Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3-4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3-4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương" được hoàn thành với các biện pháp như: Tổ chức hoạt động ngoài trời có yếu tố mới lạ và hấp dẫn; Đa dạng hóa trò chơi vận động và trò chơi dân gian; Chuẩn bị các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng cho trẻ chơi tự do theo ý thích trong hoạt động ngoài trời;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3-4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Thái Nguyên Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) tháng năm danh chuyên đóng góp vào sinh môn việc tạo ra sáng kiến Nông Thị Nhiệt 08/08/1988 Trường Mầm non Giáo Đại học 100% Trưng Vương viên - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3- 4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: + Họ và tên: Nông Thị Nhiệt + Địa chỉ: Trường Mầm non Trưng Vương – Thành phố thái Nguyên + Số điện thoại: 0973842397 + Email: nhietdo88@gmail.com - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mầm non - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 09/2023 * Mô tả bản chất của sáng kiến. Đối với lứa tuổi mầm non “Học bằng chơi – Chơi mà học” thì hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và phát triển toàn diện ở trẻ. Trong những hoạt động vui chơi thì hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ yêu thích bởi đó là hoạt động mang lại cho trẻ sự hứng thú cao nhất, nhiều niềm vui nhất và mang lại nhiều kiến thức đồng thời giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống.
- Hoạt động ngoài trời giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, được khám phá, trải nghiệm thế giới xung quanh một cách chân thực và khách quan nhất. Ở đó, trẻ tiếp cận, tìm hiểu và quan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình, qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Thông qua các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời, trẻ được phát triển thể chất một cách tối đa, đồng thời hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức, tinh thần tập thể yêu thương đoàn kết, tôn trọng bạn, giáo dục trẻ tính đoàn kết, biết phối hợp nhịp nhàng cùng các bạn trong quá trình chơi. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài trời để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất thì đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3- 4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương” 1. Về nội dung của sáng kiến 1.1. Đánh giá thực trạng * Thuận lợi - Nhà trường chú trọng công tác đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, môi trường giáo dục ngoài trời để giáo viên tổ chức tốt các hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ. - Ban giám hiệu luôn quan tâm, thường xuyên tổ chức các chuyên đề hoạt động chơi ngoài trời để nâng cao chuyên môn cho giáo viên. - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt tôi luôn tận dụng những vật liệu, phế liệu để có thể biến chúng thành những đồ dùng dạy học và đồ chơi giúp trẻ được vui chơi học tập được khám phá sâu sắc hơn. - Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. * Khó khăn - Không gian chơi cho trẻ còn hạn chế vì diện tích sân trường chật hẹp. - Việc tổ chức các trò chơi ngoài trời cho trẻ còn chưa phong phú vẫn còn sử dụng các trò chơi cũ, ít trò chơi mới nên không hấp dẫn được trẻ.
- - Hình thức tổ chức hoạt động chơi ngoài trời còn đơn điệu, nội dung còn ít có sự sáng tạo, đột phá nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ. * Nguyên nhân thực trạng - Khả năng tập trung chú ý của trẻ chưa cao. - Một số trẻ trong độ tuổi còn thụ động, ít giao lưu với bạn trong giờ chơi chưa mạnh dạn, chưa tự tin tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời - Thời gian dành cho việc làm đồ dùng đồ chơi còn ít, giáo viên còn hạn chế trong sự đầu tư về việc tìm tòi các trò chơi mới lạ nên chưa kích thích được sự sáng tạo của trẻ trong khi chơi. Để thực hiện “Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3- 4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương”, tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung liên quan đến hoạt động ngoài trời của trẻ 3 – 4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương, với kết quả như sau: Bảng khảo sát thực trạng lớp C3 tại thời điểm tháng 09/2023 Tổng số Mức độ đánh giá TIÊU STT trẻ Đạt Chưa đạt CHÍ SL % SL % Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt 1 30 19 63 11 37 động chơi ngoài trời 2 Trẻ có kĩ năng chơi 30 18 60 12 40 3 Trẻ sáng tạo trong khi chơi 30 13 43 17 56 Qua bảng khảo sát có thể thấy rằng sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động ngoài trời còn thấp chỉ chiếm 63%, kỹ năng chơi của trẻ cũng chưa cao và khả năng sáng tạo trong khi chơi của trẻ còn rất hạn chế chỉ đạt 43%, do đó tôi nhận thấy rằng để thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời một cách hứng thú cần phải có những yếu tố mới cho trẻ quan sát, trải nghiệm, các trò chơi vận động phải linh hoạt và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đặc biệt để trẻ có thể phát huy sự sáng tạo trong khi chơi cần chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu phong phú và đa
- dạng cho trẻ. Tù những lý do trên tôi đưa ra “Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3- 4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương” như sau: 1.2. Các biện pháp 1.2.1. Tổ chức hoạt động ngoài trời có yếu tố mới lạ và hấp dẫn + Mục tiêu của biện pháp: Tìm kiếm, lựa chọn các đề tài mới lạ, hấp dẫn để trẻ khám phá những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. + Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Khi cho trẻ di chuyển ra ngoài trời, ngoài hát và đọc các bài thơ, ca dao, hò vè quen thuộc thì tôi còn tự sáng tác 1 số bài thơ cho trẻ đọc theo như: Bài thơ “Sân chơi bé thích” Đã hết giờ học Bé hơi mệt rồi Ra ngoài chơi thôi Đu quay nhà bóng Lóng nga lóng ngóng Cô phải cầm tay Bé giỏi biết ngay Sân chơi bé thích Hoặc bài “Bé ra chơi” Học xong rồi Ra chơi thôi Bạn xỏ dép Bạn mang đồ Phấn vẽ nhà Cần thêm lá Sếp con trâu Mà bé yêu Bé cần nhiều
- Đồ chơi lắm * Trải nghiệm thiên nhiên: Tổ chức cho trẻ đi dạo, quan sát các sự vật hiện tượng tự nhiên liên quan tới chủ đề và để thực hiện tốt buổi đi dạo, tôi tạo tình huống lôi cuốn trẻ vào hoạt động bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý, dẫn dắt trẻ tìm tòi khám phá, quan tâm đến nhu cầu cá nhân của trẻ, luôn tạo mọi cơ hội để trẻ được nói lên suy nghĩ của mình, động viên những trẻ nhút nhát chưa tự tin tham gia vào hoạt động vui chơi, khuyến khích hỗ trợ trẻ kịp thời. Ví dụ: Theo kế hoạch, ngày hôm đó tôi cho trẻ dạo chơi quan sát vườn hoa nhưng do trời mưa không ra được vườn hoa nên tôi rải 1 ít đường ở góc sân trường nơi thường có kiến. Khi cho trẻ ra sân tôi tạo tình huống “Hôm nay đến trường cô thấy trên sân trường của chúng mình có rất nhiều các bạn kiến nhỏ đang bò trên sân đấy, bây giờ chúng mình thi xem ai tinh mắt nhất để tìm thấy những bạn kiến nhỏ đấy nhé” Trẻ quan sát con kiến Khi trẻ đã tìm thấy kiến, trò chuyện với trẻ về một vài nét tiêu biểu của kiến: Con kiến có những bộ phận nào? Kiến sống ở đâu? Kiến thích ăn gì? … Hoặc khi tổ chức cho trẻ dạo chơi, thay vì trẻ chỉ đi dạo chơi thôi, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhỏ: Ngửi mùi hương phân biệt các loài hoa
- Trẻ bịt mắt ngửi mùi hương và đoán tên hoa. * Trải nghiệm, thí nghiệm: Hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm là một nội dung vô cùng hấp dẫn đối với trẻ khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời. Ở trường mầm non, giáo viên thường tổ chức cho trẻ những thí nghiệm đơn giản như: Vật nổi - vật chìm; Chất tan và không tan trong nước; ép khuôn cát...Tuy nhiên, ngoài những thí nghiệm quen thuộc trên tôi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm mới có sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật như: Vẽ tranh thủy ấn: Trẻ thả các màu xuống nước và quan sát sự đổi màu của nước, sau đó trẻ dùng que vẽ theo ý thích của mình tạo thành bức tranh sáng tạo.
- Sự kì diệu của giấy ăn và nước: dùng bút lông vẽ hình lên 1 mặt của giấy ăn, úp mặt giấy có hình vẽ xuống bên dưới sau đó đổ nước lên mặt trên của tờ giấy sẽ thấy hình vẽ hiện lên. Ngoài việc trẻ được trải nghiệm thiên nhiên và trải nghiệm với các thí nghiệm thì tôi tạo một khu vườn cho trẻ được tự tay gieo hạt, ươm mầm những cây hoa nhỏ dễ trồng và trẻ được chăm sóc mỗi ngày, được quan sát quá trình lớn lên của chúng. Gieo hạt đỗ Để làm đa dạng thêm môi trường hoạt động chơi ngoài trời của trẻ tôi tham mưu và xin ý kiến với Ban giám hiệu về việc tổ chức cho trẻ vui chơi tại nhà văn hóa của tổ dân phố đóng trên địa bàn ở cùng phía với trường, nhà trường liên hệ với cán bộ tổ dân phố để mượn cho các cháu được tham gia hoạt động học tập vui chơi tại sân nhà văn hóa này. Với khoảng cách ngắn, đi bộ 2-3 phút, đường có ít xe cộ đi lại, trẻ đã có một sân chơi an toàn, sạch sẽ.
- Trẻ chơi ngoài trời tại sân nhà văn hoá gần trường + Điều kiện để áp dụng biện pháp: Giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó sưu tầm, tích cực tìm tòi, học hỏi qua các trang mạng xã hội, đồng nghiệp, trường bạn về các hình thức, thiết kế tổ chức chơi ngoài trời mới lạ hấp dẫn trẻ. 1.2.2. Đa dạng hóa trò chơi vận động và trò chơi dân gian + Mục tiêu của biện pháp: Đa dạng hóa các trò chơi sẽ giúp trẻ phát triển cân bằng giữa thể chất và trí tuệ, đáp ứng nhu cầu chơi, khơi gợi được sự sáng tạo và kích thích khả năng tư duy của trẻ khi tham gia trò chơi. + Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Chúng ta có thể thấy, trẻ ở độ tuổi lên 3 trong cuộc sống hiện đại đã có những dấu hiệu lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ. Sự lệ thuộc này có tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ chính vì vậy các trò chơi vận động sẽ thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ. Trò chơi nhằm phát triển các giác quan: Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi giác quan “Lắng nghe âm thanh của các phương tiện giao thông” sau đó cho trẻ chơi mô phỏng các phương tiện giao thông đó.
- Trẻ chơi lắng nghe âm thanh các phương tiện giao thông Trò chơi tăng cường nhận thức: Ví dụ: Hỏi trẻ có bao nhiêu cái tai, bao nhiêu cái miệng...? Cho trẻ bật nhảy về phía trước tương ứng với số lượng đó. Trò chơi phát triển thể lực: Ví dụ: Trò chơi “Những chú ếch ngộ nghĩnh” Cho trẻ đứng nơi có ánh nắng. Để tạo hình được những chú ếch ngộ nghĩnh thì trẻ sẽ kéo cổ áo phía sau chùm qua đầu, 2 bàn tay xòe rộng và đưa về phía trước, người hơi cúi Trò chơi những chú ếch ngộ nghĩnh Ví dụ : Trò chơi “Đội nào nhanh”: Trẻ đằng trước bật vào vòng để 2 lọ hoa vào trong vòng tròn thì trẻ đằng sau nhảy vào vòng và để lọ hoa ra bên ngoài. Trẻ chơi bật vào vòng thi xem đội nào nhanh Bên cạnh những trò chơi vận động trên thì không thể thiếu trò chơi dân gian cho trẻ, bởi trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam. Trò chơi dân gian có âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập. Mặt khác các trò chơi dân gian diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn.
- Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê” tôi đặt tên trò chơi là “Bịt mắt tìm bạn” Bịt mắt tìm bạn Trò chơi kéo mo cau vận chuyển vòng + Điều kiện để áp dụng biện pháp: Hiểu rõ đặc điểm và khả năng của trẻ để lựa chọn các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đan xen linh hoạt giữa trò chơi vận động và trò chơi dân gian. 1.2.3. Chuẩn bị các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng cho trẻ chơi tự do theo ý thích trong hoạt động ngoài trời + Mục tiêu của biện pháp: Chuẩn bị tốt các các nguyên vật liệu phong phúc để tổ chức hoạt động chơi theo ý thích cho trẻ sẽ kích thích trẻ tham gia chơi tích cực, sáng tạo hơn, tạo cơ hội cho trẻ khám phá và trải nghiệm về thế giới xung quanh được tốt hơn. + Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Để có nhiều nguyên vật liệu phong phú và đa dạng ngoài việc kết hợp với phụ huynh tôi tìm kiếm các nguyên vật liệu sẵn có ở trường hoặc tìm kiếm cácđồ chơi mà trẻ thích để cung cấp, bổ sung kịp thời cho nhu cầu của trẻ. Ví dụ: Trẻ ra sân trường thấy nhiều lá vàng tôi cho trẻ cùng nhặt lá vàng rơi và cùng trò chuyện về lá vàng sau đó trẻ có thể sử dụng chiếc lá đó để làm con trâu hoặc làm mũ đội đầu, cô có thể gợi ý giúp trẻ sáng tạo hơn hoặc là máy chụp ảnh từ các nguyên vật liệu mở để cho trẻ chơi trò chơi chụp ảnh.
- Làm đầu con sư tử Khung tranh mùa xuân Hàng tuần tôi thường tìm kiếm các trò chơi, các loại đồ dùng mới lạ hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động Cung cấp vật liệu nghệ thuật như màu nước, bút màu và giấy, đồ dùng để in, vẽ… sau đó khuyến khích trẻ vẽ và sáng tạo ngoài trời, lấy cảm hứng từ cảnh đẹp tự nhiên xung quanh. In hình bông hoa từ các loại củ quả Sử dụng vật liệu tái chế như hộp giấy, chai nhựa, nắp chai, hột hạt để trẻ được sáng tạo theo ý thích của mình.
- Xếp hình bằng que gạt lưỡi + Điều kiện áp dụng biện pháp: Giáo viên có ý thức tự giác và chủ động trong việc tái sử dụng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Huy động sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh giúp đỡ, bổ sung đồ dùng, đồ chơi để phục vụ hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ 1.3. Tính mới của sáng kiến Sáng kiến được áp dụng lần đầu tại các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi Trường Mầm non Trưng Vương. Nội dung của các giải pháp chưa từng được công khai dưới mọi hình thức. Làm phong phú nội dung tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ. 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 – 4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương” có thể áp dụng tại tất cả các lớp trong Trường Mầm non Trưng Vương cũng như có thể áp dụng với các Trường Mầm non khác trong toàn Thành phố. 3. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối với ban giám hiệu nhà trường: Duy trì, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về chuyên đề hoạt động ngoài trời, giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới. Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới, trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi tiếp cận những cái mới. Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm những đơn vị có mô hình hay. - Đối với giáo viên:
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có sự tự giác trong học tập và rèn luyện năng lực tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời hướng đến sự đa dạng, linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với đối tượng. Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo và học tập. Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực - Đối với phụ huynh: Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với trẻ. Luôn đồng hành và phối hợp với giáo viên và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 5. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài “Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 - 4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên” tôi đã thu được kết quả sau: + Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhà trường khi sử dụng và tái tạo lại các nguyên vật liệu phế thải vào việc ứng dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, tạo cảnh quan chung. Tạo nguồn cây hoa đẹp thẩm mỹ trong nhà trường. Được thêm sự ủng hộ cả về vật chất lẫn nhân lực của phụ huynh đem lại hiệu quả kinh tế lớn trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ + Hiệu quả xã hội, môi trường: Sáng kiến nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Bên cạnh đó, sáng kiến mang lại hiệu quả lớn cho việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lương cham sóc giáo dục trẻ phát triển thể chất, trí tuệ cho trẻ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển cho trẻ một cách
- toàn diện, nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng trong việc cải thiện điều kiện sống, tạo môi trường sống lành mạnh, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và bảo vệ môi trường, nâng cao hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ trong nhà trường nói chung và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng. + Hiệu qủa trong lĩnh vực theo sáng kiến của tác giả: - Đối với giáo viên: Bản thân đã có thêm kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ, biết cách tạo hứng thú cho trẻ vui chơi và động viên khuyến khích trẻ tự đưa ra những ý kiến của mình về những gì trẻ lĩnh hội được trong khi học, khi chơi. Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời linh hoạt hơn. Sáng tạo ra các trò chơi mới và thay đổi thường xuyên các trò chơi cho trẻ để trẻ hào hứng. Tận dụng tốt các nguyên vật liệu sẵn có dễ tìm để tạo ra những đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, hấp dẫn mà lại sử dụng hiệu quả trong việc tạo môi trường học tập trong lớp của mình. - Đối với trẻ: Sau khi áp dụng các giải pháp trên, qua thực hiện các biện pháp trong sáng kiến, tôi đã thu được kết quả cao, tỷ lệ trẻ đạt được nâng lên đáng kể thông qua bảng khảo sát sau: Kết quả khảo sát đánh giá trẻ lớp C3 đạt được sau khi áp dụng biện pháp tính đến thời điểm tháng 3 năm 2024 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng biện pháp biện pháp Nội dung Tổng số trẻ đánh giá Đạt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ %
- Trẻ hứng thú tham gia vào 30 19 63 27 90 hoạt động chơi ngoài trời Trẻ có kĩ năng chơi 30 18 60 28 93 Trẻ sáng tạo trong khi chơi 30 13 43 25 83 Qua bảng khảo sát sau khi áp dụng biện pháp có thể thấy rằng,số t rẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời một cách tích cực tăng lên rõ rệt, đầu năm chỉ đạt 19/30 trẻ chiếm 63% thì sau khi áp dụng biện pháp số trẻ đạt đã tăng lên 27/30 trẻ chiếm 90%. Trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, thể hiện được ý kiến cá nhân, nói lên được suy nghĩ của bản thân, sử dụng các đồ dùng, đồ chơi khéo léo hơn, đầu năm số trẻ đạt còn thấp chỉ có 18/30 trẻ đạt, đến thời điểm hiện tại số trẻ có kĩ năng chơi tăng lên đáng kể 28/30 trẻ đạt chiếm 93%. Trẻ tham gia vào hoạt động một cách tự nhiên thích thú và sôi nổi, phát huy được tính tích cực ở trẻ và tất cả các trẻ đều được hoạt động tự lập và sáng tạo, trẻ biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ và trả lời, sự sáng tạo của trẻ đã tăng cao so với thời điểm chưa áp dụng biện pháp từ 13/30 trẻ tăng lên 25/30 trẻ đạt chiếm 83%. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Các biện pháp trong sáng kiến của tôi áp dụng trên trẻ đã đem lại hiệu quả rõ rệt, Ban giám hiệu nhà trường và các thành viên trong tổ chuyên môn tổ 2 đã đánh giá cao về hiệu quả thu được trên trẻ và khuyến khích giáo viên trong nhà trường áp dụng. Giáo viên lớp C1, C2 thực hiện áp dụng trực tiếp cũng đánh giá cao khi áp dụng các biện pháp. Họ vận dụng thành thạo, linh hoạt hơn các phương pháp, hình thức giáo dục năng lực tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ. Đặc biệt là năng lực biên soạn và tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ được nâng cao.
- Kết quả khảo sát đánh giá trẻ lớp C1 đạt được trước và sau khi áp dụng biện pháp tính đến thời điểm tháng 3 năm 2024 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng biện pháp biện pháp Nội dung Tổng số trẻ đánh giá Đạt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ % Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt 31 21 67 31 100 động chơi ngoài trời Trẻ có kĩ năng chơi 31 17 54 27 87 Trẻ sáng tạo trong khi chơi 31 16 51 29 93 Kết quả khảo sát đánh giá trẻ lớp C2 đạt được trước và sau khi áp dụng biện pháp tính đến thời điểm tháng 3 năm 2024 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng biện pháp biện pháp Nội dung Tổng số trẻ đánh giá Đạt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ % Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt 30 19 63 27 90 động chơi ngoài trời Trẻ có kĩ năng chơi 30 22 73 26 86 Trẻ sáng tạo trong khi chơi 30 19 63 29 90 7. Danh sách những tổ chức /cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Ngày Trình độ Số Họ và Nơi công Chức Nội dung công tháng chuyên TT tên tác danh việc hỗ trợ năm sinh môn
- Trường Đào Giáo Mầm non Áp dụng thực 1 Huyền 09/10/1995 viên Đại học Trưng hiện Ngọc lớp C1 Vương Hoàng Trường Áp dụng thực Giáo Thị Bẩy Mầm non hiện 2 24/12/1986 viên Đại học Trưng lớp C2 Vương Trần Thị Trường Áp dụng thực Giáo Kiều Mi Mầm non hiện 3 14/09/1995 viên Đại học Trưng lớp C3 Vương Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài “Biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 – 4 tuổi, lớp C3 Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên” Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TP. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2024 Người nộp đơn Nông Thị Nhiệt PHỤ LỤC BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN STT Họ và Tiêu Tiêu Tiêu chí 3 tên chí 1 chí 2 Đạt Chưa Đạt Chưa Đạt Chưa
- đạt đạt đạt 1 Nguyễn Văn A … … … … … … 2 Nguyễn Thị B … … … … … … … … Ghi chú: Tiêu chí 1: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động chơi ngoài trời Đạt: Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, chú ý quan sát và có sự tương tác với cô giáo như biết đặt câu hỏi khi quan sát sự vật hiện tượng, hoặc trả lời được câu hỏi của cô và của bạn. Chưa đạt: Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời nhưng chưa hứng thú và chưa tập chung khi tham gia các hoạt động, không trả lời đượcc ác câu hỏi của cô và bạn. Tiêu chí 2: Trẻ có kĩ năng chơi Đạt: Trẻ biết cách chơi theo nhóm, biết thảo luận và biết cách chơi các trò chơi có luật. Chưa đạt: Trẻ tham gia chơi nhưng kỹ năng chơi còn hạn chế, chơi các trò chơi không theo luật của cô đưa ra. Tiêu chí 3: Trẻ sáng tạo trong khi chơi Đạt: Trẻ biết dùng các đồ dùng đồ chơi tự tạo để chơi có mục đích (xếp ngôi nhà bằng que, làm đầu con sư tử bằng lá cây, trang trí khung tranh bằng cỏ, hoa héo…) Chưa đạt: Trẻ chơi không có mục đích, không có sản phẩm sau khi chơi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn