intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5 – 6 tuổi E trường mầm non Hoài Thượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5 – 6 tuổi E trường mầm non Hoài Thượng" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ; Sưu tầm bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn; Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm; Phối kết hợp với cha mẹ trẻ để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5 – 6 tuổi E trường mầm non Hoài Thượng

  1. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục nâng cao kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ. Việc giáo dục nâng cao kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ ngay từ khi còn bé sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với con người, với thiên nhiên. Từ đó trẻ học hỏi và làm giàu vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Đặc biệt trẻ em lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hiếu động, nghịch ngợm, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có kinh nghiệm sống. Chính vì thế trẻ rất dễ gặp nguy hiểm. Trẻ mầm non có thể gặp nguy hiểm bởi sự bất cẩn của người lớn hay sự hiếu động, thiếu kinh nghiệm sống của trẻ như bỏng, điện giật, trơn trượt, bắt cóc… Đặc biệt vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang ngày càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Những nguy cơ không an toàn đó không những có thể xảy ra ở nhà, hay bên ngoài mà còn xảy ra trong trường mầm non. Những trường hợp khiến các cháu tử vong như: điện giật, ngã trong nhà vệ sinh hay bị tủ đựng đồ đè lên người. Các tai nạn xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày như giờ ăn, giờ ngủ, đi vệ sinh, giờ trả trẻ…cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra khiến giáo viên mầm non không thể lường trước được. Trước những thực trạng nêu trên, bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở: Làm thế nào để giúp các con có được những kĩ năng cơ bản để nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn? Đó chính là lí do khiến tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao kỹ năng
  2. 2 nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5 – 6 tuổi E trường mầm non Hoài Thượng” để áp dụng và thực hiện trong năm học 2022 – 2023. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng về việc áp dụng các biện pháp: a. Ưu điểm: Khung cảnh nhà trường khang trang, mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan sạch đẹp đảm bảo an toàn cho trẻ. Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất. Ngoài ra còn cung cấp đầy đủ các tài liệu tham khảo về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Giáo viên có trình độ trên chuẩn rất ham học hỏi, yêu nghề mến trẻ, năng động, nhiệt tình; luôn tìm tòi đổi mới về phương pháp, hình thức cũng như nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. 100% trẻ trong lớp đã được đến trường học, được tham gia nhiều các hoạt động của trường, của lớp. Vì vậy trẻ đã có một số nề nếp, kiến thức, kỹ năng nhất định, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giúp trẻ tiếp nhận nội dung giáo dục nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ. b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lồng ghép vào chương trình học, nên giáo viên chưa tổ chức cho trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều. Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, có những trẻ quá hiếu động cùng với một số trẻ đi học chưa đều nên khả năng tiếp thu và quá trình làm quen của trẻ chưa được thường xuyên liên tục, hiệu quả đạt được chưa cao. Một số phụ huynh còn bận rộn trong công việc, chưa dành nhiều thời gian quan tâm tới con, chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm.
  3. 3 BẢNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ ĐẦU NĂM HỌC Qua tiến hành khảo sát 27 trẻ trong lớp cho thấy: NỘI DUNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ STT Đạt Chưa đạt Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón, 1 cho quà bánh hay động chạm vào vùng 15 55.6% 12 44.4% riêng tư. Không đến gần các đồ dùng có nguy cơ gây 2 bỏng: phích nước, bếp đang đun…không16 59.3% 11 40.7% chạm tay vào các ổ điện, nguồn điện. 3 Không leo trèo bàn, ghế, lan can, cầu thang. 12 44.4% 15 55.6% Không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn. 4 Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, giếng14 51.9% 13 48.1% nước, hố vôi…) Không tự ý sử dụng thuốc, vật dụng sắc 5 17 63.0% 10 37.0% nhọn. 2. Biện pháp nâng cao kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5-6 tuổi E trường mầm non Hoài Thượng. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc khuyến khích tính độc lập, tìm tòi, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Muốn xây dựng môi trường giáo dục an toàn thì bản thân tôi đã thường xuyên vệ sinh lớp học sạch sẽ, cọ rửa đồ dùng và sắp xếp chúng một cách khoa học, đảm bảo an toàn cho trẻ. Sắp xếp các đồ vật sắc nhọn như dao, kéo và các vật dụng có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ như: ổ điện, các loại nước lau sàn, vim, xà phòng ở vị trí ngoài tầm với của trẻ.
  4. 4 Hình ảnh: Để đồ dùng vệ sinh trên cao Bên cạnh đó, việc bố trí đồ chơi ở các góc gọn gàng, ngăn nắp, giữa các góc có khoảng rộng cách nhau hợp lí đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi vận động. Các loại tủ, giá góc… cần phải được bố trí ổn định chắc chắn để tránh nguy cơ bị lật, đổ. Thiết bị được treo, móc cần đảm bảo không làm va đập vào người, được cố định chắc chắn tránh rơi xuống phía dưới. Ngoài đồ dùng đồ chơi sẵn có, tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: Bìa cát tông, chai nhựa, lon nước ngọt, que kem, vỏ hến … phải đảm bảo an toàn, không độc hại, không sắc nhọn để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Biện pháp 2: Sưu tầm bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. Đa số trẻ con đều thích nghe đọc thơ, kể chuyện. Qua nội dung của tác phẩm đó trẻ sẽ nhận biết được tính cách nhân vật, phân biệt được việc làm tốt – xấu, đúng – sai hướng đến việc làm tốt ngay từ nhỏ. Chính vì thế tôi đã sưu tầm các bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. Ví dụ : Bài thơ “xuống cầu thang”: XUỐNG CẦU THANG Này các bạn nhỏ
  5. 5 Khi xuống cầu thang Bé lưu ý nhé Bước xuống cẩn thận Nhớ đừng đùa nhau Đừng lấy tay vịn Làm cầu trượt chơi Nhỡ mà bị rơi Thì nguy hiểm lắm! Cô giảng nội dung và đàm thoại cùng trẻ: Khi xuống cầu thang con cần lưu ý điều gì? Có được đùa nhau khi đi cầu thang không? Nếu các con trượt lên tay vịn của cầu thang thì điều gì sẽ xảy ra? Hình ảnh: Đi cầu thang Hoặc qua câu chuyện “Đừng tùy tiện theo người lạ”. Tôi đàm thoại với trẻ để trẻ hiểu hơn về nội dung câu chuyện, hiểu rõ tính cách nhân vật: Trong câu chuyện, bạn Mi Mi được mẹ cho đi đâu chơi? Mẹ Mi Mi đã nhắc bạn ấy những
  6. 6 gì? Bạn ấy có nghe lời mẹ không? Điều gì đã xảy ra với Mi Mi? Chúng mình có nên học theo bạn Mi Mi không? Truyện “Đừng tùy tiện theo người lạ” Ngoài ra còn một số bài thơ câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn như: Bài thơ “Cái ổ điện”, “Đừng chơi gần bếp”, “Không nên tự uống thuốc”, hay câu chuyện “Hổ con bị lạc”, “Thoát khỏi hỏa hoạn” ...Từ đó trẻ lớp tôi nhận biết được một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh chúng. Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm. Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó sẽ giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó, trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. * Tình huống 1: Bé làm gì khi có người lạ đến gần hoặc cho quà bánh? Dạy trẻ kĩ năng ứng phó khi gặp người lạ. Cảnh giác trước người lạ là một trong những kĩ năng cơ bản nằm trong nhóm kĩ năng tự vệ mà trẻ cần được trang bị ngay từ độ tuổi mầm non. Cuộc sống hiện đại luôn chất chứa những nguy
  7. 7 hiểm tiềm ẩn. Một người lạ có thể tốt nhưng cũng có thể xấu mang đến cho trẻ những mối nguy khôn lường. Khi tôi cho trẻ tham gia vào tình huống có người lạ đến gần, cho trẻ bánh kẹo và rủ trẻ đi cùng thì đa số các bé đã biết từ chối. Bản thân trẻ trong nhân vật bị hại cũng đã phản kháng lại rất mạnh mẽ. Và một số trẻ đã biết cách ứng phó khi người lạ cố tình đến gần và đưa bạn đi. Qua tình huống này, trẻ lớp tôi đã hiểu được không tùy tiện đi theo người lạ, không nhận bánh kẹo từ người lạ. * Tình huống 2: Bé làm gì khi thấy người khác bị điện giật. Khi trẻ được trực tiếp chứng kiến tình huống gặp người khác bị điện giật. Việc đầu tiên trẻ làm là sẽ lao tới và kéo bạn ra khỏi vùng điện giật. Tuy nhiên nếu không được giáo dục một số kĩ năng cơ bản thì không những không cứu được người bị điện giật mà còn mất an toàn đối với chính bản thân trẻ. Chính vì vậy, tôi đã cho trẻ được trực tiếp thực hành mô phỏng minh họa khi thấy người khác bị điện giật: Qua tình huống trẻ biết được không nên chạm tay trực tiếp, hoặc dùng vật kim loại dẫn điện để cứ người bị điện giật. Mà cần phải mang gang tay cao su, hoặc quấn vải khô, đi dép khô hoặc dùng gậy gỗ/ nhựa để gạt dây điện ra khỏi người bị điện giật. Hình ảnh: Cứu bạn khi bị điện giật * Tình huống 3: Bé làm gì khi bị xâm hại? Thực tế cho thấy, vấn nạn xâm hại trẻ em trên thế giới trong đó có Việt Nam đang trong giai đoạn báo động và tiềm ẩn gia tăng. Tình trạng xâm hại trẻ
  8. 8 em không chỉ xảy ra ở thành phố, mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đặc biệt, vấn nạn này xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, trong đó có mầm non. Những câu chuyện đau lòng như hồi chuông báo động cho các bậc làm cha, làm mẹ. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để giúp các em có được có kĩ năng nhận biết và xử lí các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ này? Trong các tiết học kĩ năng sống, bản thân tôi đã thường xuyên giáo dục giới tính cho trẻ; hướng dẫn trẻ nhận biết các vùng riêng tư; nhận biết dấu hiệu và cách ứng phó khi bản thân trẻ hoặc người khác bị xâm hại. Thông qua quy tắc “Năm ngón tay”, trẻ có thể dễ dàng nhận biết và tránh xa những đối tượng nguy hiểm để bảo vệ chính bản thân mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết, thì trẻ sẽ nhanh chóng quên đi kiến thức cơ bản. Chính vì vậy, ở ngoài giờ học tôi thường xuyên cho trẻ xem những tình huống về xâm hại trẻ em trên mạng internet để trẻ đưa ra cách xử lý cho từng tình huống đó. Hình ảnh: Cho trẻ xem video về xâm hại trẻ em Ví dụ: Bạn Mai đang chơi thì có chú hàng xóm tặng cho Mai một chiếc bút, Mai rất thích nhưng chú hàng xóm lại rủ Mai vào nhà của chú chơi. Trong tình huống này, bạn Mai sẽ xử lí như thế nào? Thông qua tình huống đó, trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số dấu hiệu xâm hại, phân loại được các đối tượng có khả năng mang đến nguy cơ không an
  9. 9 toàn cho trẻ và người khác. Từ đó, trẻ suy nghĩ và đưa ra cách xử lí thông minh nhất cho từng tình huống cụ thể. Ngoài ra, tôi còn cho trẻ tiếp cận các tình huống có nguy cơ không an toàn cho trẻ như: Hãy uống thuốc đúng cách, không sử dụng vật dụng sắc nhọn; không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn. Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, giếng nước, hố vôi…) Đây chính là một biện pháp mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất vì qua biện pháp này đã phát huy được tính tích cực của trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội được thực hành, được trải nghiệm được đóng vai như người bị hại và qua đó trẻ biết giải quyết tình huống trực tiếp còn giáo viên sẽ quan sát các hành động của trẻ chân thực nhất để từ đó có hướng điều chỉnh giáo dục kịp thời với từng cá nhân trẻ. Biện pháp 4: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Tôi đã phối hợp với phụ huynh bằng cách trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Việc dạy trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cũng được củng cố và mở rộng hơn. Qua đó phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó, phụ huynh luôn phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục kĩ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn có thể xảy ra với trẻ.
  10. 10 Hình ảnh: Trao đổi với phụ huynh Ngoài việc trao đổi trực tiếp với phu huynh, tôi còn tuyên truyền gián tiếp thông qua góc tuyên truyền, zalo nhóm lớp, sổ theo dõi trẻ... để phụ huynh nắm bắt và cùng giúp con nhận biết, phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ ở nhà cũng như bên ngoài cộng đồng như: đuối nước, điện giật, bỏng, tai nạn giao thông, bắt cóc hay xâm hại tình dục trẻ em. Đặc biệt tuyên truyền về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, tại gia đình và ngoài cộng đồng. Qua việc phối kết hợp với phụ huynh, trẻ lớp tôi đã nhận thức rõ hơn về các nguy cơ không an toàn khi ở trường cũng như ở nhà và ở ngoài xã hội. Từ đó trẻ có kĩ năng phòng tránh và xử lí những nguy cơ không an toàn ở bất cứ nơi đâu. 3. Kết quả( áp dụng thực tiễn) a. Kết quả đạt được: Trong khoảng thời gian thực nghiệm các biện pháp kể trên, đến thời điểm hiện tại, lớp tôi đã thu về được kết quả như sau: * Đối với trẻ: Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, trẻ được tự xử lý các tình huống xảy ra tôi thấy trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ không an toàn; biết cách tự chơi an toàn, không đi theo người lạ, tránh xa các
  11. 11 vật dụng và khu vực nguy hiểm, biết tự bảo vệ bản thân và đưa ra cách xử lí khi đối mặt với các nguy cơ không an toàn. Ví dụ cụ thể: Đa số trẻ trong lớp không nghịch ngợm trèo leo lên bàn ghế, cầu thang, lan can; không tự ý đi theo người lạ, không nhận bánh kẹo từ người lạ, nhận biết các dấu hiệu xâm hại tình dục và đưa ra cách xử lí kịp thời; không đến gần hay chạm tay vào ổ điện, nguồn điện; không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn; biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, giếng nước, hố vôi…); không tự ý uống thuốc hay tự ý sử dụng dao kéo… Hình ảnh: Trẻ không nghịch ngợm * Đối với giáo viên: Giáo viên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ để cùng có những biện pháp phù hợp giáo dục nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ tốt nhất. Tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt trong các hình thức tổ chức đạt hiệu quả cao.
  12. 12 Hình ảnh: Giáo viên mạnh dạn, tự tin * Đối với phụ huynh học sinh: Các bậc cha mẹ đã dành nhiều thời gian quan tâm tới con, có thói quen lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ và mong muốn, bố mẹ đã biết thể hiện sự quan tâm đúng mực. Liên kết, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, thường xuyên trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. Hình ảnh: Bố mẹ hiểu con
  13. 13 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. Qua thực nghiệm các biện pháp kể trên, tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt trong việc nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm đã đem lại hiệu quả khá cao. Chính vì thế tôi xin được tiếp tục nâng cao biện pháp: “Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm” phối hợp cùng các biện pháp kể trên để nâng cao kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ đạt mục tiêu đã đề ra. 4. Kết luận Giáo viên là người định hướng giúp trẻ, còn bản thân trẻ phải là người chủ động trong các định hướng đó. Giáo viên luôn tôn trọng các quyết định của trẻ. Trẻ lớp tôi đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy cơ không an toàn có thể xảy ra trong gia đình, bên ngoài và trong trường mầm non như: không lại gần bếp lửa, phích nước nóng, ổ cắm điện, ao, hồ, hố vôi; không vào nhà vệ sinh một mình, không đi vào chỗ có nước trơn, không đi ra ngoài chơi khi không có bố mẹ đi cùng, không tự ý uống thuốc hay sử dụng vật dụng săc nhọn, không tự ý đi theo hay nhận đồ từ người lạ, nhận biết dấu hiệu bị xâm hại. Qua đó, trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số tình huống đơn giản. Phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết của việc phòng tránh một số nguy cơ không an toàn cho con trẻ và đã có những kiến thức ban đầu để phối hợp với giáo viên giáo dục, đánh giá trẻ một cách hợp lý nhất. 5. Một số ý kiến đề xuất. a. Đối với tổ chuyên môn: Tăng cường cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm qua các tiết dạy từ đồng nghiệp. b. Đối với lãnh đạo nhà trường: Cung cấp đầy đủ hơn nữa các tài liệu cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. c. Đối với Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các buổi kiến tập tập huấn chuyên đề, về cách phòng tránh tai nạn thương tích và một số nguy cơ không an toàn cho trẻ để giáo viên nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.
  14. 14 PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Chưa áp Sau khi Tỷ lệ TS dụng áp dụng STT NỘI DUNG GIÁO DỤC tăng TRẺ SL Tỷ SL Tỷ ( %) trẻ lệ trẻ lệ đạt (%) đạt (%) Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón, cho quà 1 27 15 55.6 25 92.6 37 bánh hay động chạm vào vùng riêng tư. Không đến gần các đồ dùng có nguy cơ gây bỏng: 2 phích nước, bếp đang 27 16 59.3 26 96.3 37 đun…không chạm tay vào các ổ điện, nguồn điện. Không leo trèo bàn, ghế, 3 27 12 44.4 24 88.9 44.5 lan can, cầu thang. Không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn. Biết 4 tránh các nơi nguy hiểm 27 14 51.9 26 96.3 44.4 (ao, hồ, giếng nước, hố vôi…) Không tự ý sử dụng thuốc, 5 27 17 63.0 26 96.3 33.3 vật dụng sắc nhọn. PHẦN IV. CAM KẾT
  15. 15 Trên đây là báo cáo về “Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5 – 6 tuổi E trường mầm non Hoài Thượng”. Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoài Thượng, Ngày 10 tháng 02 năm 2023 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Ngô Thị Nhi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2