intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Nhân Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Nhân Thắng" được hoàn thành với các biện pháp như: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề, và khả năng nhận thức của trẻ; Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian; Lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Nhân Thắng

  1. 1 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG MẦM NON NHÂN THẮNG ======  ====== BÁO CÁO “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 5-6 TUỔI A3 TRƯỜNG MẦM NON NHÂN THẮNG” Họ và tên : ĐÀO THỊ THU Lớp : 5-6 tuổi A3 Trình độ chuyên môn : Cử nhân Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nhân Thắng Nhân Thắng, tháng 11 năm 2024
  2. 2 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1.Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi 3 A3 Trường Mầm non- Nhân Thắng. a.Ưu điểm 3 b.Hạn chế và nguyên nhân 4 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Nhân 4 Thắng. a. Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp 4 với chủ đề, và khả năng nhận thức của trẻ b. Biện pháp 2: Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đồ dùng,đồ chơi trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân 6 gian. c. Biện pháp 3: Lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động 2 10 hàng ngày, mọi lúc mọi nơi. d. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc đưa trò chơi 17 dân gian vào cuộc sống của trẻ. 3. Kết quả 18 a. Kết quả đạt được 18 b.Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm( Sau khi áp dụng thực 19 tiễn) 4. Kết luận 19 5. Kiến nghị đề xuất 20 a. Với tổ/ nhóm chuyên môn 20 b.Với lãnh đạo nhà trường 20 c.Với Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo 20 3 Phần III : MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ 21 4 Phần IV : CAM KẾT 22
  3. 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi người chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên ai cũng đều trải qua 1thời thơ ấu đầy kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng ta gắn liền với những con đê, dòng sông, đồng quê, cánh diều với những trò chơi dân gian vô cùng thú vị. Những trò chơi được kết thành từ quá trình lao động, sinh hoạt hàng ngày đó là niềm vui của bao thế hệ người việt xưa. Trò chơi dân gian đến với tuổi thơ một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ vừa học vừa chơi, trò chơi rất gần gũi và không cầu kỳ tốn kém, nguyện liệu chủ yếu lấy từ thiên nhiên, trò chơi đơn giản, dễ chơi. Dù ở bất cứ đâu trong gia đình, trường học hay trên đường làng, góc lớp đều có thể chơi được những trò chơi dân gian một cách phù hợp. Trò chơi dân gian mang lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích, giúp trẻ có khả năng sáng tạo, tư duy, rèn sự khéo léo nhanh nhẹn, kỹ năng hoạt động theo nhóm, tập thể, tinh thần đoàn kết, phát triển ngôn ngữ vốn từ. …Những câu ca dao, đồng dao với những lối gieo vần nhắc nhịp đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ như thổi vào trẻ những tình cảm yêu thương về tình bạn, tình yêu quê hương đất nước… Tuổi thơ của các em đã trở thành những kỷ niệm vô cùng quý báu. Chính vì thế trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin nó đã mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, chúng ta đã quá lạm dụng thời gian vào các trò tiêu khiển trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook, chơi game hay các trò chơi giải trí khác. Chúng ta hiếm khi nhìn thấy hình ảnh các em nhỏ tụm 5 hay tụm 7 chơi các trò chơi dân gian như: Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê… Mà đâu đó chúng ta nhìn thấy những chiếc Ipad, điện thoại di động được các em nhỏ cầm trên tay coi như một trò chơi giải trí hay trò chơi học tập. Vậy làm thế nào để các trò chơi thực sự đến với trẻ thơ, làm thế nào để trẻ chơi trò chơi dân gian một cách hứng thú có hiệu quả nhất. Xuất phát từ vai trò quan trọng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ là việc làm quan trọng và có ý nghĩa. Để góp phần giữ gìn, bảo vệ các trò chơi dân gian và nâng cao chất lượng trò chơi dân gian cho trẻ tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Nhân Thắng”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  4. 4 1. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Nhân Thắng. Năm học 2024-2025 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi A3 với tổng số trẻ là 32 trẻ. Trong đó: Nam là 19 trẻ, nữ 13 trẻ. Sau khi nhận lớp tôi tìm hiểu về tình hình của lớp và nhận thấy một số ưu điểm và hạn chế như sau: a. Ưu điểm - Được nhà trường đầu tư trang thiết bị đầy đủ lớp học khang trang trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, đồ dùng, đồ chơi, học liệu tương đối đầy đủ cho hoạt động của cô và trẻ. - Bản thân là một giáo viên, năng động và nhiệt tình, luôn tìm tòi đổi mới về phương pháp, hình thức cũng như nội dung chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đặc biệt là trò chơi dân gian cho trẻ. - Trẻ cùng một độ tuổi đến lớp ngoan, có nề nếp, mức độ nhận thức tương đối đồng đều, nhiều trẻ mạnh dạn tự tin, thông minh và thích tham gia vào các trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian. - Đa số phụ huynh, học sinh nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ và cùng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. b. Hạn chế và nguyên nhân - Diện tích lớp học chật hẹp, sân trường thì chưa có mái vòm nên các buổi tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm còn hạn chế. - Thời gian chơi trò chơi dân gian rất ít vì trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ chủ yếu lồng ghép vào các hoạt động khác. - Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi tham gia vào các trò chơi dân gian vì ở nhà các con được bố mẹ cho xem các thiết bị thông minh như tivi, điện thoại một cách tự do nên trẻ ít được tiếp cận với các trò chơi dân gian. - Địa phương là vùng nông thôn, do vậy còn một số bố mẹ chưa quan tâm nhiều đến con em mình, ít khi chơi cùng con đặc biệt là các trò chơi dân gian vì họ nghĩ trò chơi dân gian không còn phù hợp với con em mình nên phụ huynh cho trẻ xem các chương trình, các trò chơi hiện đại trên Internet. Năm học này tôi được phân công dậy lớp 5-6 tuổi với tổng số là 32 trẻ. Để nắm bắt được chính xác mức độ nhận thức, sự hứng thú và tinh thần, thái độ giao lưu đoàn kết hợp tác của trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình của trẻ lớp
  5. 5 tôi với tổng số là 32/32 trẻ trước khi áp dụng các biện pháp và tôi đã thu được kết quả như sau: * Bảng khảo sát thực trạng trước khi thực hiện. NỘI DUNG Trước khi thực hiện biện pháp STT KHẢO SÁT Số lượng Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi dân gian 15/32 47% 2 Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian 14/32 43% 3 Phát triển thể chất 15/32 47% 4 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể 17/32 53% Từ kết quả trên bản thân tôi rất lo lắng, trăn trở, luôn suy nghĩ tìm tòi các biện pháp tối ưu, để áp dụng nhằm tích hợp các trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Để làm được điều đó tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: 2. Biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Nhân Thắng. a. Biện pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề, và khả năng nhận thức của trẻ. Trong kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ vì thế tôi luôn có sự cân nhắc lựa chọn các trò chơi có luật chơi, cách chơi đơn giản dễ nhớ, dễ hiểu và phù hợp với từng độ tuổi. Để thực hiện tốt các trò chơi dân gian cho trẻ thì việc đầu tiên đó là tôi xây dựng được kế hoạch để đưa các trò chơi dân gian vào từng chủ đề sao cho hợp lý, phù hợp với đồng loạt trẻ của lớp mình. Trước hết để lập được kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, với những nội dung công việc rõ ràng cụ thể: TT Tên chủ đề Tên trò chơi 1 Trường mầm non thân yêu Dung dăng dung dẻ, oẳn tù tì, …
  6. 6 2 Bản thân Bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố… 3 Gia đình thân yêu Nhảy lò cò, rồng rắn lên mây... 4 Nghề nghiệp Kéo cưa lừa xẻ, cắp cua... Trồng nụ trồng hoa, nu na nu nống... 5 Thế giới thực vật Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây … 6 Thế giới động vật 7 Phương tiện giao thông Thả đỉa ba ba, Chi chi chành chành… 8 Nước và một số hiện tượng tự Lộn cầu vồng, Tập tầm vông... nhiên Quê hương- Đất nước - Bác Hồ Ô ăn quan, cướp cờ, ném vòng cổ 9 chai... Trường tiểu học Kéo co, nhảy dây, ném còn…. 10 Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ cao so với các trẻ ở lứa tuổi khác. Chính vì khả năng của trẻ như thế mà khi lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ tôi luôn thực hiện các tiêu chí sau: - Trò chơi phải phù hợp với nhận thức của trẻ. - Trò chơi phải giúp trẻ củng cố tư duy, ngôn ngữ. - Các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm và gần gũi. - Trò chơi phải gây được sự hứng thú, thu hút được sự chú ý từ nhiều trẻ. - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. Trong quá trình chơi tôi luôn quan tâm đến tất cả các bạn trong lớp ưu tiên những trẻ thiếu tự tin để trẻ có thể hòa nhập với các bạn. b. Biện pháp 2: Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian. Để thu hút trẻ vào các trò chơi dân gian có hiệu quả trước hết giáo viên cần chuẩn đầy đủ các phương tiện trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian cho trẻ như: Lời của trò chơi (nếu là trò chơi có lời), địa điểm, đồ dùng đồ chơi…của trò chơi dân gian. - Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi: Khác với các trò chơi vận động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong quá trình chơi trẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao mang đến sự vui tươi, nhí nhảnh và nhộn nhịp ở trẻ. Mặc dù không phải bài
  7. 7 đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. VD: Chơi “Chi chi chành chành” trẻ đọc: “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa đứt cương. Ba vương ngũ đế. .... Đánh sập cửa đình” Hay khi chơi “Lộn cầu vồng” trẻ hát hoặc đọc: Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy … Ra lộn cầu vồng.” Hình ảnh: Trẻ chơi “Lộn cầu vòng” Tuy rằng lời của bài đồng dao chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng khi thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành.
  8. 8 Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường dạy trẻ làm quen với lời đồng dao trước khi hướng dẫn trẻ chơi. Khi trẻ đã thuộc lời dồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. - Chuẩn bị đồ dùng: Muốn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian đạt hiệu quả cao thì công việc chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động là vô cùng quan trọng. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi, luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó trò chơi không thể tiến hành được. VD: Trò chơi: “Nhảy bao bố” nếu không có bao thì cũng không thể tổ chức được. Trò chơi “Kéo co” thì đòi hỏi phải có 1 sợi dây thừng và vẽ vạch làm ranh giới giữa 2 đội. Hay trò chơi “Bịt mắt bắt dê” sẽ không chơi được nếu thiếu khăn Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “ kéo co”
  9. 9 Hình ảnh :Trẻ chơi trò chơi “Bịp mắt bắt dê” Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị. - Chuẩn bị địa điểm: Đồ dùng đã chuẩn bị chu đáo và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địa điểm để tổ chức trò chơi thì trò chơi cũng không thể diễn ra. Với loại hình trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông như trò chơi “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Nhảy lò cò…nên đòi hỏi địa điểm phải có diện tích rộng và đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia trò chơi. Nhưng cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Ô ăn quan”... thì lớp học phải sắp xếp gọn gàng hợp lý khoa học để tạo không gian rộng rãi cho trẻ chơi. Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Và liệu rằng trò chơi dân gian có phù hợp khi lồng ghép vào các hoạt động học hay không?
  10. 10 Hình ảnh :Khu vui chơi của bé c. Biện pháp 3: Lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi. Không giống như những bậc học khác, ở bậc học mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo “Học bằng chơi, chơi mà học”. Bởi vậy mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm một mục đích nhất định và hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên và phát triển thể lực, hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Trong hoạt động đón trẻ và trả trẻ: Tôi dùng các trò chơi dân gian nhẹ nhàng như: Trò chơi chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống… tạo cho trẻ tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi bước các hoạt động trong ngày của trẻ cũng như tạo tâm thế vui vẻ trước khi về
  11. 11 Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống” Trong hoạt động học Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là việc kết hợp trò chơi dân gian trong hoạt động học có chủ đích mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, khả năng hoạt động nhóm hay sự gắn kết tình bạn. Tùy theo đặc điểm của môn học theo từng chủ đề mà tôi sắp xếp đan xen các trò chơi vào các hoạt động nhằm tránh cho trẻ sự nhàm chán, mệt mỏi và căng thẳng. Trò chơi dân gian còn có thể lồng ghép vào tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ như trong giờ: Khám phá khoa học, làm quen với tác phẩm văn học, âm nhạc….
  12. 12 Hình ảnh: Trẻ trong hoạt động âm nhạc Trong hoạt động phát triển thể chất: Sau một thời gian trẻ được vận động tôi chọn những trò chơi dân gian nhẹ nhàng phù hợp với nội dung bài học thay thế trò chơi vận động. - Trước khi chơi tôi phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ một cách rõ ràng để trẻ dễ dàng hòa nhập vào cuộc chơi. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Kéo co” tôi phổ biến cách chơi, luật chơi như sau: - Cô chia lớp làm 2 đội, với số lượng người chơi như nhau - Cô làm trọng tài đứng ở giữa, khi cô hô 1… 2…3 bắt đầu thì 2 đội chơi bắt đầu kéo, 2 đội dùng hết sức kéo dây về phía đội của mình.
  13. 13 - Luật chơi: Đội nào kéo được sợi dây có đánh dấu mốc trên sợi dây về phía đội của mình thì đội đó sẽ giành chiến thắng. Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Kéo co” Ngoài ra tôi còn lồng ghép trò chơi dân gian một cách linh hoạt trong các hoạt động, có khi là trước tiết học nhưng cũng có khi ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học. Trong hoạt động khám phá khoa học đề tài “Tìm hiểu về một số nghề trong xã hội”. Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” sau đó trò chuyện về một số nghề và dẫn dắt vào bài. Trong hoạt động làm quen văn học : Sau khi trẻ nghe cô kể lần 1 qua sa bàn, để di chuyển trẻ đến sân khấu xem múa bóng tôi cho trẻ chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ, đi cầu đi quán”. Trẻ vừa đi vừa đọc lời đồng dao một cách vui vẻ mà vẫn đến sân khấu một cách tự nhiên vừa thay đổi trạng
  14. 14 thái mà vẫn chuyển tiếp tiết học một cách nhẹ nhàng. Hình ảnh: Trẻ xem múa bóng Trong hoạt động ngoài trời: Có thể nói rằng, ở hoạt động này trẻ được hít thở không trí trong lành, tự nhiên, trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vật xung quanh, thả mình vào những trò chơi vui nhộn cùng bạn bè. Tôi đã tận dụng không gian rộng và thoáng, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian thay trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ. Như ở chủ đề động vật tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi cáo và thỏ, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, kéo co...
  15. 15 Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây” Với những trò chơi dân gian sáng tạo được làm từ vật liệu thiên nhiên tôi sẽ cho trẻ chơi ở giờ chơi tự do như: làm con trâu bằng lá cây, làm đồng hồ, chong chóng bằng lá dứa, làm con mèo bằng lá chuối…tôi đưa vào giờ chơi tự do của hoạt động ngoài trời… Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy những sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết.
  16. 16 Hình ảnh: Trẻ chơi với lá cây - Trong hoạt động chơi ở các góc: Tôi tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: Chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, ô ăn quan ... Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Ô ăn quan”
  17. 17 - Trong hoạt động ngoài trời: Ở hoạt động này trẻ được hít thở không khí trong lành, tự nhiên trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vật xung quanh, thả mình vào những trò chơi vui nhộn cùng bạn bè.Tôi đã tận dụng không gian rộng và thoáng mát để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian thay cho trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như:Mèo đuổi chuột, cáo và thỏ, rồng rắn lên mây… Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” - Trong hoạt động chiều: Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ vào buổi chiều đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển mối tương tác giữa trẻ với trẻ, cô với trẻ tạo không khí thoải mái vui tươi cho trẻ. Ngoài ra, trong các ngày lễ, ngày hội, tôi cũng đã tham mưu với nhà trường lồng ghép những trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi giúp cho ngày lễ, hội thêm phần sôi động, vui tươi. Qua đó mang tính giáo dục giúp trẻ được rèn luyện, nêu cao ý thức, tính kỷ luật, trong nhóm chơi, tự tin trước đám
  18. 18 đông, phối hợp với bạn bè nêu cao tinh thần tập thể. Ví dụ: Lễ hội mùa xuân 2024 để tạo không khí vui tươi trong ngày tết chúng tôi đã tổ chức các trò chơi dân gian như: Múa lân, kéo co, nhảy bao bố…giữa các khối lớp. Hình ảnh: Trẻ xem múa lân d. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc đưa trò chơi dân gian vào cuộc sống của trẻ. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để kết hợp giữa nhà trường và
  19. 19 gia đình đạt hiệu quả cao thì qua những lúc đón và trả trẻ, buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia chơi các trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ. Hình ảnh: Cô trao đổi với phụ huynh Ngoài ra tôi in những bài đồng dao, những trò chơi dân gian dán ở góc tuyên truyền, gửi vào nhóm Zalo của lớp để phụ huynh có thể dạy trẻ đọc và dạy trẻ chơi khi ở nhà. Để làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình thì mỗi khi nhà trường tổ chức hoạt động trải nghiệm, lễ hội, cho trẻ, tôi còn mời phụ huynh tham gia các chương trình của nhà trường có tổ chức các trò chơi dân gian, cho phụ huynh cùng tham gia chơi với trẻ, từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh. Hiểu được ý nghĩa của hoạt động này phụ huynh sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất như: cùng tham gia sưu tầm các trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với trẻ, sưu tầm, thu gom các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ như: Chơi chuyền, chơi ô ăn quan….và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian.
  20. 20 3. Kết quả một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Nhân Thắng. a. Kết quả đạt được: * Bảng khảo sát thực trạng sau khi thực hiện. NỘI DUNG Trước khi thực hiện biện pháp STT KHẢO SÁT Số lượng Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi dân gian 29/32 90% 2 Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian 29/32 90% 3 Phát triển thể chất 30/32 93% 4 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể 30/32 93% Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong việc tổ  chức các trò chơi dân  gian cho trẻ thì lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ thuộc các bài đồng dao và biết cách chơi. - Trẻ hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian. - Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về trò chơi dân gian. - Trẻ năng động, tự tin khi giao tiếp với mọi người.  ­ Đặc biệt trẻ hứng thú với các hoạt động giáo viên hướng dẫn. - Trẻ lớp tôi đã nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể. * Đối với giáo viên : - Biết cách tổ chức trò chơi dân gian một cách nhẹ nhàng hấp dẫn. - Tổ chức trò chơi dân gian linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh trò chơi, cách chơi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ - Phụ huynh sưu tầm, ủng hộ các phong trào của lớp cũng như đóng góp các nguyên vật liệu. b. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm: Tôi không điều chỉnh bổ sung gì sau thực nghiệm. 4. Kết luận Việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ cũng có thể coi là một hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày đối với trẻ không thể thiếu được. Nó là sợi dây nối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2