Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi B trường mầm non xã Hoàng Việt
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi B trường mầm non xã Hoàng Việt" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ lớp 5 tuổi mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động hàng ngày ở lớp và ở nhà; Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở lớp. Có ý thức và trách nhiệm hơn trong mọi hành vi, hành động của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi B trường mầm non xã Hoàng Việt
- PHÒNG GD&ĐT VĂN LÃNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON XÃ HOÀNG VIỆT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC - Họ và tên: Nguyễn Thanh Bách - Nơi công tác: Mầm non xã Hoàng Việt 1. Tên biện pháp: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi B trường mầm non xã Hoàng Việt. 2. Lí do lựa chọn biện pháp Như chúng ta đã biết, tính tự phục vụ được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất, nhân cách của trẻ. Giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này. Nhưng ở trẻ nhỏ thường có tính dựa dẫm vào người lớn. Trong quá trình giáo dục hình thành và rèn luyện khả năng tự phục vụ cho trẻ giáo viên và phụ huynh gặp phải khá nhiều khó khăn. Để giáo viên và phụ huynh có những biện pháp giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả năng tự phục vụ để hình thành và phát triển tính tự phục vụ cho trẻ người lớn cần phải đổi mới tư duy và có các biện pháp giáo dục phù hợp, không nên ôm ấp, chăm bẵm trẻ quá mức mà chúng ta nên để trẻ được tự chơi, tự làm những việc đơn giản, dưới sự giám sát động viên của người lớn để trẻ có thể tự phục vụ dần, lớn dần về thể chất, nhận thức và các kỹ năng xã hội sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu: “Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi B trường mầm non xã Hoàng Việt”. 2.1. Thuận Lợi: - Lớp 5 tuổi B luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại nhóm lớp. - Lớp học kiên cố, được trang trí theo chủ đề, lớp sạch sẽ, gọn gàng, có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động. - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện. Sử dụng vi tính thành thạo. Giáo viên đứng lớp có trình độ đạt chuẩn, nắm vững chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệt tình trong công việc, yên tâm công tác. - Đa số phụ huynh tin tưởng và quan tâm tới việc học của con ở trường và ở nhà góp 1 phần để xây dựng môi trường giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ. 2.2. Khó khăn. - Qua khảo sát lớp tôi thấy rằng đa số trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin còn nhút nhát còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ và cô giáo. - Một số phụ huynh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà đã nhiều tuổi, nên phụ huynh chưa quan tâm được tới con, còn bỏ
- mặc con cho ông bà và nhà trường, chưa thực sự phối hợp với giáo viên để rèn tính tự phục vụ cho trẻ. - Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp trẻ sớm tự phục vụ còn chiều con, còn làm hộ trẻ như là cất balô, cất dép hộ trẻ. * Khảo sát đầu năm Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi tiến hành khảo sát trên thực tế về biện pháp giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ 5 tuổi B với tổng số 28 trẻ và kết quả đạt được như sau: (Theo bảng 1) STT Nội dung Giai đoạn 1 Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ 1 Nề nếp lớp học 13 46,4% 15 53,6% 2 Tự phục vụ bản thân 10 35,7% 18 64,3% 3 Giữ gìn vệ sinh và giúp 12 42,9% 16 57,1% đỡ người khác 4 Ý thức của trẻ trong các 15 53,6% 13 46,4% hoạt động 2.3. Thời gian, đối tượng áp dụng: - Tiến hành lựa chọn đề tài từ tháng 10/2020 đến hết tháng 5/2021 - Đối tượng nghiên cứu: trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớp 5 tuổi B Trường Mầm non xã Hoàng Việt. 3. Mục đích của biện pháp đó - Giúp trẻ lớp 5 tuổi mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động hàng ngày ở lớp và ở nhà. - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở lớp. Có ý thức và trách nhiệm hơn trong mọi hành vi, hành động của mình. - Trẻ không ỷ lại vào người lớn, trẻ hiểu và biết rằng tự làm những công việc tự phục vụ là một điều đáng khen. - Trẻ biết phối hợp, đoàn kết và giúp đỡ người khác. 4. Nội dung 4.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường vật chất và tinh thần hấp dẫn trẻ
- * Môi trường vật chất Môi trường trong và ngoài lớp học - Trang trí các góc chơi phù hợp với chủ đề, sắp xếp đồ chơi gọn gàng để trẻ thuận tiện trong việc lấy và cất đồ dùng đồ chơi. - Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện đa dạng về hình dáng, mẫu mã gắn với những con vật, đồ vật gần gũi với trẻ, trẻ yêu thích, mầu sắc đẹp, để thu hút sự chú ý, kích thích trẻ thích thú tham gia vào thực hiện lao động tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày. - Tạo góc chơi trong lớp, ngoài lớp với sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên, công cụ gắn với hoạt động mà trẻ thích làm... để trẻ thoải mái thực hiện những ý định của chúng mà không cần có sự can thiệp của người lớn. * Môi trường tinh thần - Quan tâm đến biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện những biểu hiện vui, buồn, những biểu hiện khác lạ, kịp thời động viên, khích lệ trẻ trong khi trẻ hoạt động. - Cho trẻ tự chọn hoạt động để làm, tự chọn trò chơi để chơi. Giáo viên làm cùng trẻ, chơi cùng trẻ, nghĩ cách nghĩ của trẻ, chơi kiểu chơi của trẻ... tạo cho trẻ cảm giác GV thực sự là một “người bạn nhỏ” của chúng. - Khuyến khích trẻ nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình trong cácb hoạt động. Chẳng hạn, “con tự làm việc giúp thầy cô con thấy thế nào?”, “con được tự chơi theo ý mình con thấy thế nào?”, “con có khó khăn gì khi tự làm không?”... qua đó giáo viên nắm được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của trẻ để có tác động phù hợp. 4.2. Biện pháp 2: Thiết kế và tổ chức các kỹ năng giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, rèn trẻ mọi lúc, mọi nơi. Trong các giờ hoạt động hàng ngày ở lớp tôi và đồng nghiệp luôn tổ chức các hoạt động tự lấy, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định bằng các trò chơi: Đồ dùng của bạn ở đâu? Tôi cùng trẻ lưu lại những kết quả trong các hoạt động thông qua sản phẩm, những hình ảnh đáng yêu của cô và trẻ trong các hoạt động. Trẻ được tự mình treo sản phẩm tạo hình lên giá trưng bày sản phẩm. Trong giờ ăn bản thân tôi và đồng nghiệp giáo dục trẻ tự tham gia tổ chức bữa ăn trưa và chiều: Trẻ tự giác kê bàn lấy ghế ngồi vào bàn, tự xúc cơm ăn,.. bằng hình thức thi đua: Thi xem ai là người làm được nhiều việc giúp các cô để chuẩn bị bữa ăn”, “Bạn nào tự xúc ăn giỏi nhất” hay thi đua “Bạn nào có bàn tay sạch, đẹp nhất”, “Bạn nào có khuôn mặt sạch nhất” trong giờ vệ sinh của trẻ. - Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như: Nhặt lá rụng sân trường, nhặt rác bỏ vào thùng rác, nhổ cỏ, tưới nước cho cây…tôi chia trẻ ra thành các nhóm nhỏ cho trẻ tự chọn công việc mà mình thích mỗi nhóm 5- 6 trẻ, nếu trong quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát thấy trẻ nào còn lúng túng thì tôi lại gần hướng dẫn và cùng làm với trẻ trò chuyện với trẻ về mục đích, ý nghĩa và công việc trẻ đang làm …từ đó trẻ thêm hiểu và yêu quý cây xanh, yêu
- thiên nhiên, biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp hơn…khi trẻ làm tốt công việc được giao cô tuyên dương, khen ngợi, trẻ cảm thấy hứng thú, tự tin hơn và từ đó thích tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp hơn. Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm với những công việc ngoài thực tiễn như “Làm bác nông dân” để tự nhổ cỏ, lau lá, tưới cây 4.3. Biện pháp 3: Tạo tình huống kích thích trẻ có tính tự phục vụ Tạo mọi tình huống trong các hoạt động hàng ngày, như giờ hoạt động góc tôi tạo tình huống để trẻ biết chọn các góc chơi và nhận vai chơi. Khi trẻ chăm sóc vườn rau: Tạo tình huống hết nước, tôi hỏi trẻ cần phải làm gì? Trẻ thảo luận cùng nhau để nghĩ ra phương án đi lấy thêm nước 4.4. Biện pháp 4: Động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. Tôi luôn luôn động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm tốt. Nêu gương những bạn có những thành tích tốt trong các hoạt động và khen trẻ trước lớp làm động lực cho các trẻ trong lớp học tập và noi theo. Từ đó trẻ hình thành được tính tự phục vụ ở trẻ. - Có thể đôi khi trẻ trẻ chưa làm tốt nhiệm vụ được Hình ảnh: Cô khen trẻ như mong đợi nhưng thay vì trách mắng trẻ tôi thường xuyên động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin, tự phục vụ và làm tốt hơn vào lần sau. 4.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh phát triển tính tự phục vụ cho trẻ Thông qua họp phụ huynh trao đổi về những biện pháp giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ ở gia đình. Để trẻ tự làm những việc phù hợp, vừa sức với khả năng của trẻ, không làm hộ trẻ. Xây dựng góc tuyên truyền bằng những hình ảnh có tính giáo dục tính tự lập cho trẻ. Mời các bậc phụ huynh tham gia dự giờ các buổi hội thảo cấp trường, hội giảng, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm. *Hiệu quả áp dụng: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: * Đối với giáo viên: Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Xử lý các tình huống trong tiết dạy cũng như các hoạt động linh hoạt hơn. Giáo viên chủ động hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu để tổ chức các hoạt động cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm. Trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia các hoạt động giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô đạt kết quả tốt hơn. * Đối với trẻ: Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ thích được tự làm những công việc đơn giản như: tự cởi và cất dép lên giá, tự bỏ ba lô vào tủ, vào lớp biết chào thầy cô. Trong giờ ăn trẻ biết tự lấy ghế ngồi vào bàn.Trẻ có ý
- thức và trách nhiệm hơn trong những hoạt động của lớp cũng như ở nhà. Hứng thú tham gia vào các hoạt động của trường và của lớp. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ, kết hợp với giáo viên để trẻ tự làm một số công việc phù hợp vừa sức với trẻ. Giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong gia đình. Phụ huynh dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ, cùng trẻ thực hiện các công việc nâng cao tính tự phục vụ cho trẻ tại gia đình. Sau một thời gian thực hiện chuyên đề, đến thời điểm hiện tại tôi đã tiến hành khảo sát kết quả trẻ và đạt được kết quả theo bảng khảo sát 2 như sau: STT Nội dung Giai đoạn 2 So với đầu năm Đạt Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ đạt 1 Nề nếp lớp học 22 78,6% 6 21,4% Tăng: 32,2% 2 Tự phục vụ bản thân 23 82,1% 5 17,9% Tăng: 46,4% 3 Giữ gìn vệ sinh và 24 85,7% 4 14,3% Tăng: 42,8% giúp đỡ người khác 4 Ý thức của trẻ trong 25 89,3% 3 10,7% Tăng: 35,7% các hoạt động 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận: Các giải pháp tôi đưa ra đều rất dễ thực hiện, không tốn nhiều kinh phí vì khi thực hiện tất cả đều tận dụng trên môi trường, con người, đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong trường. Giải pháp này hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp khác trong toàn trường. Muốn trẻ có tính tự phục vụ thì người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính tự phục vụ cho trẻ, giáo viên phải mẫu mực thực hiện các công việc ở lớp và ở trường nghiêm túc, trẻ sẽ học theo từ những tác phong của thầy cô, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tính tự phục vụ của trẻ. Trong quá trình giáo dục tính tự phục vụ cần phải đổi mới các phương pháp và hình thức giáo dục. Linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ. Bản thân phải không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tích cực học hỏi đồng nghiệp. Thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ để có những biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao tính tự phục vụ cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ 5 tuổi B trường mầm non xã Hoàng Việt, nơi tôi đang công tác. Trong quá trình thực hiện cũng như viết báo cáo chắc chắn còn có những hạn chế thiếu sót. Bản nhân tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến
- của Ban giám khảo để tôi có nhiều kinh nghiệm, nhiều biện pháp hữu hiệu hơn để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn trong nhà trường những năm tiếp theo. 5.2. Kiến nghị: * Đối với trường: Ban giám hiệu quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng cho trẻ trong nhà trường và bổ sung nhiều hơn nữa tài liệu về chuyên đề giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ. Tổ chức các hội thi về chuyên đề giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ. * Đối với phòng giáo dục: Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng theo chuyên đề cho giáo viên; trong đó có nội dung giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ. Xin trân trọng cảm ơn quý BGK đã chú ý lắng nghe. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1794 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 24 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 25 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 44 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn