intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp B1 trường mầm non Trưng Vương ăn hết suất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp B1 trường mầm non Trưng Vương ăn hết suất" được hoàn thành với các biện pháp như: Tham mưu với ban giám hiệu xây dựng thực đơn cho trẻ; Chú trọng cho những trẻ biếng ăn tăng cường vận động một cách phù hợp; Sưu tầm, sáng tác thơ, chuyện tạo hứng cho trẻ tham gia hoạt động ăn tại lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp B1 trường mầm non Trưng Vương ăn hết suất

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG VƯƠNG ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: "Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi lớp B1 trường mầm non Trưng Vương ăn hết suất" Tác giả : Nguyễn Thị Huyền Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trưng Vương Tp Thái Nguyên, tháng 03 năm 2023
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Thành phố Thái Nguyên Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình độ Ngày tháng Nơi công Chức đóng góp vào STT Họ và tên chuyên năm sinh tác danh việc tạo ra môn sáng kiến Trường Nguyễn Thị Giáo 1. 30/12/1983 MN Trưng Đại học 100% Huyền viên Vương Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 trường mầm non Trưng Vương ăn hết suất” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Huyền - Giáo viên lớp 4-5 tuổi B1 Trường mầm non Trưng Vương - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 13/09/2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Lý do lựa chọn sáng kiến Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng của xã hội. Trong đó, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tế bào, là mầm xanh, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hòa giữa việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất yếu. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục và điều cần thiết, giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ biết tự bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ.
  3. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội. Thế nhưng nhiều ông bố, bà mẹ vẫn phàn nàn rằng “Không hiểu tại sao con mình lại biếng ăn"? Như vậy, chế độ ăn như thế nào là hợp lý, là khoa học? làm thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng? Đó là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Là giáo viên mầm non công việc hàng ngày gắn với trẻ tôi cũng có nỗi băn khoan như cha mẹ trẻ. Chính điều này đã thôi thúc tôi chọn đề tài "Biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 trường mầm non Trưng Vương ăn hết suất" để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Về nội dung của sáng kiến 1. Thực trạng + Đặc điểm tình hình chung của nhà trường: Trường Mầm non Trưng Vương Thành phố Thái Nguyên là trường nằm trong khu vực trung tâm của thành phố Thái Nguyên, với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, yêu nghề, có trình độ chuyên môn 100% đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Ban giám hiệu nhà trường trẻ, năng động, nhiệt tình, luôn mong được cống hiến tâm huyết của mình trong sự nghiệp trồng người. Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ. * Thuận lợi: - Về phía nhà trường: + Nhà trường đã mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho công tác chế biến món ăn cho trẻ. + Nhà trường đã có phần mềm dinh dưỡng khoa học đảm bảo các yếu tố cần thiết để tổ chức bữa ăn cho trẻ đủ chất dinh dưỡng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng theo quy định. + Nhà trường quan tâm đến việc chỉ đạo giáo viên nhân viên tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ - Về phía giáo viên: + 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm cao, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Các nhân viên dinh dưỡng được đào tạo về chế biến món ăn.
  4. - Về phía trẻ: + Trẻ thông minh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn. Hứng thú trong các hoạt động do cô tổ chức. - Về phía phụ huynh: + Luôn tin yêu, phối hợp nhiệt tình với nhà trường và giáo viên, quan tâm đến việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. - Cơ sở vật chất: + Lớp học tương đối rộng rãi, an toàn, sạch sẽ, gọn gàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động. * Khó khăn: - Về phía nhà trường: Một số món ăn chưa phù hợp với sở thích của trẻ. - Về phía giáo viên: Do tuổi đời giáo viên còn trẻ, 1 số cô còn chưa lập gia đình, nên về kinh nghiệm còn ít. Giáo viên đôi lúc còn hạn chế về phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động trong ngày để thu hút sự chú ý của trẻ. - Về phía trẻ: Đầu năm một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn bên cạnh đó một số trẻ hiếu động ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày trong đó có hoạt động ăn. - Trẻ chưa có thói quen ăn uống khoa học, hợp lý. - Một số trẻ còn ít vận động nên cảm giác ngon miệng khi ăn còn bị hạn chế. - Nhiều trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của việc ăn uống với bản thân. Trẻ chưa có hứng thú với hoạt động ăn. - Về phía phụ huynh: Một số cha mẹ học sinh chưa có kiến thức về việc tổ chức bữa ăn hợp lý cho trẻ, còn nuông chiều hay cho trẻ ăn quà vặt tự do. Từ đầu tháng 9 năm 2022 tôi đã thực nghiệm khảo sát với số trẻ mẫu giáo của lớp mẫu giáo 4 tuổi lớp B1 với tổng số trẻ là 37 trẻ và nhận thấy như sau: S TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Số trẻ Tỷ lệ (%) TT 1 Số trẻ ăn ngon miệng, hứng thú 22 59,5 2 Số trẻ ăn hết suất 25 67,6 3 Số trẻ ngậm cơm 5 14 4 Số trẻ chưa tập trung vào bữa ăn 9 24,3
  5. Có thế nói rằng, số trẻ ăn ngon miệng hứng thú và hết suất còn thấp chỉ đạt khoảng 59,7% - 67,6% số trẻ trong lớp. Số trẻ ngậm cơm 14%, số trẻ chưa tập trung vào bữa ăn vẫn còn cao 24,3% Là giáo viên lâu năm và tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở và mong muốn các con có những bữa ăn ngon vui vẻ ở trường mầm non. Từ đó tôi nghiên cứu thực tiễn đề ra biện pháp khắc phục khó khăn để trẻ ăn ngon miệng và hết suất góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp, tại trường. 2. Các giải pháp Giải pháp 1: Tham mưu với ban giám hiệu xây dựng thực đơn cho trẻ Xây dựng cho trẻ một thực đơn phong phú, đa dạng, đảm bảo chất dinh dưỡng và phù hợp với trẻ sẽ giúp cho trẻ có hứng thú với hoạt động ăn, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn. Dựa trên kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động ăn cho trẻ với sở thích của trẻ cũng như điều kiện thực tế về định mức số tiền ăn hằng ngày của trẻ, các loại thực phẩm phổ biến tại địa phương và các yêu cầu cần thiết đối với thực đơn của trẻ, tôi đã nghiên cứu và tham mưu với ban giám hiệu để xây dựng cho trẻ thực đơn tuần chẵn, lẻ của mùa hè. Tôi xác định cần đảm bảo các yêu cầu về năng lượng cung cấp cho trẻ, sự cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng protein, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng trong các bữa ăn trong ngày của trẻ, tạo sự phong phú trong các loại thực phẩm trong mỗi ngày cũng như giữa các ngày liền kề nhau, phù hợp theo mùa, các món ăn chế biến đảm bảo trẻ dễ ăn, có sự cân đối giữa đạm động vật, đạm thực vật; chất béo có nguồn gốc động vật, chất béo có nguồn gốc thực vật; rau ăn củ, quả, rau ăn lá, quan tâm hưởng ứng thực hiện chương trình sữa học đường… Với những phương châm đã được xác định tôi đã nghiên cứu đưa ra các món ăn sau đó có sự sắp xếp các món ăn trong ngày để tạo thành một thực đơn với tuần chẵn, lẻ của mùa hè, tham mưu với ban giám hiệu về tổ chức bữa ăn cho trẻ như sau:
  6. THỰC ĐƠN TUẦN CHẴN Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Buổi - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Thịt cá hồi - Trứng thịt - Thịt gà om - Thịt chim - Thịt bò rim rán nấm hương câu xào sốt cà chua - Bí xanh - Bầu xào - Mướp xào hành răm - Bí đỏ xào Trưa xào thịt bò tôm thịt nạc - Susu xào thịt nạc - Canh rau - Canh rau - Canh cua rau thịt lợn - Canh bầu ngót nấu thịt dền nấu thịt đay, mồng tơi - Canh cải nấu tôm nạc nấu ngao - Cháo thịt - Bánh bao - Mỳ thịt nạc - Bánh cuốn - Bún thịt lợn củ quả nhân thịt cà chua thịt gà Chiều - Sữa đậu - Sữa ADM - Sữa chua - Chuối - Sữa ngô nành vinamilk non THỰC ĐƠN TUẦN LẺ Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thời gian - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Tôm rim - Lạc vừng - Thịt bò - Thịt đậu - Thịt gà thịt nạc - Bí đỏ xào hầm củ quả sốt cà chua rim nghệ - Bí xanh thịt bò - Bầu xào - Khoai tây - Susu xào Trưa xào thịt gà thịt lợn xào thịt bò thịt chim - Canh chua - Canh rau thả nấm - Canh cải - Canh rau câu dền thịt nạc hương nấu ngao đay mồng - Canh rau tơi nấu tôm ngót nấu thịt nạc - Cháo ngao - Mỳ thịt gà - Bánh - Bánh bao - Bún thịt - Sữa đậu rau ngót cuốn thịt ga tô nạc cà chua Chiều nành - Sữa diealac lợn - Sữa tươi - Sữa ngô học đường - Dưa hấu ADM non
  7. Để thực hiện được biện pháp tham mưu với ban giám hiệu về việc xây dựng thực đơn thì giáo viên có kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ, yêu thương và tâm huyết với trẻ. Giải pháp 2: Chú trọng cho những trẻ biếng ăn tăng cường vận động một cách phù hợp Khi trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất quá trình trao đổi chất của trẻ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Trẻ sẽ tích cực hơn trong hoạt động ăn và cảm thấy ngon miệng hơn. Bên cạnh việc thực hiện tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ một cách phù hợp tôi đặc biệt quan tâm chú trọng đến vận động của những trẻ biếng ăn. Trước hết thông qua quan sát hoạt động ăn của trẻ tôi xác định những trẻ biếng ăn trong lớp mình. Đồng thời tìm hiểu đặc điểm tâm lý của những trẻ này trong các hoạt động. Tìm hiểu sự tích cực của những trẻ này trong việc tham gia các hoạt động trong ngày của trẻ. Từ đó có hướng điều chỉnh với những trẻ còn chưa tích cực. Ngoài việc đảm bảo trẻ được tham gia các hoạt động luân phiên động - tĩnh một cách phù hợp. Với những trẻ còn lười ăn, lười vận động cô sẽ có tác động để trẻ hứng thú hơn, tích cực hơn tham gia vào các hoạt động nói chung đặc biệt là tham gia những vận động cơ bản đi, chạy, nhảy giúp trẻ giải phóng năng lượng tốt hơn. Trên cơ sở đó tôi cùng chia sẻ trò chuyện với đồng nghiệp trong lớp để khi tổ chức các hoạt động trong ngày sẽ đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ những cháu này tham gia vào các hoạt động đặc biệt là trong các hoạt động thể chất như thể dục sáng, hoạt động học thể dục, hoạt động ngoài trời, hoạt động ở các góc, hoạt động lao động vệ sinh … một cách phù hợp với lứa tuổi và thể chất của trẻ. Để khích lệ trẻ tham gia vào các vận động tôi sẽ quan tâm khuyến khích những cháu này tham gia thực hiện các vận động cá nhân, tập thể nhiều hơn trong các hoạt động như khi tổ chức hoạt động học thể dục động viên trẻ tham gia các hoạt động tập mẫu.
  8. Hay khi tổ chức hoạt động góc tạo điều kiện để trẻ giúp cô, giúp các bạn kê bàn trong giờ hoạt động ngoài trời trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng, dụng cụ,
  9. Trong giờ ăn trẻ giúp cô phơi khăn, gấp khăn ăn, chia bát cho một số bạn Trong giờ ngủ trẻ giúp cô sắp xếp gối…Hay giao cho trẻ thực hiện chăm sóc góc thiên nhiên…
  10. Để trẻ tự tin và tích cực trong các hoạt động này tôi chú ý hướng dẫn trẻ cụ thể, tỉ mỉ kết hợp với việc để một số trẻ nhanh nhẹn hoạt bát, tích cực vận động hoạt động cùng nhóm hướng dẫn trẻ thực hiện. Tăng cường khen ngợi động viên trẻ khi trẻ nỗ lực thực hiện các vận động. Để thực hiện tốt biện pháp này cô giáo cần tỉ mỉ, linh hoạt trong tổ chức hoạt động cho trẻ. Cô quan tâm đến trẻ nắm bắt được đặc điểm cá nhân của trẻ, báo quát và xử lý tốt tình huống. Giải pháp 3: Sưu tầm, sáng tác thơ, chuyện tạo hứng cho trẻ tham gia hoạt động ăn tại lớp Khi trẻ hứng thú vui vẻ tham gia hoạt động ăn, biết được việc ăn có ích cho mình như thế nào trẻ sẽ dễ dàng ăn ngon hơn, ăn được nhiều hơn vì vậy tôi đã tìm cách giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn khi tham gia hoạt động này. Tôi sưu tầm tầm một số bài thơ câu chuyện giúp cho trẻ có những hiểu biết về các món ăn, tác dụng của việc ăn uống…đồng thời tôi cũng sáng tác một số bài thơ đơn giản, dễ thuộc dễ nhớ giúp trẻ hiểu hơn về hoạt động ăn của mình đồng thời gây hứng thú cho trẻ tích cực, chủ động hơn trong hoạt động ăn. Trước hết tôi xác định các tiêu chí với các bài các bài thơ, câu chuyện, có độ dài phù hợp lứa tuổi, dễ hiểu, dễ nhớ, có nội dung về các loại thực phẩm, chất dinh dưỡng về hoạt động ăn uống giúp trẻ hiểu hơn về tác dụng của các loại thực phẩm, tác dụng của việc ăn uống, giúp trẻ có hứng thú hơn, có các hành động ăn uống phù hợp hơn. Việc sưu tầm trên nhiều nguồn: mạng internet, sách, báo…Tôi cũng tích cực hỏi đồng nghiệp về những bài thơ, câu chuyện, bài hát phù hợp mà họ biết để có các bài hay, phù hợp. Tôi đã sưu tầm 1số bài thơ như:
  11. Rau ngót rau đay Nấu canh ăn mát Là nắm rau đay Mát ruột mới hay Là mớ rau ngót Muốn có vị ngọt Nấu với cá tôm Canh ăn với cơm Trẻ nào cũng thích. Dinh dưỡng của bé Hàng ngày đến lớp Bé được ăn thịt Sốt với cà chua Ăn cá ăn cua Hàng ngày cô nấu Ăn miếng dưa hấu Mát ruột cả ngày Cơm dẻo nắm tay Bé tăng cân đều
  12. Bố mẹ đến trường Cảm ơn cô giáo. Giờ ăn Giờ ăn bé nhớ lời cô Ăn chậm nhai kỹ sao cho đoàng hoàng Ăn xong xếp ghế gọn gang Nhặt vụn cơm vãi bé càng đáng khen Tôi sưu tầm câu chuyện giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ để cơ thể phát triển khỏe mạnh như: Câu chuyện “Giấc mơ kỳ lạ” Bên cạnh đó xác định các kiến thức, các hành động, thói quen tốt về ăn uống cho trẻ. Tôi lựa chọn những vần thơ đơn giản, vui tươi, nhẹ nhàng để tạo nên những bài thơ phù hợp giúp trẻ ăn ngon miệng và tích cực hơn trong giờ ăn. Yêu hạt cơm Hạt gạo trắng mịn Của ngoại làm ra Bé ngửi hít hà Sao thơm đến thế Thương ngoại bồng bế Bón mớm đêm ngày Bé ăn hết ngay Phần cơm quý giá Bé ăn hết nhá! Đừng ngậm miếng cơm Làm phụ công ơn Ngoại trồng cây lúa!
  13. Ngậm cơm Bé à bé ơi Chớ ngậm cơm nhé! Một đàn sâu răng Chỉ chờ như thế Xuất hiện thật nhanh Khoét đục răng bé Răng sún và sâu Bé đâu có thích “Bài thơ có nội dung giáo dục trẻ có ý thức thi đua trong ăn uống” như bài thơ: Cùng ăn vui nào Giờ ăn cơm đến rồi Cùng nhau ăn vui nhé Ăn giúp mình mau lớn Khỏe mạnh và đáng yêu Nào cùng nhau thi đua Ăn ngon nhanh hết suất Nhai cơm kĩ no lâu Thịt, cạnh ngon thích thích Bé cùng thi đua Giờ cơm đã đến Bé chuẩn bị ăn Tổ 1 kê bàn Tổ 2 xếp bát
  14. Tổ 3 ngơ ngác Làm việc gì đây Ồ, có ngay rồi Khăn ăn chưa gập Cùng nhau học tập Thi ăn cơm ngoan Tổ nào kết đoàn Ăn hết phần trước Được cô phát thưởng Tặng cờ bé ngoan Tôi lựa chọn sử dụng các bài thơ, câu chuyện đã sưu tầm, sáng tác trong giờ hoạt động học làm quen với văn học, học mọi lúc mọi nơi, đọc trong giờ chuẩn bị ăn...Để khuyến khích động viên trẻ tích cực hơn trong ăn uống. Để thực hiện tốt biện pháp này cô giáo cần tâm huyết, chăm chỉ, có khả năng sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ Giải pháp 4: Đổi mới trong tổ chức bữa ăn cho trẻ Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động ăn tôi đã nghiên cứu để có sự đổi mới trong tổ chức hoạt động ăn cho trẻ giúp cho trẻ phấn khích hơn tích cực hơn trong khi ăn.
  15. Tôi nghiên cứu lựa chọn hình thức đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mà lại có yếu tố mới để kích thích sự hứng thú ở trẻ. Thay vì việc chia cơm và thức ăn vào từng bát cho trẻ như thông thường thì mỗi tuần một lần tôi có sự thay đổi là chia cơm vào bát cho trẻ nhưng thức ăn thì sẽ chia về các đĩa bát như bữa ăn gia đình. Để thực hiện được biện pháp này tôi đã tham mưu với ban giám hiệu về việc chuẩn bị một số các đồ dùng dụng cụ để chia ăn cho trẻ có đồ dùng riêng để trẻ lấy thức ăn vào bát. Đồng thời trong quá trình trẻ ăn tôi động viên khuyến khích trẻ tích cực ăn và thực tế trên lớp tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú tích cực với hình thức mới này. Để thực hiện biện pháp đổi mới trong tổ chức bữa ăn cho trẻ giáo viên cần linh hoạt, nhanh nhẹn, không ngại vất vả. 3. Tính mới của sáng kiến: Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi lớp B1 trường mầm non Trưng Vương ăn hết suất có tính mới như sau: - Biện pháp được áp dụng lần đầu tại lớp
  16. - Các món ăn, thực phẩm, được thay đổi liên tục theo ngày phù hợp với sở thích của trẻ và phần mềm tính khẩu phần ăn trên máy tính. - Bài thơ trong biện pháp do tôi và đồng nghiệp tự sáng tác khi thực hiện biện pháp này *Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp nêu trên đã được áp dụng ở lớp 4-5 tuổi B1 ở Trường mầm non Trưng Vương - Thành phố Thái Nguyên và đạt hiệu quả tốt, được đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Đây cũng chính là cơ sở để tôi tiếp tục thực hiện linh hoạt và sáng tạo hơn trong quá trình dạy trẻ đạt kết quả như mong đợi và là cơ sở để tiếp tục áp dụng những giải pháp này thực hiện cho những năm tiếp theo. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các Trường mầm non trong Thành phố Thái Nguyên, trong và ngoài tỉnh. Áp dụng cho phụ huynh dạy con về lễ giáo ở tại gia đình. 4. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Những điều kiện trong lớp học: Đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học theo điều lệ trường mầm non. Lớp học đủ không gian để cho trẻ thực hiện các hoạt động trong ngày. *Những điều kiện ngoài lớp học: - Những điều kiện đối với giáo viên: + Giáo viên có kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ, chăm chỉ, yêu thương, tâm huyết với trẻ, tỉ mỉ, linh hoạt trong tổ chức hoạt động cho trẻ, quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ, bao quát và xử lý tốt tình huống. + Cô giáo có khả năng sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ. + Giáo viên chủ động trong việc nắm bắt tình hình của trẻ.
  17. - Những điều kiện đối với phụ huynh: Gia đình của trẻ thật sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ là những tấm gương sáng và mẫu mực để trẻ học theo. Phụ huynh tham gia tích cực trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ - Những điều kiện đối với trẻ: Trẻ ngoan nghe lời cô giáo tham gia đầy đủ các hoạt động trong ngày một cách tích cực. Nghe lời bố mẹ, đoàn kết với bạn trong lớp. Biết điều chỉnh những thói quen ăn uống không tốt khi được giáo dục, uấn nắn. 6. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua khảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp kết quả thu được tại lớp B1 như sau: Trước khi TIÊU CHÍ áp dụng Sau khi áp dụng biện pháp STT ĐÁNH GIÁ biện pháp Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ ăn ngon miệng, 1. 22 59,5 32 86,5 hứng thú 2. Số trẻ ăn hết suất 25 67,6 33 89,2 3. Số trẻ ngậm cơm 5 14 2 5,4 Số trẻ chưa tập trung 4. 9 24,3 3 8,1 vào bữa ăn Những biện pháp này mang lại hiệu quả, mang đến cho trẻ niềm vui, sự phấn khởi. Số trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất tăng lên nhiều hơn rõ rệt. Trẻ thích thú với giờ ăn. Phụ huynh phấn khởi khi con được cô giáo chăm sóc tận tình chu đáo, con ăn tốt hơn. 6.1. Hiệu quả kinh tế: Khi áp dụng những biện pháp trên sẽ giảm được rất nhiều chi phí khi giáo dục trẻ ăn hết suất.
  18. - Với mỗi một chủ đề, tôi đã làm một đến hai bộ đồ chơi về dinh dưỡng, như vậy với 10 chủ đề, tôi đã làm được tối thiểu là 10 bộ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ với chi phí thấp, đồ chơi thân thiện, gần gũi với trẻ. Phương pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cũng giúp tôi thu được nhiều lợi ích như: - Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục ăn uống đối với trẻ, tầm quan trọng của các loại đồ dùng, đồ chơi an toàn, gần gũi với trẻ. - Phụ huynh đã cùng cô giáo sưu tầm những nguyên vật liệu dễ tìm như: Sách báo, giấy màu, chai, lọ, vỏ hột hạt, ngao, sò, vải vụn, bìa các tông…Từ những nguyên vật liệu đó tôi đã làm được nhiều bộ đồ chơi cho trẻ trị giá khoảng từ 100.000đ đến 300.000đ nếu đi mua. - Khi trẻ được ăn uống đầy đủ, hết suất trẻ sẽ không đòi ăn vặt từ đó cũng giảm kinh phí từ việc mua quà vặt cho trẻ. 6.2. Hiệu quả xã hội, môi trường: - Hiệu quả xã hội Việc giáo dục trẻ ăn uống khoa học hợp lý và hết suất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Để trẻ ăn uống khoa học hợp lý và hết suất phải có sự phối kết hợp với phụ huynh, nhờ có sự phối kết hợp của phụ huynh mà trẻ trở nên ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ hiểu được ăn uống khoa học hợp lý tốt với sự phát triển về thể chất và trí tuệ với bản thân như thế nào. Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ 4-5 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng để giáo dục kỹ năng sống, thói quen ăn uống, vệ sinh... cho trẻ, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện .Vì vậy giáo dục ăn uống lịch sự, khoa học, hết suất không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày bởi nó hình thành ở trẻ những bước đầu tiên trong nhân cách con người. - Hiệu quả đối với môi trường
  19. Đồ dùng, đồ chơi sử dụng dạy trẻ tận dụng được những đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải vừa tiết kiệm đồng thời cũng giúp bảo vệ môi trường, sạch đẹp, không bị ô nhiễm. 6.3. Hiệu quả trong lĩnh vực theo sáng kiến của tác giả. Với các giải pháp thực hiện ở trên, tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ ăn uống lịch sự, vệ sinh hết suất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non đạt được những kết quả rõ rệt như: Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ có những thói quen vệ sinh văn minh, lịch sự trong ăn uống và ăn hết suất của mình. Các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc ăn hết suất cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy trẻ qua các môn học, các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu hơn. Từ những vốn kinh nghiệm tích lũy ấy, tôi đã áp dụng và có hiệu quả ở lớp mình nhằm hình thành, phát triển toàn diện cho trẻ. Qua thời gian ngắn áp dụng các biện pháp trên, trẻ lớp tôi đã hình thành những thói quen ăn uống rất tốt: Trẻ vui vẻ, hào hứng tham gia vào hoạt động ăn, ăn hết suất, biết nhường nhịn, mời cô và các bạn cùng ăn, không rơi vãi, không kén chọn thức ăn.... Đặc biệt các con luôn yêu thương, gần gũi với mọi người xung quanh, kính trọng lễ phép với người lớn, hình thành được tính ngăn nắp, gọn gàng trong cuộc sống. Đây cũng là cơ sở vững chắc, là tiền đề giúp các con trở thành những người tài – đức sau này. Chính vì vậy bản thân tôi sẽ không ngừng học hỏi, thiết kế, tổ chức các hoạt động cần thiết trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để giúp cho trẻ được phát triển toàn diện tạo tiền đề hành trang cho trẻ bước vào các năm học tiếp theo được tốt nhất. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
  20. Trong quá trình áp dụng sáng kiến tại lớp, tôi và giáo viên cùng lớp đã thực hiện và được giáo viên cùng lớp đánh giá là các giải pháp đưa ra dễ thực hiện,chất lượng bữa ăn tăng lên rõ rệt trẻ ăn ngon miệng hơn, tích cực hơn, có thói quen lịch sự, lễ phép trong giờ ăn. Ban giám hiệu nhà trường đã kiểm tra đánh giá các giờ ăn, trẻ ăn có nề nếp, ăn hết suất. Sáng kiến còn được thực hiện tại lớp B3, cô giáo Vũ Thị Mai đã áp dụng thử sáng kiến của tôi, sau khi thực hiện kết quả rất khả quan. Cô giáo Vũ Thị Mai đã đánh giá bản thân áp dụng sáng kiến dễ thực hiện, phù hợp, cô và trẻ hứng thú hơn với giờ ăn, trẻ ăn ngon miệng hết suất. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp tại trường. Bảng khảo sát kết quả sau khi áp dụng các biện pháp của lớp B3 với tổng số trẻ 38 trẻ như sau: Trước khi TIÊU áp dụng Sau khi áp dụng STT CHÍ ĐÁNH Biện biện pháp GIÁ pháp Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ ăn ngon miệng, 1. 25 65,7 34 89,4 hứng thú 2. Số trẻ ăn hết suất 30 78,9 36 94,7 3. Số trẻ ngậm cơm 4 10,5 2 5,2 Số trẻ chưa tập trung 4. 5 13,2 3 7,8 vào bữa ăn Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến Ngày Trình độ Nội dung Số Chức Họ và tên tháng năm Nơi công tác chuyên công việc hỗ TT danh sinh môn trợ 1. Nguyễn Thị 1983 Trường Mầm Giáo Đại học Áp dụng sáng Huyền non Trưng viên kiến tại lớp B1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2