intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ 3-4 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ 3-4 tuổi" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu địa phương; Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua trò chơi trên tiết học LQVT; Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán học cho trẻ thông qua mọi lúc, mọi nơi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ 3-4 tuổi

  1. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động trải nghiệm là sự tương tác của trẻ đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh, qua đó giúp trẻ lĩnh hội các tri thức, kỹ năng và hình thành thái độ tích cực đối với các sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Tôi đã chọn “Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ 3-4 tuổi” bởi vì trẻ ở giai đoạn 3-4 tuổi, giáo viên cần tác động đến sự phát triển nhận thức của trẻ qua HĐ làm quen với toán. Điều quan trọng là giáo viên phải biết gây hứng thú cho trẻ trong HĐLQVT như chọn nội dung toán học phù hợp, thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú, gần gũi an toàn để trẻ trải nghiệm có hiệu quả cao. Trẻ nhỏ đặc biệt được kích thích bởi những đồ chơi đẹp đa dạng, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Vì vậy giáo viên cần tạo ra môi trường làm quen với toán phù hợp như: khoảng không gian cho trẻ trải nghiệm, góc toán trong lớp học. Qua HĐLQVT giúp trẻ hình thành các kỹ năng, phát triển khả năng nhanh nhẹn, trí thông minh, sự phán đoán, tư duy. Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ để chọn nội dung, hình thức phù hợp với tính cách của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức một cách hiệu quả nhất. Thực tế trẻ ở lớp tôi tham gia HĐLQVT còn hạn chế có nhiều trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa phát huy tính tích cực của mình khi tham gia vào HĐLQVT. Bên cạnh đó cha mẹ trẻ còn xem nhẹ việc cho trẻ làm quen với toán phụ huynh chủ yếu cho con mình xem nhiều ti vi, điện thoại nên khi đến lớp trẻ thường thụ động, chưa tương tác cùng cô, cùng bạn, trẻ rụt rè, ít nói. Để khắc phục vấn đề này, tôi đã quyết định chọn “Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ 3-4 tuổi”. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo 3 - 4 tuổi B. Có tổng số trẻ là 35 trẻ trong quá trình thực hiện thì tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp nói chung. và đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen với toán nói riêng. - Môi trường học tập bên trong bên ngoài lớp học được xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đặc biệt môi trường lớp học trang trí theo hướng mở, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm nhiều hơn. 1
  2. - Giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, năng động sáng tạo, yêu nghề mến trẻ. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức HĐLQVT. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện như sau: *Khó khăn: - Về phía cha mẹ trẻ: Thực tế hiện nay chúng ta thấy là cha mẹ trẻ rất bận rộn với công việc, ít tương tác với con mình họ chủ yếu cho trẻ xem nhiều ti vi, điện thoại nên khi đến lớp trẻ thường thụ động, chưa tương tác cùng cô, cùng bạn nên ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ. - Về phía trẻ: Một số trẻ lần đầu tiên đến lớp, trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ nên trẻ chưa thích nghi với nề nếp và điều kiện sinh hoạt của lớp. - Trẻ chưa hứng thú trong hoạt động LQVT - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, Để biết rõ hơn về HĐLQVT của trẻ trong lớp, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm học và nhận được kết quả như sau: Qua khảo sát vào đầu năm học lớp MG 3 - 4 tuổi B thì số trẻ hứng thú tham gia hoạt động LQVT và chất lượng của trẻ tỉ lệ còn thấp đạt dưới 45% và số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng khảo sát như sau: Đạt Chưa đạt Nội dung Tỉ lệ Tỉ lệ khảo sát Số trẻ Số trẻ % % 1. Khả năng nắm được kiến thức về 14/35 40 21/35 60 một số khái niệm sơ đẳng về toán. 2. Mức độ hứng thú khi tham gia hoạt 15/35 43 20/35 57 động LQVT 3. Kỹ năng trẻ trải nghiệm khi tham 14/35 40 21/35 60 gia hoạt động LQVT Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy. Bản thân tôi rất băn khoăn và lo lắng làm thế nào để giúp trẻ phát triển tốt về lĩnh vực nhận thức HĐLQVT. Vì vậy tôi tìm ra biện pháp“Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ 3-4 tuổi”như sau: 2. Trình bày biện pháp Biện pháp thứ 1: Xây dựng môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu địa phương. Để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với toán đạt kết quả tốt thì tôi đã cho trẻ trải nghiệm thực tế qua các nguyên vật liệu quen thuộc, gần gũi với trẻ như hột hạt, mảnh gỗ, bìa cát tông, lá cây..Tôi đã cho trẻ xếp, vẽ cùng cô những hình ảnh về bông hoa, chiếc lá, hình các con vật... sau đó trang trí thật 2
  3. đẹp mắt để thu hút lôi cuốn trẻ vào HĐLQVT như về số lượng, kích thước, hình dạng, xếp tương ứng...Ngoài ra tôi còn tận dụng một số bông gòn, nỉ, hộp kẹo… để cho trẻ trải nghiệm trực tiếp và cho trẻ làm cùng cô để tạo nên 1 số đồ dùng, đồ chơi như các loại quả bí đao, củ cà rốt...để phục vụ cho HĐLQVT qua đó trẻ có thể học và chơi từ các đồ dùng, đồ chơi tự làm. Ví dụ từ những tấm bìa cát tông cho trẻ làm cùng cô những cái mũ, đôi dép, khi làm thì làm mủ to nhỏ khác nhau, dép to nhỏ qua đó trẻ có thể nhận biết to, nhỏ. Hoặc là ví dụ tôi có thể tận dụng lõi giấy và hoa thông, lá cây để cho trẻ cùng làm với cô cây thông và cây chuối. Cây thông cao hơn và cây chuối thấp hơn và trẻ có thể nhận biết cao thấp . Bên cạnh đó tôi còn trang trí góc học toán trong lớp với nguyên vật liệu gần gũi với trẻ như sử dụng các que tính, hộp giấy, ống hút tôi đã cùng trẻ tạo nên một đoàn tàu với đầy đủ các biểu tượng về toán học như số lượng, kích thước, hình dạng... Các góc được trang trí theo hướng mở giúp trẻ dễ lấy để tương tác trong quá trình chơi, học qua đó trẻ có thể khám phá, trải nghiệm một cách dễ dàng. Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy trẻ lĩnh hội kiến thức toán học một cách tự nhiên, tích cực chủ động hơn. Biện pháp thứ 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua trò chơi trên tiết học LQVT. Sử dụng trò chơi hấp dẫn nhằm thu hút trẻ tham gia vào HĐLQVT. Trò chơi kích thích sự hứng thú của trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. Trẻ học bằng chơi, chơi mà học. Sử dụng các trò chơi nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ, giúp trẻ rèn luyện, củng cố và khắc sâu những kiến thức kỹ năng, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được qua hoạt động chơi. * Ví dụ 1: Với đề tài “Nhận biết hình tròn” Tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc vòng xinh xắn” Cách chơi đầu tiên tôi cho trẻ thực hành, trải nghiệm với những đồ chơi có dạng hình tròn như xắc xô, vòng đeo tay bằng hột hạt và những chiếc vòng thể dục sau đó cho trẻ chọn những chiếc vòng trẻ thích và chơi theo ý muốn của trẻ như lăn vòng, lắc vòng, xếp vòng…Sau đó tôi hỏi trẻ chiếc vòng có dạng hình gì? * Ví dụ 2: Với đề tài “Nhận biết hình vuông, tam giác, chữ nhật” tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ngôi nhà thân yêu”: Với trò chơi này tôi tổ chức cho trẻ chơi tìm những hình vuông, tam giác, chữ nhật có sẵn trong lớp để gắn vào các bộ phận còn thiếu của ngôi nhà như chọn hình vuông to gắn vào thân nhà, hình vuông nhỏ gắn vào cửa sổ, chọn hình chữ nhật làm cửa chính, hình tam giác làm mái nhà. Sau mỗi lần trẻ chọn tôi đều hỏi trẻ: Con chọn hình gì làm mái nhà ? Còn thân nhà hình gì, cửa sổ và cửa chính con chọn hình gì? *Ví dụ 3: Đề tài: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 3. Trò chơi: “Ai nhanh hơn” *Cách chơi: - Chia lớp thành 3 đội, các thành viên trong đội đi quanh lớp tìm đồ dùng có số lượng 3 mang về cho đội của mình 3
  4. * Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc nếu đội nào mang được nhiều đồ dùng có số lượng 3 thì đội đó sẽ chiến thắng và nhận được một phần quà. 4
  5. *Ví dụ 4: Đề tài: “Sắp xếp theo quy tắc”tôi tổ chức cho trẻ chơi “ Đôi bàn tay kỳ diệu” 5
  6. +Mục đích: Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, nhận ra được quy tắc sắp xếp của đối tượng. 6
  7. + Cách chơi: Trang trí vòng đeo cổ, vòng đeo tay bằng các hột hạt có màu sắc theo quy tắc cô đưa ra. 7
  8. + Luật chơi: Bạn nào trang trí đúng theo quy tắc sẽ giành chiến thắng. 8
  9. Hoặc là trò chơi 2: Nhìn nhanh chọn đúng. 9
  10. *Ví dụ 5: Đề tài: “ So sánh 2 đối tượng cao hơn- thấp hơn”tôi cho trẻ chơi trò chơi 1: Tìm hoa và quả cho cây 10
  11. +Cách chơi: Cô cho trẻ đi theo đường hẹp lên lấy hoa gắn cho cây thấp, quả gắn cho cây cao mối lượt lên mỗi bạn chỉ được chọn 1 loại hoa hoặc quả để gắn lên cây 11
  12. +Luật chơi: Đội nào gắn đúng nhiều hơn sẽ dành chiến thắng 12
  13. Trò chơi 2: Ai khéo tay 13
  14. - Nhóm 1: Cắm hoa thấp vào bình thấp , hoa cao vào bình cao 14
  15. - Nhóm 2: tô màu xanh cho cây cao / màu vàng cho cây thấp Ví dụ 6: Xác định phía trước - phía sau Trò chơi: “Đi siêu thị” Cho trẻ xếp hàng theo thứ tự để đợi mua hàng và bạn A mua được hàng, bạn B chưa mua được. Sau đó cô hỏi trẻ: Vì sao bạn A mua được mà con chưa mua được? Trẻ trả lời: Tại vì bạn A đứng trước, con đứng sau. Qua trò chơi này trẻ được củng cố kiến thức nhận biết phía trước - phía sau... Qua các trò chơi này rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, lắng nghe, phối hợp với các vận động cơ bản, từ đó phát triển cho trẻ sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong khi chơi. Sử dụng biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ thông qua trò chơi tôi thấy giờ học thoải mái trẻ hứng thú hơn, tích cực hơn rất nhiều, đồng thời trẻ sẽ khắc sâu hơn vốn kiến thức cũng như là chủ động tham gia hoạt động rất là sôi nổi và có hiệu quả cao. Biện pháp thứ 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán học cho trẻ thông qua mọi lúc, mọi nơi: Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi muốn cung cấp cho trẻ kiến thức về toán học, ngoài hoạt động học thì tôi lồng ghép HĐ trải nghiệm LQVT thông qua các hoạt động khác nhằm củng cố ôn luyện các kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách nhẹ nhàng. * Thông qua giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ cô cần tạo không khí vui vẻ, để chuẩn bị tâm thế cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong ngày nên tôi thường cho trẻ tự do trải nghiệm với những đồ chơi trong lớp mà trẻ thích nhằm giúp trẻ thích đi học, hứng thú khi đến lớp. Ví dụ: Trẻ chơi với các hình học bằng cách xếp các loại hình theo ý thích trẻ. Hoặc là trẻ chơi với hột hạt. * Thông qua hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là một hoạt động trẻ rất hứng thú vì trẻ được thoải mái chơi với thiên nhiên xung quanh, tha hồ chạy nhảy đây là thời điểm để tôi lồng ghép củng cố ôn luyện kiến thức toán học cho trẻ một cách hiệu quả. Khi trẻ ra ngoài hoạt động trẻ được trải nghiệm màu sắc như màu xanh qua lá cây, một số loại rau, màu đỏ, vàng qua các bông hoa trong vườn... từ đó củng cố, ôn luyện, mở rộng cho trẻ khả năng nhận biết phân biệt màu sắc phong phú hơn. Hay là trẻ chơi với sỏi, đá thì trẻ xếp ra và đếm, hoặc là đếm các chậu cây ở sân trường, trẻ so sánh các loại cây cao, cây thấp. Ví dụ: Cô cho trẻ nhặt những chiếc lá và đếm, sau đó cho trẻ chơi xếp theo quy tắc 1 lá màu xanh với 1 lá màu vàng. Như vậy qua trò chơi này tôi vừa giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, vừa củng cố kiến thức toán học với nội dung xếp xen kẽ cho trẻ. Hoặc khi ra ngoài hoạt động trẻ được trải nghiệm các hình học qua trò chơi “Hình học ngộ nghĩnh” hình được vẽ sẵn giữa sân trường trẻ nhảy vào hình theo yêu cầu của cô. Qua trò chơi này nhằm củng cố ôn luyện kiến thức về hình học cho trẻ. Hoặc Ví dụ: Trẻ được trải nghiệm trực tiếp với lồng đèn, chong chóng, nón lá được trang trí sẵn ở sân trường. Cho trẻ quan sát sau đó cô hỏi trẻ lồng đèn ở phía nào của con? Vậy phía dưới chân con có gì? Qua đó có thể ôn luyện cho trẻ kiến thức định hướng trong không gian như phía trên – phía dưới của bản thân trẻ so với các đồ vật. 15
  16. *Thông qua hoạt động góc: + Tại góc phân vai: Cho trẻ trải nghiệm qua trò chơi bán hàng từ những đồ dùng đồ chơi ở góc như các loại quả, đồ dùng nấu ăn...Qua đó có thể ôn luyện được 1 số kiến thức về màu sắc, số lượng, kích thước, hình dạng… Ví dụ: Khi trẻ chơi bán hàng thì cô hướng dẫn trẻ đi mua hàng và khi trẻ mua các đồ dùng như cái tô, cái bát thì cô cho trẻ so sánh to nhỏ giữa cái tô, cái bát, hoặc từ quả cà chua thì cô có thể hỏi trẻ quả cà chua có màu gì, dạng hình gì, … Hoặc trẻ có thể so sánh dài hơn, ngắn hơn giữa 2 đối tượng như quả dưa leo ngắn hơn, quả bí đao dài hơn... + Tại góc xây dựng: Trẻ được trải nghiệm qua trò chơi xây nhà, trẻ đóng vai làm chú công nhân trẻ tự tìm kiếm các vật liệu như ống hút, bìa được chuẩn bị sẵn và trẻ xây ngôi nhà to nhỏ khác nhau từ đó trẻ được ôn lại kiến so sánh 2 đối tượng cho trẻ. Hoặc là ví dụ: Trẻ trải nghiệm xây hàng rào bằng gạch và đếm. + Tại góc học tập: Cho trẻ trải nghiệm qua các hột hạt, que tính, vỏ hến...để trẻ có thể ôn luyện kiến thức toán học như số lượng, hình dạng. Ví dụ: Dùng hạt đậu để chơi tách trong phạm vi 5, hoặc là dùng que tính xếp hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hoặc là vỏ hạt dẻ xếp hình tròn, dùng hoa lá xếp xen kẽ. *Thông qua hoạt động chiều: Cho trẻ trải nghiệm qua đất nặn Ví dụ: Cho trẻ ôn kiến thức hình tròn qua đề tài nặn chiếc vòng tặng bạn, nặn cái bánh, nặn quả bóng, quả cam. Hoặc trải nghiệm qua các trò chơi nhằm củng cố ôn luyện cho trẻ về kiến thức, kỹ năng toán học cho trẻ. Ngoài HĐH thì trẻ có thể trải nghiệm với tất cả các hoạt động trong ngày như HĐĐT,HĐNT, HĐG, HĐC từ đó trẻ được khắc sâu kiến thức, kỹ năng. Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi hứng thú hơn khi tham gia HĐLQVT và ngày càng tiến bộ hơn rất nhiều. Biện pháp thứ 4: Phối hợp với phụ huynh để tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán học cho trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ MG 3-4 tuổi người gần gũi nhất với trẻ chính là cha mẹ trẻ ngoài vai trò của giáo viên thì cha mẹ trẻ chính là người quan trọng góp phần giúp trẻ thực hiện tốt lĩnh vực phát triển nhận thức HĐLQVT. Tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh có thể sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong gia đình mình để cho trẻ khám phá, thực hành, trải nghiệm nhằm ôn luyện các kiến thức, kỹ năng toán học cho trẻ. Ngoài ra tôi còn trao đổi với cha mẹ trẻ qua zalo nhóm lớp về nội dung trẻ được học ở lớp nói chung, kiến thức toán học nói riêng để phụ huynh nắm và hướng dẫn cho con em mình. Ví dụ: Hôm nay ở lớp học đề tài dài hơn - ngắn hơn tôi gợi ý cho phụ huynh có thể tận dụng bìa cát tông và cho trẻ cùng cắt những sợi dây dài, ngắn khác nhau và trò chuyện cho trẻ ôn lại kiến thức về kích thước dài, ngắn mà trẻ đả được học trên lớp. Hoặc từ các hộp bánh có sẵn tại nhà phụ huynh có thể cho trẻ ôn luyện hình vuông, hình tròn cho trẻ. Ngoài ra tôi còn gợi ý cho phụ huynh tận dụng một số nguyên vật liệu sẵn có tại nhà như hạt đậu, võ hột hạt, bìa 16
  17. cứng... cho trẻ cùng làm với phụ huynh một số củ quả, bông hoa, các con vật nhằm ôn luyện kiến thức toán học cho trẻ. Qua đó phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ LQVT và từ các nguyên vật liệu tưởng chừng như bỏ đi với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo đã làm nên một số đồ dùng đồ chơi có ích cho trẻ từ đó phụ huynh đã tìm kiếm, hỗ trợ cho lớp tôi các nguyên vật liệu như các loại hột hạt,vỏ hột hạt,bìa cát tông,..để góp phần làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ trải nghiệm qua HĐLQVT. PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Sau khi sử dụng “Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển biểu tượng toán cho trẻ 3-4 tuổi” Tôi thấy trẻ học rất hứng thú, tham gia tích cực và đạt kết quả cao. Nhiều trẻ rụt rè, nhút nhát, ít tham gia hoạt động thì trở nên mạnh dạn, tự tin hơn tích cực tham gia vào hoạt động hơn. Trẻ tiến bộ rõ rệt về phát triển nhận thức HĐLQVT được thể hiện qua kết quả khảo sát cuối năm học như sau: Tổng số trẻ: 23 trẻ Đầu năm Cuối năm Nội dung Chưa Đạt Đạt Chưa đạt khảo sát đạt Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ % lượng % lượng % lượng % lượng 1. Khả năng nắm được kiến thức về 14/35 40 21/35 60 34/35 97,2 1/35 2,8 một số khái niệm sơ đẳng về toán. 2. Mức độ hứng thú khi tham gia 15/35 43 20/35 57 33/35 94,3 2/35 5,7 hoạt động LQVT. 3. Kỹ năng trẻ trải nghiệm khi 14/35 40 21/35 60 32/23 91,4 3/35 8,6 tham gia hoạt động LQVT. Kết quả khảo sát trẻ sau 1 năm áp dụng đưa vào giảng dạy tôi rất đáng tự hào và phấn khởi, tỉ lệ về lĩnh vực phát triển nhận thức HĐLQVT ở trẻ đã tăng cao. PHẦN IV. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của biện pháp Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua HĐLQVT có ý nghĩa hết sức quan trọng: Nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ tích cực đối với các sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. * Đối với trẻ: Qua kết quả của bảng đánh giá trên nhận thấy, chất lượng hoạt động làm quen với toán được nâng cao rõ rệt, trẻ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động làm quen với toán, trẻ năng động linh hoạt, tích cực hơn, trẻ tham gia một cách thoải mái qua đó trẻ tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Các biểu tượng, kỹ năng về toán học đã được trẻ khắc sâu hơn. * Đối với giáo viên: Bản thân đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán. * Đối với cha mẹ trẻ: Phụ huynh phấn khởi vì thấy con mình hứng thú tham gia vào HĐLQVT. Đồng thời các phụ huynh đã nhận thấy được tầm quan trọng việc học toán của trẻ 3- 4 tuổi. 17
  18. 2. Kiến nghị * Nhà trường: - Tổ chức nhiều hơn nữa những chuyên đề về hoạt động làm quen với toán cho giáo viên học hỏi trao đổi kinh nghiệm. Trên đây tôi đã trình bày“Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua HĐLQVT ”. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của cấp trên để bản thân thực hiện tốt hơn trong những năm học tới. Xin chân thành cảm ơn! Hải Trường ngày 16 tháng 10 năm 2024 Giáo viên thực hiện Nguyễn Thị Thu 18
  19. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2