Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục trẻ cá biệt ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
lượt xem 4
download
Mục đích của sáng kiến này là giúp giáo viên và cha mẹ trẻ nhận thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ cá biệt, hiểu được tâm sinh lý của trẻ để có những biện pháp giáo dục thích hợp. Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ được học tập vui chơi và hoạt động với các bạn cùng trang lứa. Biết vâng lời cô giáo, yêu thương bạn bè và phát triển tốt về mọi mặt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục trẻ cá biệt ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
- BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỚP MẪU GIÁO 56 TUỔI 1. Lý do chọn biện pháp. Chúng ra sinh ra và lớn lên ai cũng muốn có một cuộc sống ấp no, hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của gia đình, người thân và bạn bè, nhất là đối với trẻ mầm non tình yêu thương đó phải được quan tâm một cách đúng mực. Song có biết bao nhiêu trẻ có tuổi thơ không trọn vẹn hay vì cuộc sống mưu sinh của bố mẹ mà quên đi sự quan tâm chăm sóc các cháu. Có những trẻ có điều kiện sống tốt cha mẹ quá nuông chiều nên trẻ trở thành những trẻ khó bảo. Xu thế đó ngày càng gia tăng dẫn đến có rất nhiều trẻ có tính cách khác biệt khi đến trường mầm non. Như chúng ta đã biết: Mỗi đứa trẻ là một cá thể, những nét cá tính của trẻ bắt đầu hình thành từ khi còn rất nhỏ dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường gia đình. Khi đến tuổi Mẫu giáo thông thường các bé thể hiện tính cách, tình cảm của mình một cách khác nhau. Thực tế cho thấy trong một điều kiện sống như nhau nhưng có những bé rất ngoan và có những bé rất bướng bỉnh mặc dù các cháu có thể được yêu thương, quan tâm, chăm sóc giống nhau... Bên cạnh đó còn có những trẻ mồ côi cha mẹ, phải sống với ông bà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ đã khiến trẻ bị thiếu hụt tinh thần và vật chất dẫn đến trẻ bị tự kỷ, bướng bỉnh... nên chúng ta thường gọi những trẻ đó là trẻ cá biệt. Thông thường thì các cháu cá biệt thể hiện sự bướng bỉnh chỉ đơn giản là vì thấy mình không bằng các bạn nên muốn làm như vậy để thu hút sự quan tâm của cô giáo hoặc mọi người. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là phải giáo dục trẻ một cách toàn diện, tất cả các trẻ đều phải được đối xử công bằng nếu chúng ta không may tạo ra một lỗ hỗng ở trẻ ngay từ ban đầu thì hậu quả khôn lường. Trong thực tế ở trường mầm non hầu như năm nào, lớp nào cũng có những trẻ cá biệt, các trẻ đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm soc giáo dục của nhà trường nếu ta không giáo dục tốt. Vậy chúng ta phải chăm sóc dạy dỗ trẻ cá biệt như thế nào để các cháu hòa nhập với bạn bè?. Biết ngoan ngoãn vâng lời, trong sáng, hồn nhiên phát triển tốt về mọi mặt? đây là vấn đề không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình chăm sóc yêu thương dạy giỗ. Theo tôi nó rất khó nhưng không phải là không làm được nếu ta biết yêu thương chăm sóc các cháu có kế hoạch, có tình thương và trách nhiệm hay nói cách khác là “cô giáo phải như mẹ hiền, là người mẹ thứ hai của trẻ” Từ xuất phát trên tôi đã chọn “Biện pháp giáo dục trẻ cá biệt ở lớp mẫu giáo 56 tuổi" để chia sẽ với các đồng chí đồng nghiệp với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ đặc biệt là đối với trẻ cá biệt. 1
- Trong quá trình giáo dục trẻ tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, đồng nghiệp, gia đình đã tạo cho tôi mọi điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ. Song bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn đó là sự cản trở từ phía gia đình trẻ 100% phụ huynh (những phụ huynh có trẻ cá biệt) không muốn con họ là trẻ cá biệt nên họ không hợp tác; 90% trẻ cá biệt đều là những trẻ ít tập trung chú ý đến các hoạt động; Các lĩnh vực hoạt động của trẻ chỉ đạt được 40% (PTTC;PTTC&QHXH; PTNN> PTNT) Kỹ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế. Những trẻ cá biệt làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của lớp, chất lượng giáo dục chỉ đạo 80% khi khảo sát đầu năm. Từ thực trạng trên tôi băn khoăn trăn trở để đưa ra biện pháp giáo dục một cách tích cực với mục đích: 2. Mục đích biện pháp: Giúp giáo viên và cha mẹ trẻ nhận thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ cá biệt, hiểu được tâm sinh lý của trẻ để có những biện pháp giáo dục thích hợp. Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ được học tập vui chơi và hoạt động với các bạn cùng trang lứa. Biết vâng lời cô giáo, yêu thương bạn bè và phát triển tốt về mọi mặt. Giáo dục trẻ cá biệt sẽ đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ, họ yên tâm khi gửi con vào trường, các con được hòa đồng ngoan ngoãn biết vâng lời và điều quan trọng là trẻ được trở về với tuổi thơ hồn nhiên vốn có nó. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi trong trường mầm non. 3. Cách thức tiến hành. Phát hiện trẻ cá biệt trong lớp. Đây là một trong những vấn đề mà tôi cho là quan trọng nhất bởi chúng ta có quan tâm đến trẻ phát hiện ra trẻ có những đặc điểm, tính cách khác thường so với các bạn trong lớp để chúng ta có phương pháp uốn nắn kịp thời nếu không phát hiện sớm, thói quen xấu trở thành thói quen thì rất khó can thiệp mà có can thiệp thì hiệu quả đạt được không cao.Với tôi việc làm này không khó tuy nhiên phải dành thời gian để gần trẻ, chơi với trẻ như một người bạn, có lúc đưa ra một số yêu cầu, chia sẽ những thứ đồ chơi mà trẻ thích. Hay qua các giờ đón trẻ, trả trẻ để nắm bắt được mối quan hệ và tình cảm gia đình đối với trẻ, tổ chức các hoạt động trong lớp để xem mức độ tiếp thu của trẻ như thế nào…Tất cả đó đều được tôi lưu lại nhật ký những trẻ được gọi là “cá biệt” để có phương pháp can thiệp. Như vậy bằng nhiều hình thức trên tôi đã có danh sách trẻ cá biệt được xếp theo 2
- thứ tự từ nặng đến nhẹ. Có thể liệt kê để các đồng chí hình dung được trẻ cá biệt của lớp tôi là những trẻ như thế nào. Ít nói, ít tiếp xúc với bạn bè; Thường xuyên đánh bạn và tranh dành đồ chơi của nhau; Không tập trung chú ý khi tham gia các hoạt động; Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi phát hiện được những trẻ cá biệt tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ có những biểu hiện như vậy từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp. Có nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu nguyên nhân, với tôi tôi đã tìm hiểu gia đình các cháu để cùng phụ huynh bàn bạc, tìm biện pháp giáo dục cháu tốt hơn bởi làm cha làm mẹ ai cũng muốn cho con mình trở thành con ngoan trò giỏi, được cô giáo và mọi người khen ngợi.Tôi tìm đến những thành viên trong ngôi nhà thứ nhất của trẻ với mong muốn tìm được tiếng nói chung giữa gia đình và nhà trường. Để có được những thông tin cũng như cách nhìn nhận của người thân về trẻ vào các giờ đón trẻ, trả trẻ để hỏi thăm, chia sẽ với phụ huynh như: Ở nhà trẻ như thế nào có thường hay trò chuyện với bố mẹ không? Anh(chị) có dành nhiều thời gian cho các cháu không?, cháu có thường chơi với bạn bè trong xóm mình không? tôi tìm ra những điểm tốt của cháu để trao đổi với họ. Trong quá trình trò chuyện bằng sự khéo léo của mình tôi đã dùng những lời nói khéo rằng: “Trẻ em như một tờ giấy trắng nếu người lớn vẽ lên bức tranh đẹp thì nó sẽ đẹp và ngược lại người lớn vẽ những nét nguệch ngoạc thì nó là bức tranh không được đẹp” vì thế chính người lớn phải cẩn thận trong mọi hành vi, hành động của mình. Sau khi tiếp cận được gia đình các cháu bằng những việc hằng ngày trao đổi ở trường với phụ huynh về tính cách của từng trẻ. Tôi trao đổi với gia đình các cháu về các tố chất ưa nhẹ nhàng tình cảm, thích được khen thích người khác quan tâm, tính cách của từng cháu được tôi trao đổi cụ thể với từng phụ huynh. Nhìn chung các cháu có rất nhiều điều đáng khen, rất tiếc là có trẻ thích tự do một mình, không hoà đồng với mọi người, không chịu tham gia các hoạt động của lớp, có trẻ chỉ chú ý để cướp giật đồ của bạn khác, đánh trộm bạn….Chính vì điều đó đã kìm hãm sự phát triển năng lực của các cháu. Thói quen đó bây giờ đã trở thành “tật” nếu chỉ mình giáo viên mà thiếu phần phối hợp của gia đình là rất khó. Vì vậy rất cần đến sự quan tâm giúp đỡ của gia đình kết hợp nhà trường, trong việc giáo dục cháu. Tôi cũng phân tích với phụ huynh nếu kết hợp giữa nhà trường và gia đình thì chắc chắn cháu sẽ tiến bộ rất nhiều. Với sự kiên trì nhẫn nại không ngại khó, ngại khổ của bản thân gia đình trẻ đã có những suy nghĩ rất tích cực, đồng hành cùng nhà trường và đó cũng chính là động lực giúp tôi thành công trong giáo dục trẻ cá biệt. 3
- Can thiệp sớm những trẻ cá biệt Nếu chúng ta đã phát hiện ra trẻ cá biệt mà không can thiệp sớm thì sẽ có lỗi rất nhiều với các cháu. Mục đích can thiệp không chỉ dừng ở bản thân trẻ mà cả cuộc sống của trẻ trong hoàn cảnh gia đình và nhà trường chính vì lẽ đó mà ngay từ đầu năm học sau khi phát hiện, tìm ra nguyên nhân thì tôi sẽ đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ sớm không để trẻ trở thành “tật” sẽ rất khó khăn cho việc giáo dục trẻ sau này. Khi cha mẹ trẻ đã nhận ra được con mình thuộc trẻ cá biệt tôi đã cùng với phụ huynh đồng hành trong việc can thiệp sớm các bước trong can thiệp sớm đó là: Hướng dẫn phụ huynh can thiệp sớm cho trẻ tại gia đình: Cha mẹ là người giáo viên đầu tiên, người trực tiếp chăm sóc trẻ tại nhà. Đối với trẻ ít giao tiếp cha mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện với con, chơi với con nhiều hơn; đối với những trẻ thường hay tranh dành đồ chơi với bạn cha mẹ tập cho trẻ thói quen biết chia sẽ cho trẻ chơi với anh (chị) người thân xung quanh mình, khéo léo khi mua quà, sắm đồ cho các con để giáo dục trẻ không tranh dành với các anh, chị, em trong gia đình. Khi trẻ đã có động thái tốt cha mẹ phải biết động viên khen trẻ kịp thời. Hướng dẫn các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non: Bởi hoạt động ở trường mầm non trẻ học bằng chơi chơi bằng học. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để thu hút trẻ tham gia hoạt động tạo cho trẻ có động cơ đúng đắn trong học tập, đồng thời Tôi phải đổi mới phương pháp giảng dạy phải làm sao để các cháu cảm thấy thoải mái, hứng thú thích được tham gia các hoạt động. Hầu như các cháu cá biệt là trẻ yếu về mọi mặt, vì vậy phải có biện pháp giảng dạy, giáo dục riêng dành cho các cháu giúp các cháu nhanh chóng theo kịp hoà đồng với bạn bè trong lớp. Tôi đã quan tâm, chú ý tới từng cháu nhiều hơn trong các hoạt động, trò chuyện với các cháu những khi giờ chơi hay giờ ăn, ngủ, tạo điều kiện cho các cháu trả lời các câu hỏi trong các tiết học. Thông qua các các câu chuyện, các bài thơ, bài hát để giáo dục trẻ ví dụ câu chuyện “Ba cô gái” cháu thích nhât vật nào? Vì sao cháu thích?…. Gợi ý cho các cháu cá biệt trả lời các câu hỏi đàm thoại tìm hiểu về nội dung câu chuyện cô khái quát cũng cố nội dung đồng thời khuyến khích biểu dương tinh thần của trẻ tạo động lực cho trẻ phát huy hơn… Với các hoạt động khác tôi cũng tạo cơ hội cho trẻ chính vì thế sẽ trở thành thói quen và các cháu rất chăm chỉ lắng nghe, tích cực hoạt động tham gia phát biểu bài đặc biệt là trẻ rất tự tin, hòa đồng và thích thú.Với cháu cá biệt tự kỷ tăng cường cho trẻ chơi ở các nhóm nhiều hơn, trong quá trình chơi hổ trợ trẻ biết hòa đồng cùng các bạn. Ngoài ra tôi còn phân công cho các trẻ khác luôn chơi và giúp 4
- đỡ cho bạn trong mọi hoạt động. Các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tôi luôn dành hết tình yêu thương cho trẻ, gần gủi trẻ nhiều hơn, tổ chức các phong trào xây dựng quỹ tình thương, tấm áo mùa đông giúp trẻ vơi đi phần khó khăn để đến trường cùng các bạn. Tạo cơ hội để trẻ cá biệt được tham gia hoạt động cùng các bạn: Như chúng ta đã biết, nhân cách của mỗi con người được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao lưu.Con người sống trong xã hội phải hoà nhịp mối quan hệ giữa người với tự nhiên, giữa người với người. Thông qua các quan hệ này, toàn bộ các quan hệ giao lưu phong phú được nảy sinh, chính trong hoạt động và giao lưu, nhân cách con người được hình thành. Tuy nhiên với những trẻ cá biệt thì các cháu ngại tham gia cùng các bạn .Vì vậy Tôi tăng cường tạo điều kiện thu hút các cháu vào hoạt động với các bạn trong lớp nhất là các bạn có thành tích cao trong học tập . Khi tổ chức các hoạt động học tôi chú ý nhiều hơn về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ngoài hoạt động chung hình thức cho trẻ hoạt động nhóm cũng phát huy tác dụng. Tôi bố trí xen kẽ những cháu cá biệt đó với những cháu khá, giỏi để có sự hỗ trợ lẫn nhau. Với hoạt động góc thì càng chú ý nhiều hơn, trẻ có điều kiện thể hiện vai chơi nhiều hơn ở các góc, giáo viên có điều kiện hỗ trợ cho trẻ, nhận xét quá trình chơi thông qua các góc chơi. Tôi cũng phân công cho các cháu ngoan giỏi có trách nhiệm giúp đỡ bạn để trở thành đôi bạn cùng tiến. Mặt khác tôi còn khuyến khích động viên cháu tham gia các hoạt động khác. Những trẻ cá biệt khi tham gia cùng các bạn ở các nhóm chơi tôi phải tìm ra được sự tiến bộ của trẻ để có hình thức động viên giúp trẻ tiến bộ, cho trẻ được cắm hoa bé ngoan, tôi nhận xét những mặt tiến bộ để các bạn trong lớp lăng nghe và chia sẽ. Tôi phân tích gợi ý sự tiến bộ của các bạn cá biệt.Ví dụ: Hoạt động góc hôm nay bạn “Nam” có sản phẩm vẽ chưa được hoàn thành như các bạn khác nhưng so với trước thì các bạn đã ngoan hơn rất nhiều, cố gắng hơn rất nhiều chỉ cần những chi tiết nhỏ nữa thôi là sản phảm của bạn sẽ hoàn thiện giống như các bạn khác, bạn biết vâng lời cô, biết chơi cùng bạn,…cô thấy ban “Nam” tiến bộ rất nhiều và cho các cháu được cắm hoa bé ngoan dưới sự cổ vũ động viên của cả lớp. Được lên hoa bé ngoan các cháu sẽ phấn khởi hăng hái đi học và biết sửa chữa khuyết điểm của mình. Từ những trẻ ít nói, ngại tiếp xúc sau quá trình tăng cường hoạt động nhóm, hoạt động với các bạn trong lớp những trẻ này đã tiến bộ rất rõ rệt đã trở thành các “thủ lĩnh” trong các nhóm chơi. Quả đúng như lời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. 5
- Làm tốt công tác tuyên truyền trong giáo dục trẻ cá biệt. Công tác tuyên truyền là một hình thức giúp tôi thành công trong giáo dục trẻ cá biệt bởi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, những việc làm tốt lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng nhất là một phương pháp giáo dục đem lại lợi ít thiết thực cho con em họ. Để giúp giáo viên trong nhà trường, cha mẹ trẻ biết được sự tiến bộ rõ nét của con em mình bằng nhiều hình thức tôi đã ghi lại những hình ảnh tiến bộ của trẻ làm tư liệu trong dạy học, Các hình ảnh được gắn ở góc tuyên truyền của của nhà trường chuyên mục “Mỗi tuần một việc làm tốt”; viết các bài tuyên truyền về gương tốt của phụ huynh trong công tác phôi hợp với nhà trường giúp trẻ cá biệt tiến bộ được đưa vào chuyên mục phát thanh của nhà trường, của các thôn xóm. Những bài viêt hay được đưa lên trang Webite của nhà trường, Zalo, Messeinger các nhóm lớp thu hút được nhiều người xem. mặt khác đó là những hình ảnh, những thước phim rất có giá trị trong công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là những trẻ ca biệt. Khi đón trẻ trẻ trẻ tôi ghi lại những hình anh khi trẻ đến trường chào cô chào ban, tạm biệt bố mẹ; một số hình ảnh trẻ tham gia vào nhóm chơi, hình ảnh trẻ tham gia hoạt động học phát biểu trao đổi giữa lớp..vv. Xây dựng video về việc làm tốt của trẻ, các hình ảnh được chia sẽ và trở thành chuyên mục chăm sóc giáo dục tốt của nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.. Chia sẽ những hình ảnh tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phấn đấu vươn lên. Những phụ huynh có những trẻ cá biệt trở thành những cộng tác viên trong công tác tuyên truyền về chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường trong các buổi họp phụ huynh được các bậc phụ huynh cùng nhau đồng tình và hưởng ứng. Với những việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong công tác giáo dục trẻ ca biệt và tôi đa thực hiện trong thời gin vừ qua. 4. Kết quả đạt được: Kết quả đạt được là thước đo, là cả quá trình dày công rèn luyện của bản thẩn kết quả đạt được lớn lao nhất đó là được nhìn thấy các cháu “cá biệt” của tôi lớn khôn lên từng ngày, trước đây cháu ngại tiếp xúc với bạn bè nay đã hòa đồng với bạn bè và trở thành những trẻ tích cực trong lớp. Từ những suy nghĩ chưa đúng về con mình nay tôi nhận thấy rằng 100% phụ huynh (những phụ huynh có trẻ cá biệt) đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc phối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ. Họ cởi mở và trở thành những thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền. 100% trẻ cá biệt đã biết hợp tác chia sẽ cùng với các bạn trong lớp 6
- 100% trẻ cá biệt tập trung và tự nguyện, hứng thú chú ý khi tham gia các hoạt động; Các lĩnh vực hoạt động của trẻ chỉ đạo được 40% đầu năm học nay đã đạt ở mức cao 96%. Đó là lĩnh vực PTTC,PTTC&QHXH; PTNN> PTNT Kỹ năng sống của trẻ tốt, tất cả các trẻ đó đều tham gia vào lớp học Ẻrobic, tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục thể thao của lớp, của trường. Chất lượng chăm sóc giáo dục của lớp đạt 98% trong đó những trẻ cá biệt tiến bộ vượt bậc. Dạy trẻ cá biệt cho trẻ nói chung và trẻ Mẫu Giáo nói riêng luôn đồng hành cùng với con đường phát triển nhân cách của trẻ. Dạy trẻ cá biệt không khó nếu ta biết lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ nhưng đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, nhẹ nhàng, tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn. Các chủ đề luôn được thay đổi để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ. Tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động trải nghiêm nhất là đối với trẻ cá biệt. Tăng cường công tác nêu gương và tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ trải nghiệm để động viên tinh thần trẻ. Cô giáo phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, tạo tâm lý thoả mái, vui tươi cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp, nhằm từng bước hình thành nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn minh chuẩn mực nên chúng ta tạo được môi trường giáo dục tốt. Giáo dục trẻ cá biệt không chỉ đơn thuần ngày một, ngày hai mà phải thường xuyên lặp đi lặp lại để hình thành cho trẻ một bản năng mà không cần nhắc nhở. Đó cũng chính là những kết quả mà tôi đã gặt hái được trong quá trình giáo dục trẻ cá biệt. Trên đây là biện pháp giáo dục trẻ cá biệt, biện pháp này đã mang lại hiệu quả rất lớn đối với lớp tôi, với nhà trường. Tuy nhiên bản thân tôi cũng nhận thấn rằng mình cần học hỏi nhiều kinh nghiệm hay từ các đồng chí, các bạn đồng nghiệp. Những kết quả đó chính là thành quả, là mồ hôi, công sức của tập thể hội động sư phạm nhà trường, của cha mẹ trẻ chúng tôi rất trân trọng. Song trong quá trình triển khai thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đồng chí bổ sung, góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT 7
- Lê Thị Hường Nguyễn Thị Thanh 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 184 | 40
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 99 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 159 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 148 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 102 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 92 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 130 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 101 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn