intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Bước đầu ứng dụng phương pháp STEAM vào một số hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Bước đầu ứng dụng phương pháp STEAM vào một số hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra những biện pháp giúp bản thân và đồng nghiệp được tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến, đồng thời giúp trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Bước đầu ứng dụng phương pháp STEAM vào một số hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG MẦM NON YÊN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM VÀO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Môn học/lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm Non Tên tác giả : Nguyễn Thị Thanh Tân Đơn vị : Trường Mầm Non Yên Sơn Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2022 -2023
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................2 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 2. Thực trạng vấn đề..........................................................................................6 3. Các biện pháp đã tiến hành............................................................................7 Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ..........................7 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: ............................................................19 Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trang bị cho trẻ những kiến thức ................................................................................................................19 và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp trẻ thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Vận dụng phương pháp giáo dục STEAM tạo cho trẻ có năng lực học tâp một cách sáng tạo. Tôi thu được đã thu được kết quả như sau:...................................................................................................................19 4.1. Đối với giáo viên................................................................................. 19 1. Kết luận...................................................................................................... 20 2. Khuyến nghị - đề xuất................................................................................ 21 2.1. Đối với Nhà trường: ........................................................................... 21 2.2. Đối với Phòng giáo dục đào tạo huyện:.............................................. 21 CÁC MINH CHỨNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................... 23
  3. 3
  4. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP, SÁNG KIẾN Tổng số điều tra 17/17 trẻ Tiêu chí tên trẻ TC1 TC2 TC3 TC4 Khả năng Khả năng Khả năng Khả năng T Họ và tên trẻ sáng tạo tìm tòi- thể hiện hợp tác khám phá bản thân nhóm Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 1 Hoàng Bảo An 2 Hoàng Khánh An 3 Lê Trâm Anh 4 Nguyễn Thị Kim Anh 5 Nguyễn Thị Diệp Chi 6 Hoàng Huyền Diệu 7 Nguyễn Ánh Dương 8 Hoàng Hải Đăng 9 Nguyễn Bảo Hân 10 Hoàng Đăng Khang 11 Nguyễn Minh Khang 12 Hoàng Hà Linh 13 Hoàng Thị Diệu Linh 14 Hoàng Đình Phát 15 Hoàng Thị An Thư 16 Hoàng Thanh Trang 17 Hoàng Minh Trí Tổng: Tỷ lệ: Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quốc Oai, ngày tháng năm 2023 Người nộp đơn Nguyễn Thị Thanh Tân
  5. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Chất lượng nguồn nhân lực, tri thức con người phải thông qua Giáo dục và Đào tạo mới có được. Do vậy, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển Giáo dục và Đào tạo là động lực là điều tất yếu. Năm 2023 là giai đoạn 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được xác định là năm bản lề trong thực hiện mục tiêu kế hoạch giáo dục. Bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn về thực hiện chuyên môn Giáo dục mầm non, trong đó quy định về việc đổi mới phương pháp giáo dục cho trẻ hoạt động trong nhóm/lớp. Qua đó giúp giáo viên mầm non có một cách nhìn tổng quan hơn về việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến để giáo dục trẻ. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: 3-4 tuổi đây là lứa tuổi rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Nước ta đã đổi mới trong giáo dục để phát triển nền kinh tế tri thức. là áp dụng các phương pháp dạy học mới của các nước có nền giáo dục tiên tiến vào các bậc học và ở cấp học mầm non , trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có rất nhiều trường ứng dụng thành công các phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước Châu Âu như phương pháp dạy học: Montessori, Reggio, Steam vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non là điều hết sức cần thiết, hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm "Chơi bằng học, học mà chơi". để giúp trẻ có thể tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh bằng chính sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên nhất giúp mang lại sự hứng thú, hiểu biết sâu ở các lĩnh vực giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Tháng 10 năm 2022, Phòng giáo dục phối kết hợp với các trường mầm non trong huyện tham dự tập huấn online lớp bồi dưỡng kiến thức ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Mới đầu tôi cảm nhận STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng với tôi vì nó còn mới mẻ, nhưng qua 3 ngày học và thực hành cùng sự tìm hiểu, nghiên cứu học tập qua internet, giáo trình, và bạn bè dạy tại các trường quốc tế, tôi thấy STEAM mang lại hiệu quả cho học sinh các cấp nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng lớn.
  6. 2 Giáo dục STEAM thỏa mãn và nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ: Tò mò, ham hiểu biết được coi là một đặc trưng cơ bản của trẻ ở lứa tuổi mầm non, tuy nhiên nếu đặc điểm này không được vun xới, nó cũng dễ dàng mất đi khi trẻ lớn lên. Óc tò mò, ham hiểu biết cũng là một phẩm chất có thể nuôi dưỡng và phát triển thông qua giáo dục. Chúng có thể làm việc một cách say mê chính bởi sự dẫn đường của óc tò mò. Những trải nghiệm từ STEAM đem lại sự kích thích, và nuôi dưỡng óc khám phá của trẻ. Giáo dục STEAM phù hợp với đặc điểm nhận thức cảm tính của trẻ mầm non: Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan, trẻ chỉ nhận thức được sự vật khi được tri giác chúng với tất cả các giác quan của mình. Chúng không học được những kiến thức hàn lâm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực, trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể và hữu ích. Trẻ con luôn tò mò nên các em là những nhà khoa học bẩm sinh. Vì thế, học STEAM tốt nhất từ lứa tuổi mầm non. Là một giáo viên đứng lớp hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi mong muốn được ứng dụng phương pháp học tập này cho trẻ của mình giúp trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. Với mong muốn trên, tôi dạn chọn đề tài: “Bước đầu ứng dụng phương pháp STEAM vào một số hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi nhằm giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết về thế giới xung quanh và mạnh dạn tự tin trong các hoạt động - Đánh giá thực trạng của việc tổ chức ứng dụng phương pháp STEAM cho trẻ 3-4 tuổi thông qua 1 số hoạt động học ở trường mầm non. - Tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khi ứng dụng Steam cho trẻ 3-4 tuổi. 3. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ “Bước đầu ứng dụng phương pháp STEAM vào 1 số hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 17/17 trẻ lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi C5 do tôi phụ trách.
  7. 3 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này tôi áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Khảo sát hiệu quả việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong thiết kế và tổ chức một số hoạt động học, trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. - Phương pháp thực hành: sử dụng trò chơi, tình huống có vấn đề, trải nghiệm. - Phương pháp quan sát các hoạt động học trong ngày của trẻ. - Phương pháp học tập, nghiên cứu tài liệu. so sánh, đối chứng, phân tích, tổng hợp, sưu tầm các tài liệu, hoạt động liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn và đàm thoại: Trao đổi, lấy ý kiến về việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong thiết kế hoạt động khám phá, thể chất, tạo hình...và tổ chức một số trò chơi học tập trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. - Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Trong năm học 2022-2023, bắt đầu từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. II. GIẢI QUYẾ VẤN ĐỀ: 1. Nội dung lý luận Trên thế giới hiện nay có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)...và phương pháp giáo dục đang được chú ý rất nhiều đó là giáo dục STEM. STEAM được áp dụng tích cực trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển (như Mỹ,Đức,...) Tại Việt Nam, giáo dục STEAM cũng đang được Bộ giáo dục và đào tạo định hướng để phát triển cho các em học sinh, sinh viên, và cả cấp học mầm non trong những năm gần đây. Như vậy, giáo dục STEAM đóng vai trò đặc biệt quan trong trong sự nghiệp giáo dục. Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh, sự phù hợp của giáo dục STEAM đối với trẻ mầm non. Vậy STEM - STEAM là gì? STEAM Mang lại cho trẻ mầm non lợi ích gì? * Khái niệm STEM – STEAM: STEM là một phương pháp giáo dục dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đế các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học theo cách tiếp cận liên môn và từ đó người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.(Liên môn ít nhất là từ 2 môn. Những tri thức cung cấp cho trẻ mầm non là kiến thức tiền khoa học). Khi STEM + ART = STEAM.(ART: Nghệ thuật)
  8. 4 STEAM= STEM + ART. Là phương pháp giảng dạy tích hợp của 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) Steam trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng và khả năng tư duy Trong STEAM – Art: nghệ thuật là những hoạt động cụ thể của trẻ như: Tô màu, vẽ, nặn, xé dán, trang trí…để làm ra sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng tư duy, tưởng tượng. Như vậy STEM/STEAM là một phương pháp tiếp cận trong giáo dục. Tiếp cận tích hợp giữa 2 hay nhiều hơn các môn học vào STEAM, tích hợp nhiều lĩnh vực vào trong một môn học, vào trong một hoạt động hay các hoạt động của một đề tài/dự án. * Lợi ích của STEAM mang lại điều gì cho trẻ? - Giáo dục STEAM giúp trang bị cho học sinh những kiến thức toàn diện về khoa học: Giáo dục STEAM là sự tổng hòa của 5 môn học: khoa học ( Science), công nghệ (Technology ), kỹ thuật (Engineering), nghệ thuật (Art) và toán (Math). Khi năm môn học này được kết hợp lại với nhau, học sinh sẽ được học tập theo một chu trình đảm bảo tính liên kết giữa các môn học thay vì học rời rạc các môn như cách học truyền thống. Tính liên kết giữa các môn học đảm bảo giúp các em học sinh dễ ghi nhớ các môn học liên quan đến nhau và ứng dụng các kiến thức vào các trường hợp khác nhau một cách dễ dàng. - Giáo dục STEAM giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phong cách học tập khám phá, sáng tạo - Giáo dục STEAM gắn liền với thực tiễn cuộc sống: STEAM không bao giờ xa dời với cuộc sống thực tiễn. - Giáo dục TEAM là các hoạt động mang tính thực hành và trải nghiệm: *.Sự khác biệt giữa giáo dục truyền thống và giáo dục STEM. Phương pháp giáo dục truyền Phương pháp giáo dục STEM thống - Trẻ tiếp nhận tri thức bị động từ - Trẻ tiếp nhận tri thức chủ động, tích giáo viên. cực, thông qua trải nghiệm - Lượng kiến thức, kỹ năng giới hạn - Lượng kiến thức, kỹ năng không bị theo độ tuổi giới hạn. - Giáo viên giúp trẻ lĩnh hội tri thức - Giáo viên giúp trẻ lĩnh hội tri thức
  9. 5 bằng cách cung cấp những nội dung cung cấp nội dung dựa trên nhu cầu có sẵn đã chuẩn bị. hứng thú, khả năng, kết quả của hoạt động trước đó để đưa ra yêu cầu mới. - Phương pháp chủ yếu là làm mẫu, - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm và hướng giảng giải và thuyết trình dẫn cho trẻ cách học, thảo luân nhóm - Thời gian: cố định - Thời gian: linh hoạt - Tiến trình hoạt động cứng nhắc và - Tiến trình hoạt động mềm dẻo linh máy móc hoạt. - Đánh giá dựa vào kết quả - Giáo án, học liệu, phương tiện giáo - Đánh giá dựa vào quá trình trẻ thực viên chuẩn bị sẵn hiện - Học liệu, phương tiện dùng để dạy - Trẻ cùng tham gia chuẩn bị học liệu, trẻ tự chọn phương tiện/học liệu - Dùng để khám phá và ứng dụng vào thực tiễn. Trong giáo dục STEAM, các câu hỏi cho trẻ thường là những câu hỏi ở dạng “mở” để trẻ có thể trả lời được, giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như: Con gì đây? Ai có thể nói gì/ biết gì về con gà? Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho cô nghe con đã ghép ngôi nhà này như thế nào không? Với nhứng chiếc gậy này các con sẽ làm gì?... hay câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, như: Tại sao con con gà không bơi được nhỉ? Tại sao con không thử làm xem?... hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, như: Chuyện gì sẽ xảy ra khi cho muối vào cốc nước? nếu đổ nước vào đĩa kẹo có nhiều màu thì điều gì xẩy ra? quả bóng bay này mà vắt vỏ chanh, vỏ cam, bưởi vào thì điều gì xẩy ra?... hay khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa bánh trôi nhiều màu sắc này giống với thứ gì đó mà con đã biết không? Con sâu này giống gì? Trẻ phải suy nghĩ và tưởng tượng, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Và các câu hỏi: Đây có phải là viên kẹo bị loang màu không? Quả cam này dạng tròn đúng không? Xe ô tô này chạy được vì có gì? Một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được phát huy, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Nhận rõ được tầm quan trọng của phương pháp giáo dục STEAM vào trong hoạt động giáo dục cho trẻ, Ban Giám Hiệu trường tôi đã có những buổi họp, sinh hoạt chuyên môn để lựa chọn nội dung trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động và môi trường ngay từ đầu năm học với tiêu chí “ Trường học xanh – giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để đảm bảo là trẻ luôn được tôn trọng, luôn được
  10. 6 lắng nghe và giải quyết vấn đề đến cùng giúp trẻ ngày một hứng thú, cuốn hút và mong muốn tự mình khám phá, trải nghiệm các hoạt động đó. Song song với đó là sự lỗ lực học tập giáo viên tìm hiểu để tạo dựng những giờ học, hoạt động trải nghiệm cho trẻ để trẻ được thực sự sống và học tập với nhu cầu của trẻ. Môi trường giáo dục chính là tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. 2. Thực trạng vấn đề Từ những ưu điểm, lợi ích mà bản thân tôi nhận thấy ở phương pháp giáo dục STEAM mang lại cho trẻ, tôi rất mong muốn được giúp trẻ tiếp cận nhanh nhất với phương pháp giáo dục tiên tiến này. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: -Đối với lớp 3 tuổi C5 được nhà trường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ theo Thông tư 01. Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động cơ bản. Đồ dùng STEAM gần gũi gắn liền với trẻ hàng ngày, như lá, ghép nút, vòng thể dục, bóng, cốc, bát , bút , băng dính, đinh búa, máy tính, đồng hồ.... Lớp có 2 giáo viên (Trình độ chuyên môn Đại học) đều có nhiều kinh nghiệm nắm vững phương pháp giảng dạy, tâm huyết và có trách nhiệm cao. Năm 2022-2023, tôi được phân công phụ trách chăm sóc, giảng dạy lớp 3- 4 tuổi C5, tôi luôn yêu nghề, yêu trẻ, tìm hiểu những kiến thức mới, bổ ích, luôn sáng tạo trong công tác giảng dạy, làm đồ dùng đồ chơi ở các góc theo chương trình giáo dục trẻ lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng phương pháp STEAM Bản thân tôi đã được tiếp thu phương pháp STEAM do Phòng giáo dục phối kết hợp với các trường mầm non trong huyện tổ chức, tham dự tập huấn online 3 buổi, lớp bồi dưỡng kiến thức ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ vào tháng 10 năm 2021, tôi đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp giáo dục nên tôi cũng mạnh dạn ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào quá trình giảng dạy trên lớp. Tổng số trẻ là: 17 trẻ. 100% trẻ được học đúng độ tuổi. Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, có nề nếp học tập. Đa số phụ huynh rất tin tưởng cho con em mình đến học tại lớp C5. Các bậc phụ huynh luôn có sự quan tâm hỗ trợ hưởng ứng tham gia các phong trào của lớp, nhiệt tình, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. * Khó khăn:
  11. 7 Trẻ còn nhút nhát ngại giao tiếp, trẻ chưa mạnh dạn và tự tin trong giờ học, thời gian nghỉ dịch covid dài. Trẻ vẫn còn thụ động chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ. Nhận thức của trẻ không đông đều. Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi của trẻ trong giờ học STEAM còn chưa có, 1 vài trẻ nhận thức nhanh nhưng đôi khi còn lúng túng. Trẻ chưa biết chia sẻ, giao lưu hợp tác với bạn, thể hiện: Còn tranh dành đồ dùng đồ chơi chưa biết nhường nhịn bạn, chơi riêng lẻ, ít phối hợp với bạn chơi. Kỹ năng truy vấn, thảo luận, trình bày còn mới mẻ, trẻ chưa bộc lộ được những kỹ năng này trong các hoạt động thường nhật.. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động giáo dục của con em mình. * Kết quả khảo sát đầu năm: Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát các nội dung đánh giá thực trạng việc ứng dung phương pháp STEAM vào công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Kết quả cụ thể như sau: Bảng khảo sát thực trạng đầu năm Tổng số trẻ: 17/17 (Phiếu điều tra trước khi thực hiện giải pháp, sáng kiến- có phụ lục 1 kèm theo) Đầu năm Tiêu chí đánh giá Đạt Tỷ lệ % Chưa Tỷ lệ % đạt 1. Khả năng sáng tạo 1/17 5,9% 16/17 94,1% 2. Khả năng tư duy phản biện 2/17 11,8% - truy vấn - khám phá 15/17 88,2% 3. Khả năng thể hiện bản thân trong 3/17 17,6% các hoạt động 14/17 82,4% 4. Khả năng hợp tác nhóm cùng các bạn 1/17 5,9% 16/17 94.1% Nhìn vào kết quả khảo sát đầu năm học cho thấy, tỷ lệ trẻ theo các tiêu chí tham gia vào các hoạt động chưa cao do phương pháp còn mới mẻ, trẻ chưa có kỹ năng , thời gian nghỉ dịch dài. Khả năng hợp tác nhóm, khám phá, tìm tòi, sáng tạo, giải quyết vấn đề vẫn còn hạn chế. Khả năng truy vấn sau mỗi bài học mang lại kết quả chưa cao. Vì vậy, tôi đã tìm tòi nghiên cứu đưa ra một số biện pháp để bước đầu ứng dụng phương pháp STEAM vào 1 số hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Yên Sơn. 3. Các biện pháp đã tiến hành Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Với sự phát triển không ngừng của xã hội và công cuộc cách mạng số 4.0,
  12. 8 đòi hỏi ngành giáo dục liên tục có những bước chuyển mình. Việc này làm cho người trong công tác giáo dục cần phải phát huy, trau dồi hơn nữa trình độ chuyên môn của mình. Tháng 10 năm 2021 100% giáo viên chúng tôi được tham gia lớp chuyên đề bồi dưỡng “Dạy học theo phương pháp giáo dục STEAM” do Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Quốc Oai tổ chức. Sau chuyên đề, tôi cũng đã phần nào hiểu rõ được những đặc điểm nổi trội của phương pháp chính vì vậy tôi cũng đã tìm hiểu và tham gia thêm một số lớp STEAM. Trong quá trình học tôi nhận thấy STEAM là phương pháp giáo dục phát triển tư duy, phát huy tính tự do sáng tạo của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ kiến thức, kỹ năng của con người hiện đại và thời kỳ công nghệ số hiện nay. Qua đó tôi nhận thấy việc dạy học vận dụng phương pháp giáo dục STEAM là cực kỳ cần thiết cho giáo dục mầm non. ( Hình ảnh: Học tại lớp học STEM) Ngoài việc tham gia lớp chuyên đề, tôi còn tham gia 6 buổi tập huấn trải nghiệm tại trung tâm sáng tạo giáo dục Tele iSteam, tìm hiểu thêm các tài liệu trên các kênh thông tin, báo mạng và các tài liệu, qua trang facebook của các trường, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, tham gia nhóm zalo của cô Nguyễn Thị Hiền để chia sẻ học hỏi kinh nghiệm, tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục này. Tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia và giáo viên giảng dạy bằng cách vào các nhóm ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM mầm non. Nhóm thường xuyên có những trao đổi về những hoạt động vận dụng phương pháp giáo dục STEAM trong giảng dạy ở những cơ sở mầm non khác nhau, qua đó tôi có thể cập nhật và nắm bắt thông tin, kiến thức. Giúp tôi được hỗ trợ rất nhiều về các kỹ năng nói lưu loát, logic khi truyền tải kiến thức cho trẻ. Tôi luôn luôn học hỏi, tiếp cận với các tài liệu giáo dục ở trường chất lượng cao để cung cấp đủ kiến thức, vừa “thân thiện” và dễ hiểu để chia sẻ với đồng nghiệp áp dụng để dạy trẻ. Biện pháp 2: Xây môi trường STEAM trong và ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm. Môi trường được coi là người thầy thứ 3 của trẻ mầm non, muốn trẻ có hứng thú và phát huy tính tích cực thì cần môi trường bắt mắt với trẻ đúng với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm – Trường học xanh – sạch – và đẹp. Các góc chơi bày biện ngăn lắp với đồ dùng đồ chơi đa dạng và phong phú. Góc STEAM được thiết kế ở trong lớp có góc riêng, có góc kết hợp: góc xây dựng, góc tạo hình, góc toán, góc xây dựng, góc phân vai.
  13. 9 Tôi đã giành ra một góc nhỏ trong lớp để xây dựng và trang trí cho trẻ hoạt động góc STEAM. Vì STEAM là sự kết hợp của các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học chính vì vậy khi xây dựng góc STEAM các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu để trang trí góc chính là những nguyên liệu mang tính: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán như là: kính bảo hộ, súng bắn keo, ghép nút, kéo, ống nước, băng dính các loại, cưa trẻ em, búa trẻ em, kìm, kính chịu lực, kính lúp, thước dây, ghim.....Để có những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu phong phú bản thân tôi đã sưu tầm mang đến rất nhiều đồ dùng như: phễu, chai lọ có mililit, đồng hồ, điện thoại, bàn phím máy tính, con chuột máy tính… Kính bảo hộ dành cho trẻ em, súng bắn keo nhiệt độ thấp, dao cắt bìa cứng (dành cho trẻ em), thước dây, thước bọt nước, thước kẻ, bút lông, kéo, nhíp, kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm, đèn pin, phễu, kẹp tài liệu, ghim bấm, kính chống vỡ, máy bấm giờ, lọ thuốc nhỏ mắt, cốc đo thể tích, khay, nam châm, cân, bóng, đá cẩm thạch, ống nhựa PVC, ròng rọc, khay đá, búa trẻ em, kìm, tua vít ( các kích cỡ), dây điện…. - Đồ xây dựng: Gậy thủ công, tăm, ống hút, tấm cách nhiệt cách âm, bìa cattong cứng, cây cọ ống, bánh xe, mảnh gỗ nhỏ, ống cuộn gỗ, cốc nhựa, đĩa giấy, đũa và que xiên gỗ, que kem, phao bần, lego. - Đồ dùng để kết nối góc tạo hình: Băng dính (băng ngăn cách, băng keo dày, băng dính trong, băng dính điện, băng dính giấy), ghim và bấm ghim, hồ dán, hồ khô, đinh không mũi, dây, chỉ, dây bện, dây điện, keo gắn bìa, khóa dán Velcro, kẹp kim loại, kẹp phơi quần áo, dây thun. - Đồ dùng để chạm trổ và đúc khuôn: Đất sét, chất dẻo hóa học, đất nặn, mẫu vật, khuôn đúc, dụng cụ để chạm, đục đẽo (ví dụ: trục cán, cái cạo, khía,...) - Đồ dùng để trộn, rèn kỹ năng ở góc phân vai: Cốc không vỡ, bát, đũa, thìa, bình đựng chất lỏng, thìa, phin lọc cà phê, màu thực phẩm, một số vật liệu nấu ăn (dấm, baking soda, men bia), bóng bay, keo sữa, bột ngô để tạo ra các chất trùng hợp như gak, viên nhựa dẻo, chất lỏng hóa rắn. - Đồ dùng để trang trí: Quả cầu len, lông vũ, mắt giả, hình dán, bột nhũ, bọt biển, vòng hạt, kẽm xù, kim sa, giấy màu, giấy nhăn… - Đồ dùng với vải và các sản phẩm dệt may: Chỉ dây, chỉ màu, kim mạng, vải bạt, khung cửi, máy dệt, cúc, chỉ thêu, vải nỉ, máy khâu.
  14. 10 - Đồ dùng để viết hoặc vẽ: Bút chì, bút sáp màu, bút dạ, bút chì màu, bút viết, bảng mica cá nhân, giấy trắng, màu nước - Đồ phế liệu: các loại vỏ hộp bánh, kẹo, lõi giấy, vỏ hộp sữa các loại, giấy nilong, đồ dùng sinh hoạt hỏng, đồ điện tử hỏng, đồ chơi hỏng… - Nguyên vật liệu thiên nhiên: Vỏ ốc, vỏ sò, các loại lá cây, hoa, quả, hạt… (Hình ảnh: Góc STEAM trong lớp) Bên cạnh đó bản thân tôi cũng đã tuyên truyền, phát động tới 100% các bậc phụ huynh để ủng hộ về đồ dùng học liệu phục vụ cho hoạt động STEAM và đã được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ một số đồ dùng để các con hoạt động và tôi đã nhận được ở trẻ những câu hỏi: Đây là cái gì hả cô? Đồ dùng này dùng để làm gì? Bàn phím này sử dụng như thế nào? Sao máy tính của cô khác của mẹ con ạ. Sao máy tính lại có cục này ạ, sao bóng đèn lại sáng? sao điện thoại của cô không xem được? Điện thoại bố con to lắm không bé như của cô? Trẻ so sánh, tư duy và đặt ra hàng ngàn câu hỏi vì sao? Chính những câu hỏi này là bước đầu thể hiện ở trẻ sự tìm tòi, khám phá và đó chính là kết quả mà tôi nhận được đầu tiên khi ứng dụng phương pháp. (Hình ảnh các bậc phụ huynh ủng hộ) Biện pháp 3: Bước đầu xây dựng bài học 5E và xây dựng kế hoạch ứng dụng STEAM vào các hoạt động cho phù hợp với trẻ. Là năm học đầu tiên tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM và với thực tế tình hình của nhà trường, của lớp tôi nhận thấy việc triển khai các dự án trải dài trong nhiều tuần, theo tháng là chưa khả thi vì kỹ năng của trẻ như kỹ năng Khoa học, kỹ năng Công nghệ, kỹ năng Kỹ thuật và kỹ năng Toán học còn rất hạn chế. Công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên cũng chưa đi sâu vào việc dạy học dự án. Do vậy, tôi lựa chọn thực hiện các bài học 5 E đơn lẻ vào các tháng. Nội dung của một bài học 5E gồm có đầy đủ từ E1 đến E5 trong đó: E1: thu hút, E2: khám phá, E3: giải thích, E4: mở rộng, E5: đánh giá. Mỗi tháng áp dụng 1 đến 2 bài học 5E. Sau khi hoàn thành bồi dưỡng, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch để thực hiện ngay từ tháng 11. Kế hoạch giáo dục của lớp đã được lên dự kiến từ đầu năm học với 35 tuần và bám theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần đạt của lứa tuổi trẻ lớp mình. Do đó, để xây dựng được các bài học 5E lồng ghép vào kế hoạch đã được xây dựng, tôi cũng gặp không ít khó khăn khi lựa chọn các bài học 5E để vận dụng mà vẫn tạo được sự liên kết
  15. 11 với phiên chế năm học, không gây nên sự xáo trộn lớn trong phiên chế giảng dạy. Từ các chủ đề- sự kiện đã được xây dựng thành phiên chế và được Ban giám hiệu phê duyệt, tôi suy nghĩ tìm tòi ra các bài học gắn liền với sự kiện đó. Ví dụ như tháng 11 có sự kiện ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi lựa chọn bài học 5E cắm giỏ hoa. Trẻ tạo ra sản phẩm là những giỏ hoa xinh xắn, tặng các cô giáo của mình. Kích thích giá trị yêu thương về đồ dùng của trẻ tôi tận dụng các đồ dùng cho trẻ tạo ra để cho trẻ hoạt động vào các giờ học “ Thiết kế gậy bông” Sản phẩm ứng dụng vào tiết thể chất trẻ làm đường để đi hay các ô vuông để bật. Hay như tháng 1 có sự kiện lớn là gày tết Nguyên đán, tôi cho trẻ thực hiện bài học 5E trải nghiệm gói bánh trưng ngày tết. Trẻ rất hào hứng tham gia bài học và thỏa sức sáng tạo ra sản phẩm của nhóm mình và chào đón ngày tết cổ truyền của dân tộc với tâm thế háo hức, vui mừng. Dự kiến các đề tài được lựa chọn vận dụng tại lớp 3-4 tuổi C5 Năm học 2022 - 2023 STT Tháng Tuần Dự án/Đề tài 1 Tháng 11 Tuần 1,3 Cắm giỏ hoa – Thiết kế gậy bông 2 Tháng 12 Tuần 2, 3 Thiết kế bể cá – trang trí cây thông noen 3 Tháng 1 Tuần 2 Trải nghiệm làm bánh trưng 4 Tháng 2 Tuần 1,3 Làm giỏ đựng rau quả - Nặn quả cam 5 Tháng 3 Tuần 2, 5 Làm cành hoa tặng mẹ.Chong chóng ước mơ 6 Tháng 4 Tuần 3 Làm mặt trời từ các nguyên liệu thiên nhiên 7 Tháng 5 Tuần 3 Tranh trí ảnh Bác Hồ Tôi đã lựa chọn những bài học 5E phù hợp để lồng ghép vào trong các tuần của tháng một cách hiệu quả nhất, mỗi tuần lồng ghép một bài học 5E phù hợp. Các bài học 5E này được lồng ghép vào tất cả các hoạt động xoay quanh tuần đó và để thực hiện ứng dụng có hiệu quả tôi đã lựa chọn nội dung tích hợp hoạt động STEAM phù hợp cho từng hoạt động như sau. * Giờ trò chuyện sáng: Để thực hiện hoạt động được tốt thì trong bài học phải thực hiện tốt vì vậy tôi luôn chia nhỏ các E ra để thực hiện vì trẻ bước đầu được làm quen với phương pháp STEAM nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Thường thì giờ trò chuyện buổi sáng chính là giờ để tôi thực hiện E1 trong bài học 5E. E1 trong bài học 5E là thu hút trẻ đến đề tài tôi sẽ thực hiện trong bài học 5E. Tôi thu hút trẻ bằng nhiều cách: có thể bằng video, bằng hình ảnh, nghe kể chuyện hay sử dụng tình huống có vấn đề... VD: Với đề tài: “Trải nghiệm gói bánh trưng ngày tết ” tôi thu hút trẻ bằng hình thức. Tôi đưa ra nguyên liệu như: Lá bánh, gạo nếp, nạt, đỗ xanh... cho trẻ phán
  16. 12 đoán từ việc sờ, nhìn cho trẻ lau lá và trải nghiệm gói để trẻ nắm được quy trình một cách trực tiếp nhất từ đó tự tiếp thu vốn kiến thức và rút ra kinh nghiệm cho mình. (Hình ảnh gói bánh trưng ngày tết ) *. Hoạt động học: Phương pháp giáo dục STEAM có thể ứng dụng cho rất nhiều các môn học như Tạo hình, Khám phá, Toán, Âm nhạc, thể chất... mục đích chính là trẻ được tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động chơi mà học, học mà chơi, từ đó phát huy tối đa những khả năng tư duy, sáng tạo và những kỹ năng của con người Khi đã lựa chọn được các bài học 5 E phù hợp với các tháng, tôi sẽ tiến hành lựa chọn các hoạt động phù hợp để thực hiện và lồng ghép các bước từ E1 đến E5 vào để tổ chức. Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt vận dụng phương pháp giáo dục STEAM để đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo những đề tài khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Điều quan trọng là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với đề tài đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình, khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập. Ví dụ, 1giáo án bài soạn với bài học 5 E - Tạo hình: Chong chóng ước mơ, với hoạt động Khám phá, trẻ sẽ được khám phá các chất liệu có thể hoặc không thể làm được chong chóng đạt được các tiêu chí và yêu cầu mà cô và trẻ đã đề ra. Hoạt động Toán: trẻ sẽ được đo, đếm, nhận biết màu sắc, hình dạng.... các thông tin liên quan đến chiếc chong chóng mà trẻ đã thiết kế. Họat động Tạo hình, trẻ sẽ được thiết kế sản phẩm bằng bản vẽ, được thực hiện các thao tác, kỹ năng để tạo nên chiếc chong chóng như bản thiết kế. Tôi xây dựng bài soạn đảm bảo theo chuẩn khung bộ giáo dục như sau: 1: Ổn định tổ chức – Gây hứng thú * E1: Gắn kết, tham gia - Câu đố! - Bốn cánh nở đẹp, chẳng khác đóa hoa, gió mát thổi qua, xoay tròn các cánh. ( Đó là cái gì?) - Các con thích chơi với chong chóng ko? Tại sao? - Vậy bây giờ tất cả chúng ta hãy cùng nhắm mắt lại và cùng tưởng tượng nếu hiện tại bây giờ trên tay chúng ta đều có 1 cái chong chóng để chơi và nó đang quay quay trên tay của chúng mình thì chúng mình sẽ thấy thế nào nhỉ? (mở
  17. 13 nhạc nhẹ nhàng, khi trẻ mở mắt ra thì sẽ thấy chong chóng thật to, nhiều màu sắc….) =>Trẻ nói về cảm nhận của trẻ. 2.Phương pháp và hình thức tổ chức : * Quan sát tranh mẫu - đàm thoại, giao nhiệm vụ * E2: Khám phá – khảo sát. - Các con có biết chong chóng có cấu tạo như thế nào không nhỉ? - Chong chóng quay được là nhờ vào cái gì? - Cho trẻ về 3 nhóm và cùng nhau suy nghĩ, thảo luận và nêu ra ý kiến của mình bằng cách ghép các hình vẽ, sơ đồ hay ký hiệu do trẻ tự thảo luận chọn với nhau. - Cô cho trẻ chia nhóm và tự thảo luận về cái chong chóng theo kinh nghiệm, hiểu biết mà nhóm trẻ đã thảo luận và lên trình bày. - Cho trẻ học cách liên tưởng - Chong chóng giống với cái gì mà chúng ta biết? ( cánh quạt, quạt trần, cối xay gió...) * E3: Giải thích => Chong chóng là một món đồ chơi vô cùng thú vị phải không? Khi nhìn chong chóng quay khiến cho chúng ta cảm thấy vui vẻ, thích thú, thấy yêu cuộc sống hơn vì mỗi khi chóng chóng quay giống như những chiếc cánh quạt làm mát cho chúng ta ngày hè. Chong chóng từ lâu đã được các nhà khoa học chế tạo ra thành những chiếc cối xay gió khổng lồ để giúp ích cho cuộc sống của con người, nhờ vào sức gió mà những chiếc chong chóng khổng lồ còn tạo ra năng lượng điện để phục vụ cho cuộc sống của chúng mình nữa đấy. - Hưởng ứng ngày hạnh phúc, trao yêu thương là ngày 20/3 trong tháng này cô con mình cùng đến 1 chương trình mang tên “ Chong chóng ước mơ” nhằm lan tỏa yêu thương và chắp cánh ước mơ cho các bạn nhỏ không may mắn sớm thành sự thật thì các bạn nhỏ đã cùng nhau làm những chiếc chong chóng thật đẹp để tham gia chương trình đó đấy. - Để làm ra được chong chóng quay được chúng ta cần đảm bảo yêu cầu sau: Cánh chong chóng, trục xoay, tay cầm. - Con có thể chia sẻ cách làm chong chóng của con cho cô và các bạn được không? => Chong chóng được làm ra từ rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau và cách làm và trang trí cũng khác nhau. Tùy vào ý tưởng của mỗi người. Nhưng khi làm chong chóng phải đảm bảo cho nó quay đều được thì khi làm chúng mình phải xếp các cánh theo một chiều, chong chóng phải có trục quay ở giữa thì khi gió thổi thì cánh mới quay được. Để chiếc chong chóng thêm đẹp và sinh động
  18. 14 hơn thì chúng ta có thể tô màu, dán, vẽ trang trí theo ý thích của chúng mình lên nhé. * Cô thực hiện mẫu: Cô có 1 số hướng dẫn về cách làm chong chóng ở nhiều nguyên vật liệu khác nhau các con quan sát quá trình cô thực hiện nhé. - Cô đã tìm và chuẩn bị được 1 số nguyên vật liệu để làm chong chóng, bây giờ các con hãy cùng nhau làm ra những chiếc chong chóng thật đẹp để mình cùng nhau mang ra sân để đón gió nhé. *Trẻ thực hiện - E4: Củng cố - Cô quan sát. Hỗ trợ trẻ. * Trưng bày sản phẩm - E5: Đánh giá kết quả - Con thích cái chong chóng nào nhất? - Khi thực hiện con có gặp những khó khăn nào ko? - Để làm được cái chong chóng này con đã làm như thế nào? - Con đặt tên cho chóng chóng của mình là gì? Con tặng sản phẩm cho ai? - Cô giáo nhận xét. 3.Kết thúc - NXTD Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt vận dụng phương pháp giáo dục STEAM để đạt được hiệu quả cao nhất.Tùy theo những đề tài khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Sau đây là một ví du cụ thể tôi đã tiến hành. + Hoạt động khám phá: - Các tiết học khám phá thông thường thì: + Trẻ khám phá được trên định hướng của cô + Chưa thể hiện được sự chủ động + Giáo viên đặt câu hỏi + Trẻ luôn đóng vai trò là người trả lời. - Còn về phương pháp giáo dục STEAM là sự tích hợp: + Trong hoạt động khám phá trẻ chủ động hơn + Trẻ được thoải mái không bị gò bó, trẻ về các nhóm quan sát thảo luận, xem, sờ mó, nếm,.... + Trẻ tự đặt câu hỏi truy vấn với nhau để giải đáp vấn đề. Chính vì vậy khi được hoạt động STEAM thì trẻ đạt được hiểu quả học tập rất cao. VD: “ Thiết kế bể cá” - trẻ tìm hiểu quan sát về các loại bể cá khác nhau. Mục đích: Trẻ được khám phá nguyên vật liệu và được vẽ thiết kế Trẻ biết bể cá phải chứa được nước do nguyên liệu mình lựa chọn nhẹ, có độ bao kín tốt, không tan trong nước và cách thiết kế kỹ thuật bể phải chắc chắn
  19. 15 và dán , nối các mảnh ghép phải khít, cân đối không được để lệch, bị nghiêng, bị đổ . Biết được bể cá có các dạng hình vuông, tròn , lục giác, ô van, chữ nhật.... Trẻ tạo nhóm, thiết kế, cho nước vào bể cá và cho thêm cá và rong vào và quan sát xem có bị chảy hay thấm không. Trẻ giải thích được bể cá không bị chảy nước là do nguyên vật liệu, cách gắn kết trùng khít, bể cá càng chắc chắn và càng to thì có thể chứa được nhiều nước và nhiều cá hơn. - Trẻ còn được tự mình phát huy tính sáng tạo vẽ và thiết kế bể cá theo sự hiểu biết và trí tưởng tượng của trẻ. Biết đoàn kết chia sẻ tạo ra sản phẩm + Hoạt động làm quen với toán: Hoạt động cho trẻ làm quen với toán với việc hình thành kĩ năng toán sơ đẳng góp phần đáng kể để trẻ tham gia hoạt động STEAM. Trong mỗi bài học với các khái niệm khác nhau trẻ lại được tham gia các hoạt động vui chơi khác nhau. Cô giáo chọn lựa những nội dung ôn luyện sau tiết học mang tính ứng dụng thực tế như đo, đếm, nhận biết trước sau, phải trái để cho trẻ biết cách sử dụng các khái niệm toán khi giải quyết vấn đề để tạo ra sản phẩm trong hoạt động STEAM. VD: Thiết kế chong chóng: Cô và các nhóm cùng nhau bắt tay để thực hiện “đề tài chong chóng yêu thương”. Trẻ bàn bạc, phân công nhau từng phần của công việc: Cắt giấy theo đường thẳng đã kẻ trước, trẻ làm lại cách đặt thước, cách đo, trẻ phải đếm xem 1 chong chóng cần có bao nhiêu thanh giấy, bao nhiêu ống hút, phải đục lỗ trẻ ôn trên dưới .. Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng với các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí cho chong chóng theo sở thích của từng thành viên trong nhóm. Trong quá trình làm trẻ phải tự tính toán và tìm kiếm những nguyên vật liệu phù hợp với mong muốn mà trẻ dự định làm. Tất cả những điều đó đều đòi rèn cho trẻ kỹ năng tính toán, so sánh, đo độ dài, độ lớn, chiều cao..., kỹ năng đếm, kỹ năng sắp xếp... + Hoạt động tạo hình : Đây là bước cuối cùng trong bài học STEAM (5E). Hoàn thiện sản phẩm theo bản thiết kế của bài học trước, sản phẩm tạo ra trong tiết học tạo hình có tính ứng dụng trong thực tế. Ví dụ Tiết “Thiết kế gậy thể dục” cô giao nhiệm vụ trong nhóm trẻ bằng cách cho trẻ được xem những video về các đồ dùng thể dục- gậy thể dục, gậy thể dục có tác dụng gì?, các con cảm thấy như nào ? con mong muốn điều gì khi có chiếc gậy thể dục này? Hoạt động tạo hình là qua trình trẻ chơi sáng tạo với vô vàn nguyên liệu, len, ống ken điện, ống hút, dây ni nông, ống nước,...điều này tạo cơ hội
  20. 16 cho trẻ biết sử dụng phối hợp với các nguyên liệu khi tạo ra sản phẩm, đây là tiền đề của trẻ biết cách kết hợp các nguyên liệu bất kỳ mà trẻ thu lượm được khi tham gia các hoạt động của tiết trước. + Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất là nơi cho trẻ trải nghiệm, sử dụng các đồ dùng của mình tạo ra để sử dụng vào thực tế từ đó trẻ rút ra kinh nghiệm cho mình sủa sai. Ví dụ: Gậy bông có thể xếp thành con đường thẳng, đường zích zắc, ghép thành các ô để bật nhảy, ghép thành con suối, vật cản.... Hình thành cho trẻ tư duy, kỹ năng tự phục vụ cao, phát huy khả năng sáng tạo, áp dụng đồ dùng vào thực tế (Hình ảnh: Trẻ lắp ghép đồ dùng tạo hình vào hoạt động thể chất) + Hoạt động làm quen với văn học: Tất cả những câu chuyện trong chương trình giáo dục cho trẻ 3 tuổi đều được chọn lọc và mang ý nghĩa giáo dục cho trẻ. Ở mỗi câu chuyện đều có thể giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình và đây là cơ hội để cô khơi gợi lên cảm xúc của trẻ, cho trẻ mong muốn được thể hiện tình cảm của mình thông qua việc tạo ra những sản phẩm phù hợp theo nội dung của từng đề tài mà cô giáo mong muốn. Những câu chuyện mang tính giải thích hiện tượng khoa học mang lại cho trẻ những trải nghiệm, sự tò mò thú vị và cơ hội để trẻ mang những kiến thứ đó vào các hoạt động khác để trải nghiệm. “ Ai cho trái ngọt - Xe lu và xe ca...” Kết thúc câu chuyện là hoạt động “Reo hạt giống” vô cùng thú vị ở vườn trường b. Hoạt động khác: * Hoạt động góc: Điều kiện vật chất nhà trường còn hạn chế, chưa thể xây dựng được một phòng học STEAM riêng biệt, do vậy tôi và đồng nghiệp tại lớp đã tiến hành thiết kế và setup 1 góc STEAM nhỏ tại lớp. Tại góc này, tôi cho trẻ trải nghiệm các hoạt động khác nhau, đó chính là những kỹ năng nền cần trang bị cho trẻ trong các bài học 5E . VD: Tháng 11 gắn liền với chủ đề chính là Ngày nhà giáo Việt Nam, thì trong tuần thực hiện đề tài, các góc sẽ thiên về các hoạt động trải nghiệm như làm gấp hoa, cắt hoa, cắm hoa, làm bưu thiếp có liên quan chặt chẽ tới đề tài “Cắm giỏ hoa” tặng cô (Hình ảnh: Tiết học Cắm giỏ hoa ) Tháng 12 với chủ đề chính là nghề nghiệp thì thiên về phần kỹ thuật như tháo, lắp ráp.... Cũng trong tháng 12, ở góc xây dựng trẻ tự lắp ghép thiết kế các kiểu nhà từ ghép nút mà trẻ đã từng thấy hay trong ý tưởng của trẻ. Từ những ngôi nhà đó trẻ sắp xếp tạo nên một không gian có rất nhiều kiểu nhà đa dạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2