tưởng- đặc biệt là các ý tưởng mới, độc đáo có vai trò<br />
cực kì quan trọng trong giảng dạy Ngữ văn. Bởi lẽ nó cho thấy khả năng nhận thức<br />
về vấn đề của học sinh trong bối cảnh xã hội mới. Mặt khác, nó còn phản ánh “màu<br />
sắc riêng” của từng học sinh trong quá trình cảm thụ và thể hiện quan điểm cá nhân<br />
trước vấn đề đặt ra.<br />
2. Về thực tiễn: Cần ý thức được sự cần thiết của kỹ năng trình bày vấn đề. So<br />
với hai phân môn còn lại của Ngữ Văn thì Làm văn bị xem là phần học khô cứng,<br />
dễ gây nhàm chán với học sinh. Trong khi đó, Làm văn lại là phân môn giúp hình<br />
thành kĩ năng nói, viết cho học sinh, giúp các em thêm tự tin trong giao tiếp và thể<br />
hiện chính kiến của mình. Vì thế, tôi thiết nghĩ việc hình thành các kỹ năng nói và<br />
viết trong làm văn là việc làm vô cùng cần thiết. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài<br />
"Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10" làm đề tài<br />
nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Hy vọng sẽ đem đến những hiệu<br />
quả thiết thực cho việc giảng dạy phân môn Làm văn ở trường phổ thông.<br />
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Như đã nói trong phần lý do chọn đề tài, ở bài viết này, tôi hy vọng sẽ góp<br />
thêm một vài kinh nghiệm mới được đúc kết từ quá trình giảng dạy thực tế của bản<br />
thân trong việc "Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp<br />
10" nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn 10 ở trường ta.<br />
Với mục đích trên, thiết nghĩ nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu trong sáng kiến<br />
này là giúp các em có thể tự hình thành nên các ý tưởng, kỹ năng trình bày cho bài<br />
viết, nói của mình.<br />
<br />
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
Học sinh lớp 10, cần được rèn nhiều kỹ năng trong viết văn. Tuy nhiên, ở<br />
đây chúng tôi chỉ áp dụng với hai bài dạy cụ thể sau:<br />
+ Trình bày một vấn đề<br />
+ Viết quảng cáo<br />
IV. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Trong sáng kiến này, tôi vận dụng một số phương pháp: phân tích, tổng hợp,<br />
so sánh,...<br />
V. Tính mới của đề tài<br />
Đến nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm và các giải pháp giúp học sinh<br />
học tốt môn làm văn luôn được nhiều thầy cô dạy văn chú trọng và chọn làm đề tài<br />
nghiên cứu như:<br />
+ Rèn luyện kỹ năng mở bài trong văn nghị luận- Trương Thị Thu Nga<br />
+ Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội-Nguyễn Thị Hạnh<br />
+ Nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý của học sinh lớp<br />
12 trường THPT số 1 Bắc Hà bằng cách hướng dẫn học sinh cách thức làm bàiNguyễn Thị Huân<br />
Tuy vậy, việc tăng hiệu quả làm văn từ việc hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng<br />
nói- viết thì chưa được đề cập nhiều nên tôi quyết định chọn đề tài "Hình thành ý<br />
tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10" để nghiên cứu trong sáng<br />
kiến kinh nghiệm này<br />
<br />
PHẦN 2: NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Do xuất phát từ yêu cầu thực tế giảng dạy môn làm văn trong điều kiện mới và<br />
mục tiêu nâng chất lượng giảng dạy của tổ Ngữ văn nên việc tìm hiểu các khái<br />
niệm là một nhu cầu thiết yếu:<br />
“Ý tưởng” được biên dịch từ “ Idea “ (tiếng Anh) tức là quan niệm, ý kiến, ý<br />
tưởng. Một “ ý tưởng” tốt sẽ được kích thích bằng nguồn cảm hứng, sáng tạo với<br />
những rung động cảm xúc đặc biệt. “Ý” trong sáng tạo còn là khả năng gợi mở, tự<br />
vận động, làm phát triển các hoạt động sáng tạo , “Ý” chính là sản phẩm của tư<br />
duy, từ người sáng tác. Như vậy, ý tưởng trong làm văn chính là sự sáng tạo<br />
trong tư duy để đưa ra những quan điểm, ý kiến mới của bản thân trước một yêu<br />
cầu của đề văn.<br />
“Kỹ năng” là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay<br />
một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra<br />
kết quả mong đợi. Như vậy, kỹ năng trong làm văn chính là khả năng vận dụng<br />
một cách thuần thục những kiến thức, phương pháp đã học để tạo nên những<br />
bài văn hay, có chất lượng.<br />
II . Cơ sở thực tiễn của vấn đề<br />
Hiện nay, không chỉ ở nội dung chương trình học mà cả các bộ đề thi môn<br />
Ngữ Văn đều được đưa ra theo hướng mở để phù hợp với tình hình thực tế của đất<br />
nước sau nhiều năm đổi mới. Điều này đã tác động đến học sinh theo hai hướng.<br />
Một mặt, nó kích thích sự năng động trong tư duy và tự do trong sáng tạo ý tưởng<br />
của các em. Nhưng mặt khác, nó cũng làm cho học sinh cảm thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm.<br />
Bởi dẫu sao đi nữa, các em vốn đã quen với cách học truyền thống- được móm sẵn<br />
kiến thức, ít chú trọng kỹ năng.<br />
<br />
Như vậy, rõ ràng trong quá trình học, các em vừa có thuận lợi cũng vừa gặp<br />
khó khăn.<br />
* Về thuận lợi:<br />
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi nhận thấy có nhiều thuận lợi:<br />
+ Dạng đề mở ngày càng được chú trọng, phù hợp bối cảnh xã hội mới, tạo<br />
thuận lợi cho việc tiếp cận kiến thức của học sinh.<br />
+ Kỹ năng diễn đạt ngày càng được chú trọng nhiều hơn phục vụ yêu cầu bài<br />
viết<br />
+ Học sinh biết chủ động nắm bắt, tận dụng những yêu cầu về kỹ năng diễn<br />
đạt để làm nên hiệu quả cho bài viết của mình<br />
* Về khó khăn:<br />
- Một số trường hợp học sinh đã quen với cách học truyền thống nên khi tiếp<br />
cận với cách học mới vẫn gặp không ít khó khăn<br />
- Ngoài ra, không ít trường hợp các em chưa ý thức rõ tầm quan trọng của kỹ<br />
năng diễn đạt nên không chú trọng nó vào việc hình thành kỹ năng giao tiếp trong<br />
cuộc sống<br />
Vậy vấn đề đặt ra là, chúng ta sẽ giúp học sinh giải quyết những khó khăn ấy<br />
để quá trình học và tiếp cận với phân môn làm văn được thuận lợi hơn .<br />
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên<br />
- Cách học theo phương pháp truyền thống mấy thập kỉ qua đã ăn sâu trong<br />
môi trường giáo dục, nên những đổi mới hiện nay không thể thay đổi trong một<br />
sớm một chiều.<br />
- Ngoài ra, vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng cũng là một vấn<br />
đề nan giải hiện nay khi phần lớn học sinh chỉ có thể áp dụng các kỹ năng vào bài<br />
viết mà không thể tận dụng thực sự các kỹ năng này vào giao tiếp trong cuộc sống<br />
<br />
III. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề:<br />
1. Giúp học sinh hình thành ý tưởng trong quá trình tiếp cận yêu cầu đề<br />
Như đã nói ở trên, quá trình hình thành ý tưởng là quá trình cực kì quan trọng<br />
trong quá trình thực hiện yêu cầu đề. Vì thế, để làm tốt công việc này, chúng ta cần<br />
lưu ý một số điểm:<br />
- Đặc điểm người nghe (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ,…)<br />
- Điều kiện của người trình bày (mức độ am hiểu vấn đề, sự hứng thú với vấn<br />
đề trình bày,…)<br />
- Thời gian trình bày<br />
Sau đó, ta thực hiện một số bước sau:<br />
- Đọc kĩ yêu cầu đề<br />
- Xác định phạm vi yêu cầu đề cần triển khai<br />
- Định hướng và chọn lựa lại các ý tưởng phù hợp nhất với yêu cầu đề đã cho<br />
- Xác định các ý cho ý tưởng vừa hình thành<br />
Ví dụ minh họa 1: Chẳng hạn chúng ta được yêu cầu trình bày đề tài “Thời<br />
trang và tuổi trẻ” trong một buổi sinh hoạt câu lạc bộ thời trang, ta sẽ làm các công<br />
việc sau sau khi đã đọc kĩ yêu cầu đề:<br />
- Xác định phạm vi: vấn đề xã hội, lĩnh vực: thời trang<br />
- Định hướng ý tưởng cho đề tài: liên quan đến đề tài ta có thể khai thác các<br />
vấn đề sau:<br />
+ Vấn đề “Thời trang là gì?”<br />
+ Vấn đề “Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ”<br />
+ Vấn đề “Thời trang với xu hướng của giới trẻ hiện nay”<br />
+ Vấn đề “Những quan niệm khác nhau về thời trang”<br />
<br />