c<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
Đơn vị: Trƣờng THPT Thống Nhất A<br />
Mã số: ................................<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
HƢỚNG DẪN LÀM KÍNH THIÊN VĂN KHÚC XẠ ĐƠN GIẢN<br />
DÙNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG<br />
<br />
Người thực hiện: TRẦN VĂN MINH<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
- Quản lý giáo dục..................................<br />
<br />
<br />
<br />
- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. <br />
- Lĩnh vực khác: Làm đồ dùng dạy học môn vật lý<br />
<br />
<br />
<br />
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN<br />
Mô hình<br />
Phần mềm<br />
Phim ảnh<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
GV: Trần Văn Minh<br />
<br />
Năm học: 2011 - 2012<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Trong quá trình giảng dạy vật lý ở trường phổ thông tôi nhận ra rằng: có một<br />
số kiến thức vật lý thầy cô giáo không thể diễn tả cho học sinh hiểu rõ thông qua lời<br />
nói mà phải biểu diễn dưới dạng các thí nghiệm. Khi tiến hành các thí nghiệm và<br />
hướng dẫn các em làm thí nghiệm mục đích đầu tiên là giúp các em hiểu bài và có<br />
hứng thú hơn trong việc học vật lý, đồng thời thông qua đó giúp các em tiếp cận về<br />
phương pháp nghiên cứu trong khoa học. Nhưng do điều kiện về kinh tế hiện nay,<br />
không phải bất kì trường học nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ dụng cụ thí nghiệm<br />
giảng dạy cho giáo viên. Vì vậy ngành giáo dục đã khuyến khích mỗi giáo viên phải<br />
chủ động và sáng tạo trong việc dạy học, tự tạo ra các dụng cụ dạy học để phục vụ<br />
cho nhu cầu giảng dạy của bản thân và giúp đỡ nhu cầu giảng dạy của đồng nghiệp.<br />
Là một giáo viên trẻ tôi luôn ý thức về việc này và cố gắng sử dụng tối đa<br />
các thí nghiệm có được của nhà trường để phục vụ công tác giảng dạy, đồng thời<br />
tìm hiểu để tạo ra các thí nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân và<br />
giúp ích phần nào cho đồng nghiệp.<br />
Với lí do đó, trong đề tài này tôi xin đề cập đến việc hướng dẫn chế tạo kính<br />
thiên văn khúc xạ dùng trong trường phổ thông<br />
<br />
GV: Trần Văn Minh<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Chế tạo kính thiên văn khúc xạ không phải là đề tài mới mẻ đối với các nhà<br />
khoa học và thật sự trở nên lạc hậu khi bây giờ chúng ta mới nhắc đến việc tạo kính<br />
thiên văn ở trường phổ thông.<br />
Kính thiên văn được biết đến từ nhiều thế kỉ trước, lúc đó con người đã biết<br />
chế tạo ra dụng cụ để quan sát vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời. Một trong những kính<br />
thiên văn khúc xạ đầu tiên do nhà bác học Galileo (1564 – 1642) chế tạo. Với sự<br />
tiến bộ hằng ngày của khoa học và kỹ thuật, ngày nay người ta biết đến các loại kính<br />
thiên văn như: kính thiên văn khúc xạ, kính thiên văn phản xạ, kính thiên văn vô<br />
tuyến, kính thiên văn hồng ngoại....<br />
Ngày nay, ở các đất nước có nền khoa học tiên tiến và kinh tế phát triển việc<br />
học sinh phổ thông sử dụng kính thiên văn quan sát bầu trời và phát hiện ra các tiểu<br />
hành tinh mới là một điều phổ biến. Đó là một điều mơ ước có lẽ không chỉ bản<br />
thân tôi mà còn rất nhiều người đam mê về môn học vật lý đang giảng dạy ở các<br />
trường phổ thông của đất nước chúng ta.<br />
Tôi chắc rằng, khi các em học sinh lớp 11 học xong bài “kính thiên văn” sẽ<br />
rất muốn mình có thể nhìn qua kính thiên văn để ít nhất thấy được “vẻ đẹp” của Mặt<br />
Trăng mà họ thường nhìn thấy bằng mắt thường và điều đó sẽ giúp các em hiểu sâu<br />
hơn về cấu tạo kính thiên văn khúc xạ, đồng thời thích thú hơn trong việc học môn<br />
vật lý.<br />
Đã có rất nhiều em học sinh học xong bài kính thiên văn hỏi tôi câu hỏi “ khi<br />
nào thầy tổ chức buổi hướng dẫn tạo kính thiên văn khúc xạ?”. Một câu hỏi tưởng<br />
chừng như rất dễ nhưng lại rất khó trả lời. Vì kiến thức trong tôi đã có nhưng đã bao<br />
giờ đụng đến kính thiên văn chứ đừng nói đến tạo ra chúng. Từ đó tôi tự tìm hiểu<br />
thêm trong sách vở, lên mạng tìm hiểu và đi xem người ta bán kính thiên văn ở đâu,<br />
hình thù thực tế như thế nào? Giá thành bao nhiêu?<br />
<br />
GV: Trần Văn Minh<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Tôi đã thành công trong việc tìm hiểu kính thiên văn, đã được quan sát bầu<br />
trời qua kính thiên văn nhưng giá thành của kính thiên văn không rẽ tí nào, cái rẻ<br />
nhất mà có thể tạm dùng được cũng có giá khoảng 1,5 triệu đồng, điều đó không<br />
phù hợp với điều kiện của học sinh. Sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu và đã có thể tạo ra<br />
kính thiên văn khúc xạ đơn giản dùng cho học sinh phổ thông có giá khoảng 200<br />
ngàn đồng.<br />
Trong năm học 2011 – 2012 vừa qua, tôi đã cho các em học sinh tự tạo cho<br />
mình kính thiên văn khúc xạ đơn giản có thể quan sát được Mặt Trăng và tùy theo<br />
khả năng của mỗi học sinh cũng như thời điểm quan sát thì kính thiên văn này cũng<br />
có thể quan sát được sao Hỏa, sao Mộc<br />
2. Lý thuyết về kính thiên văn khúc xạ<br />
a. Nguyên tắc cấu tạo của kính thiên văn<br />
Kính thiên văn là một dụng cụ quang học dùng để bổ trợ cho mắt để quan sát<br />
các thiên thể cách xa Trái đất, giúp mắt nhìn ảnh của các thiên thể dưới góc trông<br />
lớn hơn nhiều lần so với góc trông trực tiếp. Vì vậy về nguyên tắc cấu tạo của kính<br />
thiên văn cần đáp ứng nhu cầu sau:<br />
+ Trước hết, kính phải tạo được ảnh thật của thiên thể tại vị trí gần mắt<br />
+ Sau đó, kính nhìn ảnh thật này dưới góc trông lớn hơn nhiều lần so với góc<br />
trông trực tiếp<br />
b. Nguyên tắc cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ<br />
Có rất nhiều loại kính thiên văn: kính thiên văn khúc xạ, kính thiên văn phản<br />
xạ, kính thiên văn vô tuyến, kính thiên văn hồng ngoại, kính thiên văn tử ngoại.....<br />
Trong phần đề tài này, tôi chỉ đề cập đến kính thiên văn khúc xạ đơn giản<br />
dùng cho học sinh ở trường phổ thông.<br />
Kính thiên văn khúc xạ, trong đó người ta dùng thấu kính để nhận ánh sáng từ<br />
vật chiếu đến. Cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ có thể từ hai thấu kính hội tụ hoặc<br />
một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì.<br />
<br />
GV: Trần Văn Minh<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Trong chương trình phổ thông, chúng ta chỉ đề cập đến kính thiên văn khúc<br />
xạ được cấu tạo bởi hai thấu kính hội tụ do đó trong phần đề tài tôi cũng chỉ đề cập<br />
đến vấn đề này.<br />
c. Cấu tạo và cách ngắm chừng của kính thiên văn khúc xạ<br />
- Bộ phận chủ yếu của kính thiên văn khúc xạ thường dùng gồm hai thấu kính<br />
hội tụ. Vật kính có tiêu cự lớn (f1), thị kính có tiêu cự nhỏ (f2). Hai kính được lắp<br />
đồng trục ở hai đầu của một ống hình trụ. Khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi<br />
được. Độ dài kính: O1O2 = f1 +f2<br />
- Ngắm chừng: Muốn ngắm chừng ảnh trong giới hạn nhìn rõ của mắt , cần<br />
điều chỉnh thị kính đến gần hay xa vật kính sao cho ảnh này nằm trong giới hạn nhìn<br />
rõ của mắt.<br />
d. Số bội giác của kính thiên văn khúc xạ khi ngắm chừng ở vô cực<br />
<br />
G <br />
<br />
f1<br />
f2<br />
<br />
Nếu G >10 lần có thể nhìn được các miệng hố trên mặt trăng, với G khoảng<br />
30 lần tương đương với kính thiên văn của Galileo có thể nhìn thấy dạng của các<br />
hành tinh như Thổ tinh và Mộc tinh<br />
3. Nội dung, các biện pháp thực hiện của đề tài<br />
Sau đây tôi sẽ trình bày các bước để có thể tạo ra một kính thiên văn khúc xạ<br />
đơn giản dùng cho học sinh phổ thông<br />
a. Chuẩn bị dụng cụ<br />
- Vật kính: Ta có dùng tròng kính bán ở tiệm mắt kính để làm vật kính. Khi đi<br />
mua ta yêu cầu thợ kính bán cho một phôi kính (kính chưa mài) +1 điốp nghĩa là có<br />
tiêu cự 100 cm. Chú ý chúng ta chỉ mua loại kính bằng thủy tinh, đường kính<br />
thường là 16,5 cm (ít khi có loại lớn hơn), không mua loại kính bằng nhựa vì như<br />
thế sẽ làm cho chất lượng của vật kính không tốt. Giá khoảng 30.000 đồng<br />
<br />
GV: Trần Văn Minh<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />